22.5.16

Kinh tế học và nhà sử học kinh tế hiện đại



Ran Abramitzky (1974-)

KINH TẾ HỌC VÀ NHÀ SỬ HỌC KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Ran Abramitzky
Tóm tắt
Trong bài viết này, tôi suy ngẫm lại vai trò của sử học kinh tế hiện đại đối với kinh tế học. Tôi sẽ dẫn chứng một sự gia tăng đáng kể tỉ lệ phần trăm các bài báo viết về lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu trong một vài thập kỷ gần đây. Đồng thời, tôi sẽ bàn luận cách mà nghiên cứu lịch sử đã đóng góp như là một cơ sở cho kinh tế học để kiểm chứng lý thuyết kinh tế, cải thiện chính sách kinh tế, hiểu các cơ chế kinh tế, và trả lời các câu hỏi kinh tế quan trọng. Trên thị trường lao động, những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sử học kinh tế gần đây có những triển vọng tương tự như những sinh viên tốt nghiệp kinh tế học khác. Cuối cùng, tôi xem xét cách mà sự gia tăng tính sẵn có của sử liệu có chất lượng ở cấp độ vi mô, sự giảm chi phí trong việc số hóa dữ liệu, và việc sử dụng các phương pháp cần có sự tính toán để chuyển đổi các thông tin định tính có quy mô thành các dữ liệu định lượng có thể làm thay đổi việc nghiên cứu lịch sử kinh tế trong tương lai ra sao.
Sử học kinh tế và nhà kinh tế học hiện đại trong thập niên 1980
Arthur Lewis (1915-1991)
Kenneth Arrow (1921-)
Trong cuộc họp mặt thường niên của Hiệp hội Kinh tế Mỹ [AEA - American Economic Association] năm 1984 ở Dallas, William Parker - người hướng dẫn của người hướng dẫn tôi - đã tổ chức một phiên họp để thảo luận về vai trò của sử học kinh tế đối với kinh tế học. Được điều khiển bởi các nhà kinh tế học đạt giải Nobel như Arthur Lewis, Kenneth ArrowRobert Solow - người đạt giải Nobel vài năm sau đó - cùng với một số sử gia kinh tế danh tiếng như Paul David, Deirdre McCloskey, Peter Temin và Gavin Wright, phiên họp nhằm xác quyết lại tầm quan trọng của sử học kinh tế đối với kinh tế học. Các bài báo cáo được in trong AEA Papers and Proceedings năm 1985 và được in lại sau đó trong cuốn sách của Bill Parker với nhan đề Economic History and the Modern Economist (Sử học kinh tế và nhà kinh tế học hiện đại) năm 1986. Cuộc họp đã phê phán kinh tế học vì đã không chú ý và đánh giá đúng tầm mức của sử học kinh tế.
Peter Temin (1937-)
Robert Solow (1924-)
Các nhà kinh tế học có xu hướng “nghĩ rằng sử học chỉ là mối quan tâm nhỏ và hạn hẹp”, đã trở nên rõ rệt vài năm trước đó, khi McCloskey đã viết một bài luận có nhan đề “Does the past have useful economics?” (Liệu quá khứ có hữu ích cho kinh tế học?) vào năm 1976 nhằm bảo vệ sử học kinh tế. Với câu hỏi đó, McCloskey cho rằng một nhà kinh tế học tầm trung sẽ trả lời là “không”. McCloskey cho biết các bài viết về lịch sử kinh tế xuất bản trên các tạp chí kinh tế hàng đầu (AER - American Economic Review, QJE - Quarterly Journal of Economics, JPE - Journal of Political Economy) đã suy giảm đáng kể. Điều đó cho thấy rõ một điều rằng “… những các nhà kinh tế học Mỹ thuộc thế hệ đi trước đã không khuyên nhủ những người trẻ tuổi rằng sử học rất cần thiết cho kinh tế học”.
William Nelson Parker (1919-2000)
Mục đích của tôi ở đây là xem xét lại vai trò của sử học kinh tế đối với kinh tế học, nhưng với một hướng khác. Tôi cho rằng công việc chuyên môn của kinh tế học cần có sử học kinh tế như một nhu cầu có thực[1]. Cho dù sử học rất quan trọng và hữu ích, nhưng tôi cũng không cố gắng làm thay đổi công việc chuyên môn của kinh tế học và cố thuyết phục các nhà kinh tế học nên mở rộng phạm vi hiểu biết của họ và sẵn sàng ủng hộ việc nghiên cứu lịch sử hơn nữa. Đồng thời, cũng như những người đi trước tôi, tôi không có tham vọng hiểu rõ công việc của một nhà sử học phải làm. Thay vào đó, mục đích của tôi rất đơn giản. Tôi chia sẻ nhãn kiến của mình (dựa một phần trên việc khảo sát các bài viết về lịch sử xuất bản trên các tạp chí hàng đầu trong vòng 45 năm qua) về cách thức mà các nhà sử học kinh tế hiện đại hấp dẫn độc giả kinh tế nói chung. Vì vậy, tôi đặt nhan đề cho bài viết này là “kinh tế học và nhà sử học kinh tế hiện đại” như một cách diễn ngữ lại tên cuốn sách của Parker “sử học kinh tế và nhà kinh tế học hiện đại”[2].
Sử học kinh tế và nhà kinh tế học hiện đại ngày nay
Một phần, tôi không có tham vọng ấy và nhìn nhận giới kinh tế như một dữ liệu cho trước vì tôi không có khả năng bằng những nhà kinh tế học danh giá đã nêu trên. Nhưng một phần vì mối quan tâm đến sử học kinh tế đã gia tăng đáng kể kể từ phiên họp của AEA năm 1984.
Hiện giờ, tức 30 năm sau kể từ phiên họp đó, các nhà kinh tế học vẫn không thể nào đẩy ra ngoài lề và bỏ qua sử học kinh tế được. Chắc chắn, sử học kinh tế vẫn là một lĩnh vực nhỏ trong kinh tế học, nhưng một nhà kinh tế học tầm trung ngày nay sẽ có câu trả lời là “có” cho câu hỏi liệu rằng lịch sử có hữu ích cho kinh tế học hay không.
Barry Eichengreen (1952-)
Christina Romer (1958-)
Các nhà kinh tế học ngày càng nhận thấy rằng các sự kiện lịch sử có ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hiện tại, và các nền kinh tế hiện đại đó ngày xưa đã có lúc kinh qua một giai đoạn phát triển và kinh nghiệm của các nền kinh tế này có thể thích ứng với các quốc gia đang phát triển hiện nay. Những cuộc thảo luận gần đây ở Hoa Kỳ và Châu Âu về các chính sách nhập cư đã khơi lại mối quan tâm những thời kì di cư trong lịch sử. Đáng chú ý nhất là cuộc đại suy thoái năm 2007-08 làm các nhà kinh tế học hồi cố lại cuộc Đại khủng hoảng và các cuộc khủng hoảng tài chính khác trong lịch sử. Nhà sử học kinh tế vĩ mô Christina Romer - một chuyên gia về cuộc đại khủng hoảng - đã trở thành chuyên viên cố vấn cấp cao cho tổng thống Obama[3]. Quả thật, Barry Eichengreen, bản thân ông chính là một chuyên gia về các cuộc khủng hoảng tài chính trong lịch sử, bắt đầu bài diễn văn chủ tịch của mình năm 2011 như sau “đây là cuộc khủng hoảng có giá trị đối với lịch sử kinh tế”.
