6.1.16

Khai thác dữ liệu cho thấy mức độ các thành phố ma ở Trung Quốc



Khai thác dữ liệu cho thấy mức độ các thành phố ma ở Trung Quốc

Sự phát triển vượt mức ở Trung Quốc đã tạo ra các khu vực đô thị được gọi là thành phố ma ít nhiều không có người ở. Không ai biết mức độ tồi tệ của vấn đề cho đến khi Baidu sử dụng Phòng thí nghiệm dữ liệu lớn (Big Data Lab) của họ để tìm hiểu.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ phát triển đô thị chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Số km vuông dành cho đời sống đô thị đã tăng từ 8.800 km vuông vào năm 1984 lên 41.000 km vuông vào năm 2010. Và đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Từ năm 2011 đến năm 2013, Trung Quốc sử dụng vật liệu bê tông nhiều hơn Hoa Kỳ trong toàn bộ thế kỷ 20.
Một số cao ốc này đã được xây dựng không đúng chỗ. Tại nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc, các nhà phát triển đã xây dựng quá nhanh nhiều công trình nhà ở vượt xa mức cầu, thậm chí ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Kết quả là xảy ra một hiện tượng khá phổ biến các thành phố ma toàn bộ các khu vực đô thị ít nhiều hoang vắng.
Nhưng phần lớn các báo cáo về các thành phố ma đều mang tính giai thoại hoặc dựa trên các phép đo lường không đáng tin cậy, ví dụ như đơn giản đếm số lượng đèn chiếu sáng vào ban đêm trong các tòa nhà dân cư. Đó là một phương pháp đặc biệt không chính xác, nhất là khi nó bỏ qua những biến động theo vụ mùa do vấn đề du lịch. Nhiều nơi rất nhộn nhịp trong mùa du lịch nhưng trống rỗng trong mùa vắng khách, và không chỉ ở Trung Quốc. Vì vậy, việc không có khả năng phân biệt các hiện tượng trên từ các thành phố ma là một phần của vấn đề.
Và điều đó đặt ra một câu hỏi thú vị: mức độ thực sự tồi tệ của vấn đề thành phố ma ở Trung Quốc?
Ngày nay chúng ta có được câu trả lời cho các kiểu câu hỏi trên nhờ vào công trình của Guanghua Chi thuộc Phòng thí nghiệm dữ liệu lớn (Big Data Lab) của Baidu, một phiên bản Trung Quốc của Google và là một trong những công ty lớn nhất hành tinh về Web (để hiểu thêm về nỗ lực cạnh tranh của Baidu với Googles và Amazon trên thế giới, xem "A Chinese Internet Giant Starts to Dream Một đại gia Internet của Trung Quốc bắt đầu giấc mơ của họ"), và một vài pal (vô tuyến truyền hình). Những người này (Baidu) đã sử dụng các dữ liệu định vị mà Baidu tập hợp được về người sử dụng để tìm ra chính xác các thành phố ma của Trung Quốc nằm ở đâu. Và bằng cách theo dõi người sử dụng qua thời gian, đội ngũ của Baidu có thể phân biệt được các thành phố ma với các thị trấn bị bỏ trống theo mùa.
Baidu có một cơ sở dữ liệu khổng lồ để làm việc trên. Khoảng 700 triệu người đã đăng ký sử dụng dịch vụ do họ cung cấp, một tỷ lệ đáng kể đối với 1,36 tỷ dân của Trung Quốc.
Tất nhiên, những người sử dụng này chủ yếu thuộc giới trẻ vì vậy dữ liệu không đại diện rộng rãi cho xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, nó đưa ra một ý tưởng về mật độ đô thị và mức độ biến động cả về thời gian và không gian trong cả nước với một độ phân giải được đo lường trong một vài chục mét.
Baidu theo dõi người sử dụng mỗi ngày trong hơn sáu tháng trong năm 2014 và 2015 và sử dụng một thuật toán tạo chùm phổ biến để tính toán vị trí nhà ở của họ. Sau đó họ tính tương quan giữa các vị trí nhà ở này với một tập hợp dữ liệu khác của các khu dân cư đã được biết đến để tìm ra nơi sinh sống của cư dân. Rồi họ tính toán mật độ đô thị số người sinh sống trong mỗi diện tích 100 mét nhân cho 100 mét.
Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị-nông thôn của Trung Quốc cho rằng một khu vực đô thị chuẩn với diện tích một cây số vuông nên có nhà ở cho 10.000 người. Guanghua và đồng nghiệp định nghĩa một thành phố ma là một khu vực có một nửa mật độ nói trên.
Để tìm ra các khu vực này nằm ở đâu, họ đã xây dựng một thuật toán chỉ đơn giản săn lùng những khu vực có mật độ nhỏ hơn một nửa mật độ chuẩn của Trung Quốc. Nhưng họ còn đi xa hơn và theo dõi mật độ qua thời gian để xem liệu mật độ có lên đỉnh điểm trong mùa du lịch hay không.
Các kết quả rất đáng để đọc. Đội ngũ (của Baidu) không những nhận diện được hơn 50 thành phố ma ở Trung Quốc, mà còn có thể phân tích sự phân bố trong không gian của chúng và mức độ chúng liên quan đến địa lý xung quanh và môi trường đô thị.
Họ đưa ra ví dụ của thành phố Rushan, nằm gần biển và có 21 dặm đường bờ biển tuyệt đẹp đã được phát triển rất nhiều. Nhà ở ở đây đều trống rỗng phần lớn thời gian trong năm, nhưng mật độ dân cư lại rất đông trong mùa du lịch. Điều này rõ ràng cho thấy Rushan là một trung tâm du lịch chứ không phải là một thành phố ma.
Ngược lại, thành phố Kangbashi có một chu kỳ biến động dân số rõ ràng hàng tuần mặc cho mật độ dân cư rất thấp. Đó là dấu hiệu rõ ràng của một thành phố ma.
Đó là một công trình thú vị lần đầu tiên đo lường đúng đắn hiện tượng thành phố ma. Guanghua và đồng nghiệp nói "Thay vì chỉ đếm số lượng nhà ở có đèn chiếu sáng vào ban đêm ở các khu vực dân cư nào đó như là một chỉ báo về "thành phố ma", dữ liệu lớn của Baidu có thể đếm dân số một cách chính xác, theo thời gian thực, và ở quy mô quốc gia".
Điều đó sẽ giúp cho chính phủ Trung Quốc đưa ra những quyết định hoạch định tốt hơn trong tương lai và cũng thông tin cho người dân nghĩ đến việc di chuyển đến các khu vực này. (Baidu đã rất cẩn thận không xếp hạng những thành phố ma trong nghiên cứu này vì sợ ảnh hưởng đến giá cả bất động sản ở các thành phố đó.)
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Data Mining Reveals the Extent of China’s Ghost Cities, MIT Technology Review, November 2, 2015.
Print Friendly and PDF