14.6.22

Khu vực bị lãng quên

KHU VỰC BỊ LÃNG QUÊN

Jonathan Rowe và David Bollier

Từ khóa: Nguồn lực chung, Phản kinh tế, Kinh tế học

Trong hơn 200 năm, tư tưởng dòng chính đã coi thị trường là nguồn nguyên liệu chính cho sự “tiến bộ” vật chất. Và thực sự, điều đó đã đúng ở một mức độ lớn. Nhưng ngày hôm qua chẳng phải là còn mãi mãi. Hiện nay, thị trường đang tiến đến điểm lợi tức giảm dần – giảm dần có hệ thống. Thị trường đang đem lại ít cảm giác kiện khang [well-being] trên một đơn vị đầu ra trên thực tế hơn bất kỳ biện pháp nào, và thay vào đó đem lại nhiều vấn đề hơn: béo phì thay vì sức khỏe tốt, tắc nghẽn thay vì cơ động, thiếu thời giờ thay vì nhàn rỗi, trầm cảm và căng thẳng thay vì một cảm giác kiện khang, đứt gãy xã hội hơn là cố kết xã hội, suy thoái môi trường hơn là cải thiện môi trường.

John Ruskin (1819-1900)

Thay cho sự giàu có, guồng máy kinh tế ngày càng biến thành thứ mà John Ruskin, nhà viết tiểu luận về nghệ thuật và kinh tế học ở thế kỷ XIX, gọi là “trạng thái nghèo khổ” [illth], tức là sự tích lũy hướng tới các kết quả bệnh hoạn hơn là nuôi dưỡng sự sung túc, hay kiện khang. Đây không chỉ là vấn đề phân phối, vốn là mối quan tâm truyền thống của phe Cánh tả. Phân phối không công bằng là một vấn đề lớn, và chắc chắn ngày càng trở nên như vậy. Nhưng việc phân phối lại sự nghèo khổ không nhất thiết phải ban cho bất cứ người nào đó một ân huệ lớn lao.

Các khuynh hướng huỷ hoại của thị trường doanh nghiệp trong thời hiện đại được ghi nhận nhiều, theo hướng phân tán và manh mún. Phong trào bảo vệ môi trường, những người ủng hộ “tăng trưởng thông minh”, những người chỉ trích tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, những người phản đối việc hợp tác của doanh nghiệp với nghiên cứu của các trường đại học, và với các bằng sáng chế về gen – mỗi người đều là một phần của câu chuyện. Mỗi người đều nhận ra rằng thị trường đang đi quá xa.

Tuy nhiên, chẳng có tự sự thống trị đương đại thống nhất các phong trào như vậy; cũng chẳng có một thách thức nào dành cho chủ nghĩa bảo căn thị trường vốn chẳng hề mang tiếng vọng của hệ tư tưởng cũ, đã mất uy tín. Vấn đề kinh tế không phải là bản thân thị trường. Ngược lại, thị trường có thể tự phát và linh hoạt; và nó có thể cung cấp một kênh thể hiện cho hoạt động kinh doanh và tính sáng tạo. Hầu hết chúng ta đều sẽ không muốn sống thiếu chúng, dưới một hình thức nào đó. Vấn đề là thị trường doanh nghiệp trong thời hiện đại – rất khác với thị trường địa phương quy mô nhỏ – đã vượt qua ranh giới về tính hữu dụng của riêng nó. Phần lớn những gì được gọi là “tăng trưởng” ngày nay thực sự là một hình thức ăn thịt đồng loại, mà trong đó thị trường hủy diệt cái thứ mà kỳ cùng hỗ trợ tất cả chúng ta.

