3.3.19

Hayek hay chủ nghĩa Bolshevik tân tự do

HAYEK HAY CHỦ NGHĨA BOLSHEVIK TÂN TỰ DO

Pierre Rimbert
"Chủ nghĩa tân tự do": thuật ngữ đã được sử dụng rất thường xuyên đến nỗi không còn gợi lên điều gì trong nhãn quan của công chúng ngoài tên gọi bán khoa học "tư duy thị trường". Giống như tất cả các hệ tư tưởng thống trị, hệ tư tưởng này làm cho chúng ta quên đi nguồn gốc của nó để tự nhận là mang tính vĩnh cửu, tự nhiên. Thế mà, ngay từ những thời điểm ban đầu, chủ nghĩa tân tự do trong thực tế là một dòng tư tưởng bên lề thời hậu chiến, mà sau đó được một nhóm nhỏ những người truyền giáo nhiệt thành truyền bá.
Một bích hoạ của Blu trong khu phố Friedrichshain-Kreuzberg, Berlin, 2007. 

Friedrich von Hayek (1899-1992)
John M. Keynes (1883-1946)
Năm 1956, Friedrich von Hayek giải thích "Một nhà kinh tế mà chỉ thuần túy là một nhà kinh tế có khả năng là một tai họa nếu không muốn nói là một nguy cơ thực sự". Sinh năm 1899 trong một gia đình quý tộc của thành phố Vienna (nước Áo), Hayek là hiện thân của chủ nghĩa tân tự do cũng giống như John Maynard Keynes là hiện thân của chủ nghĩa can thiệp. Cả hai người đều chia sẻ một cách tiếp cận đa ngành về kinh tế học, một niềm tin vào sự toàn năng của các ý tưởng và một sự khinh miệt của giới quý tộc đối với người dân. Họ đương đầu với nhau, và các luận đề của họ tiến triển theo pha thời gian đối lập nhaucó tính bá quyền vào những năm đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do bị gạt ra ngoài lề trong thế giới phương Tây vào năm 1944 so với cách tiếp cận của Keynes. 
Ảnh minh họa trên trang bìa của đĩa nhạc 45-vòng "Ghost Town", ban nhạc The Specials, 1981.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Margaret Thatcher chỉa mũi dùi vào các nhạc sĩ khi kéo lùi giờ đóng cửa các quán rượu và các câu lạc bộ v 2h sáng. "Thành phố này đã trở thành thành phố ma, tất cả các câu lạc bộ đều đã đóng cửa. (...) Các ban nhạc sẽ ngưng chơi, có quá nhiều cuộc hỗn chiến trên sàn nhảy," ban nhạc ska The Specials đã hát như vậy trong đĩa nhạc của mình, Ghost Town.
Vào năm đó, trong một bài viết đả kích thành công, The Road to Serfdom (Đường về nô lệ), Hayek khẳng định rằng mọi chính sách dựa trên cơ sở công bằng xã hội và chủ nghĩa can thiệp đều dẫn đến chủ nghĩa phát xít hoặc chủ nghĩa cộng sản. Đối với ông, xã hội – ông ghét thuật ngữ này – không được xây dựng xung quanh các tầng lớp xã hội, cũng như nền kinh tế không được xây dựng xung quanh các đại lượng tổng gộp (cung, cầu), mà dựa trên cơ sở tính duy lý trong hành vi của cá nhân, hòa hợp trong "trật tự tự phát" của thị trường. 
Theo quan niệm này, Nhà nước không đóng vai trò phân phối lại mà đóng vai trò tạo ra các dịch vụ (an ninh, cơ sở hạ tầng, thống kê, thu nhập tối thiểu) được thị trường đảm bảo một cách không thích đáng. Một điều đảm bảo quyền tự do bởi sự phân tán quyền lực. "Chính sự phục tùng của người dân trước các thế lực phi nhân cách của thị trường, những thứ mà trong quá khứ đã tạo ra khả năng phát triển của một nền văn minh mà nếu không có thì khó mà phát triển được; chính sự phục tùng hàng ngày này mà chúng ta đang góp phần xây dựng một điều gì đó lớn hơn mà chúng ta không hiểu được." Được trình bày vào thời điểm mà các chính phủ châu Âu đang xây dựng các hệ thống bảo trợ xã hội dưới áp lực của công chúng, những nguyên tắc này được cho là gàn dở hoặc, trong con mắt của những người theo trường phái tự do, là những điều không tưởng.
Tập hợp một nhóm nhỏ những người có niềm tin, vô cảm với những quyến rũ khó cưỡng của sự thỏa hiệp
Nhưng Hayek là người kiên trì. Ông lưu ý, "thông thường, các ý tưởng mới chỉ bắt đầu gây ảnh hưởng đến hành động chính trị sau ít nhất một thế hệ kể từ khi được trình bày lần đầu." Nếu việc thực thi ý tưởng phụ thuộc vào một tương quan lực lượng thuận lợi giữa các thế lực xã hội và chính trị, thì việc phổ biến ý tưởng là một vấn đề tổ chức. Vào năm 1938, Hayek đã tham gia cuộc hội thảo Walter Lippmann tại Paris, tập hợp những nhân vật quan tâm đến việc xây dựng lại tư tưởng tự do trong bối cảnh phá sản của chủ nghĩa tự do truyền thống và sự thành công của trường phái kinh tế chỉ huy. Sau chiến tranh, ông theo đuổi một chiến lược chinh phục trí tuệ, gợi lại chiến lược của những người Bolshevik: tập hợp một nhóm nhỏ những người có ảnh hưởng, có lựa chọn cẩn thận, vô cảm với những quyến rũ khó cưỡng của sự thỏa hiệp và có niềm tin vào sự thành công lâu dài của những ý tưởng, một điều không tưởng tượng được vào thời điểm hiện tại.

