10.6.18

Chiều kích lịch sử

CHIỀU KÍCH LỊCH SỬ

Tác giả: Antoine-Augustin Cournot*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Khi thiên tài của Bacon ra công tóm tắt trong một bảng phân loại bách khoa những tri thức của nhân loại, và chỉ ra các kết hợp chính, ông ta đã sắp xếp chúng dưới ba loại hay hạng mục lớn: lịch sử, thi ca (văn học), và khoa học, tương ứng với ba năng lực chính của con người là trí nhớ, trí tưởng tượng, và lý trí. Chúng ta sẽ trở lại bảng phân loại nổi tiếng – từng được ca ngợi và cũng bị chỉ trích rất nhiều – này sau, cùng với những thay đổi mà d'Alembert* đã đề nghị trong bài biểu văn đặt ở đầu bộ Bách khoa Toàn thư Pháp* của thế kỷ XVIII; ở đây, hãy chỉ đề cập đến nó như bằng chứng về sự tương phản giữa hai yếu tố – một lịch sử, một khoa học hay lý thuyết – và cả hai đều là thành tố của hệ thống tri ​​thc chung ca ta, và thử nắm bắt chính xác bản chất cũng như tính năng đặc thù của chúng. Nhưng hai yếu tố này không chỉ kết hợp trong hệ thống tri ​​thc mà thôi: bởi khi chúng ta rời vùng đất của tưởng tượng văn học hay suy tư triết học, để bước vào lĩnh vực ứng dụng thực tế và hiện thực của cuộc sống, ta vẫn gặp lại chúng trong đủ thứ kết hợp và tương phản khác. Ngày nay, tại điểm dừng trong sự hiểu biết của ta về các thiết chế xã hội và điều kiện sống của các dân tộc, chúng ta nhận thức rõ rệt rằng, trong đó, có một phần ảnh hưởng thuộc về truyền thống, vào những đặc trưng ban đầu, nói tóm gọn trong một từ, vào những sự kiện mà chỉ lịch sử mới có chìa khóa để mở, trong khi một phần khác lại thuộc về những điều kiện được rút ra từ bản chất vĩnh viễn của sự vật, và do đó, là một đối tượng nghiên cứu độc lập với bất kỳ tiền lệ lịch sử nào.
Trong tất cả những gì liên quan tới pháp luật và thể chế pháp lý, sự tương phản này là hiển nhiên tới mức nó đã dẫn đến sự hình thành và đối kháng của hai trường phái pháp gia: trường phái gọi là lịch sử hay truyền thống[1], và trường phái, do đối lập, được gọi là thuần lý hay lý thuyết. Trong các cuộc khủng hoảng mang tính cách mạng thời hiện đại, điều được biểu đạt rõ ràng nhất là cái xu hướng của xã hội nhằm tự tổ chức trên một cơ sở thường trực và có hệ thống theo các quan niệm của trường phái lý thuyết, song song với một cuộc đấu tranh chống lại những trở ngại mà các tiền lệ lịch sử còn cố gài đặt trên đường thực hiện các hệ thống và lý thuyết. Có lúc ta thấy xã hội hoàn toàn lao vào tinh thần hệ thống; có lúc các phản ứng không thể tránh khỏi trả lại thế thượng phong cho phe bảo lưu tiền lệ lịch sử và truyền thống quá khứ; cuối cùng, có lúc các vị này lại muốn thỏa hiệp với tinh thần mới, bằng cách ủng hộ dưới danh nghĩa lý thuyết những gì chỉ có thể thực sự có sức mạnh nhờ các tiền lệ lịch sử. Những quá đà trong tư tưởng (để tránh nói về những quá đà mang tính chất khác và đáng tiếc hơn), chủ yếu được thể hiện ở sở thích và sự tôn thờ mang tính độc quyền và cố chấp đối với trường phái này hay trường phái kia của hai yếu tố mà thật ra ta phải luôn luôn tính đến, và công nhận phần ảnh hưởng chính đáng trong tổ chức của mọi xã hội. Hơn nữa, hiển