Cái “chúng Ta” thay thế cái “Tôi” về mặt kinh tế

Trong hai thế kỷ qua, một thách thức trọng tâm của nhân loại là lấp đầy khoảng trống của sự khan hiếm vật chất, và chúng ta đã thành công ở một mức độ nào đó. Hiện có đủ lương thực và các sản phẩm khác để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của con người nếu chúng được phân phối thỏa đáng hơn. Đó là thách thức của thế kỷ hiện tại [thế kỷ XXI]; và vấn đề không chỉ là việc tổ chức lại thị trường. Điều này cũng có nghĩa là tái tạo nguồn lực chung, cả tự nhiên lẫn xã hội, và đó cũng là nguồn cơ bản cung cấp chất dinh dưỡng và sự kiện khang. Không khí, nước và ánh nắng mặt trời; thư viện và ngôn ngữ và các di sản của khoa học – nếu không có những thứ này và nhiều thứ khác như chúng, thì sẽ dẫn tới sự khan hiếm và sụp đổ, bất luận thị trường có sôi động thế nào đi nữa.

Nguồn lực chung tồn tại bên ngoài các định nghĩa điển hình về thị trường và nhà nước. Nó không chỉ là một cái phủ định đối lập với cái khẳng định của thị trường; nó là một nền kinh tế song song vẫn đang thực sự vận hành — nó thường là công việc quan trọng nhất. Chẳng hạn, nếu như không có không khí sạch để thở, hoặc một quỹ tri thức chung để làm nguyên liệu cho sự phát minh và nghệ thuật, thì xã hội loài người sẽ dần hoạt động chậm lại rồi ngưng hẳn, cũng giống như chính cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay nguồn lực chung là vô hình về mặt chức năng. Các nhà kinh tế học bài bác nguồn lực chung là tàn tích của những thời đại đêm trường, và ca tụng quyền tư hữu như chìa khóa cho sự tiến bộ của nhân loại. Các phương tiện truyền thông bỏ qua khá nhiều nguồn lực chung, ngoại trừ những mẩu tin và mảnh ghép vụn vặt, và các chính trị gia cũng vậy.

Bản đồ tinh thần thống trị trông giống như thế này: một bên là thị trường phong phú, một bên là chính quyền đàn áp – mặc dù đôi khi là cần thiết – còn gia đình ở một nơi nào đó trong góc, và ít có ý nghĩa xung quanh hoặc giữa các gia đình với nhau. Các chỉ số kinh tế thông thường, chẳng hạn như Tổng Sản phẩm Quốc nội, hoặc GDP, thực sự mô tả tình trạng tàn phá nguồn lực chung dưới cái tên là tăng trưởng kinh tế và lợi ích kinh tế. Chúng ta càng biến rừng thành gỗ, bầu không khí thành bãi rác, yên tĩnh thành ồn ào và tuổi thơ thành vùng cấm thị trường tung hoành bao nhiêu, thì “nền kinh tế” càng hoạt động tốt hơn, theo GDP và hệ thống niềm tin mà nó thể hiện, bấy nhiêu.

Trong kịch bản kinh tế này, nguồn lực chung đã được giao vai trò quản gia. Nó thực hiện công việc không hào nhoáng nhưng cần thiết và ít được công nhận hoặc ít được hỗ trợ. Bị đày vào thế giới nguy hiểm mang tính khái niệm này, nguồn lực chung thường xuyên bị chiếm đoạt, cướp bóc và lạm dụng. Cũng như đối với những người công nhân nhà máy được trả lương thấp ở các nước đang phát triển, đây vốn là nguồn cung [lao động] được cho là không cạn kiệt. Bất luận có bao nhiêu nguồn lực bị xâu xé đi chăng nữa, thì vẫn còn nhiều nguồn lực khác, hoặc ít ra người ta nghĩ như vậy. Đầu óc kinh tế thông thường chỉ đơn giản không thể thừa nhận rằng có nhiều điều trong cuộc sống – trong một nền kinh tế – nhiều hơn là trong thị trường; và sự tăng trưởng của thị trường có thể đồng nghĩa với sự giảm sút của một điều gì đó khác.