Sức ảnh hưởng trong giới truyền thông

Đây không phải là một đảng phái, mà là một học viện quốc tế, Hội Mont-Pelerin Society, được Hayek thành lập vào năm 1947. Sau đó, là một viện chính sách Anh, Viện các vấn đề kinh tế, được thành lập vào năm 1955, trong khi đó, ông qua Hoa Kỳ và giảng dạy tại Đại học Chicago. Ông giải thích, "Mục tiêu của chúng tôi, không phải là tìm kiếm một giải pháp để dành được sự ủng hộ của quần chúng đối với một chương trình chính trị nhất định, mà ngược lại, đảm bảo có được sự ủng hộ của những nhà tư tưởng giỏi nhất."
Ảnh cổ động của bộ phim đình đám của Spike Lee, "Do the Right Thing [Làm điều đúng]", năm 1989.
Tại Hoa Kỳ, những ý tưởng của Hayek gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách phản xã hội của diễn viên Ronald Reagan, sau này trở thành tổng thống. Đương đầu với cuộc tấn công này, Jesse Jackson, một ứng cử viên da màu không thành công ở vòng tranh cử sơ cấp của Đảng Dân chủ vào năm 1984 và 1988, đã vận động cho một chế độ bảo hiểm xã hội phổ quát và một chính sách tăng thuế đối với người giàu. Những biện pháp mà ứng cử viên chiến thắng của đảng Dân chủ sẽ không dám nhận lấy làm của mình.
Ronald Reagan cùng với chú khỉ Bonzo trong bộ phim "Bedtime for Bonzo (Đến giờ ngủ của Bonzo)", năm 1951.
Gilles Dostaler (1946-2011)
Về việc này, nhiệm vụ của những người theo chủ nghĩa tân tự do tỏ ra ít gay go hơn so với những người theo chủ nghĩa cộng sản: vấn đề không phải là đảo ngược trật tự kinh tế, vốn vẫn đặt cơ sở trên sở hữu tư nhân, mà là sửa chữa chiều hướng dân chủ-xã hội. Nhưng không vì thế mà ác bước chiến lược được Hayek vạch ra vào năm 1960 trong tác phẩm The Constitution of liberty [Sự hình thành của tự do], và được nhà kinh tế Gilles Dostaler tóm tắt, đã không hề thiếu tham vọng vào thời kỳ đó: "Phi quy định hóa, tư nhân hóa, giảm thiểu và đơn giản hóa các chương trình an sinh xã hội, giảm bớt sự bảo hộ chống lại nạn thất nghiệp, loại bỏ các chương trình trợ cấp nhà ở và kiểm soát tiền cho thuê nhà ở, bãi bỏ các chương trình kiểm soát giá cả và sản xuất trong nông nghiệp, giảm bớt thế lực của nghiệp đoàn."
Các ý tưởng của ông được truyền tải trên báo chí, trong các trường đại học, các cơ quan công quyền cấp cao, và giới chủ. Giữa những năm 1970, sự đứt hơi của thỏa hiệp xã hội thời hậu chiến đã tạo điều kiện thuận lợi cho ông. Hayek được trao tặng "giải thưởng Nobel" về kinh tế (đọc thêm bài "Quand une banque distribue des médailles [Khi một ngân hàng phân phát các huy chương]") vào năm 1974, và vào năm sau, một nhà lãnh đạo trẻ của Đảng Bảo thủ Anh tên là Margaret Thatcher đã giơ cao một trong những cuốn sách của ông trong một cuộc tranh luận và giải thích: "Đây này, đây là điều mà chúng tôi tin tưởng."

Giới thiệu tác giả

Pierre Rimbert
Nhà báo Le Monde Diplomatique. Tác giả của tác phẩm “Libération   de Sartre à Rothschild ["Giải phóngSartre tại Rothschild], NXB Raison d’agir, 2005.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
NguồnHayek ou le bolchevisme néolibéralLe Monde Diplomatique, 2016.
Print Friendly and PDF