22.12.21

Sự bất công về vắc-xin COVID-19 đã cho phép biến thể Omicron xuất hiện

SỰ BẤT CÔNG VỀ VẮC-XIN COVID-19 ĐÃ CHO PHÉP BIẾN THỂ OMICRON XUẤT HIỆN

Trong khi những người ở phương Tây giàu có đã ưa thích tiêm chủng nhiều đợt vắc-xin, thì rất nhiều người, đặc biệt là ở châu Phi và trên tiểu lục địa Ấn Độ, lại chưa được tiêm một liều nào. (Ảnh: Pixabay/Canva)

Các tác giả: Dawn ME BowdishChandrima Chakraborty

Tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 của Canada là 76% - cao hơn 10 lần so với tỷ lệ tiêm chủng trên khắp lục địa Châu Phi.

Trong khi những người ở phương Tây giàu có đã ưa thích tiêm chủng nhiều đợt vắc-xin, thì rất nhiều người, đặc biệt là ở châu Phi và trên tiểu lục địa Ấn Độ, lại chưa được tiêm một liều nào. Điều này đã cho phép virus phát triển mạnh và đẩy nhanh quá trình đột biến, làm kéo dài đại dịch thêm nhiều tháng và có thể là nhiều năm.

Bất cứ nơi nào COVID-19 có cơ hội tồn tại, các biến thể sẽ phát triển và di chuyển. Mô hình hoàn toàn có thể dự đoán được này sẽ được lặp lại trừ khi các quốc gia có nguồn lực chia sẻ vắc-xin với những quốc gia khác không đủ khả năng.

Các quốc gia giàu có vẫn chưa đáp ứng cam kết cung cấp khả năng tiếp cận vắc-xin một cách công bằng trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX (hợp tác quốc tế để mua và phân phối vắc-xin COVID-19) và các sáng kiến ​​khác. Kết qu là vic thiếu cung cp vắc-xin trên phạm vi rộng khắp toàn cầu khiến sự gia tăng của một biến thể khác như Omicron là điều không thể tránh khỏi.

Đối với Canada, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải cân đối cẩn thận nguồn cung cấp vắc-xin sẵn có cho mục đích sử dụng trong nước đồng thời ưu tiên chia sẻ quốc tế - và khuyến khích sản xuất trong khu vực.

Hàng triệu liều vắc-xin đặt trước

Khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu, các nhà sản xuất lớn đã bán trước vắc-xin của họ cho các chính phủ khi vắc-xin còn đang được khai triển nhưng trước khi chúng được thử nghiệm, như một cách tài trợ cho công việc của họ, bao gồm cả các thử nghiệm lâm sàng.

Canada và các nước phát triển khác đã đặt mua hàng triệu liều, đủ để tiêm chủng nhiều lần cho người dân của họ, với lời hứa sẽ chia sẻ lượng vắc-xin dư thừa với các nước khác. Điều đó đã không xảy ra một cách kịp thời. Mặc dù các rào cản về hậu cần, pháp lý và các rào cản khác đã cản trở việc phân phối vắc-xin rộng rãi hơn, nhưng dường như vẫn thiếu ý chí để vượt qua các rào cản này.

Động lực của việc đẩy nhanh sự phát triển của tiêm chủng giờ đây đã không còn.

Những lọ nhỏ chờ được đổ đầy vắc-xin COVID-19 của Pfizer tại một nhà máy sản xuất ở Pháp. Các nước phát triển đã mua trước hàng triệu liều vắc-xin COVID-19 khi vắc-xin vẫn đang trong quá trình khai triển. (Ảnh AP/Christophe Ena)

Liều thứ ba và mũi tiêm tăng cường sẽ rất quan trọng để kiểm soát cả mối đe dọa đang diễn ra của Delta và sự lây lan của Omicron. Người Canada chắc chắn nên chú ý đến các hướng dẫn y tế công cộng và đi tiêm phòng khi được khuyến nghị. Một khi các liều vắc-xin đang ở trong tủ đông và tủ lạnh của Canada, các liều vắc-xin này sẽ không đi đến bất cứ nơi nào khác và việc giảm bớt một liều sẽ không có nghĩa là nó được phân phối lại cho những nơi khác trên thế giới đang cần vắc-xin.

Ở cấp độ liên bang, Canada chỉ nên mua những gì cần thiết đối với nội bộ trong nước và cam kết đẩy nhanh việc phân phối vắc-xin ở những nơi khác. Điều này cũng đúng đối với tất cả các quốc gia giàu có.

Sự trỗi dậy của Omicron

Chứng kiến ​​s tri dy ca Omicron là một vấn đề đặc biệt khó chịu. Rõ ràng là ngay từ đầu, sự lan truyền của COVID-19 cần phải được làm chậm lại trên toàn cầu, chính xác là để ngăn chặn các biến thể xuất hiện. Thông điệp đó đáng lẽ phải rõ ràng hơn sau sự lan rộng của biến thể Alpha lanh lẹ. Thông điệp đó cũng lẽ ra còn phải được làm rõ ràng hơn nữa với cuộc tấn công nhanh chóng của biến thể Delta.

