17.9.22

Phẩm chất phải chăng là điều kiện cho sự hài hoà hoá thống kê châu Âu

PHẨM CHẤT PHẢI CHĂNG LÀ ĐIỀU KIỆN CHO SỰ HÀI HOÀ HOÁ THỐNG KÊ CHÂU ÂU[1]

Alain Desrosières

Alain Desrosières (1940-2013)

Các cuộc tranh luận gần đây giữa các nhà thống kê châu Âu về việc hài hoà hoá, tích hợp và phẩm chất các thống kê xã hội thường mang một màu sắc chuẩn tắc: nên tiến hành như thế nào? Đối với những chuyên gia có trách nhiệm xây dựng và hài hoà hoá khung thống kê châu Âu, cách nhìn này là điều bình thường. Tuy nhiên, bất lợi của nó là có xu hướng tẩy xoá những căng thẳng và mâu thuẫn cố hữu của một hoạt động khoa học, nhắm đến việc sản xuất những kiến thức, đồng thời lại có tính xã hội nhằm sản sinh một ngôn ngữ chung làm điểm tựa cho cuộc tranh luận xã hội. Đặc thù của thống kê công cộng (so với những vũ trụ khác như khoa học và hành chính) là nối kết chặt chẽ hai chiều kích này, mỗi chiều kích lấy chiều kích kia làm chỗ dựa. Tuy nhiên sẽ là phong phú khi phân biệt hai chiều kích này, về mặt phân tích và lịch sử, để kiến giải nhiều cuộc tranh luận về việc hài hoà hoá (các phương pháp và sản phẩm) hay về phẩm chất (theo quan điểm của nhà thống kê, hay của người sử dụng là “khách hàng”) các thống kê trên. Một cái khung kiến giải như vậy được đề xuất dưới đây, trước hết từ tiền thân của nó là hệ thống tài khoản quốc gia, rồi nhân những tranh luận gần đây về việc xây dựng và sử dụng các thống kê xã hội châu Âu, bằng cách xem xét những gì có thể chuyển vị từ trường hợp đầu sang trường hợp sau, với những hệ quả trên vấn đề phẩm chất của các sản phẩm thống kê.

Những thao tác đo lường kéo theo những đòi hỏi kĩ thuật đặc thù, so sánh được với những yêu cầu của khoa đo lường cổ điển trong các khoa học tự nhiên, được bổ sung, trong trường hợp của những đại lượng kinh tế và xã hội, bằng những quy tắc của phép tính xác suất, nếu các phép đo này được tiến hành trên các mẫu. Những đòi hỏi và quy tắc này hợp thành “phương pháp luận thống kê”, một thể những kĩ thuật được hình thức hoá, tự động hoá và giảng dạy trong các trường thống kê. Ngược lại, những cách sử dụng các phép đo trên kéo theo những đòi hỏi khác, về mặt ngữ nghĩa và thực tiễn, gắn liền với những mạng lập luận khoa học hay chính trị có dành chỗ cho các phép đo này. Một cách trình bày chuẩn tắc việc xây dựng một hệ thống thống kê xã hội nhấn mạnh một cách tự phát đến “sự hội tụ tất yếu” của hai kiểu đòi hỏi này, được trình bày là bổ sung cho nhau, vì tính đáng tin (xã hội) của các phép đo này chỉ có thể dựa trên việc triển khai một phương pháp luận tốt.

Tuy nhiên, trong thực hành chuyên nghiệp hằng ngày, các nhà thống kê thường vấp phải sự căng thẳng giữa hai đòi hỏi trên mà họ phải khéo léo kết hợp, cho dù những bài viết của họ có xu hướng tẩy xoá vấn đề, vì các công cụ và ngôn ngữ cần thiết để thể hiện vấn đề không được hình thức hoá và giảng dạy, và cũng vì họ ngại những hiểu lầm. Khi mở chiếc hộp Pandora này ra, liệu có nguy cơ làm suy yếu một thiết kế vốn đã là tốn kém mà tính chính đáng xã hội cần được tái khẳng định liên tục, đặc biệt trong những thời kì siết chặt ngân sách? Nhưng khi không hệ thống hoá việc trình bày các vấn đề này, vốn là những vấn đề bình thường và cố hữu của chính ngay bản chất của thông tin thống kê, sẽ có nguy cơ là ta phải xử lí lần lượt tuỳ theo từng trường hợp một, một cách ngây thơ và “tức thì” nhân những cuộc tranh cãi đặt lại vấn đề phép đo này hay phép đo khác: chỉ số giá cả, thất nghiệp, nghèo khó hay thâm hụt công cộng.

Tiền lệ của hệ thống tài khoản quốc gia

John M. Keynes (1883-1946)

Trong những năm 1950 và 1960, các nhà thống kê và kinh tế từng chế tạo, ở châu Âu, các hệ thống tài khoản quốc gia đầu tiên đã trải nghiệm các vấn đề này. Thật vậy, những nhu cầu và cách làm của những nhà tiên phong của các hệ thống tài khoản quốc gia này khác xa với những chuẩn kĩ thuật của các nhà thống kê phương pháp học. Các nhà thống kê phương pháp học đo lường những biến được phân định rõ: họ trang bị các phép đo này những siêu dữ liệu, bằng những định nghĩa, phạm vi bao phủ, tính đại diện, tỉ suất không hồi âm, khoảng tin cậy liên kết với các độ đo này. Việc đánh giá độ tin cậy của các thống kê dựa trên bộ thiết bị của khoa đo lường, được mô tả tốt trong sách giáo khoa. Đối với các nhà thống kê phương pháp học, vấn đề sử dụng và lưu thông sau này của các độ đo được giả định là tách biệt nhau rõ ràng và thường không do cùng một giới chuyên nghiệp đảm nhận. Ngược lại, các nhà kế toán quốc gia xuất phát từ một thiết kế lí thuyết tổng quát tiên nghiệm về đời sống kinh tế, trên nguyên tắc là nhất quán và đầy đủ, và nhất là trực tiếp hướng đến những cách sử dụng bằng các chính sách kinh tế vĩ mô ít nhiều lấy cảm hứng từ các ý tưởng của Keynes (Fourquet, 1980). Chỉ sau đó họ mới đi tìm những nguồn thống kê có khả năng lấp đầy nhiều ô trong một bảng của một nền kinh tế lí thuyết, được mô hình hoá vì những mục đích đã được làm rõ: dự báo cho ngắn hay trung hạn, đánh giá những hệ quả của những biến cố mong muốn (quyết định về chính sách kinh tế) hay không (cú sốc đến từ bên ngoài).

Triết lí về con số được các nhà kế toán quốc gia đầu tiên triển khai khác với triết lí này của các nhà thống kê phương pháp học, và các cuộc tranh luận giữa họ với nhau khiến các buổi làm việc thêm sống động. Đối với các nhà kế toán quốc gia, phải “nỗ lực làm tốt nhất” với những nguồn thiếu sót, thiếu chặt chẽ, thường mâu thuẫn nhau; tóm lại “làm mọi cách có thể” để lấp đầy các bảng được xác định một cách tiên nghiệm, nhưng vẫn phải tuân thủ những ràng buộc về tính nhất quán, xuất phát từ các cân bằng lí thuyết giữa các nguồn và sử dụng, theo dòng (các tác vụ) và theo cột (các tác nhân). Vấn đề là giải một hệ thống xác định không đầy đủ của N phương trình có N ẩn số với N (các biến cần ước lượng) lớn ngặt hơn n (các quan hệ kế toán). Trong một cách nhìn mô hình hoá và dự báo, người ta tìm cách ước lượng N-n quan hệ kinh trắc, phản ảnh những đều đặn thống kê trong quá khứ, và cho phép tóm tắt đường đi của nền kinh tế bằng một hệ thống N phương trình và n ẩn số. Tất nhiên tóm tắt này là sơ lược, nhưng sự thành công và phổ biến rộng rãi của phương thức này chỉ có thể ảnh hưởng những ai, kể từ những năm 1970, sẽ thử xây dựng những “chỉ báo xã hội”, những “tài khoản-xã hội-dân số” và cuối cùng, gần đây hơn, những “hệ thống tích hợp thống kê xã hội” (Van Tuinen, 1995).