Deirdre McCloskey (1942-)
Hiện trạng là lịch sử kinh tế, ngày nay, chẳng những đã được nhà kinh tế học tầm trung thừa nhận và coi trọng hơn, mà còn được phản ảnh qua sự gia tăng các ấn phẩm lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu. Sự suy giảm của lịch sử kinh tế trên 3 tạp chí hàng đầu mà McCloskey đã dẫn ra trước đó giờ đây đã đổi chiều, và tỉ lệ phần trăm của các ấn phẩm lịch sử kinh tế trên các 3 tạp chí hàng đầu đang quay ngược trở lại cái thời hoàng kim của nó vào thập niên 1920 và 1930, dù Quarterly Journal of Economics - QJE đã thế chỗ Journal of Political Economic – JPE như là một tạp chí dành cho lịch sử nhiều hơn[4]. Tương tự, số lượng và tỉ lệ phần trăm của các bài viết lịch sử kinh tế đã xuất bản trên 5 tạp chí hàng đầu (AER, QJE, JPE, Econometrica, Restud) đã tăng gấp đôi trong vòng hai mươi năm qua phần nào đó phản ánh xu hướng trong kinh tế học thoát khỏi lý thuyết để đi vào công trình thực nghiệm.[5],[6]
Thị trường việc làm có vẻ đối xử với các nhà sử học kinh tế khá tốt, dù nhiều người vẫn có ý định lập ra một phân ngành mới trong kinh tế học chỉ để tránh bị dán nhãn họ như là các sử gia kinh tế (khi tôi đi xin việc làm, có người thậm chí còn đề nghị tôi đổi “sử học kinh tế” bằng “kinh tế học Kibbutz”). Tôi theo dõi 66 nghiên cứu sinh tốt nghiệp vào khoảng 2010 đến 2014 về sử học kinh tế từ 8 khoa kinh tế học hàng đầu và từ những khoa khác vốn cũng được coi là nơi đào tạo các nhà sử học kinh tế và 1.032 người tốt nghiệp cùng với họ vào thời điểm đó[7]. Những sinh viên tốt nghiệp ngành sử học kinh tế gần đây cũng như những người khác cùng tốt nghiệp với họ dường như đều có triển vọng tương tự trên thị trường việc làm kinh tế học. Khoảng hai phần ba bắt đầu làm giáo viên trợ giảng và số còn lại phân thành hai dạng: sau tiến sĩ và học giả trao đổi, và những công việc khác trong chính phủ hay lĩnh vực tư nhân. Một sự khác biệt đáng chú ý là những nhà sử học kinh tế đó có khả năng nhận được vị trí giáo viên trợ giảng trong những trường đại học ngoài số 20 trường đầu nhiều hơn những người không phải ngành sử học cùng tốt nghiệp vào thời điểm giống như họ và ít có khả năng làm việc trong khu vực tư nhân và chính phủ.[8],[9]
Các nhà kinh tế học hiện đại nhìn về lịch sử như thế nào
Joel Mokyr (1946-)
Chắc chắn các nhà kinh tế học hiện đại không có hứng thú với lịch sử nhiều như các nhà sử học kinh tế. Chúng ta, những nhà sử học kinh tế, thường quan tâm tìm hiểu các xã hội trong lịch sử với mục đích riêng của mình, như Joel Mokyr (2003) chỉ ra “luôn luôn tồn tại một giả định ngầm rằng mỗi một nền kinh tế và mỗi một xã hội đều có một câu chuyện để kể” (xem biểu đồ 1 cho lối giải thích về vấn đề này mà người cựu sinh viên của tôi Isabelle Sin đã treo trong phòng của cô ấy khi cô còn đang học). Ở bất cứ nơi nào mà con người sống, làm việc, sản xuất, tiêu thụ, cưới gả, có con cái, soạn thảo hợp đồng, tổ chức trong các nhóm, làm ô nhiễm không khí, trả thuế và chết đi đều thú vị đối với chúng ta. Chúng ta tin rằng sự hiểu biết về lịch sử, vốn góp phần tạo nên nhận thức lịch sử của chúng ta và định hình trí óc của chúng ta, là một hoạt động trí tuệ quan trọng vì lợi ích tự thân, cũng như các ngành khoa học thuần túy khác như toán học, vật lý, triết học và các môn nghệ thuật, ngay cả khi chúng chẳng có những đóng góp trực tiếp hay hàm ý chính sách nào cho hiện tại.
Một nhà kinh tế học hiện đại tiêu biểu không chia sẻ quan điểm cho rằng lịch sử chỉ thú vị vì mục đích tự thân (lịch sử vì lịch sử). Nhưng phần lớn các nhà kinh tế học chỉ quan tâm đến lịch sử trong một chừng mực mà nó đưa ra sự hiểu biết cho những vấn đề hiện tại. Điều này thật đáng tiếc và chúng ta có thể (và nên) tiếp tục tranh luận vì đây là một quan điểm hẹp hòi của khoa học xã hội và rằng theo cách nhìn này, kinh tế học sẽ bỏ lỡ rất nhiều sự đóng góp quan trọng, nhưng mà tôi sẽ vẫn đeo bám vào mục tiêu của mình xem giới kinh tế học là một đối tượng cho trước như đã trình bày.
Claudia Goldin (1946-)
Thực tế là một nhà kinh tế học hiện đại tiêu biểu không quan tâm đến lịch sử thì điều đó cũng không có nghĩa là không có chỗ cho sử học kinh tế trong kinh tế học hiện đại. Hầu hết các nhà sử học kinh tế tin rằng để có sự hiểu biết đầy đủ về hiện tại và tương lai chúng ta cần hiểu về quá khứ và chúng ta đã đi đến đây bằng cách nào. Trên thực tế, bài viết đáng chú ý nhất được trình bày trong phiên họp AEA 1984 là bài viết của Paul David (1985), ông đã chỉ ra vì những hoàn cảnh lịch sử như thế nào mà tất cả chúng ta ngày nay sử dụng bàn phím máy tính QWERTY (6 chữ cái nằm cạnh nhau trên dãy đầu của bàn phím – ND) cho dù nó chưa phải là một bàn phím thuận tiện và tốt nhất. David lập luận rằng sự phụ thuộc vào lộ trình (path dependence) tương tự thường xảy ra và đòi hỏi phải có một cái nhìn sâu vào lịch sử để hiểu thế giới hiện đại. Ý niệm này, có nghĩa là quá khứ có ảnh hưởng đến hiện tại, cho rằng lịch sử là quan trọng và rất phổ biến trong sử học kinh tế. Như Claudia Goldin nói (Goldin 1990): “Tôi bắt đầu nghiên cứu này với tư cách là một nhà kinh tế học nhiều hơn nhưng đã kết thúc với một sự đánh giá đầy đủ hơn về ảnh hưởng của quá khứ xa xôi đối với hiện tại, về cách mà các chuẩn mực và kỳ vọng cản trở sự thay đổi, làm thế nào mà sự phân biệt đối xử có thể tồn tại ngay cả ở những thị trường cạnh tranh cao, và sự thay đổi thực sự có thể bị trì hoãn ra sao.”
John Stuart Mill (1806-1873)

