7.12.19

Cái nghèo thay đổi nếp nghĩ của chúng ta như thế nào


CÁI NGHÈO THAY ĐỔI NẾP NGHĨ CỦA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO
Hiểu tâm lý học có thể là chìa khóa để giải quyết vấn đề này

Ảnh: Matt Chase
Alice G. Walton

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tỉ lệ người dân sống dưới mức 1,90 đô la/mỗi ngày trên toàn cầu đã giảm đi — từ 18% vào năm 2008 xuống còn 11% vào năm 2013. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, tỉ lệ đói nghèo gần như không được cải thiện hơn — vào năm 2016 có 41 triệu người sống dưới mức nghèo khổ ở Mỹ, chiếm gần 13% dân số, gần bằng tỉ lệ của năm 2007. Các sáng kiến về ​​chính sách gn đây ch khiến cho t l này gim đi không đáng k. Ch tch H vin Paul Ryan (đại biu Đảng Cng hòa ca bang Wisconsin) cho biết vào tháng 12 [năm 2017] va qua, chính ph không ch đấu tranh chng li đói nghèo, mà còn thất bại trong chương trình phúc lợi, việc này khiến cho nhiều người ủng hộ Đảng Cộng hòa tin rằng đây là một chính sách thất bại [trong năm 2017], cần phải ưu tiên [thực hiện] trong năm 2018.

Orrin Hatch (1934-)
Paul Ryan (1970-)
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng khi các khoản đầu tư như chương trình phúc lợi chẳng thể giúp người dân thoát nghèo. Thượng nghị sĩ Orrin Hatch (đại diện đảng Cộng hòa của bang Utah) đã tuyên bố vào tháng 12 [năm 2017] vừa qua, khi giải thích quan điểm của ông về chi tiêu chính phủ: “Tôi chỉ tin tưởng vào việc giúp đỡ những người đang không thể tự lực cánh sinh nhưng khi được giúp đỡ thì họ có thể làm được chuyện đó”. “Tôi có một thời gian gian khó muốn chi hàng tỉ, tỉ hay thậm chí hàng nghìn tỉ đô la để giúp đỡ những người không thể tự lực cánh sinh, họ không làm việc gì cả và mong chờ chính phủ liên bang làm mọi cách để giúp họ.”

Tuyên bố của Thượng nghị sĩ Hatch phản ánh quan điểm chung cho rằng việc chính phủ ngưng trợ giúp sẽ buộc nhiều người nghèo phải tự cải thiện điều kiện [sống] của họ. Nếu không có [chương trình] phúc lợi và trợ cấp của chính phủ, liệu những người này có đủ sức khỏe sẽ tìm được việc làm không, liệu họ sẽ được học hành [cơ bản] không, liệu họ sẽ không còn mua vé số nữa không và liệu họ có tập trung vào việc chi trả chi phí sinh hoạt hàng tháng không?

Không hoàn toàn như thế - các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng - công trình nghiên cứu của họ đang kể về một câu chuyện đói nghèo khác. Trái ngược với điệp khúc cho rằng các quyết định tồi tệ sẽ dẫn đến đói nghèo, dữ liệu [trong nghiên cứu của họ] chỉ ra rằng chính gánh nặng trong nhận thức về việc trở thành nghèo sẽ dẫn đến các quyết định tồi tệ. Và trên thực tế, những quyết định - chúng dường như có thể có tác động ngược - có thể hoàn toàn duy lý, thậm chí còn khôn ngoan nữa. Những phát hiện này cho thấy để xóa đói giảm nghèo thành công, [tri thức của] tâm lý học sẽ rất hữu ích cho chúng ta để giải quyết vấn đề này.