Chừng nào sự lựa chọn duy nhất là giữa một thị trường ngấu nghiến và một nhà nước kiểm soát, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong một vòng xoáy đi xuống, ngày càng đánh mất tinh thần. Chúng ta cần vượt ra khỏi đối lập giữa thị trường và nhà nước, mở cửa sổ và hít thở không khí trong lành. Đặc biệt, chúng ta cần một nền kinh tế học thể hiện khía cạnh cái “chúng ta” của bản tính con người, như một thứ đối trọng với cái “tôi” tàn nhẫn của thị trường.

Đây không phải là chuyện tình lãng mạn không tưởng. Nó đang diễn ra xung quanh chúng ta. Một cách trực quan, chẳng có sự dàn xếp từ bên ngoài, mọi người đều đang hướng tới nguồn lực chung trong hàng loạt vấn đề, để làm những gì mà thị trường doanh nghiệp và nhà nước không thể.

Tái phát minh Kinh tế học

Nguồn lực chung không chỉ là một kế hoạch gây tranh luận. Đó là một cơ năng xã hội [social dynamic] – giống như khái niệm thị trường – giúp giải thích cách thế giới vận hành. Đặc biệt, nguồn lực chung làm sáng tỏ một yếu tố quan trọng của cả hệ thống tự nhiên và xã hội loài người đã bị thu hẹp ra ngoại vi – đó là năng lực hợp tác giữa các cá nhân, điều mà các mô hình kinh tế thông thường bỏ qua một cách có hệ thống. Cấu trúc của các mạng phần mềm trực tuyến, cơ năng của các hệ thống sinh thái tự nhiên, các khía cạnh xã hội của tính sáng tạo – những thứ này hoạt động theo những phương thức trái ngược với thứ gọi là “các quy luật” của kinh tế học. Nói cách khác, việc bàn về nguồn lực chung là bàn về một kiểu kinh tế học khác – một kiểu kinh tế học vừa làm nền tảng cho thị trường vừa là một phương thức thay thế để đáp ứng các nhu cầu của con người.

Trong các công thức của cả cánh tả lẫn cánh hữu, thị trường là tâm điểm chính. Cánh hữu muốn bảo vệ và mở rộng nó; còn cánh tả muốn điều tiết và điều chỉnh nó. Nhưng đối với tất cả sự khác biệt của họ, họ đồng ý về tâm điểm của bản thân sự vật. Nguồn lực chung là thế lực thứ ba làm xáo trộn quan điểm đó. Vai trò của chính phủ không chỉ trở thành nhà điều tiết thị trường và cung cấp các dịch vụ mà thị trường không có; mà còn trở thành người hỗ trợ cho lĩnh vực thứ ba này nhiều như đã từng hỗ trợ chính thị trường vậy.

Điều này thay đổi tính toán kinh tế một cách căn bản. Một xã hội dựa trên thị trường đưa chúng ta vào các vai trò của “chủ sở hữu”, “người lao động” hoặc “người tiêu dùng”, và các phương tiện truyền thông cũng theo đó mà truyền tải. Hoặc chúng ta làm ra thứ gì đó hoặc chúng ta mua nó – đó là phạm vi chức năng kinh tế được phép của chúng ta. Ngược lại, nguồn lực chung thể hiện một khía cạnh trong bản chất của chúng ta, không giới hạn ở việc bán và mua.

Garrett Hardin (1915-2003)

Các nhà kinh tế học chính thống thì hay bác bỏ nguồn lực chung, xem chúng là “bi kịch” và có khả năng bị lạm dụng. Đó là lập luận của Garrett Hardin, một nhà sinh vật học, trong một bài tiểu luận có sức ảnh hưởng lớn được đăng trên tạp chí Science [Khoa học] vào năm 1968. Tuy nhiên Hardin đã không thực sự nghiên cứu về nguồn lực chung; và “luận điểm bi kịch” của ông phần lớn đã sai, như chính ông đã thừa nhận vào lúc cuối đời. Trên thực tế, nguồn lực chung đã hoạt động tuyệt vời khi có các quy tắc chính thức hoặc một cấu trúc xã hội không chính thức để quản lý quyền tiếp cận và sử dụng. Trong thời đại chúng ta, chính thị trường doanh nghiệp mới ngày càng phù hợp với định nghĩa của bi kịch. Thị trường này có một lỗ hổng có đặc tính chết người – cụ thể là, không có khả năng để dừng sự phát triển. Cho dù ngày hôm qua thị trường này tăng trưởng bao nhiêu thì ngày mai nó vẫn phải tăng trưởng tiếp tục bấy nhiêu, và sau đó là tiếp tục như thế; bằng không cỗ máy sẽ sụp đổ.

