4.7.18

Trung Quốc, trận chiến các chuẩn đằng sau cuộc chiến tranh thương mại


TRUNG QUỐC: TRẬN CHIẾN CÁC CHUẨN ĐẰNG SAU CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
Điện thoại thông minh Vivo của Trung Quốc, đối tác của Giải Bóng đá Thế giới năm 2018 tại Nga. (Nguồn: Vivo Global)
[Đội tuyển bóng đá] Trung Quốc không đủ điều kiện để tham dự Giải Bóng đá Thế giới năm 2018, nhưng nhiều thương hiệu Trung Quốc có mặt ở Moscow. Những vụ bê bối được lặp đi lặp lại trong nội bộ tổ chức FIFA [Liên đoàn Bóng đá Thế giới] đã khiến các doanh nghiệp phương Tây xa lánh giải. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để lao vào lỗ thủng các nhà tài trợ. Hisense, Mengniu và Vivo đã trở thành những đối tác của Giải Bóng đá Thế giới ở Nga, đáp lại giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình làm cho Trung Quốc trở thành đất nước của quả bóng tròn. Ngoài thể thao, thách thức còn mang tính chiến lược! Bởi lẽ nếu sự đột phá của các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ mới xuất hiện, họ có thể sẽ sớm dựa vào việc phổ biến các chuẩn Trung Quốc: một thách thức quan trọng hơn nhiều so với những thăng trầm của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Kho các nhãn hiệu và hàng nhái
Từ vài năm gần đây, nhà nước Trung Quốc đã giúp các doanh nghiệp đăng ký các thương hiệu của họ ở nước ngoài.
Vào những năm 1990, một doanh nghiệp lớn của Pháp trong ngành may đo đã phát hiện ra thương hiệu của mình đã được đăng ký ở Indonesia, nơi mà họ có kế hoạch thành lập ở đó. Sự ngạc nhiên còn lớn hơn khi sáng kiến ​​đến t mt đối th cnh tranh mà h phi đàm phán mt tha thun. K t đó có nhiều doanh nghiệp đã có sự trải nghiệm này ở Trung Quốc. Nói rằng người Trung Quốc là người sao chép mới đúng có một nửa, bởi lẽ họ thực sự là những người sao chép xuất sắc. Tiếp theo người Nhật, rồi đến người Hàn Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc thậm chí đã trở thành nhà vô địch về sao chép ở châu Á, nơi mà việc sao chép là một phương thức học nghề trước khi thực hành sáng tạo.
Cùng với khả năng tay nghề [sao chép] này trong vấn đề hàng giả, Trung Quốc từ nay đang cố gắng bảo vệ các thương hiệu của họ. Từ một vài năm gần đây, nhà nước Trung Quốc đã giúp các doanh nghiệp đăng ký tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm của họ ở nước ngoài. Từ năm 2014 đến năm 2017, số lượng các thương hiệu Trung Quốc được đăng ký đã tăng gấp 5 lần ở châu Âu. Số lượng đó đã tăng gấp 8 lần ở Hoa Kỳ. Một cuộc đua đăng ký [thương hiệu] được đặc biệt ghi nhận trong lĩnh vực các chương trình công nghệ thông tin. Ví dụ, Trung Quốc đã tạo ra 8% các ứng dụng mới tại Hoa Kỳ – hơn cả Đức, Vương quốc Anh hoặc Canada.
Cuộc đua các bằng sáng chế
Trong khi Trung Quốc là cường quốc sản xuất lớn nhất thế giới, điều nghịch lý là chỉ có hai thương hiệu Trung Quốc – Huawei và Lenovo – nằm trong top 100 thương hiệu hàng đầu, trong khi có đến ba thương hiệu Hàn Quốc và sáu thương hiệu Nhật Bản. Điểm yếu này có thể được giải thích bởi việc Trung Quốc thâm nhập trễ vào quá trình toàn cầu hoá. Trái ngược với các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc vốn đã xuất khẩu từ đầu những năm 1960 qua việc phô trương các hoạt động của họ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á xuất khẩu với tư cách là những nhà thầu phụ trong các chuỗi giá trị.
Nguồn https://www.uspto.gov/ và 2018 dựa trên cơ sở số bằng sáng chế được đăng ký cho đến ngày 15 tháng 6
Tuy nhiên, đối với các bằng sáng chế, cuộc đua đã bắt đầu khá tốt. Phải nói rằng sự tiến bộ công nghệ của Trung Quốc là ngoạn mục. Lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba ở Taishan đã đi vào hoạt động, trong khi lò phản ứng hạt nhân EPR [European Pressurised Reactor, Lò nước áp lực cải tiến tiêu chuẩn châu Âu] ở châu Âu còn đang dẫm chân tại chỗ và vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Trong vài năm nữa, tập đoàn Ariane Space sẽ đối mặt với sự cạnh tranh của tên lửa “Trường Chinh” của Trung Quốc. Theo Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), năm 2017, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và đứng thứ hai với 48.882 bằng sáng chế được đăng ký, đứng sau Hoa Kỳ (56.624 bằng sáng chế). Trong số mười doanh nghiệp hàng đầu đăng ký bằng sáng chế trên thế giới có Huawei Technologies, ZTE và BOE (Trung Quốc), Mitsubishi Electric và Sony (Nhật Bản), LG Electronics và Samsung Electronics (Hàn Quốc).
Đến năm 2020, Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng của WIPO. Nếu chỉ nhìn vào sự tiến hóa của các bằng sáng chế được đăng ký ở Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), thì Trung Quốc đứng thứ ba trong số các nước ngoài vào năm 2018. Khoảng cách này được đặc biệt rút ngắn giữa Trung Quốc và Nhật Bản, từ 1 đến 10 trong năm 2010 thành 1 đến 3 vào năm 2018. Trung Quốc cũng đang tiến gần hơn với Đức và Hàn Quốc.