Các biến thể như Delta và Omicron sẽ phát sinh khi gánh nặng nhiễm trùng cao và tỷ lệ tiêm chủng thấp, như trường hợp của nhiều nước ở phương Nam. Việc xác định các biến thể theo quốc gia xuất xứ sẽ duy trì một di sản lâu dài của việc biểu trưng sự phân biệt chủng tộc khi đồng nhất người dân tại các quốc gia này với những người ở đầu nguồn căn bệnh và mang mầm bệnh.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Ndlovu ở Elandsdoorn, Nam Phi, một phần của Mạng lưới Giám sát Bộ gen ở Nam Phi, đã phát hiện ra biến thể Omicron. (Ảnh AP/Jerome Delay)

Trên thực tế, thế giới đã được phục vụ tốt bởi các khoản đầu tư đáng ngưỡng mộ của Nam Phi vào việc giám sát dịch bệnh, và họ đã bất ngờ tìm ra mối đe dọa COVID-19 mới nhất.

Không có cách nào để biết biến thể Omicron đã thực sự xuất hiện ở đâu trên thế giới, mặc dù nó được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi. Trước đây Nam Phi đã từng trải qua trường hợp này đối với HIV và đã có một hệ thống phát triển tốt để giám sát đại dịch cho phép Nam Phi phát hiện ra biến thể Omicron này.

Đầu tư vào y tế toàn cầu

Canada từ trước đến nay không đầu tư vào y tế toàn cầu, nghiên cứu bệnh truyền nhiễm hoặc đổi mới và sản xuất vắc-xin.

Sản xuất trong khu vực ở Canada và ở nước ngoài có thể cho phép phân phối vắc-xin trên toàn thế giới nhanh hơn. (Ảnh: Pixabay)

Do đó, Canada là nước tiêu thụ vắc-xin COVID-19 chứ không phải là nước đóng góp vào nguồn cung cấp vắc-xin toàn cầu. Mặc dù có một số ít cơ sở sản xuất nhỏ có khả năng đóng góp vài triệu liều, Canada thiếu ý chí chính trị trong việc sử dụng lại các cơ sở này để hỗ trợ nỗ lực vắc-xin toàn cầu.

Sản xuất trong phạm vi khu vực ở đây và ở nước ngoài có thể cho phép tiêm chủng nhanh hơn trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất vắc-xin đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất địa phương ở Ấn ĐộChâu Phi để sản xuất các liều vắc-xin, nhưng những liều này đang được chuyển đến phương Tây thay vì có sẵn tại địa phương. Chia sẻ kiến ​​thc và công ngh có thể giúp các quốc gia ở phương Nam phát triển vắc-xin và tiêm chủng cho người dân của họ sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn cho thế giới so với việc cố gắng ngăn chặn các biến thể bằng cách đóng cửa biên giới.

Vì cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn, chúng ta đã đầu tư vào sản xuất trong nước ở Canada, nhưng sẽ mất nhiều năm để cung cấp nhân lực được đào tạo cho các nhà máy này, huống hồ là tạo ra vắc-xin cải tiến phù hợp hơn để phân phối đến phương Nam.

Thay vì là quốc gia tiêu thụ góp phần vào việc phân phối vắc-xin không công bằng, Canada có cơ hội để đưa công bằng vắc-xin vào các khoản đầu tư này.

Canada có thể cam kết đào tạo những người từ các quốc gia cần vắc-xin nhất để cân bằng khả năng tiếp cận chuyên môn. Chúng ta có thể cam kết thực hiện các quan hệ đối tác toàn cầu để phân phối sản xuất một cách công bằng và chúng ta có thể là những người ủng hộ sự thay đổi.

Khi chúng ta xây dựng lại và đầu tư vào phát triển và sản xuất vắc-xin, chúng ta có cơ hội trở thành những người dẫn đầu về công bằng vắc-xin và giảm gánh nặng bệnh truyền nhiễm ở hiện tại và trong tương lai.

Vài dòng về các tác giả

Dawn ME Bowdish (1976-)
Chandrima Chakraborty

Dawn ME Bowdish Chủ tịch nghiên cứu Canada về Lão hóa & Miễn dịch, Đại học McMaster. Bà nhận được tài trợ từ Lực lượng Đặc nhiệm Miễn dịch COVID-19, Viện Nghiên cứu Y tế Canada và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia. Bà là thành viên Hội đồng quản trị của Tổ chức Y tế về Phổi và thỉnh thoảng có tham khảo ý kiến của các nhà sản xuất vắc-xin.

Chandrima Chakraborty là Giáo sư, Anh văn và Nghiên cứu Văn hóa; Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình, Đại học McMaster. Bà nhận được tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn Canada.

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn:Covid-19 inequity allowed Omicron to emerge”, The Conversation, 14.12.2021.

----

Bài có liên quan:

Print Friendly and PDF