nhiên là khi những cuộc sống cá nhân bị thu hẹp lại nhiều hơn, dù nói một cách tuyệt đối hoặc so sánh tương đối, thì mọi thứ bất bình đẳng sẽ bị san bằng, mọi ý tưởng và đam mê sẽ trở thành phổ biến; và ảnh hưởng của những tiền lệ lịch sử sẽ mỗi ngày một yếu hơn, khi sự diễn tiến của các biến cố phải tự thích nghi vào một trật tự lý thuyết nào đó mà những tình cờ phát sinh từ các bậc thang cao của địa vị, tài năng và thiên tài không còn quấy rầy nổi ở cùng một mức độ nữa.
Nhưng không nên hiểu lịch sử như chỉ bao gồm loại ký thuật về những biến cố chính trị, bảng số phận của các quốc gia, các cuộc cách mạng, các đế chế. Trong bản chất của lịch sử, không chỉ có sự can thiệp của chính nghĩa đạo đức, sự thăng trầm của tự do, và niềm đam mê của con người trong cuộc chiến với định mệnh và tai ương từ bên ngoài… nhằm sưởi ấm trí tưởng tượng của sử gia, tô điểm cho những bức tranh sử học và ban cho ký thuật của họ một sức thu hút bi kịch. Khoa học, nghệ thuật, văn chương đều có lịch sử của chúng; loại vật thể lớn của tự nhiên, những hiện tượng vật lý cũng đều có niên đại, biên niên, tường thuật lịch sử... trong vô số trường hợp. Người ta có thể viết lịch sử của một ngọn núi lửa, như lịch sử của một thành phố chẳng hạn. Vậy thì chúng ta nên tìm hiểu xem cái gì là đặc trưng bản chất của yếu tố lịch sử, mà không e sợ sự khô cằn của những quan niệm trừu tượng, đồng thời cố gắng làm bật ra cái ý tưởng cơ bản của loại phụ kiện đã khiến cho nó thành phức tạp hay đẹp đẽ.
Trong trình tự của những hiện tượng thuần túy cơ học, hãy lấy ví dụ đơn giản nhất, sự chuyển động của một hòn bi lăn trên thảm, do lực đẩy nó nhận được. Nếu xét hòn bi này tại một thời điểm bất kỳ nào trong chuyển động của nó, ta chỉ cần biết vị trí và tốc độ hiện tại của nó, bản chất của sự ma sát và những lực cản khác mà nó chịu đựng, là đủ để định ra vị trí và vận tốc của nó, hoặc tại một thời điểm trước khi ta xem xét nó, hoặc tại một thời điểm sau khi đã xem xét nó, và cuối cùng nơi nào và lúc nào sự ma sát và những lực cản khác sẽ đặt nó vào một trạng thái nghỉ mà nó không ra khỏi nữa, trừ phi có những lực mới đến và tác động lên nó. Nhưng nếu ta lấy điểm xuất phát là một trong những khoảnh khắc đến sau lúc hòn bi đã ngừng nghỉ, thì rõ ràng là: 1) cả tình trạng hiện tại của hòn bi, lẫn tình trạng của những vật thể chung quanh có thể truyền cho nó xung lực ban đầu, đều sẽ không thể cung cấp dấu vết của các giai đoạn mà hòn bi đã vượt qua trong trạng thái chuyển động; 2) trong khi ta vẫn có thể chỉ định các giai đoạn ngừng nghỉ và chuyển động mà hòn bi sẽ vượt qua trong tương lai, dựa trên hiểu biết về tình trạng hiện tại của cả hòn bi lẫn của các vật thể khác, mà do trạng thái đang chuyển động hiện thời có khả năng sau đó va vào hòn bi, và truyền cho nó một xung động mới.