Thật vậy, kể từ những năm 1960, những yêu cầu của các nhà kế toán quốc gia đối với các nhà thống kê đã là nguồn gốc của sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống thống kê kinh tế. Các hệ thống này được khung khái niệm kế toán định hướng, một khung nhanh chóng được hài hoà hoá ở cấp độ châu Âu, và ít chính xác hơn ở cấp độ Liên hợp quốc. Tuy nhiên các kiểu nguồn thống kê vẫn khác nhau từ nước này sang nước khác: điều tra hay tổng điều tra kinh tế, tài liệu thuế vụ hay ngân hàng, thống kê hải quan, sổ đăng ký doanh nghiệp, v.v.. Như vậy mỗi nước phải lắp đầy khung kế toán chung theo cách tốt nhất, với những nguồn không đồng nhất. Từ đó có những sự phân biệt thông dụng giữa hài hoà hoá các sản phẩm (hay “đầu ra”, hay “ở hạ nguồn”) và hài hoà hoá các phương pháp (hay “đầu vào” hay “ở thượng nguồn”). Ngay từ những năm 1950, các nhà kế toán quốc gia đã thực hành cách hài hoà hoá thứ nhất. Cách hài hoà hoá này do những cách sử dụng nó, tức là do việc biện minh và triển khai các chính sách kinh tế thúc đẩy. Những yêu cầu của phương pháp luận thống kê dường như thứ yếu so với những yêu cầu của những người sử dụng, khiến đôi lúc các nhà thống kê phương pháp học chặt chẽ nhất bất bình gay gắt. Tuy nhiên họ không thể không biết là duy chỉ tầm quan trọng xã hội và chính trị của các cách sử dụng mới biện minh được cho một gia tăng đáng kể của ngân sách phân bổ cho các cuộc điều tra, và cuối cùng cho tất cả những công trình của họ. Vượt lên trên các cuộc tranh luận hay bản sắc nghề nghiệp của giới này hay giới khác, một liên minh có thể hình thành và cả hai kiểu yêu cầu được kết hợp với nhau chung quanh một kiến trúc chung. Như vậy có thể tìm ra một sự thoả hiệp chung quanh ý tưởng hài hoà hoá sản phẩm. Các nhà kinh tế và các nhà kế toán quốc gia xác định khái niệm, độc lập với những quy trình đo lường. Việc đo lường được giao cho các nhà thống kê quốc gia và họ có thể triển khai, tuỳ theo những đặc thù thể chế và xã hội học của nước mình, những kĩ năng phương pháp luận của mình.

Như thế, kể từ những năm 1950, dần hình thành một sự phân công lao động, vừa có tính xã hội vừa có tính khoa học luận, giữa ba loại tác nhân. Các nhà kinh tế (thường đến từ môi trường hàn lâm) sản xuất và bình luận lí thuyết; các nhà kế toán quốc gia diễn dịch lí thuyết thành những khái niệm được kết nối với nhau trong những bảng về mặt lí thuyết là chặt chẽ và đầy đủ; cuối cùng các nhà thống kê cung cấp “dữ liệu” có khả năng lắp đầy ít tệ hại nhất có thể các bảng này, từ những dữ liệu có nguồn gốc là các mẫu điều tra hay tập tin, các mã, từ việc xử lí những trường hợp mập mờ, những chỉ định đặc biệt các ý niệm do các nhà kinh tế thao tác và các nhà kế toán quốc gia “khái niệm hoá”. Tính chính đáng xã hội của những cách sử dụng kiến trúc phức tạp này dựa trên toàn bộ các mắt xích của kiến trúc này: lí thuyết của các nhà kinh tế, sự nhất quán và toàn diện của các nhà kế toán quốc gia, phương pháp luận chặt chẽ của các nhà thống kê. Trên quan điểm này, tuy lí thuyết kinh tế là một nguồn lập luận quan trọng nhưng trở nên có hiệu quả về mặt xã hội chỉ khi được các nhà kế toán quốc gia và các nhà thống kê diễn dịch. Vả lại bối cảnh của bản thân lí thuyết kinh tế cũng tiến hoá. Có tính keynesian trong những nằm từ 1950 đến 1980, ngày nay nó chịu ảnh hưởng nhiều hơn của những phát triển của kinh tế học vi mô về những điều kiện được giả định của tính hiệu quả của các thị trường và của những sự can thiệp có thể của chính sách công.

Trong bối cảnh mới này, các nghiên cứu thường có tính ngành nhiều hơn. Chúng nhắm vào những vấn đề cụ thể, và thường sử dụng những tệp dữ liệu cá thể, được phân tích bằng những mô hình kinh trắc hay những mô phỏng vi mô. Như vậy, vấn đề độ tin cậy và vững chắc của các dữ liệu thống kê được đặt lại một phần khác hơn so với các trường hợp trước đây, vốn hoặc có tính xác suất (các khoảng tin cậy trong các cuộc điều tra) hoặc được tính nhất quán của các bảng kế toán đảm bảo. Đối với nhà thống kê kinh tế vi mô, thử thách về tính thực tế của dữ liệu là qua việc đưa các phân phối và các quan hệ giữa các biến vào trong những mô hình mô tả và giải thích. Tính thực tế này được đánh giá thông qua tính chặt chẽ và dự báo của các mô hình. Trong trường hợp cực đoan nhất, tính thực tế này bị đồng nhất với chính tệp dữ liệu, chiếc cầu nối liền thế giới với nhà kinh trắc. Như vậy “phẩm chất” có một ý nghĩa khác, phụ thuộc vào các hình thức sử dụng dữ liệu.

Trên quan điểm của những vấn đề hài hoà hoá, có thể giữ lại những gì từ việc điểm nhanh lịch sử và sự định hình các thống kê kinh tế trong khung của hệ thống tài khoản quốc gia? Ngày nào giữa các nước vẫn còn những khác biệt lớn trong các nguồn dữ liệu thì việc hài hoà hoá là giải pháp duy nhất có thể. Tuy nhiên sự tăng tốc của việc xây dựng Liên minh châu Âu kể từ năm 1985 và của việc những đại lượng của hệ thống tài khoản quốc gia từ nay giữ một vai trò quan trọng và trực tiếp (các “tiêu chí hội tụ”) đã kéo theo việc xem xét vào chi tiết các cách thức xây dựng hệ thống này. Hơn bao giờ hết, các hệ thống này do những cách sử dụng chúng thúc đẩy. Mặt khác, sự phân công lao động khá rõ ràng và ổn định giữa các nhà kinh tế, các nhà kế toán quốc gia và các nhà thống kê nằm ở cội nguồn của một chuỗi thời khắc cng cố và quy chiếu lẫn nhau: lí thuyết, khái niệm, kĩ thuật đo lường, những cách sử dụng và ngôn ngữ đặc thù, với một sự đồng thuận tương đối về kiến trúc này, được thiết kế kể từ những năm 1950. Đặc biệt là “phẩm chất, được cảm nhận như điều kiện của tính đáng tin (hay chính đáng) của chuỗi trên dựa trên sự đồng thuận này. Tuy nhiên, như đã thấy, điều này không ngăn cản một sự đa dạng nhất định trong các hình thức sử dụng, kéo theo những thể hiện kĩ thuật khác nhau của “phẩm chất”. Tất cả các điểm trên có thể cung cấp một lưới giả thiết để so sánh các thống kê kinh tế và thống kê xã hội.

