9.7.16

Vì sao cử tri phớt lờ ý kiến của các chuyên gia?



Jean Pisani-Ferry (1951-)

Vì sao cử tri phớt lờ ý kiến của các chuyên gia?

Jean Pisani-Ferry
PARIS – Vào lúc các công dân Anh đi bỏ phiếu vào ngày 23 tháng 6 để quyết định liệu đất nước họ có tiếp tục là thành viên trong Liên minh châu Âu (EU, European Union) hay không, thì không hề thiếu các lời khuyên nghiêng về phía “ở lại EU”. Nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài và lãnh đạo tinh thần đã lên tiếng bày tỏ rõ ràng sự lo ngại về những hậu quả của việc “rời bỏ EU”, và đại đa số các nhà kinh tế đã cảnh báo việc rời bỏ EU sẽ dẫn đến những tác hại đáng kể về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, những lời cảnh báo trên đã bị bỏ qua. Một cuộc thăm dò ý kiến của công ti nghiên cứu thị trường YouGov trước khi diễn ra cuộc trưng cầu​​ ý dân cho biết lý do vì sao: các c tri b phiếu "ri b EU" không tin bt c điu gì t các nhà tư vấn. Họ không muốn các nhận định của họ phụ thuộc vào các chính trị gia, học giả, nhà báo, tổ chức quốc tế, hay viện chính sách. Là một trong những nhà lãnh đạo của chiến dịch "rời bỏ EU", bộ trưởng Tư pháp Michael Gove, người đang tìm cách kế nghiệp vị trí Thủ tướng của David Cameron, đã thẳng thừng khẳng định: "người dân nước này đã ngán đến tận cổ các chuyên gia."
Michael Gove (1967-)
Marine Le Pen (1968-)
Rất dễ coi thái độ này là thắng lợi của sự đam mê trước tính duy lý. Tuy nhiên, khuôn mẫu đang diễn ra ở Anh là một điều quen thuộc kỳ lạ: ở Hoa Kỳ, các cử tri thuộc đảng Cộng hòa bỏ qua ý kiến của các nhà bình luận và đề cử Donald Trump làm ứng cử viên tổng thống của đảng họ; ở Pháp, Marine Le Pen, nhà lãnh đạo của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia, người ít được các chuyên gia ủng hộ, nhưng lại có được sự hỗ trợ rất mạnh mẽ từ phía công chúng bình dân. Ở khắp mọi nơi, có một lượng đáng kể người dân đã trở nên thù địch với giới chuyên gia.
Queen Elizabeth II (1926-)