Quốc tế hóa các chuẩn Trung Quốc
Khi tài trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng, chính phủ Trung Quốc không cố gắng cải cách việc quản trị, mà lại gây áp lực lên các nước để họ áp dụng các chuẩn của mình.
Giữa sự đổi mới và sự phổ biến các sản phẩm mới hoặc công nghệ mới, có những chuẩn. Ở châu Âu, các nước đã can thiệp vào việc xác định các chuẩn đó bằng cách điều phối hoặc tài trợ cho quá trình này. Tại Hoa Kỳ, quá trình này, vốn được khởi động với việc thành lập Viện Tiêu chuẩn Kỹ thuật Hoa Kỳ vào năm 1918, đã dựa nhiều hơn vào các hiệp hội ngành nghề. Những doanh nghiệp nào kiểm soát được công nghệ bằng cách thiết lập các chuẩn, sẽ có được một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Trong thực tế, các đối thủ cạnh tranh với họ phải mua thiết bị của họ hoặc một giấy phép [sử dụng].
Đó chính là trường hợp của Qualcomm, công ty đang nắm giữ các bằng sáng chế về công nghệ LTE, 3G và 4G. Mỗi năm, tập đoàn khổng lồ của Mỹ về công nghệ di động thu về hàng tỷ US$ doanh thu từ các bằng sáng chế của họ, trong đó có 8 tỷ US$ chỉ tính riêng Trung Quốc trong năm 2014. Hoạt động của một chiếc máy tính tiền trong một ngành công nghiệp, nơi xác định các chuẩn, là kết quả của một quá trình đàm phán phức tạp giữa các nhà sản xuất lớn và người sử dụng trên khắp thế giới. Các lợi ích còn lớn hơn nữa, khi các chuẩn được xác định một cách đơn phương.
Kể từ khi áp dụng một luật mới về chuẩn mực, Trung Quốc đã tiến từ một phương thức xác định [các chuẩn] được nhà nước kiểm soát thành một hệ thống [các chuẩn] dựa nhiều hơn vào các hiệp hội ngành nghề. Song song đó, Trung Quốc tự thiết lập các phương tiện để quốc tế hóa các chuẩn của mình. Dự án “Một vành đai, Một con đường [OBOR[1]]” cũng là một dự án kinh tế. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là một đòn bẩy mạnh mẽ để phổ biến [các chuẩn]. Khi tài trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng, chính phủ Trung Quốc không cố gắng cải cách việc quản trị, mà lại gây áp lực lên các nước để họ áp dụng các chuẩn của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực – đường bộ, đường sắt, tàu cao tốc đường sắt và tải điện.
Đường dây điện cao thế
Cho đến nay, các doanh nghiệp phương Tây đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị cung cấp những thiết bị đáp ứng các chuẩn của Mỹ hoặc châu Âu. Trong tương lai, họ [các doanh nghiệp phương Tây] có thể sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách chế tạo các thiết bị được thiết kế theo các chuẩn của Trung Quốc.
Trong năm năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 102 tỷ US$ vào việc xây dựng và mua lại các cơ sở hạ tầng truyền tải điện, đặc biệt với việc đóng góp 40% vốn chủ sở hữu trong hệ thống lưới điện quốc gia của Philippines và 27% trong hệ thống lưới điện của Chile. Trung Quốc cũng đã đầu tư một số tiền gấp năm lần như trên vào việc sản xuất điện và số tiền này còn có thể tăng thêm, nếu tập đoàn China Three Gorge Corporation [Tập đoàn Tam Hiệp] nắm quyền kiểm soát công ty Energias de Portugal (EDP) của Bồ Đào Nha. Người Trung Quốc đã đề nghị bỏ ra 7 tỷ US$. Nhưng công ty EDP ​​đã từ chối đề nghị này vào tháng 5, vì cho rằng số tiền đó quá ít.
Các thương vụ mua lại này là một phần của một chiến lược dựa trên cơ sở Trung Quốc có được công nghệ truyền tải điện siêu cao thế, thứ cần thiết cho các trung tâm tiêu thụ khi ở xa các nguồn năng lượng (thủy điện và nhiệt điện). Một công nghệ làm giảm đáng kể chi phí tải điện. Điều này cho phép công ty State Grid Corporation of China[2] [SGCC, Công ty Cổ phần Điện lưới Nhà nước Trung Quốc] thay thế các nhà máy điện ở các vùng ven biển bằng những nhà máy điện hoạt động hiệu quả hơn và ít gây ô nhiễm hơn ở các vùng thuộc miền tây Trung Quốc. Việc quốc tế hóa công nghệ này sẽ mở ra những viễn cảnh mới: ví dụ, công ty State Grid có thể xuất khẩu 4000 MW điện cho Pakistan, mà còn có thể nhập khẩu điện trên một khoảng cách đường rất lớn.
Những tiến bộ công nghệ nói trên có thể kéo theo một sự thay đổi mô thức thương mại. Việc lan rộng các chuẩn Trung Quốc, về bản chất, có thể làm rối loạn các phương thức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Cho đến nay, các doanh nghiệp phương Tây đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị cung cấp những thiết bị đáp ứng các chuẩn mực của Mỹ hoặc châu Âu. Trong tương lai, họ [các doanh nghiệp phương Tây] có thể sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách chế tạo các thiết bị được thiết kế theo các chuẩn của Trung Quốc.
Jean-Raphaël Chaponnière