Từ những chỉ báo xã hội đến các thống kê xã hội tích hợp

Ngay từ những năm 1960 ở Hoa Kì rồi khoảng năm 1970 ở châu Âu đã có ý chuyển dịch kiến trúc trên sang các vấn đề xã hội, trong một khung đôi lúc được gọi là “phong trào các chỉ báo xã hội”. Theo nghĩa hẹp, các “chỉ báo” này là những biến “xã hội” được theo dõi trong thời gian, được chọn lọc và xây dựng theo tính chất “do xã hội đánh giá là có tính xã hội”, nghĩa là xã hội đánh giá, ở một thời điểm lịch sử nhất định, rằng có “điều gì đó” thuộc về sự can thiệp của chính xã hội ấy, thông qua các chính quyền và định chế của nó. Ví dụ, tử vong do bệnh dịch tả trong những năm 1830, nghèo khó ở Vương quốc Anh trong những năm 1880, thất nghiệp ở Hoa Kì trong những năm 1930, chất lượng của nước hay của không khí ở châu Âu trong những năm 1970, bạo lực đối với phụ nữ hay trẻ em trong những năm 1990. Các chỉ báo là những chuỗi thống kê được định chính để làm hiện hữu trong xã hội một vấn đề xã hội và để cung cấp một điểm tham chiếu cho hành động và đánh giá hành động đó. Chẳng hạn tỉ suất sinh con là một chỉ báo xã hội ở Pháp hơn cả ở Anh vì số lượng con ra đời “do xã hội đánh giá là có tính xã hội” ở Pháp hơn là ở Anh, nước mà sinh đẻ được cảm nhận là thuộc về lĩnh vực riêng tư.

Richard Stone (1913-1991)

Sự xuất hiện ở Hoa Kì và Bắc Âu trong những năm 1960 và 1970 của “phong trào các chỉ báo xã hội” biểu hiện niềm hi vọng tiến hành những chính sách xã hội có phối hợp, như các chính sách kinh tế thời bấy giờ, chung quanh những chỉ báo định lượng về mục tiêu và phương tiện. Sự phối hợp (rồi sau đó tích hợp) trước tiên nhằm chuẩn hoá các định nghĩa, qui trình đăng kí và mã hoá (ít ra là trong nội bộ một nước) cho phép đặt những quan hệ giữa các biến này trong một “hệ thống”. Một nguyên mẫu đã được Richard Stone, một trong người sáng tạo hệ thống tài khoản quốc gia ở Anh, đề xuất dưới tên gọi “tài khoản xã hội-dân số” (social account matrix hay SAM). Hệ thống này mô tả những luồng người, đặc biệt những thể loại lớn người hoạt động được sử dụng (theo ngành hay theo nghề nghiệp), người thất nghiệp, người không hoạt động. Có thể dùng hệ thống này để kế hoạch hoá, ít nhất là dự báo, những bước chuyển của các hoạt động hay giữa đào tạo và các hoạt động. Tất nhiên điều này chỉ bao phủ một phần nhỏ những biến có khả năng cung cấp các chỉ báo xã hội. Dự án đầy tham vọng này của những năm 1970 có được vài ứng dụng nhưng đã không gặp được sự thành công như dự án trước nó là hệ thống tài khoản quốc gia. Trong những năm 1990, các vấn đề trên được nêu lên trở lại bằng khái niệm “hệ thống tích hợp thống kê xã hội” trong khuôn khổ của Liên minh châu Âu. Các hệ thống này được những nhà thống kê Hà Lan (Van Tuinen, Altena và Imbens, 1984) và Bắc Âu, thuộc những nước từ lâu đã có truyền thống để các chính sách xã hội dựa trên những cuộc điều tra thống kê, trình bày[2].

Vì sao những nỗ lực của những năm 1970 đã không có những sự tiếp nối? Liệu có thể so sánh việc xây dựng thống kê xã hội với dự án của các nhà kế toán quốc gia của những năm 1950? Dự án này tương đối thống nhất chung quanh một kiểu chính sách kinh tế vĩ mô, một biểu trưng lí thuyết nhất định về động thái của những cân bằng tổng thể, và cuối cùng chung quanh một cách mô tả và phân tích thực nghiệm các cân bằng này trong những bảng kế toán được chuẩn hoá và kết nối, hội tụ về việc tính một tổng sản phẩm trong nước (GDP). Các bảng và chỉ báo này đều được thể hiện bằng tiền tệ cộng tính theo dòng và cột. Ở những điểm nào những đề xuất gần đây về “thống kê xã hội tích hợp” là tương tự hay khác biệt với dự án trước đây về hệ thống tài khoản quốc gia? Những tương đồng và khác biệt này có hệ quả như thế nào đến cuộc tranh luận giữa hài hoà hoá sản phẩm hay và hài hoà hoá phương pháp?

Điểm chung của hai cách tiếp cận là đều xuất phát từ những cách sử dụng, tức là từ việc xây dựng và đánh giá các chính sách kinh tế hay xã hội. Các biến gắn kết với hành động với việc ra quyết định, biện minh và tranh luận. Do đó vấn đề là cung cấp những ước lượng có ích trong bối cảnh này. Điều quan trọng cần ghi nhận là các “con số có ích” này là những biến thiên, những tỉ suất tăng trưởng, những chỉ số (hay những tỉ số, trong trường hợp những so sánh đồng đại, đặc biệt là so sánh quốc tế), chứ không phải là những mức tuyệt đối. Những mức tuyệt đối này là trung gian tính toán, cần thiết cho nhà thống kê, nhưng ít xác đáng hơn cho việc sử dụng con số làm điểm tựa cho hành động hay đ lí giải, có phê phán hay không, một tình hình. Điều này thấy rõ trong sự không may mà đôi lúc nhà thống kê gặp phải sau khi trình bày một cuộc điều tra về một hiện tượng được quan trắc lần đầu tiên (ví dụ, sự ngược đãi trẻ em). Và có bình luận báo chí thuộc kiểu: “Một cuộc điều tra phát hiện (một hiện tượng nào đó) đã gia tăng”. Trong thực tế, chính việc thực hiện một cuộc điều tra về một hiện tượng trước đây chưa được “xã hội đánh giá là có tính xã hội” mới làm nên sự kiện, chứ không phải là con số được “phát hiện” (huống hồ là đã gia tăng). Ngược lại, một khi hiện tượng và độ đo nó trở thành quen thuộc thì cả hai hợp thành một chỉ báo xã hội, và biến thiên của nó dẫn đến một sự kiến giải, một hành động hay một luận chứng trong một cuộc tranh luận xã hội.