Điều gì sẽ dẫn đến các quyết định ‘tồi tệ’

Trong một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên tạp chí Science [Khoa học], các nhà nghiên cứu từ đại học Warwick, đại học Harvard, đại học Princeton và đại học British Columbia nhận thấy rằng với người nghèo, việc họ luôn phải đối mặt với khó khăn về tài chính sẽ tạo ra tình trạng căng thẳng đầu óc (cognitive strain) giống như việc họ mất 13 điểm IQ hay mất ngủ cả đêm. Tình trạng suy giảm nhận thức (cognitive deficit) tương tự được tìm thấy ở những người đang chịu sức ép tài chính trên thực tế. Nghiên cứu của họ là một trong nhiều nghiên cứu cho thấy cái nghèo có thể khiến quá trình nhận thức trở nên tồi tệ.

Anuj K. Shah
Sendhil Mullainathan (1972-)
Nhưng thực tế cho thấy quá trình nhận thức dường như thay đổi các điều kiện tài chính, đây là điều mà Anuj K. Shah của trường Kinh doanh Chicago Booth, cùng với Sendhil Mullainathan của đại học Harvard và Eldar Shafir của đại học Princeton, hai tác giả của bài báo trên tạp chí Science [Khoa học] quan tâm, họ quan tâm đến gốc rễ của vấn đề này. Họ ngờ rằng về bản chất, cái nghèo có thể tạo ra một nếp nghĩ (mind-set) mới — thay đổi những gì con người chú ý đến, và từ đó thay đổi luôn cách con người ra quyết định.

“Một số người cho rằng ta phải thực sự hiểu cấu trúc xã hội rộng lớn của việc trở thành nghèo, của những gì con người làm và cả những gì họ không thể tiếp cận”, Shah cho hay. “Những người khác cho rằng người nghèo có các giá trị hay sở thích khác biệt [với những người khác]. Ta lùi lại và đặt câu hỏi rằng: ‘Có chuyện gì khác đang diễn ra ở đây không?’”.

Cái gì đang diễn ra trong đầu ta?

Để đưa ra một minh họa về việc cái nghèo có thể tác động như thế nào lên quá trình suy nghĩ của một người, hãy thử làm bài kiểm tra dưới đây. Chúng tôi cho bạn 20 giây để xem qua một danh sách các từ, sau đó yêu cầu bạn viết lại chúng càng nhiều càng tốt. Để biết thêm chi tiết, hãy xem mục “Money on the brain” [Tiền trong não], bên dưới.

Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã thiết kế các thí nghiệm đã bỏ đi các từ liên quan đến tiền và đưa vào các từ khác mà nhiều người quan tâm. Trong một nghiên cứu như vậy, các nhà nghiên cứu đã cho người tham gia [thí nghiệm] chơi các biến thể của những trò chơi nổi tiếng như trò Wheel of Fortune [Bánh xe may mắn], trò Angry Birds [Những con chim nổi giận] và trò Family Feud [Chung sức] nhằm tìm ra đáp án cho câu hỏi bằng cách nào mà sự khan hiếm tác động lên sự chú ý của người chơi. Người “giàu” trong các hoàn cảnh này có nhiều cơ hội hơn để ăn điểm, cho nên họ có nhiều thời gian hơn để chơi. Còn người “nghèo” có ít cơ hội hơn.

Trong trò Wheel of Fortune, các nhà nghiên cứu đã đo lường mức độ mệt mỏi trong nhận thức của người chơi. Lô gích dự đoán là người chơi giàu sẽ mệt hơn, vì họ được phép có nhiều lượt chơi hơn để đoán [câu trả lời] nhiều hơn. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng người chơi nghèo có ít nỗ lực hơn để đoán câu trả lời, họ sẽ mệt hơn, họ phải nỗ lực nhiều hơn trong mỗi lần đoán [câu trả lời].

Trong trò Angry Birds, người chơi cố gắng bắn trúng các mục tiêu, người chơi giàu được cho nhiều cơ hội hơn để ngắm mục tiêu. Người chơi nghèo - có ít cơ hội hơn - sẽ dành nhiều thời gian hơn để căn chỉnh góc bắn của họ và có nhiều người chơi nghèo đã ăn được nhiều điểm hơn sau mỗi lượt bắn so với người chơi giàu. Với các cú bắn thêm mà người chơi giàu có được, họ cũng không làm giống như thế. Các nhà nghiên cứu cho hay “có vẻ như để hiểu tâm lý học về sự khan hiếm (scarcity), ta cũng cần phải hiểu rõ tâm lý học về sự dư thừa (abundance). Nếu sự khan hiếm có thể khiến ta chú tâm quá nhiều, thì sự dư thừa có thể khiến ta chú tâm quá ít”.