Không có nguyên tắc thích hợp, chẳng thể nói “đủ rồi”. Mọi mảnh vụn vật chất cuối cùng, mọi tấc đất cuối cùng, mọi sự chú ý và kinh nghiệm cuối cùng của con người đều phải trở thành hàng hóa để cung cấp cho thị trường. Chẳng có lựa chọn nào khác. Một hệ thống được cho là hiện thân của “sự lựa chọn” cuối cùng lại không đem lại cho chúng ta bất kỳ lựa chọn nào. Cơ chế hoạt động kéo dài nhàm chán, không đồng bộ với cả hệ thống tự nhiên duy trì nó và các nhu cầu của con người. “Thịnh vượng” [prosperity] trở thành một từ khác để chỉ sự rối loạn chức năng sinh thái và xã hội, và để chỉ một sự gia tăng sững sờ của sự bệnh hoạn.

Sự rối loạn chức năng này là một trải nghiệm hàng ngày đối với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nhà kinh tế học, nó không tồn tại. Theo quan điểm của họ, một sự gia tăng chi tiêu theo định nghĩa là gia tăng sự kiện khang, vì vậy không cần phải tìm tòi thêm. Ngược lại, các vấn đề này khiến cho GDP tăng lên. Ung thư dẫn đến các phương pháp điều trị ung thư tốn kém; căng thẳng dẫn đến việc tiêu thụ thuốc theo toa, và v.v..

Có phải mọi thứ là để bán không?

Một trong những tín hiệu thất bại của văn hóa thị trường là không có khả năng tuyên bố những gì không phải để bán. Nhìn chung, với tư cách là một xã hội, chúng ta bác bỏ ý kiến ​​cho rng tr sơ sinh, phiếu bu hoc các b phn cơ th nên được mua và bán giống như đậu nành. Nhưng so với nguyên tắc tổng quát cho rằng mọi thứ đều có thể bán được thì các trường hợp trên là lệch chuẩn. Nhưng ngược lại, đối với một xã hội dựa trên nguyên tắc nguồn lực chung, thì một số thứ nhất định nằm ngoài phạm vi thị trường – không khí chúng ta hít thở, ngôn ngữ chúng ta nói và thông tin về di truyền của cấu tạo cơ thể chúng ta, để kể tên một số.

Khi thị trường tiếp tục phát triển không ngừng, một loạt các thiết bị mới đã ra đời để thiết lập lại các ranh giới. Giấy phép Creative Commons cho âm nhạc, phim và các tác phẩm sáng tạo khác cho phép chia sẻ và phân phối nội dung miễn phí mà không cần thủ tục rối rắm và lê thê. Trên thực tế, họ chuyển quyền tác giả lên đầu: bạn có thể sử dụng miễn là bạn đồng ý chia sẻ. Theo cách tương tự, Giấy phép Công cộng GNU (GNU GPL) trong phát triển phần mềm đã ngăn các công ty “lấy mã phần mềm tư nhân” do các nhà phát minh dự định cung cấp cho tất cả mọi người. Trong lĩnh vực không gian vật lý, các tổ chức phi lợi nhuận về đất đai đã cung cấp một cách để bảo vệ đất khỏi các nhà đầu tư địa ốc và để dành đất đó cho các công viên và không gian mở.