Ngoài ra, ý niệm cho rằng hiểu về quá khứ là cần thiết để hiểu về hiện tại cũng không có gì mới mẻ và cũng không cần phải tranh luận lẫn nhau giữa các nhà kinh tế học hiện đại. Trên thực tế, những nhà kinh tế học có uy tín như Adam Smith, John Stuart Mill, Alfred Marshall, Ken Arrow Robert Solow đều nhận thức được tầm quan trọng của sử học kinh tế đối với kinh tế học. Cũng trong phiên họp AEA 1984 đó, Solow viết rằng sử học kinh tế “có thể cung cấp cho nhà kinh tế học một ý nghĩa cho sự đa dạng và phức tạp của các cấu hình xã hội và vì thế, nói một cách cụ thể, càng có nhiều khả năng hiểu sự tương tác của hành vi kinh tế với các thiết chế xã hội khác thì càng tốt hơn một tí”. Huân tước John Hicks, người nhận giải Nobel cùng với Arrow, trước đây có nói rằng ông muốn mọi người biết đến cuốn sách Theory of Economic History (Lý thuyết về lịch sử kinh tế (1969)) hơn là bất cứ công trình nào khác của ông (xem Klamer 1989). Gần đây hơn, trong một cuộc phỏng vấn năm 2009 Paul Samuelson, người được giải Nobel kinh tế, khi được hỏi ông sẽ nói gì với những người bắt đầu nghiên cứu kinh tế học, Samuelson trả lời rằng “À, tôi sẽ nói, nhưng đây có lẽ là một sự thay đổi so với những gì tôi nói khi tôi còn trẻ: nên có sự tôn trọng thực sự đối với nghiên cứu lịch sử kinh tế vì đó là những dữ liệu thô cần thiết để từ đó đưa ra những giả thuyết, hay phân tích của bạn. Và tôi nghĩ thời gian gần đây đã minh họa cho điều đó.[10]"
Đối thoại với nhà kinh tế học hiện đại
Alfred Marshall (1842-1924)
John R. Hicks (1904-1989)
Thực tế cho thấy một bài viết lịch sử kinh tế có nhiều khả năng được công bố trên một tạp chí kinh tế được xếp vào năm loại tạp chí hàng đầu, so sánh với một tạp chí sử học kinh tế, chỉ khi nó nghiên cứu về Hoa Kỳ (hình 3), hay khi nó có một chiến lược điều tra để trả lời cho câu hỏi về quan hệ nhân quả (hình 4), và khi mà nó sử dụng lý thuyết kinh tế để dẫn dắt sự phân tích (hình 5).[11]
Điều này dĩ nhiên không hàm ý rằng các nhà sử học kinh tế chỉ nên viết những bài báo như thế. Không có lý do gì để tin rằng các nhà kinh tế học sẽ biết rõ hơn nhà sử học kinh tế rằng đâu là một bài viết lịch sử kinh tế hay. Gavin Wright nhớ lại rằng khi ông ta là chủ biên tập tạp chí JEH, một lần ông ấy nhận được bản báo cáo của người bình duyệt mà trong đó viết rằng: “Bài viết này có thể được AER chấp nhận, nhưng nó không đáp ứng những tiêu chuẩn của JEH.”[12]
Gavin Wright (1943-)
Cho dù các nhà sử học kinh tế có hứng thú với nhà kinh tế học tổng quát rằng nên sẽ ý thức đến cách mà các nhà kinh tế học nghĩ về lịch sử và “nói cùng một ngôn ngữ” khi đối thoại với họ. Ngay cả một nhà kinh tế học có thiện chí đến đâu đi nữa thì khi lắng nghe nhà sử học kinh tế trao đổi thường băn khoăn: “Giả thuyết mà bạn đang muốn kiểm định là gì?” “bạn đã giải quyết những bài toán nội sinh như thế nào?” “chiến lược đồng nhất hóa của bạn như thế nào?” và “nghiên cứu lịch sử của bạn thích ứng ra sao với những vấn đề của ngày hôm nay?”
Chắc chắn, bài toán nội sinh và sự nhận diện về nguyên nhân-kết quả là một thách thức lớn đối với tất cả nghiên cứu ứng dụng. Nhưng kinh tế học ứng dụng trong hai thập niên vừa qua đã bắt đầu coi việc nhận diện quan hệ nhân quả một cách nghiêm túc hơn, sử dụng những từ ngữ mềm mỏng ít có ngụ ý đến quan hệ nhân quả như “hiệu ứng”, “tác động” và “ảnh hưởng” và chỉ khẳng định quan hệ nhân quả khi một biến ngẫu nhiên hay gần như ngẫu nhiên được xác lập (Angrist and Pischke 2010 gọi là “cuộc cách mạng về độ tin cậy trong kinh tế học thực nghiệm”. Dĩ nhiên, rất nhiều bài viết tốt không có biến ngẫu nghiên và không được xác định một cách rõ ràng, nhưng một nhà kinh tế học thực nghiệm tiêu biểu vẫn giải quyết được bài toán nội sinh và nhận dạng một cách rõ ràng, giải thích rõ biến thiên nhận dạng, công nhận giá trị của những kiến giải về những phát hiện mang tính thực nghiệm một cách phù hợp và truyền đạt cách thức lý giải hệ số hồi qui một cách rõ ràng.
James Heckman (1944-)
Tương tự, sự khái quát hóa và tính xác đáng của một vấn đề nghiên cứu là những mối quan tâm tiềm tàng của sử học kinh tế, nhưng cũng không hơn mối qua quan tâm mà các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khác trong kinh tế học chẳng hạn như kinh tế học lao động, kinh tế học phát triển, kinh tế học công và kinh tế học thực nghiệm dành cho chúng (xem Falk và Heckman 2009 đối với lập luận như thế trong bối cảnh của kinh tế học thực nghiệm).
Nói cách khác, chúng ta cũng không nên tự giới hạn mình để chỉ viết những bài phân tích quan hệ nhân quả được-nhận-dạng-một-cách-hoàn-hảo, và chúng ta không nên cảm thấy có lỗi vì chỉ quan tâm đến bối cảnh lịch sử vì mục đích tự thân. Điểm mấu chốt của tôi ở đây đơn giản chỉ là chúng ta sẽ có lợi ích từ việc dấn thân cùng với những nhà kinh tế học khác (nhưng không trở nên chống chế) về những vấn đề về sự đồng nhất hóa và sự khái quát hóa.
Các nhà kinh tế học thích gì ở sử học kinh tế
Sử học để kiểm chứng lý thuyết kinh tế
Joseph Stiglitz (1943-)
Lịch sử là một nguồn tài liệu hữu ích để kiểm chứng và cung cấp thông tin cho lý thuyết kinh tế, lịch sử cũng giúp ích nhiều cho hiện tại vì nó đôi lúc cung cấp nhiều tình huống đáng tin về mặt lí luận vốn nay không còn tồn tại nữa. Cách dùng lịch sử kinh tế như thế đã được McCloskey (1976) và Arrow (1985) phát biểu rõ ràng. Sử học kinh tế đã được dùng rộng rãi để thúc đẩy lý thuyết kinh tế (một ví dụ có tính cổ điển về sự động viên và rủi ro trong lĩnh canh của Stiglitz 1974) và để kiểm chứng các lý thuyết kinh tế, chẳng hạn như lý thuyết kết cặp (Ackerberg and Botticini, 2002), mô hình Tiebout trong kinh tế học công (Rhode and Strumpf 2003), các lý thuyết về các định chế kinh tế phi xí nghiệp trong việc giải thích sự phát triển (Banerjee, Besley and Guinnanne 1994). Avner Greif là người được biết đến nhất trong việc nối kết giữa lý thuyết kinh tế và sử học kinh tế.
Avner Greif (1955-)
Gần đây hơn, các giai đoạn trong lịch sử được sử dụng như một nguồn về biến động ngoại sinh, hay như “một thử nghiệm tự nhiên”, để kiểm chứng lý thuyết kinh tế và làm sáng tỏ về các thông số đáng quan tâm. Các ví dụ gần đây có nói đến sự sa thải các nhà khoa học của chính quyền Nazi như là một nguồn biến động ngoại sinh trong nhóm các nhà khoa học có trình độ tương tự đang sống tại Đức để kiểm chứng những tác động tương đồng (Waldinger 2012), giấy phép bắt buộc sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất theo Đạo luật giao thương với các nước thù địch để nghiên cứu những tác động của giấy phép bắt buộc đối với sự sáng chế nội địa (Moser và Voena 2012), lấy trận lụt kỷ lục ở Mississipi năm 1927 để nghiên cứu những tác động của sự suy giảm nguồn lao động nông nghiệp sẵn có đối với sự phát triển nông nghiệp (Hornbeck and Naidu 2014), lấy sự phân chia và hợp nhất nước Đức như là một thử nghiệm tự nhiên để kiểm chứng vai trò của tiếp cận thị trường trong phát triển kinh tế (Redding và Strum 2008), lấy sự chậm trễ do những hoàn cảnh bất lợi của thời tiết của tàu thuyền ở thế kỷ 18 như là một thử nghiệm tự nhiên để kiểm chứng vai trò của tin tức trong sự biến động giá cả cổ phiếu (Koudijs 2015), lấy sự giảm sút về nguồn cung vải sợi từ Nam Hoa kỳ trong cuộc nội chiến để kiểm chứng ảnh hưởng của các cú sốc nguồn cung đối với sự phát triển các công nghệ mới (Hanlon 2015), lấy sự mở rộng của các chuyên ngành STEM ở Ý trong suốt thập niên 1960 để kiểm chứng những ảnh hưởng của sự mở rộng giáo dục (Bianchi 2015), và sử dụng kế hoạch Marshall để kiểm chứng những ảnh hưởng sự quản lý lên năng suất (Giorcelli 2015).
Sử học để cải thiện chính sách kinh tế
Paul Samuelson (1915-2009)
Đôi khi bối cảnh lịch sử tự nó có sự tương liên trực tiếp với hiện tại, ví dụ, vì bối cảnh lịch sử mở cánh cửa đến với thế giới phản thực kiện (ví dụ, những đường biên giới mở cho người nhập cư như trong thời kỳ đại di cư), hay vì lịch sử có tính lặp lại (ví dụ như khủng hoảng tài chính, nạn phân biệt đối xử với người da đen). Lịch sử trong những trường hợp như thế có thể đưa đến những chính sách tốt hơn, hay khi Paul Samuelson đã nói trong cuộc phỏng vấn đã nêu ở trên: “Thống đốc ngân hàng của Anh dường như đã quên hay không biết rằng không có bảo hiểm ngân hàng ở Anh, vì thế khi Northern Rock bị khủng hoảng thanh khoản, ông ấy đã ngạc nhiên. Vâng, đáng lí ra ông ấy không nên ngạc nhiên.”