Các nhà kế toán quốc gia phân biệt rõ ràng việc xây dựng tài khoản của một năm gốc, mà vì thế phải làm lại toàn bộ điều tra thống kê, với việc xây dựng tài khoản của các năm hiện hành, được suy ra bằng những dự phóng theo khối lượng và theo giá cả từ năm gốc. Nhng bài học chính từ các tính toán này thường được suy ra từ những tỉ suất tăng trưởng (hay từ những giá trị trên đầu người, trong trường hợp của những so sánh quốc tế) hơn là từ những mức tuyệt đối. Chính các mức tuyệt đối này, được kết nối trong các bảng của năm gốc, được dùng làm cơ sở cho các tính toán tăng trưởng, nhưng ít được dùng trong cuộc tranh luận xã hội. Tình hình này đã thay đổi một phần kể từ khi những đại lượng của hệ thống tài khoản quốc gia đã được chọn để làm điểm tựa cho những quy định hay mục tiêu của cộng đồng châu Âu, như “nguồn ngân sách thứ tư” hay các tiêu chí hội tụ của hiệp ước Maastricht. Trong trường hợp này, thông tin thống kê và nhất là sự quan tâm dành cho nó thay đổi bản chất. Cuộc tranh luận có thể không còn chỉ vì mục tiêu tri thức. Có thể những phê phán sẽ được nêu lên đối với các quy trình tính toán, và một năng lượng lớn hơn được dành cho việc làm rõ các quy trình này[3].

Nhưng, ngay cả trong trường hợp các thước đo của các nhà thống kê được sử dụng trong các quy trình chỉ số hoá, thì chính những biến thiên mới được chú ý, chứ không phải là những mức tuyệt đối, một khi các cơ chế này trở thành quen thuộc. Do đó, ở đây cũng vậy, có thể phân biệt rõ ràng một bối cảnh sản xuất các thước đo và một bối cảnh sử dụng chúng. Logic sử dụng các chỉ báo kinh tế và xã hội hay các thống kê xã hội tích hợp đều giống nhau. Đó là đi cùng với một hành động và ước lượng hành động này trong thời gian[4], bằng cách hoặc đề xuất một ngôn ngữ chung làm rõ những biện minh và hiệu ứng có thể của hành động, hoặc, trong một số trường hợp, chỉ số hoá trực tiếp và tự động một số tham số của hành động bằng những chỉ báo thống kê.

Ngược lại, sự tương tự của hệ thống tài khoản quốc gia và các thống kê xã hội là ít hơn khi xem xét tính chặt chẽ của dự án tổng thể với bộ công cụ lí thuyết và kĩ thuật của dự án. Các chính sách xã hội có nhiều mục tiêu, thường ít gắn kết với nhau. Do đó, khó mà tích hợp chúng vào một mô hình duy nhất, như đã có thể làm với mô hình keynesian. Van Tuinen (1995) phân tích ví dụ của việc làm, khi một chính phủ tìm cách vừa làm giảm tỉ suất thất nghiệp vừa làm tăng tỉ suất hoạt động của phụ nữ. Trong trường hợp các chính sách xã hội, hệ thống tích hợp thống kê xã hội cung cấp một công cụ để hình dung một cách chung những mục tiêu khác nhau. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng khả thi, trong chừng mực là không phải lúc nào cũng lượng hoá được hay thuộc về những quy ước không có được sự đồng thuận. Chắc chắn điều này cũng đúng đối với các chính sách kinh tế, nhưng trong trường hợp này, về mặt lịch sử sự đồng thuận là lớn hơn, ít nhất là trong giai đoạn từ những năm 1950 đến những năm 1980.

Các nhận xét trên không có tính quy phạm, nhưng đúng hơn là một lời mời gọi một phân tích lịch sử và so sánh về mức độ đồng thuận tập hợp chung quanh tính xác đáng của một số chỉ báo, kinh tế và xã hội. Có khả năng là miền bắc (Hà Lan, Bắc Âu) và miền nam châu Âu có những tình thế khác nhau. Chẳng hạn, các đảng chính trị ở Hà Lan từ lâu đã chấp nhận chương trình tranh cử của mình được thử thách bằng một mô hình kinh trắc của Văn phòng kế hoạch hoá, điều không thể tưởng tượng được ở những nước khác (Barten, 1991). Mối bận tâm về những so sánh quốc tế, vốn thường được các nhà thống kê châu Âu khng định, sẽ được hưởng lợi khi tích hợp những vấn đề như thế và đưa chúng cho các nhà chính trị học, sử học và xã hội học xem xét. Việc hài hoà hoá thống kê xã hội cũng cần một sự soi sáng kiểu này. Vấn đề trung tâm là xây dựng một không gian so sánh và tương đương mà những bên sử dụng có thể đồng ý. Các cuộc tranh luận xung quanh ý niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối là một lĩnh vực nghiên cứu bổ ích về những vấn đề mà việc xây dựng một không gian như thế đặt ra. Chẳng hạn một số người cho rằng châu Âu sẽ hiện hữu khi cùng một chỉ báo về sự nghèo tuyệt đối được sử dụng trên toàn địa bàn của nó. Một khẳng định như vậy làm nổi bật những chiều kích xã hội và lịch sử của vấn đề tồn tại một không gian so sánh thống kê.

Hiệu quả của các hệ thống tài khoản quốc gia là kết quả đặc biệt của sự đồng thuận, trong những năm sau thế chiến, tập hợp xung quanh một lí thuyết kinh tế có tính mô tả và khuyến cáo, ở Hoa Kì cũng như ở châu Âu. Ngược lại, các chính sách gọi là “xã hội” thuộc về những truyền thống quốc gia khác nhau, và chưa bao giờ có một lí thuyết “xã hội học” cung cấp được một ngôn ngữ chung so sánh được với ngôn ngữ của kinh tế học. Do đó những chỉ báo xã hội được đề xuất một cách phân tán, và không được tích hợp trong một khung chung. Vì thế sự tích hợp, trong trường hợp tốt nhất, nhất là tích hợp có tính kĩ thuật, do các nhà thống kê, hơn là các lí thuyết gia, về kinh tế hay xã hội, tiến hành. Có lẽ vì lí do này mà ở đây sự đối lập giữa sự hài hoà hoá sản phẩm và hài hoà hoá phương pháp càng nổi bật, gắn liền với văn hoá riêng của các nhà thống kê, hơn cả các nhà kinh tế, không thể cam chịu phân biệt một cách triệt để thời khắc sản xuất với thời khắc sử dụng các thống kê.

Việc phân biệt hai thời khắc này mô tả đúng hai quan niệm khác nhau về sự hài hoà hoá các thống kê xã hội châu Âu. Cũng giống như trường hợp của hệ thống tài khoản quốc gia, sự hài hoà hoá sản phẩm do những cách sử dụng thúc đẩy. Những “khái niệm chung” được định nghĩa một cách tiên nghiệm, tuỳ theo nhu cầu của các chính sách xã hội và những biện minh cho các chính sách này. Chỉ sau đó, các nhà thống kê quốc gia, với các nguồn tạp nham của ho, mới cố gắng đáp ứng những yêu cầu của các người sử dụng[5]. Giả thiết thực tế ngầm ẩn là hiện tượng có trước việc đo lường nó, từ nước này sang nước khác, bất luận cách thức đo lường. Hiện tượng này là ngẫu nhiên đối với khái niệm được xác định từ việc sử dụng khái niệm, đặc biệt là vì mục đích so sánh. Trong trường hợp này các nhà thống kê quốc gia làm chủ “thời khắc sản xuất” nhưng không làm chủ “thời khắc sử dụng”. Không gian so sánh và tương đương theo gợi ý trên đây được xây dựng trên quan điểm lưu thông và sử dụng các sản phẩm thống kê chứ không trên quan điểm thiết kế chúng. Việc thiết kế vẫn bị bao bọc trong những hộp đen quốc gia không đồng nhất.