Vì sao lại có thái độ tức giận này đối với những người đại diện cho tri ​​thc và chuyên môn như vy? Li gii thích đầu tiên là có rất nhiều cử tri đánh giá thấp ý kiến ​​ca nhng người đã tht bi trong vic cnh báo h v nguy cơ ca cuc khng hong tài chính năm 2008. Trong một chuyến viếng thăm Trường Kinh tế London vào mùa thu năm 2008, Nữ hoàng Elizabeth II đã nói thay cho nhiều người trong số họ, khi đặt câu hỏi vì sao không có ai (không có nhà kinh tế nào – ND) dự báo được cuộc khủng hoảng đó. Hơn nữa, sự ngờ vực đối với việc các nhà kinh tế, bị phim Inside Job (Cuộc khủng hoảng kinh tế) vào năm 2010 thể hiện như là tù nhân của giới tài chính, vẫn chưa được giải tỏa. Người dân cảm thấy tức giận về điều mà họ cho là một sự phản bội của giới trí thức.
Hầu hết các nhà kinh tế, không kể đến các chuyên gia thuộc các ngành khoa học khác, xem những cáo buộc như trên là điều không công bằng, bởi vì nếu có một số rất ít các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng sự phát triển của ngành tài chính; thì uy tín của họ nói chung đã bị sứt mẻ nghiêm trọng. Bởi vì không có ai đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cho những hậu quả thời hậu khủng hoảng, lỗi này đã trở thành lỗi của tập thể.
Lời giải thích thứ hai liên quan đến các chính sách mà giới chuyên gia đã ủng hộ. Các chuyên gia bị cáo buộc là có tiên kiến, không nhất thiết bởi vì họ là đối tượng của những xung đột lợi ích đặc biệt, mà bởi vì, với tư cách là một ngành nghề chuyên môn, họ ủng hộ người lao động được tự do di chuyển qua biên giới các nước, mở cửa thương mại và toàn cầu hóa nói chung.
Có một số cơ sở trong lập luận này: mặc dù không phải tất cả các nhà kinh tế, và chắc chắn không phải tất cả các nhà khoa học xã hội, ủng hộ sự hội nhập quốc tế, nhưng so với người dân thường, họ chắc chắn có xu hướng thiên nhiều hơn về việc làm nổi bật lợi ích của những chính sách nói trên.
David Cameron (1966-)
Điều này dẫn đến lời giải thích thứ ba có sức thuyết phục nhất: trong khi các chuyên gia nhấn mạnh đến lợi ích tổng thể của việc mở cửa thương mại, họ có xu hướng bỏ qua hoặc làm giảm tác động của nó đến một số ngành nghề hoặc cộng đồng cụ thể. Họ coi vấn đề nhập cư – điều mà Cameron đã quy cho chiến thắng của chiến dịch "rời bỏ EU" – như là một lợi ích ròng cho nền kinh tế; nhưng họ lại không chú ý đến những hệ lụy đối với người lao động, những người trải nghiệm áp lực trong chiều giảm của tiền lương mình, hoặc đối với những cộng đồng đang đấu tranh vì tình trạng khan hiếm nhà ở giá rẻ, trường học đông đúc, và một hệ thống chăm sóc y tế quá tải. Nói cách khác, các chuyên gia có tội vì sự thờ ơ của họ.
Lời phê phán này phần lớn là đúng. Như Ravi Kanbur thuộc trường Đại học Cornell đã chỉ ra, từ nhiều năm trước, rằng các nhà kinh tế (và các nhà hoạch định chính sách) có xu hướng xem xét vấn đề từ một quan điểm tổng thể, từ một quan điểm trung hạn, và cho rằng các thị trường vận hành đủ tốt để chịu đựng một lượng lớn các cú sốc bất lợi. Quan điểm của họ xung đột với quan điểm của những người quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phân phối, có tầm nhìn khác (thường mang tính ngắn hạn), và cảnh giác đối với các ứng xử mang tính độc quyền.
Ravi Kanbur (1954-)
Nếu các nhà kinh tế và các chuyên gia khác muốn lấy lại niềm tin của người dân họ, thì họ không nên làm ngơ trước những quan ngại nói trên. Trước tiên, họ nên khiêm tốn và tránh dạy đời. Họ nên đưa ra các quan điểm chính sách trên cơ sở các bằng chứng sẵn có, hơn là trên các định kiến. Và họ nên học cách thay đổi ý kiến nếu dữ liệu không chứng thực niềm tin của mình. Điều này tương ứng phần lớn với điều mà các nhà nghiên cứu đang làm; nhưng khi nói chuyện trước công chúng, các chuyên gia có xu hướng đơn giản hóa thái quá quan điểm của họ.
Đối với các nhà kinh tế, tính khiêm tốn cũng có nghĩa là lắng nghe ý kiến của các đồng nghiệp từ các ngành khoa học khác. Về vấn đề nhập cư, họ nên lắng nghe ý kiến của các nhà xã hội học, các nhà khoa học chính trị, hoặc các nhà tâm lý học về những hệ quả có thể có của việc chung sống trong các cộng đồng đa văn hóa.
Thứ hai, các chuyên gia nên nghiên cứu chi tiết hơn trong các cách tiếp cận của mình. Họ nên đặc biệt xem xét tác động của các chính sách không chỉ trên tổng GDP trong trung hạn, mà còn về tác động của các chính sách qua thời gian, không gian, và giữa các tầng lớp xã hội. Quyết định về một chính sách có thể mang tính tích cực trong tổng thể, nhưng lại gây hại nặng nề đối với một số tập thể –như thường xảy ra đối với trường hợp của các biện pháp tự do hóa.
Thứ ba, các nhà kinh tế nên vượt ra ngoài giới hạn của sự quan sát (nói chung là đúng), theo đó các hiệu ứng về phân phối lợi ích nói trên có thể được giải quyết thông qua việc đánh thuế và trợ cấp, và tìm ra cách chính xác để thực thi các chính sách này. Vâng, nếu quyết định về một chính sách tạo được lợi ích cho tổng thể, thì trên nguyên tắc có thể đền bù cho những người bị thua thiệt. Nhưng nói thì dễ hơn làm.
Trong thực tế, thường rất khó để nhận diện những người bị thua thiệt và tìm ra đúng công cụ để hỗ trợ cho họ. Sẽ là một sự lười biếng trí tuệ thuần túy khi cho rằng có thể giải quyết được các vấn đề mà không xem xét đến cách thức như thế nào và trong điều kiện nào. Nói với những người bị tổn hại rằng họ có thể tránh được cơn đau không giúp họ không oán trách; nó chỉ khích động thêm sự oán giận đối với các chuyên gia và các nhà kỹ trị.
Do sự mất lòng tin ngày càng tăng của công chúng đối với giới chuyên gia sẽ là môi trường tốt cho những kẻ mị dân nên điều này đặt ra một mối đe dọa đối với nền dân chủ. Các học giả và nhà hoạch định chính sách có thể bị cám dỗ đáp trả bằng cách gạt bỏ điều trông giống như một thắng lợi của sự thiếu hiểu biết và rút lui vào tháp ngà. Nhưng điều này không giúp cải thiện được vấn đề. Và cũng không cần thiết phải đầu hàng. Điều cần thiết là nhiều trung thực hơn, khiêm tốn hơn, phân tích chi tiết hơn, và đưa ra các giải pháp tinh tế hơn.
Jean Pisani-Ferry là giáo sư tại trường quản trị Hertie School of Governance ở Berlin, và hiện là Tổng ủy viên của tổ chức France Stratégie, một định chế tư vấn về chính sách ở Paris.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Why Are Voters Ignoring Experts?, Project Syndicate, Jul 1, 2016.
----
Bài có liên quan:
·         BREXIT: Li dị kiểu Ănglê
Print Friendly and PDF