Để mỗi lượt bắn là quan trọng

Khi sử dụng kịch bản của một trò chơi điện tử để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của sự khan hiếm, các nhà nghiên cứu thấy rằng người không có nhiều cơ hội sẽ chơi tốt hơn.

Trong một chừng mực nhất định, sự khan hiếm khiến cho con người giải quyết vấn đề tốt hơn. Trong các phiên bản của trò chơi này trên thế giới, Shah cho hay, người chơi được chỉ định ngẫu nhiên là nghèo thì tập trung vào những gì cụ thể và trước mắt. Và đó cũng là những gì đã xảy ra ngoài đời thực - Shah, Mullainathan và Shafir cho hay. Khi túi tiền eo hẹp, “việc thiếu thốn các nguồn lực có sẵn khiến mỗi người tập trung vào từng đồng từng cắc trong việc chi tiêu cũng như khiến họ chi tiêu dứt khoát hơn và chịu nhiều sức ép hơn. Ta sẽ lo lắng hơn khi ra cửa tiệm tạp hóa để mua đồ và ta sẽ để ý hơn về khoản tiền thuê nhà của tháng này. Chúng ta sẽ để tâm giải quyết những vấn đề này nhiều hơn bởi do cảm thấy những vấn đề này trông to lớn hơn và cũng bởi do chúng khiến ta chú ý đến chúng nhiều hơn.”

Con người hay sử dụng cách thức vay mượn để giải quyết vấn đề trong ngắn hạn, chẳng may cách thức này có thể trái với mong đợi. Trong các thí nghiệm, khi người tham gia [thí nghiệm] nghèo được phép mượn các nguồn lực, việc mượn đó đã làm mất đi một số lợi thế của sự khan hiếm. Khi xem xét tính hiệu quả việc mượn, các nhà nghiên cứu thấy rằng người chơi nghèo thường mượn nhiều hơn mức họ cần, và họ sẽ chơi hiệu quả hơn khi họ không được phép mượn. Cái nghèo không chỉ đưa đến những quyết định khôn ngoan, mà nó còn đưa đến những tác động ngược.

Những đánh đổi trở thành hiện thực

Shah, Mullainathan và Shafir đã nhìn sâu hơn vào chuyện đói nghèo sẽ tác động lên việc ra quyết định ra sao và thấy rằng người nghèo có thể đánh giá về những đánh đổi tốt hơn so với người giàu. Giống như chuyện những người chơi Angry Birds căn chỉnh súng lâu hơn, những người hay lo lắng về tài chính trong đời thực cũng có thể đưa ra các quyết định tốt hơn, tập trung hơn, gần giống hơn với những gì mà các nhà kinh tế xem là lý tưởng.
Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người thuộc các tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau trong thực tế rằng liệu họ có sẵn lòng lái xe đi thêm 30 phút để tiết kiệm 50 đô la cho một chiếc máy tính bảng có giá 300 đô la không. Một số người trả lời là họ sẵn lòng. Nhưng khi được hỏi liệu họ có lái xe đi xa để tiết kiệm 50 đô la cho một chiếc máy tính bảng có giá 1.000 đô la không, thì một số người được hỏi đã thay đổi cách nghĩ trong đầu. Câu trả lời của họ phụ thuộc vào thu nhập của họ.

Tiền trong não

Với người nghèo, chẳng bao giờ họ dừng việc nghĩ về chuyện tiền nong.

Jiaying Zhao
Trên thực tế, giống như khi ta chỉ tập trung vào tên mình trong cuộc trò chuyện, người nghèo hơn có thể dễ bận tâm đến chuyện tài chính, theo nghiên cứu đang được tiến hành của [các nhà nghiên cứu] Shah ở trường Kinh doanh Chicago Booth, Jiaying Zhao ở đại học British Columbia, Mullainathan ở đại học Harvard và Shafir ở đại học Princeton.

Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã mời những người tham gia [thí nghiệm] nhìn lướt qua danh sách các từ có liên quan đến tiền hay đến con người nhưng không chứa từ “tiền” hay từ “con người”. Các nhà nghiên cứu sau đó yêu cầu những người tham gia [thí nghiệm] nhớ lại các từ đó càng nhiều càng tốt.

Người chơi nghèo nhìn vào danh sách các từ liên quan đến tiền nhiều hơn so với người chơi giàu, họ cho rằng “tiền” có trong danh sách đó. Thu nhập dường như không tác động lên cách mỗi người phản ứng với danh sách kia.

Các nhà nghiên cứu cho hay: “mọi người thường mua phần lớn những cái tên trong danh sách liên quan đến tiền”. “Nhưng thật ngạc nhiên, sự giàu có khiến cho ta khi nhìn thấy những cái tên — như tiền thuê nhà, điện thoại, hàng hóa trong cửa tiệm tạp hóa — có cảm giác gần như mất kết nối hoàn toàn với chúng. Tuy nhiên, với người chơi nghèo, danh sách đó có một thứ tự khác. Những cái tên đều liên quan đến tình trạng hay lo lắng về tài chính, chúng liên quan mật thiết đến một khái niệm không có trong đó nhưng thường được nhớ đến: đó là Tiền.”

Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia [thí nghiệm] với nhiều mức thu nhập khác nhau tưởng tượng ra các kịch bản khác nhau trong đó họ gặp phải một số tình huống bất ngờ, chẳng hạn như họ đi cùng với một nhóm bạn đến một nhà hàng sang trọng hơn họ nghĩ. Những ý nghĩ nào sẽ có nhiều khả năng xuất hiện trong đầu họ? Người chơi nghèo thường đề cập đến những ý nghĩ liên quan đến chi phí nhiều hơn so với người chơi giàu. Và những ý nghĩ này đã thâm nhập vào trong tâm khảm của họ. Khi nghĩ đến chuyện sẽ nhận được các tin xấu về sức khỏe của họ, người chơi nghèo sẽ lo lắng nhiều về chi phí điều trị sắp tới. Khi nghĩ đến chuyện lái xe, họ rất khó kìm nén lại chuyện nghĩ về chi phí vận chuyển. Các nghiên cứu cho thấy cái nghèo làm thay đổi sự tập trung và sự chú ý của một người. Và một khi những ý nghĩ về tiền hiện lên, họ rất khó kìm nén chúng.

Eldar Shafir (1959-)
Anuj K. ShahJiaying ZhaoSendhil Mullainathan và Eldar Shafir, “Money in the Mental Lives of the Poor” [Tiền trong đời sống tinh thần của người nghèo – tải văn bản xuống ở đây - ND], tờ Social Cognition [Nhận thức Xã hội], sắp ra mắt.

Thật là phi lý khi có nhiều người sẵn lòng tiết kiệm 50 đô la cho việc mua máy tính bảng có giá 300 đô la thay vì tiết kiệm 50 đô la cho việc mua máy tính bảng có giá 1.000 đô la. Nhưng với người giàu, phản ứng đó lại phổ biến hơn. Với người nghèo, giá cả của chiếc máy tính bảng thường không phải là thứ họ bận tâm — dù ở mức giá nào, họ vẫn sẵn lòng đi xa để hưởng mức chiết khấu.

Đó là quyết định về tài chính chính xác, theo kinh tế học truyền thống — con người sẽ tập trung vào chi phí chênh lệch bất kể giá ban đầu là bao nhiêu. Việc tiết kiệm 50 đô la là như nhau trong các trường hợp. Nhưng người chơi giàu nhìn thấy các khoản tiết kiệm một cách tương đối, họ tập trung vào tỉ lệ tiết kiệm. Ngược lại, người chơi nghèo lại nghĩ theo cách tuyệt đối. Với họ, tiết kiệm được 50 đô la cũng chính là có thêm 50 đô la cho việc mua đồ ở cửa tiệm tạp hóa hay cho việc thanh toán hóa đơn tiền điện.