Như các cuộc nghiên cứu lịch sử về khủng hoảng tài chính là một ví dụ. Là những nhà kinh tế học, khả năng tiến hành thực nghiệm của chúng ta là hạn chế. Như Raj Chetty (2013) diễn đạt: “chắc chắn chúng ta không muốn tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng tài chính chỉ để hiểu chúng vận hành như thế nào.” Chúng ta cũng (may mắn) không có đủ những sự quan sát về những cuộc khủng hoảng tài chính sâu rộng ở hiện tại, vì thế chúng ta cần thận trọng tìm các cuộc khủng hoảng trong lịch sử khi chúng xảy ra để hiểu những khủng hoảng tài chính hiện tại[13]. Một ví dụ khác về lịch sử kinh tế và sự phát triển kinh tế.[14] Các nghiên cứu lịch sử về các nước đang phát triển và nghiên cứu các quốc gia giàu có hiện thời ở một giai đoạn lịch sử khi những quốc gia này còn là những nước nghèo sẽ mở ra một cánh cửa để hiểu về các quốc gia đang phát triển ngày nay và những chiến lược khả dĩ có thể dẫn đến sự phát triển. Ví dụ thứ ba những vấn đề và sự khó khăn hiện tại đều có nguồn gốc lịch sử, hiểu được nguồn gốc lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu những vấn đề nổi lên ở hiện tại.[15]
Sử học để hiểu về cơ chế
Thậm chí khi một quan hệ nhân quả được xác lập, thường có một loạt cơ chế khác nhau có thể giải thích quan hệ nhân quả này. Điển hình là các nhà kinh tế học nghiên cứu về lĩnh vực lao động, phát triển và kinh tế công cố gắng để hiểu được những cơ chế một cách gián tiếp, ví dụ qua việc đánh giá sự tương tác giữa biến được giải thích, được quan tâm với những biến khác hay xem xét tính không đồng nhất về kết quả giữa các phân nhóm khác nhau. Với một sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh lịch sử, các nhà sử học kinh tế có một góc nhìn tốt để làm sáng tỏ cơ chế nằm bên dưới các số liệu thống kê. Chứng cứ định tính có chất lượng của nhà sử học về một giai đoạn hay nguồn sử liệu sơ cấp và thứ cấp khác, theo ý kiến của tôi, là bằng chứng thuyết phục đối với cơ chế nằm bên dưới hơn là thuật ngữ tương tác trong hồi quy[16]. Có một kiến thức sâu về bối cảnh lịch sử cũng sẽ giúp chúng ta lựa chọn những thông tin cần thiết trong khi tìm kiếm dữ liệu.
Trong mọi trường hợp, phân tích định lượng và định tính đều bổ sung cho nhau. Paul Samuelson tiếp tục đưa ra những lời khuyên cho những sinh viên tốt nghiệp. “Nhưng lịch sử không kể chuyện của chính nó. Nên bạn phải mang vào trong nó tất cả những kiểm định thống kê có thể. Và vì thế mà ngày nay chúng ta có nhiều kiến thức hơn trước đây.”
Sử học để trả lời những câu hỏi lớn
Sử học kinh tế mang “tư tưởng lớn”
Thomas Piketty (1971-)
Oded Galor (1953-)
Cuối cùng, các nhà kinh tế học luôn có hứng thú đối với các câu hỏi lớn mà các nhà sử học đặt ra, chẳng hạn như tại sao có một số nước giàu trong khi số khác lại nghèo? Tại sao phương Tây tăng trưởng giàu có còn phần còn lại của thế giới thì không? Tại sao cuộc cánh mạng công nghiệp chỉ xảy ra ở Châu Âu mà không xảy ra ở những nơi khác? Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra trong thế kỷ XVIII mà không phải là thời gian nào khác? Những nhân tố nào đã làm nên trạng thái quá dân số? Đâu là những nguồn gốc của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế hiện đại? Đâu là những cơ chế của sự đeo bám đai dẳng của các sự kiện lịch sử? Bất bình đẳng thu nhập đã tiến triển như thế nào qua một thời gian dài và tại sao? Đây là những câu hỏi thuộc “tư tưởng lớn” mà một số nhà sử học kinh tế xuất sắc cũng như các nhà kinh tế học như là Oded Galor và Thomas Piketty và các học giả khác bên ngoài kinh tế học như Jared Diamond đang nghiên cứu.
Jared Diamond (1937-)
Những câu hỏi này quá lớn để có thể có được câu trả lời dứt khoát (xem phê phán của Margo 2008 về “tư tưởng lớn”), nhưng bởi vì chúng quá quan trọng cho nên khi có bất kì một bước tiến triển thực tế nào trong việc giải đáp chúng thì cũng nhận được sự cảm kích của cả các nhà kinh tế học lẫn các nhà sử học. Đây là một thực tế, dù công việc chuyên môn của kinh tế học đã dịch chuyển từ việc tư biện trên những câu hỏi lớn sang việc giải quyết những câu hỏi nhỏ để dễ trả lời rốt ráo hơn. Sự chuyển hướng này xảy ra khoảng đầu thập niên 1990 trong kinh tế học lao động và khoảng cuối thập niên 1990 trong kinh tế học phát triển.
Sự thay đổi trong việc chọn những câu hỏi nhỏ hơn để có thể dễ dàng trả lời hơn cũng xảy ra trong sử học kinh tế, nhưng với một sự khác biệt quan trọng[17]. Hơn cả kinh tế học phát triển và kinh tế học lao động, lịch sử kinh tế vẫn luôn đánh giá cao nghiên cứu dựa trên những câu hỏi lớn cho dù nó vốn mang nhiều tính tư biện hơn. Nhìn chung, giới sử học kinh tế có vẻ đồng tình với nhau rằng không nên tự giới hạn mình để trả lời những câu hỏi có yếu tố biến thiên ngẫu nhiên vốn không có nhiều trong lịch sử. Chúng ta (các nhà sử học kinh tế - ND) đồng ý rằng việc đưa ra bằng chứng mang tính gợi ý có cơ sở hay đặt câu hỏi nghiên cứu mang nhiều tính mô tả nhưng là câu hỏi nghiên cứu quan trọng cũng rất hữu ích. Câu hỏi nghiên cứu càng lớn thì càng nhận được nhiều sự khoan dung hơn từ các nhà kinh tế học và vì thế các nhà sử học kinh tế càng có nhiều bằng chứng mang tính “mô tả” và “gợi ý” hơn.
“Những thử nghiệm tự nhiên” để nghiên cứu những ảnh hưởng lâu dài của lịch sử
Douglass North (1920-2015)
Một hướng mà “tư tưởng lớn” trong sử học kinh tế ngày càng đi theo là sử dụng nhiều hơn các dữ liệu định lượng và các kỹ thuật kinh trắc học hiện đại để nghiên cứu nhiều hơn những phiên bản định lượng dễ thao tác của các câu hỏi lớn. Bài viết mà tôi nghĩ đến đầu tiên là Acemoglu, Johnson and Robinson (2001) “the colonial origin of comparative development” (“nguồn gốc thuộc địa của sự phát triển so sánh”), và theo sau đó là một loạt bài viết có ảnh hưởng khác của các tác giả này về cách thức mà các sự kiện lịch sử ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hiện tại, minh họa cho tầm quan trọng của lịch sử. Những bài viết của họ cũng đã mang đến những phương pháp trong kinh tế học lao động hiện đại để kiểm định thực nghiệm vai trò của các “định chế”, một khái niệm rất quan trọng trong sử học kinh tế kể từ khi Douglass North phổ biến chúng. Những bài viết này làm gia tăng mạnh mẽ mối quan tâm về sử học kinh tế giữa các nhà kinh tế học và phát động một bộ phận nghiên cứu lớn sử dụng lịch sử kinh tế như là một nguồn của thử nghiệm tự nhiên (bài viết nguồn gốc thuộc địa của họ đã có hơn 8000 trích dẫn trên Google).
Những tư tưởng gần như ngẫu nhiên về tương lai của sử học kinh tế trong kinh tế học
Dữ liệu lớn ảnh hưởng đến sử học kinh tế như thế nào
Sử liệu thường bị cho là quá ít ỏi, nhưng gần đây đã có một sự tăng lên mạnh mẽ của sử liệu sẵn có ở cấp độ vi mô với chất lượng cao. Các cuộc tổng điều tra dân số trong lịch sử được tính toán đầy đủ, các sổ khai sinh, sổ khai tử, sổ tuyển quân lính và giấy chứng nhận kết hôn đang được số hóa. Kỹ thuật máy tính cho phép các nhà sử học kinh tế tạo ra những bộ dữ liệu mới kết nối các cá nhân thông qua các nguồn dữ liệu trên, lần theo vết tích của con người qua không gian và thời gian từ lúc sinh ra, lập gia đình và làm việc, đến lúc chết và sau đó vẫn tiếp tục theo dấu con cái của họ. Sự nỗ lực sưu tầm dữ liệu trước đây cần một Joe Ferrie siêng năng thì giờ đây có thể được hoàn thành bởi mỗi người trong chúng ta. Chi phí cho việc xây dựng dữ liệu liên kết như thế có khả năng sẽ tiếp tục giảm (xem, chẳng hạn, các phương pháp liên kết tự động được đề xuất bởi Mill 2012 và Feigenbaum 2015). Những sự phát triển này đặt lịch sử vào một vị trí vô đối để trả lời các câu hỏi đòi hỏi cả dữ liệu vi mô lẫn một nhãn giới dài hạn, như vấn đề những yếu tố quyết định và hệ quả của di động liên thế hệ và những hệ quả dai dẳng của các sự kiện lịch sử và chính sách.
Làm thế nào chuyển những quyển sách trở thành dữ liệu có thể ảnh hưởng đến sử học kinh tế
Không giống như các nhà kinh tế học tầm trung, các nhà sử học vẫn đọc và viết sách. Chúng ta sử dụng những bằng chứng định tính được tìm thấy trong các cuốn sách, những biên bản từ các cuộc họp, báo chí hiện thời và các cuốn nhật ký để hiểu về bối cảnh lịch sử, để bác bỏ những ước đoán và giả thuyết khả dụng về mặt lý thuyết nhưng đáng ngờ về mặt lịch sử, và để hiểu những cơ chế nằm bên dưới sự kiện.
Jesse M. Shapiro (1979-)
Matthew Gentzkow (1975-)
Sự phát triển mới gần đây có khả năng làm thay đổi sử học kinh tế là việc sử dụng các phương pháp cần nhiều tính toán để chuyển đổi các thông tin định tính quy mô lớn thành các dữ liệu định lượng. Giờ đây chúng ta có thể sử dụng các máy vi tính để hiểu về nội dung của một tài liệu; tiến trình phân tích văn bản như thế mà làm thủ công thì rất đắt đỏ. Matt Gentzkow và Jesse Shapiro (như Gentzkow, Shapiro, Sinkinson 2014), trong một loạt bài viết có tính đột phá, sử dụng những kỹ thuật học máy (machine learning) dựa trên những tần số xuất hiện tương đối của một số từ nào đó gần như được nhiều người theo chế độ dân chủ hay cộng hòa[18] sử dụng trong các bài báo để suy ra nội dung và xu hướng ý thức hệ của các tờ báo. Sử học kinh tế chỉ mới gần đây mới bắt đầu chấp nhận phương pháp này. Chẳng hạn, gần đây nhà sử học Jeremiah Dittmar sử dụng những kỹ thuật tương tự để nghiên cứu vai trò của sự ganh đua trong việc truyền bá tư tưởng cấp tiến và thay đổi định chế trong suốt thời kỳ Cải cách đạo Tin lành.[19]