Nói chung, và không dừng lại lâu hơn trong ví dụ có lẽ thô sơ này, chúng ta nhận thức rằng những điều kiện của tri ​​thc lý thuyết, cho các s kin trong quá kh và cho các sự kiện trong tương lai, là không giống nhau; điều này chủ yếu là do trong số những chuỗi hiện tượng đang cuốn móc nhau đó, bằng cách luân chuyển cái này lần lượt là hệ quả rồi lại là nguyên nhân của cái kia, có những chuỗi ngừng hẳn lại, và có những chuỗi khác kéo dài vô thời hạn; cũng giống như trong trình tự các thế hệ con người, có những gia đình đã tắt ngúm trong khi những gia đình khác còn lưu tồn mãi mãi.
Để không lao ngay từ đầu vào các cuộc tranh cãi của Nhà Trường (Kinh viện) về cái mà ta từng gọi là tự do ý chí của con người, hãy tự giới hạn mình vào việc xem xét những hiện tượng tự nhiên, nơi mà các nguyên nhân và hệ quả cuốn móc nhau theo một sự thiết yếu nghiêm ngặt, như mọi người đều công nhận. Lúc đó, chắc chắn cũng sẽ đúng khi nói rằng hiện tại đang thai nghén tương lai, tất cả các tương lai, theo nghĩa là mọi giai đoạn tiếp theo đều đã được ngầm xác định bởi giai đoạn hiện nay, dưới tác động của các quy luật thường hằng hay nghị định đời đời mà thiên nhiên tuân theo. Thế nhưng, ta lại không thể nói, không hạn chế, rằng hiện tại cũng đang thai nghén quá khứ tương tự như vậy, bởi vì đã có những giai đoạn trong quá khứ mà hiện trạng không còn cho thấy dấu vết gì nữa, và trí thông minh mạnh mẽ nhất cũng không thể dựa trên những tri thức lý thuyết về quy luật thường hằng, và sự quan sát hiện trạng để quay lại đấy; trong khi hai dụng cụ ấy sẽ là đủ, cho một trí thông minh có được những năng lực tương tự như con người tuy có phần mạnh mẽ hơn, để đọc thấy từ trạng thái hiện tại, hàng loạt các chuỗi biến cố trong tương lai, hoặc chí ít để nắm lấy một phần của loạt chuỗi này, mỗi ngày một lớn hơn, khi những năng lực đó cũng ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. Như vậy, dù thoạt nhìn lần đầu, khẳng định này có vẻ gì kỳ lạ, nhưng đúng là lý trí có khả năng biết tương lai hơn là quá khứ một cách khoa học. Rào cản cho những dự đoán lý thuyết về tương lai xuất phát từ sự không hoàn hảo của tri thức và dụng cụ khoa học của ta, và có thể được khắc phục nhờ sự tiến bộ trong các lĩnh vực quan sát và lý thuyết: ngược lại, đã có vô số sự kiện từng xảy ra trong quá khứ, với bản chất cơ bản là thoát khỏi mọi nỗ lực điều tra lý thuyết dựa trên sự ghi nhận những sự kiện hiện thực và tri ​​thc v các quy lut thường hằng, và vì vậy chỉ có th được biết qua lch s, hoc nếu không có truyn thng lch s, thì sẽ luôn luôn như thể chúng chưa từng bao giờ xảy ra đối với chúng ta. Thế nhưng nếu tri ​​thc lý thuyết có kh năng tiến triển vô hn định, thì loại thông tin v quá khứ của truyn thng lch s nht thiết phi có mt cột mốc mà không một công trình nghiên cứu nào của các nhà cổ học có thể đẩy lui: sự tương phản đầu tiên giữa tri ​​thc lý thuyết và tri ​​thc lch s, hay nếu ta muốn, gia yếu tố lý thuyết và yếu t lch s trong tri thức ca chúng ta, bắt nguồn từ đấy.
Antoine-Augustin Cournot,
Essai sur les fondements de nos connaissances
et sur les caractères de la critique philosophique
(Tiểu luận về Nền tảng của Tri thức
và về Đặc tính của Phê phán Triết học), 1851
Paris, Vrin, 1975, tr.




Chú thích:
[1] Ở đây, Cournot chỉ Trường phái Luật học Lịch sử mà Friedrich Carl von Savigny* là một trong các đại diện chính.

Print Friendly and PDF