Chúng ta không thể phát triển nếu không có các mối quan hệ bị cách ly khỏi những đòi hỏi về tiền bạc, hợp đồng và quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, quan điểm thống trị của phương Tây đã cho rằng niềm hạnh phúc của con người phải được tìm thấy chính xác thông qua những điều đó. Nó đã chứng kiến ​​vic sn xut nhng th được gi mt cách rõ ràng là các sn phm như mt loi thang cun đưa mọi người đến những đỉnh cao hơn bao giờ hết của sự thỏa mãn và kiện khang.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới đã chứng minh điều mà hầu hết chúng ta đều biết thông qua kinh nghiệm: vượt khỏi một ngưỡng nhất định của sự tiện nghi vật chất, việc có nhiều thứ hơn không đem lại nhiều sự thích thú. Những nghiên cứu này – dựa trên công trình của các nhà tâm lý học, xã hội học và kinh tế học, cùng những học giả khác – chỉ ra rằng những người hạnh phúc nhất có xu hướng là những người tham gia nhiều nhất vào cuộc sống của những người khác. Nguồn lực chung, hơn hẳn các thứ khác, là lĩnh vực kinh tế thúc đẩy các mối quan hệ.

Điều này đúng đối với những người nghèo khổ cũng như đối với những người giàu có. Những người bảo vệ thị trường doanh nghiệp thường cáo buộc các nhà phê bình là những người theo chủ nghĩa tinh hoa, những người muốn từ chối cung cấp cho những người nghèo trên thế giới các sự thoải mái và tiện nghi mà chính họ được hưởng. Điều này đã bỏ sót vấn đề. Khoảng cách giữa những người rất giàu và những người khác đang gia tăng nhanh chóng dưới sự độc tôn của nền văn hóa thị trường. Nguồn lực chung đóng vai trò như một bộ cân đối lại sinh kế – một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và hỗ trợ cho những người nào bị thị trường bỏ lại phía sau. Những người ít có phương tiện tài chính tiếp xúc với không khí và nước ô nhiễm nhiều hơn những người có nhiều của cải. Họ có nhiều khả năng sử dụng nguồn lực chung cho các hoạt động sinh sống, chẳng hạn như săn bắn và câu cá; và họ phụ thuộc nhiều hơn vào sự giúp đỡ của những người hàng xóm, cũng như các thư viện và công viên.

Ai tạo ra của cải?

Vào năm 2004, một cầu thủ chốt gôn 1 dự bị của đội bóng chày Boston Red Sox đã làm ô uế khoảnh khắc ngọt ngào của việc giành chức vô địch World Series đầu tiên của đội sau 85 năm, khi hắn tuyên bố quyền sở hữu quả bóng mà hắn đã ném lần cuối. Đó là một nhận xét buồn về một thời đại hám lợi; và điều này đã đặt ra một số câu hỏi quan trọng: Ai chính xác đã tạo ra giá trị tiền tệ của quả bóng đó (có thể lên tới hàng triệu đô la), và tại sao người cầm nó vào cuối trận lại được hưởng toàn bộ giá trị của nó?

Đối với tư tưởng kinh tế đang thống trị, những câu hỏi này là rất phiền phức. Tuy nhiên, chúng cần phải được nêu lên. Giá trị của một doanh nghiệp, tài nguyên, trận bóng chày lịch sử hoặc bất cứ thứ gì không chỉ nằm ở món đồ đó. Giá trị cũng không nảy sinh từ nỗ lực của bản thân một vị nhà kinh doanh nào đó. Nói đúng hơn, giá trị là việc đồng-sản xuất giữa cá nhân, xã hội và tự nhiên; và hai yếu tố sau thường góp phần lớn hơn. Ví dụ, giá trị đất đai hầu như hoàn toàn là một sản phẩm xã hội. Đó là lý do tại sao hai cánh đồng gần giao lộ đô thị hoặc trạm dừng tàu điện ngầm có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với một mảnh đất tương đương ở giữa lòng sa mạc.