Jeremiah Dittmar
Việc tạo ra dữ liệu được cấu trúc từ những văn bản tài liệu không được cấu trúc (hệ thống suy luận dữ liệu deepdive được phát triển bởi khoa học máy tính và gần đây là McArthur Fellow Christopher Re) mang lại nhiều hứa hẹn cho sử học kinh tế.[20] Tương tự, việc chuyển đổi văn bản định tính sang thông tin định lượng, còn được gọi là “tính nhân văn bị số hóa”, là một xu hướng mới mẻ đầy thú vị trong các ngành khoa học nhân văn. Thông qua sự kết hợp giữa các phương pháp luận nhân văn truyền thống và các công cụ máy tính như khai thác dữ liệu, hiển thị hóa dữ liệu, thống kê và bản vẽ GIS số, các bộ dữ liệu số mới đang được tạo ra. Chẳng hạn, Dan Edelstein từ đại học Stanford, cùng với dự án Electronic Enlightenment ở Oxford, đang trong quá trình số hóa tài liệu văn chương, theo dõi và nghiên cứu mạng lưới các học giả Châu Âu trong thế kỷ XVIII và cách mà mạng lưới này thay đổi qua thời gian (xem Edelstein 2015 để có cái nhìn về tính nhân văn được số hóa). Sự số hóa rộng rãi các cuốn sách cũ và sự tạo ra các cơ sở dữ liệu quy mô bởi Google và những tổ chức khác đã mở ra những khả năng mới và thú vị đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, và chúng có thể thay đổi tích cực cách viết lịch sử trong những năm sắp tới.
Một vài suy nghĩ sau cùng
Sử học kinh tế có khả năng sẽ tiếp tục phát triển mạnh, dù cho nó sẽ vẫn là một lĩnh vực nhỏ trong kinh tế học. Với sự gia tăng nhanh chóng trong việc dễ dàng sưu tầm và số hóa dữ liệu, các nhà kinh tế học tổng quát sẽ tăng cường sử dụng sử học như là một thử nghiệm tự nhiên để hiểu sâu về kinh tế học. Sử học kinh tế sẽ được nhiều hơn là mất khi vẫn hợp nhất với kinh tế học, ngay cả khi các nhà kinh tế học không quan tâm đến lịch sử vì mục đích tự thân của nó như chúng ta. Mokyr (2003) so sánh sử học kinh tế như một nền kinh tế nhỏ và mở, và kết luận rằng “sử học kinh tế chưa bao giờ và chẳng nên là một lĩnh vực đóng kín mà trong đó những người hành nghề hầu như chỉ nói chuyện với nhau. Thay vào đó, nó đứng ở một giao lộ đông đúc giữa sử học với các ngành khoa học xã hội, nơi các nhà kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học, nhân chủng học, dân số học và nhà sử học đi lại tấp nập”. Nói ngắn gọn, điểm mấu chốt của bài viết này cũng tương tự với những gì Arrow đã viết cách đây 30 năm: “Để có những hiểu biết thực tế về hiện tại đòi hỏi phải có kiến thức về lịch sử luôn là điều đúng đắn”.
PHỤ LỤC
Biều đồ 1: Các nhà sử học kinh tế làm gì
Nguồn: Isabelle Sin’s hình vẽ về những gì mà nhà sử học kinh tế làm
Bảng biểu
Bảng 1: Tỉ lệ phần trăm của 3 tạp chí kinh tế hàng đầu dành cho lịch sử kinh tế
Bảng này cập nhật Bảng 1 trong bài viết của McCloskey (1976). Giai đoạn 1925-1944 và 1945-1974 dẫn nguồn từ MCCloskey (1976). Các thập kỷ còn lại được tính toán riêng dựa trên dữ liệu được tải xuống từ cơ sở dữ liệu EconLit. Những bài báo được phân loại là bài viết lịch sử kinh tế được dựa trên các mã JEL của chúng trên EconLit (041=048 từ 1970 đến 1990 và N từ 1991 trở về sau). Dĩ nhiên phương pháp này chưa được hoàn hảo, vì nó sẽ bỏ sót một vài bài viết lịch sử kinh tế (chẳng hạn như, vì một số lý do, các bài viết của Boustan (2009), Aimone, Iannaccone, Makowsky, và Rubin (2013), và Dippel (2014) không được EconLit phân loại như là bài viết lịch sử kinh tế) và có thể bao gồm một số bài viết không phải là lịch sử kinh tế. Một hạn chế khác của phương pháp này là nó loại bỏ các quyển sách và những đóp góp quan trọng của các sử gia được xuất bản dưới hình thức sách. Tôi có tính gộp các bài viết ngắn được xuất bản trên AER cũng như trên Econometria trong phần “ghi chú và bình luận”. Tôi loại trừ các bài báo cáo và biên bản lưu của AER cũng như những bình luận, hồi đáp và bản đính chính. Các tỉ lệ phần trăm trong bài viết của McCloskey (1976) tương ứng với số trang dành cho lịch sử kinh tế nhưng trái lại các tỉ lệ phần trăm trong nhiều thập kỷ gần đây tương ứng với số bài báo được xuất bản. Cuối cùng, ghi nhớ rằng, một phần nhỏ của sự gia tằng được dẫn chứng trong phần đóng góp của các xuất bản lịch sử kinh tế được tìm thấy vì có sự gia tăng 25% qua giai đoạn này trong số mã JEL được ghi lại trên mỗi bài báo, như dẫn chứng của Card và Dellavigna (2013).
Hình ảnh
Hình 1: Các ấn phẩm lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu
Hình này vẽ biểu đồ các con số và tỉ lệ phần trăm các ấn phẩm lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu (AER, QJE, JPE, Econometria, Restud). Những bài báo được phân loại là bài viết lịch sử kinh tế được dựa trên các mã JEL của chúng trên EconLit (041=048 từ 1970 đến 1990 và N từ 1991 trở về sau). Dĩ nhiên phương pháp này chưa được hoàn hảo, vì nó sẽ bỏ sót một vài bài viết lịch sử kinh tế (chẳng hạn như, vì một số lý do, các bài viết của Boustan (2009), Aimone, Iannaccone, Makowsky, và Rubin (2013), và Dippel (2014) không được EconLit phân loại như là bài viết lịch sử kinh tế) và có thể bao gồm một số bài viết không phải là lịch sử kinh tế. Một hạn chế khác của phương pháp này là nó loại bỏ các quyển sách và những đóp góp quan trọng của các sử gia được xuất bản dưới hình thức sách in. Tôi có tính gộp các bài viết ngắn được xuất bản trên AER cũng như trên Econometria trong phần “ghi chú và bình luận”. Tôi loại trừ các bài báo cáo và biên bản lưu của AER cũng như những bình luận, hồi đáp và bản đính chính. Các tỉ lệ phần trăm trong bài viết của McCloskey (1976) tương ứng với số trang dành cho lịch sử kinh tế nhưng trái lại các tỉ lệ phần trăm trong nhiều thập kỷ gần đây tương ứng với số bài báo được xuất bản. Cuối cùng, lưu ý rằng, một phần nhỏ của sự gia tăng được dẫn chứng trong phần đóng góp của các xuất bản lịch sử kinh tế được tìm thấy vì có sự gia tăng 25% qua giai đoạn này trong số mã JEL được ghi lại trên mỗi bài báo, như dẫn chứng của Card và Dellavigna (2013).
Hình 2: Nơi làm việc ban đầu của các nghiên cứu sinh tốt nghiệp ngành kinh tế học, 8 khoa lịch sử kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ và 40 khoa lịch sử kinh tế hàng đầu khác (2010 -2014)
Hình này vẽ biểu đồ tỉ lệ phần trăm các nghiên cứu sinh tốt nghiệp ngành kinh tế học gần đây từ 8 khoa kinh tế học và 40 khoa kinh tế hàng đầu khác và nơi làm việc ban đầu của họ. “Giáo sư trợ giảng, 20 đại học hàng đầu của Hoa kỳ” được coi là một chỗ làm việc có biên chế lâu dài trong bất cứ 20 trường đại học hàng đầu sau (theo US News): Harvard, MIT, Princeton, Chicago, stanford, UC Berkeley, Northwestern, Yale, Upenn, Columbia, NYU, Minnesota, Michigan, Wisconsin, calthech, UCLA, UC San Diego, Cornell, Carnegie Mellon và Duke. “Giáo sư trợ giảng – ở các trường còn lại ở Hoa kỳ” được coi như là một ch làm có biên chế ở các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ ngoài 20 trường hàng đầu. “Giáo sư trợ giảng – ở các trường bên ngoài Hoa kỳ” được coi như là một ch làm có biên chế ở các trường đại học và cao đẳng bên ngoài nước Hòa Kỳ. “Sau-tiến sĩ và các tình trạng khác, Hoa Kỳ” được coi là chỗ làm không ổn định trong các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ. Những “phân loại khác” bao gồm sau-tiến sĩ hay vị trí trao đổi học giả bên ngoài Hoa kỳ, các vị trí trong khu vực công và các tổ chức NGO và các vị trí trong khu vực tư nhân. Mẫu bao gồm 66 nghiên cứu sinh ngành sử học kinh tế (28 thuộc 8 trường đại học hàng đầu và 38 trong các trường còn lại) và 1.032 người thuộc các lĩnh vực khác trong kinh tế học (557 thuộc 8 trường hàng đầu và 475 thuộc các trường còn lại). Tôi thu thập thông tin về số tốt nghiệp từ 40 trường đại học hàng đầu đào tạo nghiên cứu sinh sử học kinh tế như Boston University, Caltech, Columbia,Harvard University, Maryland, MIT, UC Berkeley, UC Davis, UC Los Angeles, University of Michigan, Stanford, Vanderbilt and Yale. Lưu ý rằng, các chương trình đào tạo được xếp vào danh mục sử học kinh tế bên ngoài 8 trường đại học hàng đầu đặc biệt rõ rệt, cho nên so sánh những sử gia kinh tế được đào tạo từ các chương trình này với những người được đào tạo như họ cần phải được xém xét thận trọng. 8 khoa hàng đầu là Harvard, MIT, Stanford, berkeley, Northwestern, Yale, Princeton và Chicago. Hai trường sau cùng bị loại trừ vì họ không đào tạo những nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế trong những năm gần đây, thông tin về kết quả việc làm nhận được từ những trang web chính thức của khoa. Các nghiên cứu sinh được phân loại với tư cách là sử gia kinh tế đựa trên thông tin thu thập được từ các trang web của khoa tương ứng với mỗi người, từ lý lịch khoa học của người hướng dẫn họ hay qua thư điện tử với những người hướng dẫn họ trong những trường hợp mà thông tin không có sẵn trên các trang mạng.
Hình 3: Tỉ lệ phần trăm các bài báo viết về kinh tế Hoa Kỳ

