14.2.17

Cuộc săn lùng gay go các “tin tức giả mạo”



CUỘC SĂN LÙNG GAY GO CÁC “TIN TỨC GIẢ MẠO”
Phân tích. Các vị đại diện chính trị và các phương tiện truyền thông phải chứng minh được nghị lực giống như nghị lực mà họ đã dùng để chất vấn các nền tảng mạng, nhằm lấy lại niềm tin của người dân.
“Facebook và Google, đặc biệt, từ nay đã được yêu cầu phải hành động để kiểm soát hành vi của những người sử dụng mạng của họ.” QUENTIN HUGON / WORLD
Phẫn nộ trước những tin tức giả mạo. Trong khi làn sóng cú sốc của việc Donald Trump đắc cử vẫn còn vang động, thì châu Âu đang tự động viên chống lại những “thông tin sai lệch”, được cho là đã đóng một vai trò trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và rằng cái bóng [của những thông tin sai lệch đó] đang trùm lên những cuộc bầu cử sắp tới được dự kiến diễn ra tại Pháp và Đức, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông truyền thống bị mất đi và những lo ngại về các hành động tuyên truyền của nước ngoài – đặc biệt là của Nga.
Đây là điều rất cần thiết, tinh thần nhận thức trên diện rộng này phải hết sức cảnh giác trước bất kỳ sự đơn giản hóa nào. Hiện tượngtin tức giả mạo không phải là điều mới xảy ra hôm qua, quy mô của nó rất khó đo lường, mối tương quan với kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không thể được xác định một cách chính xác, và bản thân khái niệm “thông tin sai lệch” – đề cập đến một nội dung không chính xác một cách cố ý, được trình bày dưới hình thức tin tức báo chí – ăn khớp với các tin tức thời sự khác, giống như một sự rải chất độc vì mục đích chính trị, một trò đánh lừa, một sự “thông tin lại” của phe cực hữu, một sự tìm kiếm số lượt truy cập và lợi nhuận một cách vộ độ...
Tuy nhiên, sự ghi nhận chung là về một sự mở rộng quy mô của hiện tượng này, được thúc đẩy bởi công nghiệp chế biến cáctin tức giả mạo”, không gian công cộng bị các truyền thông dối trá làm suy yếu, chủ nghĩa mưu phản và những người ủng hộ sự thật ngụy tạo [post-vérité/post truth hay hậu sự thật - ND] và cuối cùng là bởi sự phát triển ngoạn mục của các công cụ tìm kiếm và của các mạng xã hội từ nay được xem như là một phương tiện truyền thông.
Ngày nay, những tin tức giả mạo lan tỏa nhanh hơn và hiệu quả hơn so với trước đây – lỗi này, một phần, thuộc về các nền tảng mạng đã ưu áisự tham gia của những người sử dụng mạng của họ, có nghĩa là việc họ chia sẻ, bình luận,thíchcác nội dung trên mạng. Và do đó dẫn đến một phần thưởng cho những nội dung làm động lòng, làm chướng tai gai mắt, gây phản ứng lại – đối với những hình ảnh các con vật dễ thương hay đối với những lời nói dối trơ trẽn.
Các nền tảng mạng tự coi mình là trung lập
Chính định kiến này, thứ mà ngày nay đang bị cáo giác, sau những thông tin sai lệch, chẳng hạn như sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng đối với Donald Trump, đã được đọc và chia sẻ rộng rãi hơn cả những quan điểm đối trọng trung thực. Đặc biệt, Facebook và Google, từ nay đã được yêu cầu phải hành động để kiểm soát hành vi của những người sử dụng mạng của họ.
Tại Vương quốc Anh, Hạ viện vừa mở một cuộc điều tra của quốc hội về vấn đề này. Pháp muốn tổ chức các cuộc thảo luận, đặc biệt với Facebook và Google. Tại Đức, các mạng xã hội bị răn đe bởi một luật quy định việc trừng phạt hành vi phổ biến các thông tin sai lệch. Ủy ban châu Âu cũng yêu cầu phải có một hành động kiên quyết hơn đối với các nền tảng mạng lớn thông qua phát biểu của Ủy viên phụ trách về kỹ thuật số, Andrus Ansip.