Việc hài hoà hoá phương pháp có nhiều tham vọng hơn. Nó giả định là nhà thống kê làm chủ hoàn toàn chuỗi sản xuất thông tin. Trước tiên, nó đòi hỏi là những thu thập sơ đẳng được tiến hành từ những cuộc điều tra hay tổng điều tra do nhà thống kê thiết kế chứ không xuất phát, như nhiều nguồn thống kê xã hội, từ việc khai thác thứ phát những nguồn hành chính. Tiếp đó các bảng câu hỏi, danh mục, quy trình điều tra, quy ước mã hoá đều giống nhau từ nước này sang nước khác. Khi tính đến những ngôn ngữ khác nhau và nhiều khác biệt xã hội, cách tiếp cn này có vẻ quy giản, thậm chí là ảo tưởng. Nhưng một số nhà thống kê cho rằng quy ước luận hiển nhiên này chỉ khác ở tầm quy mô các quy ước và quy giản có cùng bản chất đè nặng lên mọi cuộc điều tra thống kê, ngay cả khi được tiến hành trong một nước. Do đó câu hỏi không phải là: “liệu điều tra có phản ảnh thực tại?”, vì mọi điều tra đã là diễn dịch chứ không phản ảnh mà đúng hơn là “để làm gì?”. Có thể những cuộc điều tra châu Âu như vậy phục vụ cho việc tạo ra, thiết lập một một không gian châu Âu hơn là phản ảnh không gian này[6]. Đóng góp này, trong trường hợp của Liên minh châu Âu đã là rõ ràng đối với các cơ quan thống kê. Việc Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) thiết kế và tổ chức một cuộc điều tra, rồi sau đó do các cơ quan thống kê quốc gia thực hiện, củng cố cơ quan và tính minh bạch của nó, và do đó cùng nhiều tổ chức khác tham gia vào việc xây dựng độc đáo Liên minh châu Âu. Điều này góp phần gia tăng tính khả thi của một không gian so sánh và tương đương ở cấp độ châu Âu, và dù chưa hoàn tất như đã thấy qua những thước đo về nghèo khó, tương đối lẫn tuyệt đối.

Một chỉ báo thống kê cho tính vững chắc của không gian này là tỉ lệ những bảng số liệu do Eurostat công bố, trong đó có những kết quả tổng cộng cho cả châu Âu thay vì đặt kề nhau các Nhà nước. Trên phương diện tri thức, một số người cho rằng tất cả các bảng này, dù là tổng cộng hay đặt cạnh nhau, đều bị đánh giá là có tính quy giản và đánh lừa, trong chừng mực mà chúng tẩy xoá những đặc thù của những đo lường được tiến hành trong mỗi nước. Điều này là hiển nhiên trong trường hợp hài hoà hoá sản phẩm. Việc hài hoà hoá phương pháp có thể tạo cảm giác có một sự so sánh tốt hơn vì những quy ước và quy trình trên nguyên tắc đều giống nhau, nhưng các khó khăn lại bị chôn sâu hơn. Bao giờ cũng phải tìm một cân bằng và phải có lựa chọn. Cân bằng và chọn lựa này khác nhau tuỳ theo những gì ta biết về những bên sử dụng, giữa quy giản theo quy ước, giải thích bổ sung, hay bác bỏ các tổng gộp thống kê, nhường chỗ cho những hình thức so sánh khác.

Những biến đổi của phẩm chất

Ý niệm “phẩm chất” ngày càng đề cập đến đối với các thống kê xã hội, như nó cũng được đề cấp đến đối với việc sản xuất và sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ thương mại, đối tượng của những phát triển về các qui trình chuẩn hoá và xác thực phẩm chất (các chuẩn ISO). Điều này được thể hiện khi các chuyên gia về các siêu dữ liệu phải định nghĩa ý niệm này. Họ so sánh với sản xuất công nghiệp mà, theo họ, phẩm chất vừa chỉ phẩm chất của vật được sản xuất (kiểm tra sản phẩm) vừa chỉ phẩm chất của dịch vụ để tiếp cận sản phẩm (thông tin về các phương pháp sản xuất, dịch vụ hậu mãi). Tuy nhiên, từ “phẩm chất” (qualité) được các nhà thống kê sử dụng trong những bối cảnh vô cùng khác, mà có thể là sẽ có ích khi nhìn lại lịch sử của các bối cảnh này[7].

W. Edwards Deming (1900-1993)

Trong những năm 1930, W. Edwards Deming là một trong những nhà thống kê Mĩ đưa phép tính xác suất vào các thống kê công khi tham gia vào việc tổ chức những cuộc điều tra chọn mẫu đầu tiên về việc làm và thất nghiệp (Anderson, 1988). Rồi trong những năm 1940, ông cũng sử dụng cũng những công cụ xác suất này để kiểm soát phẩm chất các sản phẩm công nghiệp bằng cách chọn ngẫu nhiên và kiểm tra hàng lô bộ phận trong các dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn, ông áp dụng phương pháp kiểm định của Neyman và Pearson, vốn khác với những kiểm định của Fisher, các kiểm định Neyman và Pearson phân biệt hai loại rủi ro sai lầm: chấp nhận một lô trong lúc nó bị lỗi, bác bỏ một lô trong lúc nó tốt. Điều này khuyến khích việc đánh giá và so sánh chi phí của hai loại rủi ro này (Gigerenzer et al., 1989). Tiếp đó, Deming tìm cách tư vấn các doanh nghiệp để tổ chức lại các xưởng cho phép quan sát, kiểm định và cải thiện liên tục sản xuất, đặc biệt là bằng việc tích hợp kinh nghiệm của các công nhân đặc trách sản xuất. Định hướng này không gây tiếng vang ở Hoa Kì; nhưng ngược lại đã thành công lớn ở Nhật khi gặp được truyền thống tuân phục của người làm công ăn lương đối với doanh nghiệp trong đó họ làm thuê. Như vậy Deming bỏ rất nhiều thời gian ở Nhật, đất nước mà ông là một người khởi xướng phong trào “phong trào chất lượng”, một phong trào sau này, vào những năm 1980, sẽ được du nhập vào châu Âu.

Như vậy, sau khi đi vòng quanh thế giới, chủ đề chất lượng đã thay đổi bản chất một phần. Nó trở thành một phần của một cách quảng bá các phương pháp quản lí, được giới thiệu như có tính phê phán phương pháp Taylor và thuận lợi cho sự tham gia của người làm công ăn lương trong việc tổ chức công việc của mình, đặc biệt dưới hình thức các “câu lạc bộ chất lượng”, thịnh hành trong những năm 1980. Nó cũng được liên kết với những phương pháp quản lí mới được giả định là thích hợp hơn với tính không ổn định của các thị trường và với sự thay đổi của cầu: just in time (đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – với đúng số lượng cần thiết), không tồn kho, không bị lỗi. Tập hợp các phương pháp trên, lấy cảm hứng từ “thuyết Toyota” thường được biết đến dưới nhãn hiệu “total quality management” (TQM). Theo quan điểm này, ý liên tưởng của từ “phẩm chất” (qualité) đã thay đổi nhiều. Trước đây được Deming trong những năm 1940 liên kết với một cách kiến giải mang tính xác suất về tính đáng tin của sản xuất hàng loạt, từ này hiện có một nghĩa gần như đối lập, có tính chuẩn tắc và phi xác suất, với các thành ngữ “không tồn kho” hay “chất lượng toàn diện”. Điều quan trọng là từ nay nó được lồng vào một chuỗi dụng ngôn trực tiếp hướng đến thị trường và những quan hệ với một đối tượng khách hàng đa dạng và hay thay đổi hơn, khác với những cách tổ chức do Taylor và Ford chủ trương.