Hình này vẽ biểu đồ tỉ lệ phần trăm các ấn phẩm lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu (AER, QJE, JPE, Econometrica, Restud) và các tạp chí lịch sử kinh tế hàng đầu khác (Journal of Economic History, Explorations in Economic History và The Economic History Review) mà nó có những ký tự về mặt địa lý có liên quan đến Hoa Kỳ trong cơ sở dữ liệu EconLit. Tôi loại trừ tạp chí the European Review of Economic History vì nó chỉ được chú giải từ tháng 4-1997 trên EconLit.
Hình 4: Tỉ lệ phần trăm các bài báo đề cập rõ ràng đến quan hệ nhân quả
Hình này vẽ biểu đồ tỉ lệ phần trăm các bài về lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu (AER, QJE, JPE, Econometrica, Restud) và các tạp chí lịch sử kinh tế hàng đầu khác (Journal of Economic History, Explorations in Economic History và The Economic History Review) đề cập đến quan hệ nhân quả một cách rõ ràng. Các bài báo được phân loại là các bài viết đề cập đến quan hệ nhân quả dựa trên nội dung tóm tắt của nó. Các từ khóa tìm kiếm bao gồm “công cụ”, “phương pháp hiệu kép”, “tính đứt quãng”, “thử nghiệm tự nhiên”,” sự nhận diện”, “quan hệ nhân quả”, “phương pháp nhân quả”, “biến công cụ”, ”hiệu kép”, “thực nghiệm”, “biến nội sinh”, “nội sinh”, “ngoại sinh”, “chiến thuật thường nghiệm”, “biến thiên”. Tôi loại trừ tạp chí the European Review of Economic History vì nó chỉ được chú giải từ tháng 4-1997 trên EconLit.
Vì có một số từ khóa quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu nên chúng tôi sẽ dẫn nguồn chú thích gốc để bạn đọc tiện tra cứu
(The figure plots the percentage of economic history publications in top-5 general interest journals (AER, QJE, JPE, Econometrica, Restud) and top economic history journals (Journal of Economic History, Explorations in Economic History và The Economic History Review) that address explicity causal questions. Articles were classified as addressing a causal question based on a text search on their abstracts. The word included “instrument”, “differences in differences”, “discontinuity”, “natural experiment”, “identification”, “causal”, “causality”, “instrumental variable”, “dif-in-dif”, “experiment”, “exogenous various”, “exogenous”, “endogeneity”, “empirical strategy”, “variation”. I excluded the European Review of Economic History as it is indexed in EconLit only from April 1997.
Hình 5: Tỉ lệ phần trăm các bài báo khai báo có sử dụng lý thuyết kinh tế để dẫn dắt sự phân tích
Hình này vẽ biểu đồ tỉ lệ phần trăm các bài về lịch sử kinh tế trên 5 tạp chí kinh tế hàng đầu (AER, QJE, JPE, Econometrica, Restud) và các tạp chí lịch sử kinh tế hàng đầu khác (Journal of Economic History, Explorations in Economic History và The Economic History Review) có khai báo việc sử dụng lý thuyết kinh tế dẫn dắt sự phân tích. Các bài báo được xếp vào loại có sử dụng lý thuyết kinh tế dựa trên nội dung của phần tóm tắt của các bài báo. Các từ khóa tìm kiếm bao gồm “khuôn mẫu”, ”theo khuôn mẫu”, “lý thuyết”, “khung khái niệm”, ”về mặt lý thuyết”. Tôi loại trừ tạp chí the European Review of Economic History vì nó chỉ được chú giải từ tháng 4-1997 trên EconLit.
Vì có một số từ khóa quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu nên chúng tôi sẽ dẫn nguồn chú thích gốc để bạn đọc tiện tra cứu
(The figure plots the percentage of economic history publications in top-5 general interest journals (AER, QJE, JPE, Econometrica, Restud) and top economic history journals (Journal of Economic History, Explorations in Economic History và The Economic History Review) that explicitly report using economic theory to guide the analysis. Articles were classified as using economic theory based on the text search on their abstracts. The searched words included “model”, “modeled”, “theory”, “concept framework”, “theoretical”. I excluded the European Review of Economic History as it is indexed in EconLit only from April 1997.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.           Acemoglu, Daron, Simon Johnson, and James Robinson. 2001. “The Colonial Origins of Comparative Development: An Empirical Investigation”, American Economic Review, 91: 1369-1401
2.           Ackerberg, Daniel A., and Maristella Botticini. 2002. “Endogenous Matching and the Empirical Determinants ofContract Form”, Journal of Political Economy, 110(3): 564-91.
3.           Aimone, Jason A., Laurence R. Iannaccone, Michael D. Makowsky, and Jared Rubin, 2013. "Endogenous Group Formation via Unproductive Costs", Review of Economic Studies, 80(4):1 215-36. Oxford University Press.
4.           Alesina, Alberto F., Paola Giuliano, and Nathan Nunn. 2013. “On the Origins of Gender Roles: Women and the Plough”, Quarterly Journal of Economics, 128(2): 469-530.
5.           Alsan, Marcella. 2015. “The Effect of the TseTse Fly on African Development.” American Economic Review, 105(1): 382-410.
6.           Alsan, Marcella, and Claudia Goldin. 2015. “Watersheds in Infant Mortality: The Role of Effective Water and Sewerage Infrastructure, 1880 to 1915.” Working Paper.
7.           Ambrus, Attila, Erica Field, and Robert Gonzalez. 2015. “Loss in the Time of Cholera: Long-run Impact of a Disease Epidemic on the Urban Landscape.” Working Paper.
8.           Angrist, Joshua D., and Jörn-Steffen Pischke. 2010. “The Credibility Revolution in Empirical Economics: How Better Research Design Is Taking the Con out of Econometrics.” Journal of Economic Perspectives, 24(2): 3-30.
9.           Arrow, Kenneth J. 1985. “Economic History: A Necessary Though Not Sufficient Condition for an Economist: Maine and Texas”, The American Economic Review, 75(2): 320-3.
10.        Bailey, Martha J. 2010. ""Momma's Got the Pill": How Anthony Comstock and Griswold v. Connecticut Shaped US Childbearing", American Economic Review, 100(1): 98-129.
11.        Bailey, Martha J., and Andrew Goodman-Bacon. 2015. "The War on Poverty's Experiment in Public Medicine: Community Health Centers and the Mortality of Older Americans", American Economic Review, 105(3): 1067-1104.
12.        Bandiera, Oriana, Myra Mohnen, Imran Rasul, and Martina Viarengo. 2015. “Nation-Building Through Compulsory Schooling During the Age of Mass Migration.” Mimeo, LSE.
13.        Banerjee, Abhijit V., Timothy Besley, and Timothy W. Guinnane. 1994. “Thy Neighbor's Keeper: The Design of a Credit Cooperative with Theory and a Test.” Quarterly Journal of Economics, 109(2), 491-515.
14.        Bates, Robert H., Avner Greif, Margaret Levi, Jean-Laurent Rosenthal, and Barry Weingast. 1998. Analytic Narratives. Princeton University Press.
15.        Becker, Sascha O., and Ludger Woessman. 2009. “Was Weber Wrong? A Human Capital Theory of Protestant Economic History”, Quarterly Jorunal of Economics, 124(2), 531-96.
16.        Bianchi, Nicola. 2015. “The Effects of Educational Expansions: Evidence from a Large Enrollment Increase in STEM Majors.” Working Paper.
17.        Bleakley, Hoyt. 2007. “Disease and Development: Evidence from Hookworm Eradication in the American South.” Quarterly Journal of Economics, 122(1), 73-117.
18.        Bleakley, Hoyt, and Jeffrey Lin. 2012. “Portage and Path Dependence.” Quarterly Journal of Economics, 127(2), 587-644.
19.        Bogart, Dan, and Latika Chaudhary. 2012. "Regulation, Ownership, and Costs: A Historical Perspective from Indian Railways." American Economic Journal: Economic Policy, 4(1): 28-57.
20.        Bogart, Dan, and Latika Chaudhary. 2013. "Engines of Growth: The Productivity Advance of Indian Railways, 1874-1912." Journal of Economic History, 73(2): 340-371.
21.        Boustan, Leah. 2010. “Was Postwar Suburbanization ‘White Flight’? Evidence from the Black Migration.” Quarterly Journal of Economics, 125(1): 417-443.
22.        Boustan, Leah, and Robert Margo. 2013. “A Silver Lining to White Flight? White Suburbanization and African-American Homeownership, 1940-1980.” Journal of Urban Economics, 78: 71-80.
23.        Boustan, Leah, Shawn Kantor, and Price Fishback. 2010. “The Effect of Internal Migration on Local Labor Markets: American Cities During the Great Depression.” Journal of Labor Economics, 28(4): 719-46.
24.        Calomiris, Charles W., and Joseph R. Mason. 1997. “Contagion and Bank Failures during the Great Depression: The June 1932 Chicago Banking Panic.” American Economic Review, 87(5): 863-83.
25.        Calomiris, Charles, W., and Joseph R. Mason. 2003. “Fundamentals, Panics, and Bank Distress during the Depression.” American Economic Review, 93(5): 1615-47.
26.        Cantoni, Davide, and Noam Yuchtman. 2014. “Medieval Universities, Legal Institutions, and the Commercial Revolution.” Quarterly Journal of Economics, 129(2): 823-87.
27.        Carlson, Mark, and Kris James Mitchener. 2009. “Branch Banking as a Device for Discipline: Competition and Bank Survivorship during the Great Depression.” Journal of Political Economy, 117(2): 165-210.
28.        Cascio, Elizabeth U., and Ebonya Washington. 2014. “Valuing the Vote: The Redistribution of Voting Rights and State Funds following the Voting Rights Act of 1965.” Quarterly Journal of Economics, 129(1): 379-433.
29.        Chaney, Eric. 2013. “Revolt on the Nile: Economic Shocks, Religion, and Political Power.” Econometrica, 81(5): 2033-53.
30.        Chetty, Raj. 2013. “Yes, Economics Is a Science.” The New York Times.
31.        Clay, Karen, Ethan Schmick, and Werner Troesken. 2015. “The Best Thing Since Sliced Bread: Mandatory Fortification and Pellagra.”
32.        Clay, Karen, Joshua Lewis, and Edson Severnini. 2015. “Canary in a Coal Mine: Impact of Mid-20th Century Air Pollution Induced by Coal-Fired Power Generation on Infant Mortality and Property Values.” Working Paper.
33.        Collins, William J., and Marianne H. Wanamaker. 2014. “Selection and Economic Gains in the Great Migration of African Americans: New Evidence from Linked Census Data.” American Economic Journal: Applied Economics, 6(1): 220-52.
34.        Collins, William J., and Marianne H. Wanamaker. 2015. “The Great Migration in Black and White: New Evidence on the Geographic Mobility of American Southerners.” Journal of Economic History, forthcoming.
35.        Costa, Dora L., and Matthew E. Kahn. 2003. “Cowards and Heroes: Group Loyalty in the American Civil War.” Quarterly Journal of Economics, 118(2): 519-48.
36.        David, Paul A. 1985. “Clio and the Economics of QWERTY.” American Economic Review, 75(2): 332-7.
37.        Dell, Melissa. 2010. “The Persistent Effects of Peru’s Mining Mita.” Econometrica, 78(6): 1863-1903.
38.        Dell, Melissa. 2012. “Path Dependence in Development: Evidence from the Mexican Revolution.” Working Paper.
39.        Dell, Melissa. 2015. “Trafficking Networks and the Mexican Drug War.” American Economic Review, 105(6): 1738-79.
40.        Dippel, Christian. 2014. “Forced Coexistence and Economic Development: Evidence From Native American Reservations.” Econometrica, 82(6): 2131-65.
41.        Dittmar, Jeremiah E. 2011. “Information Technology and Economic Change: The Impact of the Printing Press.” Quarterly Journal of Economics, 126(3): 1133-72.
42.        Dittmar, Jeremiah E., and Skipper Seabold. 2015. “Media, Markets and Institutional Change: The Protestant Reformation.”
43.        Donaldson, David. 2015. “Railroads of the Raj: Estimating the Impact of Transportation Infrastructure.” American Economic Review, forthcoming.
44.        Donaldson, David, and Richard Hornbeck. 2015. “Railroads and American Economic Growth: A “Market Access” Approach.” Working Paper.
45.        Donaldson, David, and Daniel Keniston. 2014. “How Positive Was the Positive Check? Investment and Fertility in the Aftermath of the 1918 Influenza in India.”
46.        Edelstein, Dan. 2015. “Intellectual History and Digital Humanities.” Modern Intellectual History. Cambridge University Press.
47.        Eichengreen, Barry. 2012. “Economic History and Economic Policy”, The Journal of Economic History, 72(2): 289-307.