Cách nghĩ tương tự xuất hiện trong các thí nghiệm liên quan đến số tiền nhỏ hơn, số tiền lớn hơn hay các phần thưởng khác. Ngay cả lượng calo cũng phù hợp với cách nghĩ này: những người đang ăn kiêng, và từ đó, trong nếp nghĩ về sự khan hiếm, họ nhận ra rằng một đơn hàng khoai tây chiên của McDonald cũng giống như việc vỗ béo cho dù họ có nghĩ về lượng calo hàng ngày hoặc hàng tuần hay không. Nhưng những người không ăn kiêng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi bối cảnh này. Một lần nữa, sự khan hiếm đã đưa ra quyết định chính xác hơn. 

Áp dụng vào thực tiễn

Adair Morse
Marianne Bertrand (1970-)
Nếu người nghèo đưa ra các quyết định thông minh khi xem xét tình huống, vậy thì bằng cách nào mà ta có thể công nhận việc đó và khuyến khích con người đưa ra các quyết định tốt hơn? Có thể có cách để giúp con người ra quyết định tốt hơn khi buộc phải vay mượn tốn kém. Ví dụ, Marianne Bertrand của trường Kinh doanh Chicago Booth và Adair Morse của Đại học California tại Berkeley đã nghiên cứu về các khoản vay lãi cao và thấy rằng con người đưa ra các quyết định tốt hơn khi lãi suất được biểu thị bằng con số đô-la, cụ thể là chi phí họ phải trả trong 3 tháng. Shah cho rằng “chúng ta phải giải thích chuyện này bằng cách cho rằng một số tiền cụ thể sẽ rõ ràng hơn rất nhiều”. “Bạn có thể nghĩ chính xác con số bạn phải bỏ ra để trả hết nợ của khoản vay lãi cao.”
Christopher J. Bryan
Christopher J. Bryan của trường Kinh doanh Chicago Booth cho hay: “các nhà thiết kế chương trình và những nhà hoạch định chính sách thường thất bại trong việc nhìn nhận chính xác cách nghĩ của những người mà họ đang cố giúp đỡ”. “Họ sẽ thiết kế các chương trình hấp dẫn cho người dân nếu họ có cơ hội thoải mái suy nghĩ cẩn thận và để tâm đến nguyện vọng của người dân. Nhưng mức độ thu hút của chương trình là thấp do cái nghèo áp một mức ‘thuế’ nặng lên sự chú ý của họ ngăn họ dành cách nghĩ đó cho những khả năng mới.”
Ở bất kì mức thu nhập nào, sức ép tài chính cũng đều tác động lên các quyết định của con người
Ngay cả với những người không phải là người nghèo, sức ép tài chính có thể tác động lên việc ra quyết định của họ — và một số công ty đang từng bước giải quyết vấn đề đó.
Theo một cuộc khảo sát do ngân hàng Merrill Lynch của Mỹ thực hiện, những mối lo ngại về tài chính đã tác động lên khả năng hoạt động và sự tập trung của một người, đặc biệt là trong công việc. Qua cuộc khảo sát 1.200 người lao động tại các công ty với mọi quy mô và trên khắp nước Mỹ, ngân hàng này nhận thấy rằng 56% số người được hỏi gặp phải sức ép về mặt tài chính. Trong số này, 53% số người được hỏi cho rằng sức ép tài chính tác động lên sức tập trung trong công việc của họ.
Ngân hàng này cho rằng việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp cải thiện tình hình này, nó cũng thúc đẩy giới chủ cung cấp các nguồn lực bổ sung để tăng cường “sức khỏe tài chính” và giảm sức ép tài chính. 40% số người được hỏi cho biết họ mong muốn giới chủ sẽ đóng một vai trò tích cực hơn trong chuyện trợ giúp việc lập kế hoạch tài chính và 85% số người được hỏi cho biết họ sẽ tham gia vào chương trình giáo dục tài chính do giới chủ cung cấp.
Về phần mình, công ty Northwestern Mutual gần đây đã hợp tác với một công ty nghiên cứu khoa học thần kinh để hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong não người trong trường hợp con người đưa ra các quyết định về tài chính, khi có và khi không có người cố vấn [về tài chính].
Để xem xét những vùng nào trong não liên quan đến việc ra quyết định về tài chính, công ty này đã sử dụng máy EEG [máy tái tạo những hình ảnh được não bộ con người nhận diện dựa trên số ghi điện não đồ - ND] để đo lường hoạt động của não của những người tham gia [thí nghiệm], sau đó công ty này hình dung các kịch bản bao gồm các lựa chọn đầu tư vào quỹ học đại học cho trẻ em hay lập kế hoạch cho một ngân sách sau ly hôn. Thỉnh thoảng, những người tham gia [thí nghiệm] được cung cấp thêm thông tin nhằm trợ giúp họ trong quá trình ra quyết định. Kết quả cho thấy não ít chịu sức ép hơn khi được trợ giúp: các tín hiệu trong não liên quan đến việc ra quyết định khi người tham gia bình tĩnh cao hơn 21% so với khi họ nhận được nhiều lời khuyên về tài chính. Ngược lại, các tín hiệu cho thấy những người tham gia [thí nghiệm] tập trung cao hơn 20% so với khi họ không nhận được sự trợ giúp nào khác, chuyện này cho thấy não của những người tham gia [thí nghiệm] này đang làm việc chăm chỉ hơn để xử lý thông tin. Rebekah Barsch của công ty Northwestern Mutual cho biết thông điệp rút ra ở đây là việc có sự trợ giúp có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong nhận thức của một người về sức ép tài chính.