Trong một số nước tiến hành thay đổi các phương pháp quản lí bộ máy hành chính của mình bằng cách kéo chúng ít nhiều đến gần với các phương pháp của các doanh nghiệp thương mại lớn, công hay tư, cụm từ “TQM” đã được sử dụng. Điều này đã xảy ra với các cơ quan thống kê công ở Úc, Anh và Thuỵ Điển (Carling, 1995) hay Hà Lan. Trong bối cảnh ngân sách bị siết chặt ở các nước này, mối bận tâm khách quan hoá phẩm chất gắn liền với những phương thức hợp đồng hoá tiên nghiệm và kiểm tra hậu nghiệm hoạt động của những bộ phận đa dạng của các dịch vụ công, và đặc biệt là cơ quan thống kê. Ở đây cũng thế, phẩm chất gồm có hai mặt: một mặt phản ảnh các kĩ thuật đo lường, mặt kia gắn với sự tin tưởng, tính đáng tin xã hội đối với các thống kê được các bên sử dụng hay khách hàng dùng lại: chính phủ, doanh nghiệp, nghiệp đoàn, tổ chức truyền thông đại chúng, v.v.. Về mặt từ nguyên học, các từ tiếng Pháp “fiabilité” hay tiếng Anh “reliability” đã mang hàm nghĩa kép là tính vững chắc kĩ thuật và tin tưởng xã hội.

Chỉ cần nhìn bao quát lịch sử của những cơ quan thống kê công trong những nước khác nhau để nhận thấy là, một mặt, việc xây dựng tính chính đáng xã hội này là lâu dài và tốn kém và, mặt khác, có nhiều hình thức rất đa dạng từ nước này sang nước khác. Các hình thức chính đáng hoá này cũng gắn đồng thời với những biến đổi của Nhà nước và của thống kê, với tư cách là một khoa học, đặc biệt thông qua tầm quan trọng ngày càng tăng của phép tính xác suất (Duncan và Shelton, 1978; Desrosières, 1993 và 1996a). Chẳng hạn, trong thế kỉ XIX, phẩm chất của thống kê gắn liền với tính đầy đủ (lấy cảm hứng từ pháp luật) của hoạt động của cơ quan công quyền, đến độ là phương pháp điều tra chọn mẫu, tuy nguyên lí đã được biết đến, vẫn bị cấm đoán. Ngược lại, vào thế kỉ XX, Nhà nước phúc lợi đưa vào những phương thức quản lí thống kê, theo nghĩa xác suất và bảo hiểm. Trong khung này, các cuộc điều tra chọn mẫu được phát triển (Kiaer ở Na Uy năm 1895, Bowley ở Anh năm 1906). Ta thấy trong các ví dụ trên là những dạng nhận thức và chính trị gắn kết chặt chẽ với nhau, trong những cấu hình khác nhau mà ở đó phẩm chất được xây dựng và định nghĩa khác nhau. Trên quan điểm này, những biến đổi gần đây quan sát được trong một số nước đang hình thành một chương mới của lịch sử lâu đời những liên kết phức tạp giữa các thống kê, Nhà nước, khoa học và gần đây hơn với các doanh nghiệp và thị trường của chúng.

Ngân sách gia đình, chỉ số giá cả và quy ước về phẩm chất

Có thể thử phác thảo một ứng dụng những gì trình bày ở trên vào toàn bộ lịch sử hợp thành bởi các cuộc điều tra về ngân sách gia đình, chỉ số giá[8], bằng cách phân biệt ba thời kì tách biệt nhau qua đó các thước đo, các cách sử dụng và các quy ước xác định những phẩm chất đáng mong đợi của các thành tố này được đồng thời xác định. Trong ba thời kì này, những mục tiêu nhắm đến lần lượt là bảo vệ lao động làm công ăn lương (những năm 1890 đến 1950), tăng trưởng cân bằng của sản xuất và tiêu dùng (những năm 1950 đến 1970), kiềm chế lạm phát (kể từ những năm 1970). Tất nhiên các mục tiêu của những thời kì trước vẫn tồn tại nhưng điểm nhấn mạnh chung diễn tiến tuỳ theo các vấn đề được nêu bật, và các tác nhân “sử dụng” năng động nhất.

Tiếp sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 1870 đến 1890, việc bảo vệ lao động làm công ăn lương trở thành vấn đề chính do “xã hội đánh giá là có tính xã hội” nên được ưu tiên điều tra thống kê. Từ năm 1880 đến năm 1900, các cơ quan lao động được thành lập trong tất cả các nước công nghiệp lớn. Các cơ quan này phải đồng thời chuẩn bị những pháp chế mới và xây dựng những chỉ báo thống kê thích hợp cho việc tinh chỉnh và theo dõi chúng. Vấn đề lương công nhân là trung tâm. Các cuộc điều tra đầu tiên về các ngân sách, được tiến hành từ những năm 1850 (Engel, Le Play) đến 1940, hầu như nhằm vào các gia đình công nhân. Chúng được dùng để củng cố các ngân sách tiêu biểu và những tính toán các chỉ số các giá cả nhằm đảm bảo một thu nhập tối thiểu cho những người lao động làm công ăn lương nghèo nhất. Thị trường liên quan một cách ngầm ẩn đến hoạt động thống kê này là thị trường lực lượng lao động, chứ không liên quan đến thị trường những sản phẩm và dịch vụ thương mại được sản xuất và tiêu dùng. Vì lí do này, các cuộc điều tra không có tính “đầy đủ” theo nghĩa ngày nay, nhưng chỉ nhắm vào các tầng lớp bình dân. Chỉ số giá được tính từ một số ít sản phẩm thiết yếu: các cuộc tranh luận thời bấy giờ xoay quanh danh sách những sản phẩm được cho là thiết yếu cho sự tái sản sinh một gia đình công nhân. Phẩm chất của chỉ số được đánh giá theo thước đo này.