48.        Eli, Shari, and Laura Salisbury. 2015. “Patronage Politics and the Development of the Welfare State: Confederate Pensions in the American South.” Working Paper.
49.        Falk, Armin, and James Heckman. 2009. “Lab Experiments are a Major Source of Knowledge in the Social Sciences”, Science, 326(5952): 535-8.
50.        Fetter, Daniel K. 2013. "How Do Mortgage Subsidies Affect Home Ownership? Evidence from the Mid-Century GI Bills." American Economic Journal: Economic Policy, 5(2): 111-47.
51.        Feigenbaum, James. 2015. “Automated Census Record Linking.” Working paper.
52.        Fouka, Vasiliki. 2015. “Backlash: The Unintended Effects of Language Prohibition in US Schools after World War I.” Working Paper.
53.        Frydman, Carola, Eric Hilt, and Lily Y. Zhou. 2015. “Economic Effects of Runs on Early ‘Shadow Banks’: Trust Companies and the Impact of the Panic of 1907.” Journal of Political Economy, forthcoming.
54.        Giorcelli, Michella. 2015. The Effects of Management and Technology Transfer: Evidence from the Marshall Plan Productivity Program”, working paper.
55.        Gentzkow, Matthew, Edward Glaeser, and Claudia Goldin. 2006. “The Rise of the Fourth Estate: How Newspapers Became Informative and Why It Mattered.” In Edward L. Glaeser and Claudia Goldin (ed.), Corruption and Reform: Lessons from America’s History. University of Chicago Press.
56.        Gentzkow, Matthew, Jesse M. Shapiro, and Michael Sinkinson. 2014. "Competition and Ideological Diversity: Historical Evidence from US Newspapers." American Economic Review, 104(10): 3073-3114.
57.        Goldin, Claudia. 1990. “The gender gap: An economic history of American women”. New York: Cambridge University Press.
58.        Goldin, Claudia. 2014. “A Grand Gender Convergence: Its Last Chapter”, American Economic Review, 104(4): 1091-1119.
59.        Goldin, Claudia, and Claudia Olivetti. 2013. "Shocking Labor Supply: A Reassessment of the Role of World War II on Women's Labor Supply." American Economic Review, 103(3): 257-62.
60.        Goldin, Claudia, and Lawrence F. Katz. 2008. The Race Between Education and Technology. Harvard University Press.
61.        Greif, Avner. 1989. “Reputation and Coalitions in Medieval Trade: Evidence on the Magribi Traders.” The Journal of Economic History, 49(4): 857-82.
62.        Greif, Avner. 1993. “Contract Enforceability and Economic Institutions in Early Trade: the Maghribi Traders’ Coalition.” American Economic Review, 83(3): 525-48.
63.        reif, Avner. 1997. “Cliometrics After Forty Years.” American Economic Review, 87(2): 400-3.
64.        Haber, Stephen. 2015. “Climate, Geography, and the Origin of Political and Economic Institutions.” Working Paper.
65.        Hamermesh, Daniel S. 2013. "Six Decades of Top Economics Publishing: Who and How?" Journal of Economic Literature, 51(1): 162-72.
66.        Hanlon, W. Walker. 2015. “Necessity is the mother of invention: Input supplies and Directed Technical Change.” Econometrica, 83(1): 67-100.
67.        Hicks, John R. 1973. A Theory of Economic History. Oxford University Press.
68.        Hornbeck, Richard, and Suresh Naidu. 2014. “When the Levee Breaks: Black Migration and Economic Development in the American South.” American Economic Review, 104(3): 963-90.
69.        Jha, Saumitra. 2015. “Financial Asset Holdings and Political Attitudes: Evidence from Revolutionary England.” Quarterly Journal of Economics, 103(3): 1485-1545.
70.        Klamer, Arjo. 1989. “An Accountant among Economists: Conversations with Sir John R. Hicks.” Journal of Economic Perspectives, 3(4): 167-80.
71.        Koot, Gerald M. 1987. English Historical Economics, 1870-1926: The Rise of Economic History and Neomercantilism. Cambridge University Press.
72.        Koudijs, Peter. 2015. “The Boats That Did Not Sail: Asset Price Volatility in a Natural Experiment.” Journal of Finance, forthcoming.
73.        Koyama, Mark and Carvalho, Jean Paul. 2011. “Development and Religious Polarization: The Emergence of Reform and Ultra-Orthodox Judaism.” Working Paper.
74.        Lamoreaux, Naomi. 2015. “The Future of Economic History Must Be Interdisciplinary”, Journal of Economic History, forthcoming.
75.        Libecap, Gary D., and Dean Lueck. 2011. “The Demarcation of Land and the Role of Coordinating Property Institutions.” Journal of Political Economy, 119(3): 426-67.
76.        Long, Jason, and Joseph Ferrie. 2013. “Intergenerational Occupational Mobility in Great Britain and the United States since 1850." American Economic Review, 103(4): 1109-37.
77.        Lyons, John S., Louis P. Cain, and Samuel H. Williamson. 2008. Reflections on the Cliometrics Revolution: Conversations with Economic Historians. Routledge Explorations in Economic History.
78.        Margo, Robert. 2008. “Review of A Farewell to Alms: A Brief Economic History of the World.” (Mimeo).
79.        McCloskey, Deirdre N. 1976. “Does the Past Have Useful Economics?Journal of Economic Literature, 14(2): 434-61.
80.        Michalopoulos, Stelios, and Elias Papaioannou. 2013. “Pre-colonial Ethnic Institutions and Contemporary African Development.” Econometrica, 81(1): 113-52.
81.        Mill, Roy. 2012. “Assessing Individual-Level Record Linkage between Historical Datasets.” Working paper.
82.        Miller, Grant. 2008. “Women’s Suffrage, Political Responsiveness, and Child Survival in American History.” Quarterly Journal of Economics, 123(3): 1287-1327.
83.        Mokyr Joel. 2002. The Gifts of Athena: Historical Origins of the Knowledge Economy. Princeton University Press.
84.        Mokyr, Joel. 2005. “Preface.” In The Oxford Encyclopedia of Economics History, xxi-xxvii. Oxford University Press.
85.        Mokyr, Joel. 2009. The Enlightened Economy: An Economic History of Britain 1700-1850. Princeton University Press.
86.        Moser, Petra, and Alessandra Voena. 2012. “Compulsory Licensing: Evidence from the Trading with the Enemy Act.” American Economic Review, 102(1): 396-427.
87.        Naidu, Suresh, and Noam Yuchtman. 2013. “Coercive Contract Enforcement: Law and the Labor Market in Nineteenth Century Industrial Britain.” American Economic Review, 103(1): 107-44.
88.        North, Douglass C., John Joseph Wallis, and Barry R. Weingast. 2009. Violence and Social Orders: A Conceptual Framework for Interpreting Recorded Human History. Cambridge University Press.
89.        Nunn, Nathan. 2008. “The Long-Term Effects of Africa’s Slave Trades.” Quarterly Journal of Economics, 123(1): 139-76.
90.        Nunn, Nathan, and Leonard Wantcheckon. 2011. “The Slave Trade and the Origins of Mistrust in Africa.” American Economic Review, 101(7): 3221-52.
91.        Occhino, Filippo, Kim Oosterlinck, and Eugene N. White. 2007. “How Occupied France Financed Its Own Exploitation in World War II.” American Economic Review, 97(2): 295-9.
92.        Parker, William Nelson. 1986. Economic History and the Modern Economist. Blackwell Publishers.
93.        Parman, John. 2015. “Childhood Health and Sibling Outcomes: Nurture Reinforcing Nature during the 1918 Influenza Pandemic.” Elsevier Explorations in Economic History.
94.        Piketty, Thomas, and Gabriel Zucman. 2014. “Capital Is Back: Wealth-Income Ratios in Rich Countries 1700-2010.” Quarterly Journal of Economics, 129(3): 1255-1310.
95.        Redding Stephen J., and Daniel M. Sturm, “The Costs of Remoteness: Evidence from German Division and Reunification.” American Economic Review, 98(5): 1766-97, 2008.
96.        ichardson, Gary, and William Troost. 2009. “Monetary Intervention Mitigated Banking Panics during the Great Depression: Quasi-experimental Evidence from a Federal Reserve District Border, 1929-1933.” Journal of Political Economy, 117(6): 1031-73.
97.        Rhode, Paul W., and Koleman S. Strumpf. 2003. “Assessing the Importance of Tiebout Sorting: Local Heterogeneity from 1850 to 1990.” American Economic Review, 93(5): 1648-77.
98.        Rosenthal, Jean-Laurent, and R. Bin Wong. 2011. Before and Beyond Divergence: The Politics of Economic Change in China and Europe. Harvard University Press.
99.        Saleh, Mohammed. 2015. “The Reluctant Transformation: State Industrialization, Religion, and Human Capital in Nineteenth-Century Egypt.” Journal of Economic History, 75(1): 65-94.
100.    Scott, Charles E., and John J. Siegfried. 2014. “American Economic Association Universal Academic Questionnaire Summary Statistics.” American Economic Review, 104(5): 603-7.
101.    Shiue, Carol H. 2002. “Transport Costs and the Geography of Arbitrage in Eighteenth Century China.” American Economic Review, 92(5): 1406-19.
102.    Shiue, Carol H., and Wolfgang Keller. 2007. “Markets in China and Europe on the Eve of the Industrial Revolution.” American Economic Review, 97(4): 1189-1216.
103.    Squicciarini, Mara, and Nico Voigtländer. 2015. “Human Capital and Industrialization: Evidence from the Age of Enlightenment.” Quarterly Journal of Economics, forthcoming.
104.    Solow, Robert M. 1985. “Economic History and Economics”, American Economic Review, 75(2): 328-31.
105.    Stiglitz, Joseph. 1974. “Incentives and Risk Sharing in Sharecropping.” The Review of Economic Studies, 41(2): 219-55.
106.    Temin, Peter. 2013. “The Rise and Fall of Economic History at MIT.” Department of Economics, Massachusetts Institute of Technology.
107.    Temin, Peter. 2015. “Economic History and Economic Development: New Economic History in Retrospect and Prospect.” Handbook of Cliometrics, forthcoming.
108.    Voigtländer, Nico, and Hans-Joachim Voth. 2012. “The Three Horsemen of Riches: Plague, War, and Urbanization in Early Modern Europe.” Review of Economic Studies, 80(2): 774-811.
109.    Waldinger, Fabian. 2012. “Peer Effects in Science: Evidence from the Dismissal of Scientists in Nazi Germany.” Review of Economic Studies, 79(2): 838-61.
110.    Wright, Gavin. 2013. Sharing the Prize. Harvard University Press.
111.    Wright, Gavin. 2015. “Quantiatative Economic History in the United States” In James D. wrights (ed.), International Encyclopedia of the Social & Sciences, 2nd edition (Elsevier Science, 2015)
Ran Abramitzky
Vũ Thị Thu Thanh dịch
Nguồn: Ran Abramitzky. 2005. Economics and the Modern Economic Historian. Nber Working Paper Series: Working Paper 21636.