Abigail Sussman
Điều này phù hợp với những gì mà Abigail Sussman của trường Kinh doanh Chicago Booth đã đề xuất trong công trình về chính sách của bà ấy như là một phần kết quả làm việc của nhóm nghiên cứu - gồm các nhà nghiên cứu hàn lâm - về quá trình ra quyết định về tài chính thuộc Behavioral Science and Policy Association (Hiệp hội Chính sách và Khoa học Hành vi). Vào năm 2017, nhóm đã công bố một bản báo cáo phác thảo một số biến hành vi có thể góp phần đưa ra các quyết định về tài chính nghèo nàn của người tiêu dùng cũng như mô tả những gì mà các công ty có thể làm để giúp khách hàng đưa ra các quyết định về tài chính tốt hơn.
Một đề xuất là: người cho vay nên cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu hơn. Một công ty kinh doanh thẻ tín dụng có thể thông báo cho khách hàng trước khi một khoản phí được chuyển vào tài khoản của khách hàng hay cung cấp các công cụ trực tuyến để giúp khách hàng hiểu cách tính lãi. Ví dụ, những phương thức trực quan hóa có thể giúp minh họa cách tính lãi kép và máy tính có thể hiển thị tổng phí mua hàng theo các kế hoạch trả nợ khác nhau. Tương tự, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng Consumer Financial Protection Bureau (Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng) có thể tạo ra một công cụ cho những người vay thế chấp, cho người vay thấy loại hình thế chấp tốt nhất dựa trên dữ liệu của từng cá nhân và trên rủi ro vỡ nợ dự phóng ​​ca nó. Các công ty hành động vì li ích ca riêng h, nhưng nói chung, công ty không thể có được lợi ích lớn nhất nếu tất cả các khách hàng của họ bị vỡ nợ”, bà Sussman cho hay. Ở một mức độ nào đó, bà cho biết “họ muốn nhận được sự giúp đỡ [từ công ty]”
“2017 Brain on Finance Study” [Nghiên cứu tài chính trong não], Northwestern Mutual Newsroom website (www.news.northwesternmutual.com/brain-on-finance-study), được truy cập vào tháng 1 năm 2017.
“2017 Workplace Benefits Report” [Báo cáo Lợi ích Nơi làm việc 2017], báo cáo của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch, tháng 6/2017.
Brigitte C. MadrianHal E. HershfieldAbigail B. SussmanSaurabh BhargavaJeremy BurkeScott A. HuettelJulian JamisonEric J. JohnsonJohn G. LynchStephan MeierScott Rick và Suzanne B. Shu, “Behaviorally Informed Policies for Household Financial Decisionmaking,” [Chính sách hành vi thông tin của hành vi với việc ra quyết định về tài chính hộ gia đình] Behavioral Science and Policy [chính sách và khoa học hành vi của hành vi], tháng 1 năm 2017.
Bryan là tác giả chính của một bài nghiên cứu chính sách khuyến nghị các chiến lược mới cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác dựa trên những phát hiện gần đây. Trong số những thứ khác, ông và các nhà nghiên cứu nòng cốt của mình khuyên rằng nên nỗ lực để giảm chi phí trả trước cho các hành vi định hướng tương lai. Ví dụ, họ chỉ ra rằng trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Thế giới (WB), đại học Harvard và đại học Yale, việc cho trẻ em mặc đồng phục học sinh miễn phí đã thúc đẩy tuyển sinh ở Kenya hơn 6 điểm phần trăm. Tương tự, các nhà nghiên cứu tại đại học Stanford, đại học Harvard và đại học Toronto, phối hợp với công ty H & R Block, nhận thấy rằng việc trợ giúp sinh viên Mỹ với các đơn xin hỗ trợ sinh viên đại học do chính quyền liên bang tài trợ đã được chứng minh là tăng 24% số lượng học sinh đăng ký vào đại học. 
Các nhà nghiên cứu kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ cân nhắc cẩn thận về giá cả và sự bất tiện, đặc biệt là khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến sức khỏe, điều mà nhiều người có thể từ bỏ nếu chi phí hay khoảng cách địa lý quá lớn. Một chương trình ở Uganda đã mang các sản phẩm y tế như các thiết bị lọc nước và thuốc chống sốt rét đến nhà mọi người, điều này đã loại bỏ vấn đề khiến mọi người ngần ngại phải đi lại để có được những sản phẩm này. Đó là bước đơn giản để chống lại sự bất tiện khi tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ có hiệu quả. “Đôi khi có thể tốt hơn để tính một khoản phí nhỏ và làm cho một dịch vụ trở nên thuận tiện hơn là không tính phí gì cho một dịch vụ rất bất tiện, các nhà nghiên cứu cho hay.” Trong trường hợp này, chi phí giao hàng đã được bao gồm trong giá cả sản phẩm. 