Jean-Raphaël Chaponnière là nhà nghiên cứu cộng tác với Asie21 (Futuribles) và là thành viên của Trung tâm châu Á. Ông là nhà kinh tế tại Cơ quan Phát triển của Pháp, Cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc và tại Thổ Nhĩ Kỳ, và là kỹ sư nghiên cứu tại CNRS trong 25 năm. Tác phẩm mới nhất của ông, đồng tác giả với M. Lautier: Les économies émergentes d’Asie, entre Etat et marché [Các nền kinh tế mới nổi của châu Á, giữa Nhà nước và thị trường] (Armand Colin, 270 trang, năm 2014).
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch




Chú thích:
[1] OBOR chữ viết tắt của “One Belt One Road Initiative [Sáng kiến Một vành đai, Một con đường]”, các con đường tơ lụa mới của Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào năm 2013. Dự án đặc biệt nhắm đến việc phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước trên một phạm vi rộng lớn, trải dài xuyên các nước Á-Âu, để tăng cường vị thế của Bắc Kinh trên cấp độ toàn cầu.

[2] Công ty Cổ phần Điện lưới Nhà nước Trung Quốc (SGCC) là nhà quản lý mạng lưới điện, nhà cung cấp và nhà phân phối điện lớn nhất trên thế giới về số lượng nhân viên.

Print Friendly and PDF