[1] Dĩ nhiên tôi thừa nhận rằng các ấn phẩm lịch sử kinh tế là kết quả của cung và cầu, và rằng cung và cầu gần như thay đổi qua thời gian.

[2] Sự tập trung của tôi vào sử học kinh tế trong kinh tế học buộc tôi gạt sang một bên những chủ đề quan trọng khác như là lịch sử kinh tế trong sử học và sử học kinh tế như là một lĩnh vực liên ngành đã gắn kết kinh tế học với sử học và những ngành khoa học khác. May thay, có một số bài báo sâu sắc đã làm điều đó. Chẳng hạn, xem McCloskey 1976, những bài tiểu luận được đề cập ở trên có trong bài của Parker 1986, Koot 1987, Greif 1997, Mokyr 2003, Lyons, Cain and Williamson 2008, and Wright 2015, và Lamoreaux 2015. (xem nghĩa 10 và 15 của http://www.wordreference.com/definition/abstract)

[3] Bernanke, nguyên thống đốc ngân hàng trung tâm, cũng đã có nhiều bài viết về lịch sử kinh tế và về cuộc đại suy thoái.

[4] Xem những ghi chú ở bảng biểu và hình minh họa về sự thảo luận các vấn đề đo lường các công bố về lịch sử kinh tế trên các tạp chí hàng đầu.

[5] Hamermesh (2013) dẫn chứng một sự gia tăng phần các bài báo thực nghiệm trên các tạp chí hàng đầu từ khoảng 40% vào thập niên 1970 lên đến khoảng 60% vào thập niên 2010.

[6] Nếu chúng ta phóng chiếu những con số từ hình 1 cho đến hiện nay, chúng sẽ thấy rằng sử học kinh tế đảm nhiệm công việc chuyên môn của kinh tế học trong ít hơn 2000 năm, một khoảng thời gian không dài mấy nếu so sánh với thời gian kể từ khi loài khủng long tuyệt chủng.

[7] Xem ghi chú hình 2 cho danh sách của các trường đại học.

[8] Tôi tìm thấy một khuôn mẫu chung khi tôi mở rộng mẫu đến năm 2005, mặc dù một số trường không báo cáo kết quả việc làm trước năm 2010. Để thử thách thêm tính vững chắc, tôi sử dụng dữ liệu từ năm 2005 đến năm 2014 để chạy hồi quy logit đa thức về kết quả việc làm trên năm tốt nghiệp với hiệu ứng cố định và trường với hiệu ứng cố định và một biến chỉ báo với trị số bằng 1 khi người tốt nghiệp là một người nghiên cứu lịch sử kinh tế. Tương ứng với dữ liệu thô ở hình 2, chỉ báo nhà sử học kinh tế đã không quan trọng trong toàn bộ kết quả, với sự loại bỏ vị trí biên chế lâu dài bên ngoài bảng 20 trường hàng đầu của Mỹ và các bảng phân loại khác. Kết quả cho thấy trong phụ lục trực tuyến. Dĩ nhiên, khi nghiên cứu sinh tự chọn vào các lĩnh vực khác thì những mối tương quan này nên được lý giải cẩn trọng.

[9] Xu hướng các nhà sử học kinh tế đi làm việc cho chính phủ và bộ phận tư nhân thấp có thể phản ánh sự khác nhau trong sở thích và nhu cầu đối giữa nhà sử học kinh tế với những nhà kinh tế học khác trong những bộ phận này.

[10] http://www.theatlantic.com/politics/archive/2009/06/an-interview-with-paul-samuelson-part-two/19627.

[11] Nên xem các con số trong phụ lục trực tuyến được phân loại theo các tạp chí lịch sử kinh tế và theo các chủ đề được viết về lịch sử và 5 tạp chí hàng đầu và cách chúng thay đổi qua thời gian.

[12] Một hạn chế nghiêm trọng của việc khảo sát các bài báo xuất bản trên các tạp chí hàng đầu và xem chúng như là một thước đo “thị hiếu” của một nhà kinh tế học tầm trung là tập các bài viết được xuất bản còn tùy thuộc vào bài viết nào được chấp nhận và bài viết nào được đệ trình. Đó là một hạn chế quan trọng. Vấn đề này là đặc biệt xác đáng trong lịch sử kinh tế, khi một số bài lịch sử kinh tế tốt lựa chọn hình thức xuất bản sách.

[13] Bài viết gần đây của Gary Richardson và William Troost (2009) Mark Carlson and Kris Mitchener (2011) và của Eric Hilt, Carola Frydman và Lily Zhou (2015) là những vì dụ gần đây tốt. Cũng xem thêm Occhino, Oosterlinck và White (2006) và Calomiris (1997, 2003).

[14] Những ví dụ gần đây đến đầu óc tôi lúc này là những bài viết của Shiue (2002), Keller và Shiue (2007), Bleakley (2007), Miller (2008), Rosenthal và Wong (2011), Bogart và Chaudhary (2012, 2013), Chaney (2013), Long và Ferri (2013), Naidu và Yuchtman (2013), Cascio và Washington (2014), piketty và Zucman (2014), Hornbeck và Naidu (2014), Voigtlander và Voth (2013), Squicciarini và Voigtlander (2015), Clay và Schimick (2015), Hanlon (2015), Donaldson và Keniston (2015), Donaldson (2015), Alsan (2015), Alsan và Goldin (2015), và Lewis (2015), Jha (2015), Parman (2015), Carvalho và Koyama (2015, và Saleh (2015). Cũng xem cuộc thảo luận trong Temin (2013).

[15] Những ví dụ gần đây gồm có Boustan (2010), Boustan, Fishback and Kanton (2010), Wright (2013), Goldin và Katz (2008), Goldin và Olivetti (2013), Goldin (2014), Boustan và Margo (2015), Collins và Wannamaker (2014, 2015), Fetter (2013), Costa và Kahn (2003), bandiera, Mohnen, Rasul, Iarengo (2015), Fouka (2015), Eli và Salisbury (2015), và Bailey (2010, 2015).

[16] Nghĩ về ví dụ về chứng cứ định tính trên những cơ chế dựa-trên-danh-tiếng để điều hành hoạt động mậu dịch giữa các thương gia Magribi (Grief 1989, 1993), và cách tiếp cận “phân tích trần thuật” (Bates, Greif, levi, Rosenthal 1998) ngày càng phổ biến hơn.

[17] Sự thay đổi này trong sử học kinh tế không có gì đáng ngạc nhiên. Kỹ thuật viết lịch sử kinh tế “tư tưởng lớn” không có sự thay đổi nhiều, nhưng có một sự cải thiện lớn trong kỹ thuật đưa ra những câu hỏi nhỏ hơn, với sự gia tăng các dữ liệu sẵn có, việc số hóa thuận tiện, các kỹ thuật kinh trắc học, v.v.. Vì thế nó dường như có lý khi lịch sử kinh tế đã dành một số nguồn dữ liệu cho việc đó.

[18] Trong số này đáng chú ý có các bài của Nunn 2008, Nunn và Wantcheckon (2011), Alesina, Giuliano và Nunn (2013), Bleakley và Lin (2012), Dell (2010, 2012, 2015), Voigtlander và Voth (2012), Dippel (2014), Squicciarini và Voigtlander (2015), Cantoni và Yuchtman (2014), Libecap và Lueck (2011), Dittmar (2011), Becker và Woessman (2009), Aimone, Lannaccone, Makowsky, và Rubin (2013), Haber (2015), Donaldson và Hornbeck (2015), Michalopoulos và Papaioannou (2013), và Ambrus, Field và Gonzalez (2015).

[19] Một ví dụ ban đầu là Jensen, Kaplan, Naidu, à Laurence Wilse-Samson (2013).

[20] Xem: http://deepdive.stanford.edu/.

Print Friendly and PDF