Các nhà nghiên cứu cũng khuyên ta nên tính đến thời điểm động viên - và họ khuyên ta nên tránh cung cấp cho khách hàng khi họ không dư dả túi tiền và họ đang tiêu dùng với nhu cầu cấp bách để dự trù cho những nhu cầu cơ bản. Ở Ấn Độ, nơi nông dân trồng mía được trả tiền sau vụ thu hoạch hàng năm, mức độ chú ý của nông dân tương đương với 10 điểm IQ - cao hơn so với trước khi thu hoạch, khi nông dân tương đối nghèo, theo dữ liệu từ nghiên cứu của tạp chí Science [Khoa học] 2013 đã đề cập trước đó.

Hãy cung cấp các khoản trợ cấp hay các chính sách động viên khác vào lúc mọi người dễ tiếp nhận hơn và sẵn lòng dự tính để xem xét chúng, chẳng hạn như sau vụ thu hoạch hay ngày nhận lương, việc này có thể tạo ra sự khác biệt trong thời gian dài. Một nỗ lực, ở Tanzania, đã yêu cầu mọi người đăng ký bảo hiểm y tế tại các nơi rút tiền sau ngày nhận lương, và thời điểm này đã khiến cho việc sử dụng bảo hiểm y tế tăng 20 điểm phần trăm.