Kể từ những năm 1950, quan điểm thay đổi hoàn toàn khi, trong một cách nhìn keynesian, vấn đề do “xã hội đánh giá là có tính xã hội” trở thành vấn đề cân bằng của sự tăng trưởng của tổng cung và tổng cầu, đặc biệt là của các sản phẩm tiêu dùng. Những cuộc “điều tra ngân sách” trở thành “điều tra tiêu dùng”, nhằm vào toàn bộ dân chúng, tập hợp mọi tầng lớp, rồi một cách chung hơn trở thành “điều tra các điều kiện sinh sống”. Chúng nhằm, một mặt, cung cấp những yếu tố chủ yếu cho hệ thống tài khoản quốc gia được mô tả ở trên, và so sánh điều kiện sinh sống của những nhóm xã hội khác nhau, bằng cách đo lường và phân tích các bất bình đẳng xã hội[9]. Các cấu trúc tiêu dùng, cơ sở của việc tính toán các chỉ số giá cả, từ nay nhất quán với các cấu trúc của các tài khoản quốc gia. Hệ thống tài khoản quốc gia là nơi dung hợp những nguồn thống kê khác nhau và chi phối các tiêu chí đánh giá các nguồn này: một nguồn tốt là nguồn nối khớp được với các nguồn gần kề trong các bảng của các tài khoản. Đặc biệt, chỉ số giá cả được dùng để phân chia sự gia tăng giá trị, giữa gia tăng của khối lượng và gia tăng của giá cả, điều kiện của phép tính tỉ suất tăng trưởng của GDP (theo khối lượng), biến then chốt cho việc đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô. Nhiều cuộc thảo luận diễn ra về phạm vi của GDP, đặc biệt là của sản xuất và tiêu dùng “phi chính thức”, khó được các nguồn hành chính hay thống kê gọi là “chính thức” nhận diện. Nếu việc tính đến mức độ của khu vực phi chính thức này có vẻ là cần thiết (quan tâm của người làm kĩ thuật) thì đo lường sự biến thiên của khu vực này còn nhiều vấn đề hơn đo lường mức độ của nó. Vì vậy, việc tích hợp khu vực phi chính thức có thể được cảm nhận là có hại cho phẩm chất những độ đo các biến thiên được dùng làm luận chứng cho các quyết định và tranh luận của các tác nhân xã hội. Ở đây cũng thế, những đánh giá và quy ước phẩm chất có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất và các bên sử dụng các chỉ báo thống kê, tuỳ theo là họ lập luận theo mức độ hay theo những biến thiên.

Kể từ những năm 1980 và quyết định xây dựng một liên minh kinh tế và tiền tệ, đặt trọng tâm vào một đồng tiền duy nhất và một ngân hàng trung ương độc lập, các nhà nước thành viên của liên minh này đồng ý lấy việc khống chế lạm phát làm mục tiêu ưu tiên của các định chế tiền tệ chung. Như vậy việc tính toán một chỉ số giá tiêu dùng hài hoà hoá (IPCH) là đối tượng của những cuộc tranh luận về kĩ thuật thống kê và kiến giải kinh tế huy động một cấu hình “thước đo-cách sử dụng-quy ước phẩm chất” mới. Tất nhiên, còn phải viết lên lịch sử của cấu hình này, nhưng ta đã thấy được là nó khác với những cấu hình trong các thời kì trước, đặc biệt do vai trò mới của ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát lạm phát (ít nhất là đối với Pháp và ít hơn đối với Đức).

Các bên sử dụng những chỉ báo thống kê dựa chủ yếu trên những biến thiên của các chỉ báo này. Việc sử dụng chúng ngầm giả định sự chấp nhận thông thường một không gian so sánh và tương đương liên thời gian, cũng như các so sánh quốc tế (ví dụ về nghèo khó) giả định là có thể so sánh với nhau những nước đa dạng, và điều này kéo theo những lựa chọn kĩ thuật (hài hoà hoá) và chính trị (nghèo tuyệt đối hay nghèo tương đối). Việc xây dựng những chuỗi thời gian cũng kéo theo những quy ước cùng loại (mặc dù khó thấy hơn, ít ra là trong ngắn hạn) và thường bị đặt thành vấn đề: các định nghĩa và cách thực hành các thước đo thất nghiệp, cung tiền tệ, trạng thái tội phạm. Về mặt này, có thể đặt lại vấn đề phẩm chất, bỏ đi chiu kích chuẩn tắc của nó (“tốt” hay xấu”) và định nghĩa lại phẩm chất như một tập những đặc tính được đánh giá là khá ổn định trong thời gian để biện minh cho các so sánh. Các bên sử dụng tin tưởng vào người xây dựng một chỉ số (ví dụ chỉ số giá cả), để cung cấp cho mình một sản phẩm có chất lượng không đổi. Thế mà, chính về tính thường xuyên của những quy ước về phẩm chất các hàng hoá được một chỉ số theo dõi mà những nhà xây dựng chỉ số này phải phân định những vấn đề gai góc. Họ phải quy ước là thay đổi nào về “chất lượng” của sản phẩm tương ứng với một sự thay đổi thật sự của sản phẩm, với một gia tăng được nguỵ trang của giá mặt hàng, của một bán buôn ép buộc, hay một sự kết hợp của các trường hợp này. Những lựa chọn được thực hiện góp phần vào việc xây dựng có thương thảo một không gian quy ước về so sánh, được các tác nhân xã hội chấp nhận làm không gian tham chiếu.

Nhà thống kê trong xã hội: từ điu tra đến lập luận

Có thể thử thách việc xã hội chấp nhận công việc của nhà thống kê tại hai thời điểm. Ở thượng nguồn, khi thu thập thông tin cần thiết cho các cuộc điều tra hay xây dựng các tệp tin, những người được phỏng vấn thường cho rằng công tác này là tốn kém, nặng nề, vô ích hay thiếu kín đáo. Ở hạ nguồn, các bên sử dụng hay khách hàng cho rằng các kết quả của nhà thống kê là không đầy đủ, thiếu sót, thiết kế tồi, không đáng tin, có tính đánh lừa... Trong cả hai trường hợp, định chế thống kê phải tham khảo, thương lượng, giải thích, nói ngắn gọn là phải nghe thế giới xã hội một cách khác hơn là thông qua các bảng số mà nó công bố, và nói những ngôn ngữ khác hơn là ngôn ngữ của người kĩ sư hay của chuyên gia tin học. Có thể làm được điều này bằng nhiều cách, được thực hành rất đa dạng tuỳ theo truyền thống văn hoá của những nước khác nhau: tiếp cận trực tiếp, đối thoại với những đại diện các định chế, viện dẫn các khoa học xã hội.

Tiếp cận trực tiếp dựa trên việc tận dụng có hệ thống kinh nghiệm do các nhà điều tra của định chế tích luỹ được nhờ tiếp xúc hằng ngày với những “người khác”: ở thượng nguồn là các nhà điều tra và ở hạ nguồn là các văn phòng phổ biến các kết quả (nói theo ngôn ngữ thương mại là tiếp xúc với các nhà cung cấp và khách hàng). Cả hai loại nhân viên viên này đều làm công việc diễn dịch. Họ là những trung gian giữa thế giới xã hội và cỗ máy thống kê. Không thể quy giản hoạt động của họ về việc ghi nhận, ở thượng nguồn, những câu hỏi bị hiểu sai, những lệch lạc hay xấp xỉ, và ở hạ nguồn, về những cách sử dụng không tốt hay những câu hỏi được đặt ra bằng những từ xa lạ với cách tiếp cận định lượng. Sự phản hồi kinh nghiệm của các bộ phận điều tra và phổ biến là một công cụ thiết yếu để gán một nội dung cho ý niệm thường là mơ hồ về phẩm chất. Tuy nhiên, trong một số nước, xu hướng biến đổi các dịch vụ công thành những đơn vị tự trị có thể dẫn đến việc giao thầu bên ngoài hai loại hoạt động trên, ví dụ cho những doanh nghiệp chuyên điều tra trên thực địa hay cho những máy chủ của các cơ sở dữ liệu tin học.

