15.9.20

Nguyên nhân là sự kiện xảy ra trước, và cho phép dự báo những sự kiện tiềm năng (1831)

NGUYÊN NHÂN LÀ SỰ KIỆN XẢY RA TRƯỚC, VÀ CHO PHÉP DỰ BÁO NHỮNG SỰ KIỆN TIỀM NĂNG (1831)

Tác giả: John Herschel[*]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
John Herschel (1792-1871)

Nếu mọi việc đều xảy ra thường xuyên và định kỳ, nếu mọi biến cố cứ nối đuôi nhau xuất hiện mà không tùy thuộc vào ý chí của ta, thì ý nghĩ truy tìm nguyên nhân của chúng khó lòng đến trong tâm trí chúng ta. Không ai xem đêm là nguyên nhân của ngày, cũng không ai coi ngày là nguyên nhân của đêm. Cả hai đều do một nguyên nhân chung mà chúng ta không thể xác định bằng sự kiện duy nhất là chuỗi nối tiếp đều đặn của chúng; trên hết, và có lẽ hoàn toàn từ chính nhóm những biến cố tiềm năng này mà chúng ta đã rút ra các ý niệm về nhân và quả. Chỉ chính từ loại biến cố này mà chúng ta kết luận rằng có những quy luật tự nhiên. Ý tưởng quy luật bao hàm ý tưởng ngẫu nhiên. “Ai làm thơ con cóc sẽ ăn roi”. Nếu trường hợp này xảy ra, nó sẽ có kết quả đó. Nếu bạn châm lửa vào thuốc nổ, sẽ có một vụ phát nổ. Mỗi quy luật phải báo trước các trường hợp có thể xảy ra, và áp dụng được cho vô số những trường hợp khác chưa bao giờ hoặc sẽ không bao giờ hiện ra trước mắt. Chính khả năng dự báo những sự kiện tiềm năng, chính sự chờ đợi những gì có thể xảy ra, chính sự tiên liệu điều phải xảy ra này đã in sâu vào tâm trí ta các ý niệm quy luật và nhân quả... Sự hoàn hảo của một định luật là nó phải bao gồm tất cả mọi trường hợp, phải tạo ra sự tuân thủ tuyệt đối, và đấy chính là trường hợp của mọi quy luật trong thiên nhiên.
John Herschel,
 Biểu Văn Về Nghiên Cứu Triết Học Tự Nhiên
(Discours sur l’étude de la philosophie naturelle,
Paris, 1834)




Chú thích:

[*] Sir John Frederick William Herschel (1792-1871): nhà thiên văn, toán học, hóa học, triết gia người Anh. Tác phẩm tiêu biểu: A Preliminary Discourse on The Study of Natural Philosophy (1831) = Discours sur l'étude de la philosophie naturelle (1834); A Treatise on Astronomy (1833); Outlines of Astronomy (1849); Manual of Scientific Inquiry (ed., 1849); Meteorology (1861); Physical Geography (1861); Familiar Lectures on Scientific Subjects (1867).

Print Friendly and PDF