Việc giới thiệu các công cụ hỗ trợ nhận thức có thể giúp giải quyết sức chú ý hạn chế có thể bó buộc người nghèo. Trong một nghiên cứu, nó đã giúp cho các nông dân tìm hiểu về những cách trồng cây hiệu quả nhất. Khi đói nghèo, sức ép và, trong nếp nghĩ về sự khan hiếm, nông dân gặp khó khăn hơn trong việc thu thập thông tin. “Kết quả này không liên quan gì đến trí tuệ của người nông dân”, nhóm của Bryan cho hay. “Sự thật chỉ hiển nhiên nếu người quan sát có sức chú ý mạnh mẽ thì mới để ý đến nó.”

Họ cũng đề xuất rằng những lời nhắc, dưới dạng tin nhắn văn bản hay dấu sticker, có thể có hiệu quả. Chẳng hạn, những sự thúc đẩy nhẹ nhàng như vậy — để uống thuốc theo lịch trình — có thể giúp mọi người nhớ thực hiện những việc họ có thể quên, vì các nhiệm vụ và nghĩa vụ khác có thể làm mất sự chú ý. 

Với những người thiết kế và thực hiện các sáng kiến ​​chng đói nghèo, điều quan trọng cần nhận ra là mặc dù sự khan hiếm có thể giúp mọi người tập trung vào chi phí và lợi ích, nó cũng có thể gây ra sức ép làm thay đổi sự chú ý và đánh cắp băng thông nhận thức. Một bước tiến lớn sẽ là hiểu được những giới hạn tâm lý mà cái nghèo áp đặt và thực hiện một số điều chỉnh về chính sách, các nhà nghiên cứu cho biết, để “cải thiện đáng kể tác động của chúng lên người nghèo.”

CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TRÍCH DẪN

Marianne Bertrand and Adair Morse, “Information Disclosure, Cognitive Biases, and Payday Borrowing,” Journal of Finance, November 2011. 

Eric P. Bettinger, Bridget Terry Long, Philip Oreopoulos, and Lisa Sanbonmatsu, ”The Role of Application Assistance and Information in College Decisions: Results from the H&R Block FAFSA Experiment, Quarterly Journal of Economics, August 2012. 

Christopher J. Bryan, Nina Mazar, Julian Jamison, Jeanine Braithwaite, Nadine Dechausay, Alissa Fishbane, Elizabeth Fox, Varun Gauri, Rachel Glennerster, Johannes Haushofer, Dean Karlan, and Renos Vakis, “Overcoming Behavioral Obstacles to Escaping Poverty,” Behavioral Science & Policy, August 2017.

David Evans, Michael Kremer, and Mũthoni Ngatia, “The Impact of Distributing School Uniforms on Children’s Education in Kenya,” Working paper, August 2013. 

Andrea Guariso, Martina Björkman Nyqvist, Jakob Svensson, and David Yanagizawa-Drott, “An Entrepreneurial Model of Community Health Delivery in Uganda,” Centre for Economic Policy Research discussion paper, September 2016. 

———, “Effect of a Micro Entrepreneur-Based Community Health Delivery Program on Under-Five Mortality in Uganda: A Cluster-Randomized Controlled Trial,” Centre for Economic Policy Research discussion paper, September 2016.

Brigitte C. Madrian, Hal E. Hershfield, Abigail B. Sussman, Saurabh Bhargava, Jeremy Burke, Scott A. Huettel, Julian Jamison, Eric J. Johnson, John G. Lynch, Stephan Meier, Scott Rick, and Suzanne B. Shu, “Behaviorally Informed Policies for Household Financial Decision-Making,” Behavioral Science & Policy, August 2017. 

Anandi Mani, Sendhil Mullainathan, Eldar Shafir, and Jiaying Zhao, ”Poverty Impedes Cognitive Function,” Science, August 2013.

Anuj K. Shah, Sendhil Mullainathan, and Eldar Shafir, “Some Consequences of Having Too Little,” Science, November 2012. 

Anuj K. Shah, Eldar Shafir, and Sendhil Mullainathan, “Scarcity Frames Value,” Psychological Science, February 2015.

Nguyễn Việt AnhNguyễn Bích Ngọc dịch

Nguồn: How poverty changes your mind-set, Chicago Booth Review, Spring 2018.
Print Friendly and PDF