Việc người có sở hữu làm không thành vấn đề bằng việc những người khác xung quanh làm, với tư cách cá nhân hay thông qua chính phủ. Vì vậy, điều này cũng đúng với âm nhạc, những phát minh – tất cả mọi thứ. Những thành tựu này dựa trên những gì đã được thực hiện trước đó, và phụ thuộc vào sự hiện diện vững bền của toàn xã hội. Ngay cả các cổ phiếu cũng sẽ có rất ít giá trị nếu không có thị trường chứng khoán để bán chúng, và nếu không có chính phủ để kiểm soát – ở một mức độ nào đó – những thị trường đó. Những thứ này rốt cuộc chính là những sáng tạo mang tính xã hội.

Một khi chúng ta thừa nhận thành tố xã hội của giá trị kinh tế, thì cuộc thảo luận về lợi nhuận tài chính và chính sách xã hội sẽ có một bước ngoặt mới. Chẳng hạn, việc đánh thuế không còn là vấn đề “tái phân phối” thu nhập hoặc của cải cho người nào đó khác, mà là sự khôi phục lại một phần nào việc đánh thuế lên các chủ sở hữu chính đáng. Việc thừa nhận việc đồng-sản xuất xã hội cũng xóa tan huyền thoại về một nhà doanh nghiệp hoặc phụ nữ đơn lẻ anh hùng. Cá nhân làm những điều tuyệt vời; nhưng như Warren Buffet – người biết điều gì đó về việc hái ra tiền – đã chỉ ra, chẳng ai làm điều đó một mình cả.

Những niềm tin hiện tại về tự do kinh tế xuất hiện ở phương Tây trong thế kỷ XVII và XVIII, khi các nhà kinh doanh đang thách thức tàn dư của chế độ phong kiến, và quyền tư hữu được coi là biểu tượng của sự tự do chống lại sự cai trị ngạo mạn của hoàng gia. Nhưng như thường lệ, câu trả lời của hôm qua đã trở thành vấn đề của hôm nay. Ngày nay, đó là quyền tư hữu, như được thể hiện trong tập đoàn, nó đã trở nên kiêu ngạo. Giải pháp không phải là một trạng thái toàn diện – cái “chúng ta” chuyên chế từng là nơi ẩn náu phản động của phe Cánh tả. Sự kiểm soát là phải có; nhưng cũng phải có một loại quyền sở hữu khác – công hữu – tồn tại cùng với thị trường, cung cấp một vùng đệm chống lại sự thái quá của nó và sản sinh ra cái thứ mà thị trường doanh nghiệp không thể làm được.

Khi nền văn hóa thị trường ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đời sống hàng ngày — từ không gian công cho đến cuộc sống nội tâm của trẻ em — bao nhiêu thì người ta lại càng khao khát có được một không gian nằm ngoài tầm với của việc mua và bán bấy nhiêu. Mọi người có thể không sử dụng từ “nguồn lực chung” [commons]; nhưng họ lại ngày càng tìm kiếm những thứ mà nó đại diện – như cộng đồng, tự do và tính toàn vẹn của các tiến trình tự nhiên và xã hội.

Thông tin về tác giả

Jonathan Rowe (1946–2011)

Jonathan Rowe là một cây bút đã viết về nguồn lực chung, phản kinh tế, kinh tế học, các chỉ số kinh tế, các tập đoàn và nhiều chủ đề khác.

Jonathan từng là biên tập viên cho tạp chí Washington Monthly và cũng là cây bút chính yếu của tờ Christian Science Monitor. Ngoài ra, ông còn là cộng tác viên cho các tờ Harper’s, Atlantic Monthly, Reader's Digest, Washington Post, Columbia Journalism Review, American Prospect, Adbusters và một loạt các ấn phẩm khác.

Đọc thêm về Jonathan Rowe…

Nguyễn Việt Anh dịch

Nguồn: The Missing Sector, Jonathan Rowe, Oct 24, 2010.

Print Friendly and PDF