Các áp lực cũng bắt đầu, và đây là điều mới, phát sinh từ bên trong: trong nội bộ Twitter, Facebook hoặc Google, đã có những tiếng nói yêu cầu các doanh nghiệp này phải làm nhiều hơn – và tốt hơn nữa – đối với những người sử dụng mạng Internet và lạm dụng công cụ của họ để truyền bá những lời dối trá, những lời tuyên truyền và những hệ tư tưởng mang tính hận thù.
Nhưng, những yêu cầu trên trái với vị thế của các nền tảng mạng này, những người tự cho mình, về bản chất, là trung lập:Chúng tôi không phải là những phương tiện truyền thông, họ khẳng định, núp sau việc cho rằng chính các thuật toán đã “lựa chọn” những nội dung được đưa lên mạng. Các nước mong muốn Facebook hoặc Google hành động như những nhà điều tiết và tìm ra những phương tiện để sàng lọc nội dung; họ [Facebook hoặc Google] cho rằng vai trò của họ tốt nhất là cung cấp cho bên thứ ba các công cụ điều tiết – như Facebook đã thực hiện, từ nhiều năm nay, liên quan đến những chủ đề như ngăn ngừa việc tự tử.
Hệ tư tưởng tự do triệt để
Tuy nhiên, dưới áp lực của dư luận, họ cũng đã hành động, một phần vì lý do hình ảnh thương hiệu: nhãn Fact Check [Kiểm tra Sự kiện]” trên Google News tại Hoa Kỳ, dự án thẩm tra tập thểFirst Draft [Bản thảo đầu tiên]” của Google hợp tác với nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, trong đó có tờ Le Monde, về một hệ thống cảnh báo đối với những thông tin sai lệch được thử nghiệm trên Facebook. Sự tự điều tiết để tránh sự điều tiết: một công thức đã được biết đến.
Tính hiệu quả? Ấn tượng để lại cho đến nay là các sáng kiến này là sáng kiến của các nền tảng mạng muốn cho thấy rằng họ không thụ động, nhưng còn do dự giải quyết vấn đề một cách toàn diện và dứt khoát. Vì những lý do kinh tế: tuyển dụng hoặc tài trợ cho một đội quân những người điều tiết và người kiểm tra sự kiện [fact checkers] sẽ làm suy yếu mô hình của họ, giống như việc làm giảm khối lượng các nội dung đang lưu thông hoặc kiềm chế những người sử dụng mạng.
Nhưng cũng vì những lý do văn hóa: dựa trên một hệ tư tưởng tự do triệt để, bị cuốn hút bởi sự tự do chia sẻ kiến thức, các doanh nghiệp này xem tất cả những hạn chế về tự do ngôn luận theo kiểu Mỹ là một mối nguy hiểm. Không phải là không có lý do: như những người sử dụng Internet đã trải nghiệm ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc hay ở những nơi khác, ranh giới giữa sự ngăn chặn được hợp thức hóa bởi pháp luật một cách dân chủ và sự kiểm duyệt về mặt chính trị là rất mong manh.
Nếu phải chịu trách nhiệm lớn hơn, các mạng xã hội và các nhà khai thác mạng lớn cũng được xem là những con dê tế thần tiện lợi. Sự thành công mang tính virus của những thông tin sai lệch quá đáng không chỉ dựa vào sức mạnh của các nền tảng mạng Facebook hoặc Google, mà còn dựa vào điều mà chúng ta có thể gọi, không có cách gọi nào khá hơn, là “sự khát khao muốn tin”.
Trong chiến dịch [tranh cử tổng thống] của Mỹ, hàng triệu cử tri đã chia sẻ những thông điệp này bởi vì họ hoàn toàn không tin vào các phương tiện truyền thông, luôn bị nghi ngờ có định kiến, và cũng chẳng tin vào ứng cử viên [tổng thống] nào, được cho là đều tham nhũng. Tuyên truyền và thông tin sai lệch bổ sung cho nhau, đầu tiên và trước hết, vì cuộc khủng hoảng niềm tin khủng khiếp này, mà khi đối mặt với tình trạng này các vị đại diện chính trị và các phương tiện truyền thông phải thể hiện được nghị lực giống như nghị lực mà họ đã dùng để chất vấn các nền tảng mạng.
Phụ trách mục Pixels
Nhà báo
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: La traque ardue des “Fake news”, Le Monde, 02.02.2017
Print Friendly and PDF