Xu hướng phân đoạn công việc có những hệ quả phức tạp đến khả năng làm rõ phẩm chất của thống kê. Một mặt, nó thúc đẩy việc khách quan hoá các đặc tính của phẩm chất này, trong các bản mô tả phạm vi dự án hay trong các phần mềm ngày càng kĩ thuật. Nhưng mặt khác nó làm cho các đặc tính này thêm phần bí hiểm và giam chúng trong những hộp đen hiếm khi được mở ra, trừ khi có tranh chấp. Cắt chuỗi sản xuất thống kê thành những phân khúc khác biệt, nó góp phần làm cho thời điểm sử dụng trở thành độc lập. Phẩm chất của các thống kê được đảm bảo bởi danh tiếng và bản mô tả phạm vi dự án, cũng như phẩm chất của các sản phẩm và dịch vụ được bảo đảm bởi các nhãn hiệu và chuẩn võ đoán. Trong kiểu tổ chức này, yêu cầu của bên sử dụng là “khách hàng” chủ yếu nhắm đến hình thức, mức độ chi tiết và thời hạn giao hàng. Ngược lại những vấn đề xây dựng và ngữ nghĩa các thông tin này được giả định là đã chuẩn hoá và quen thuộc rồi, trong một qui trình (giống như qui trình đầu tư công nghiệp) chủ yếu nhắm đến việc tiết kiệm tri thức, bằng việc đơn giản hoá và quy tính phức tạp về một tóm tắt được xem là xác đáng: chỉ số giá cả, tỉ suất thất nghiệp, Dow Jones. Phẩm chất của các tóm tắt này gắn liền với hiệu quả của chúng, tức với sự đồng thuận mà chúng tạo nên, không phải về mặt tri thức mà về mặt phối hợp các hành động. Chính theo quan điểm này mà phẩm chất được đánh giá.

Đối thoại với những đại diện các định chế, trong khuôn khổ của các hội đồng hay uỷ ban thống kê, là con đường trao đổi quan trọng khác giữa các cơ quan thống kê và thế giới bên ngoài, cho dù là ở thượng nguồn hay hạ nguồn. Kinh nghiệm của Hội đồng quốc gia về thông tin thống kê (Cnis) ở Pháp phản ảnh mối quan tâm đặt cạnh nhau hai kiểu đối thoại này, vốn trước đây là tách biệt (Vanoli, 1989). Thật vậy, từ lâu nay đã có nhiều cá nhân hay doanh nghiệp được điều tra phản đối gánh nặng hay sự can dự của các cuộc điều tra và, một cách chung hơn, phản đối mọi sự can thiệp hành chính. Nhưng mặt khác, trong những tình huống khác, các tác nhân xã hội có yêu cầu về thông tin thống kê. Các hội đồng thống kê tìm cách thiết lập một không gian công cộng trong đó có thể đối chiếu và tranh luận những khiếu ni và yêu cầu trên, và có thể hình dung, theo quan điểm của những ràng buộc kĩ thuật lẫn theo quan điểm của những mục đính của chúng, những thao tác đo lường và những cách sử dụng các hoạt động này.

Nhưng việc các tác nhân xã hội, thông qua những người đại diện, người phát ngôn tuy thể hiện một kiểu chọn mẫu những quyền lợi và yêu cầu của những tác nhân đã uỷ quyền cho họ, thảo luận về các hoạt động thống kê trong các tổ chức trên là chưa đủ. Các hoạt động này còn phải được các tác nhân xã hội nhìn nhận là xuất phát từ “thống kê công cộng”, tức là được uỷ thác một hình thức của lợi ích chung, khác biệt với những quyền lợi thuần tuý tư nhân. Tại Đức sự bảo đảm này là kết quả của việc quốc hội phê duyệt các chương trình thống kê. Tại Pháp, Cnis giữ một vai trò quan trọng để đảm bảo tính chính đáng xã hội của thống kê. Năm 1994, một Uỷ ban nhãn hiệu đã được thành lập và trực thuộc Cnis để làm rõ và hình thức hoá cơ chế này (Allain, 1995). Uỷ ban này cấp một “nhãn hiệu lợi ích chung” cho các cuộc điều tra, có tính bắt buộc hay không, sau hai bước xem xét tương ứng với hai chiều kích được nghiên cứu ở đây: việc sử dụng và đo lường của các cuộc điều tra. Trong một bước đầu, bộ phận chuyên môn có thẩm quyền của Cnis ra một “thông báo xác đáng” tán thành các mục tiêu và tính xác đáng của cuộc điều tra. Rồi tiếp đó Uỷ ban nhãn hiệu cấp một “thông báo phù hợp” với những quy tắc hay với những tiêu chí phẩm chất, như việc tôn trọng các danh mục và các định nghĩa mới về những đơn vị thống kê, việc tính đến sự cần thiết giới hạn gánh nặng của những ai được điều tra, những câu hỏi tọc mạch, bảo mật dữ liệu[10]. Uỷ ban nhãn hiệu cũng có ý kiến về tính có thể bắt buộc của cuộc điều tra. Như vậy, bằng quy trình này những yêu cầu gắn với việc sử dụng (ở hạ nguồn) và thu thập (ở thượng nguồn) thống kê được đặt gần nhau.

Ý tưởng về nhãn hiệu “thống kê công cộng” đã nổi lên như thế, định hướng những hoạt động truyền thông của cơ quan thống kê theo những kĩ thuật và từ vựng lấy cảm hứng từ thế giới doanh nghiệp. Năm cam kết về phẩm chất hợp thành một kiểu hiến chương pháp điển hoá các quan hệ giữa những tổ chức điều tra và các đối tượng được điều tra: tiết kiệm (giới hạn gánh nặng các cuộc điều tra), đối phần (trả lại các kết quả), gần gũi (cá nhân hoá các giao tiếp), tính đáng tin (làm rõ các khoảng sai số), bảo mật (tuân thủ bí mật thống kê). Hiện nay việc hình thức hoá và truyền thông này chủ yếu liên quan đến những đối tượng điều tra là các doanh nghiệp, nhưng ta có thể hình dung dịch chuyển và thích nghi cơ chế này sang trường hợp những cuộc điều tra mà đối tượng là con người. Rõ ràng ý tưởng chung là phẩm chất là kết quả của một chuỗi dài những hoạt động xã hội và kĩ thuật được kiên trì xây dựng. Các kết quả đứng vững được, nghĩa là có hiệu quả xã hội chỉ khi mỗi mắt xích được kết nối với nhau. Uỷ ban nhãn hiệu và năm cam kết về phẩm chất là những ví dụ của việc kiến tạo có tính lịch sử của sự tin tưởng.

Việc các khoa học xã hội trong các đại học (kinh tế học, dân số học, xã hội học, sử học) sử dụng rất nhiều các sản phẩm của thống kê công cộng và những vấn đề mà các khoa học này nêu lên góp phần chuyển hướng sự sản xuất các sản phẩm này. Bằng những cách sử dụng và tra vấn trên, các khoa học này ở vị thế tốt để đánh giá phẩm chất của các thống kê. Mỗi một bộ môn đều có kinh nghiệm lâu đời về việc sử dụng (và cả phê phán) những phương pháp định lượng. Từ bộ môn này sang bộ môn kia, các truyền thống này khá khác nhau, mỗi bộ môn phát triển một sự tra vấn và ngôn ngữ đặc thù. Các truyền thống này cũng khác nhau từ nước này sang nước khác. Do đó ở đây khó mà mô tả một toàn cảnh phức tạp đến thế. Nhưng cần nhấn mạnh là vũ trụ thống kê công thường (chứ không phải là bao giờ cũng) không biết đến các truyền thống này. Đối với vũ trụ này, những chuyên gia về các khoa học xã hội, hoặc là những nhà sử dụng, trong số những nhà sử dụng khác, hoặc là những nhà cung cấp (thông qua các hợp đồng) những đánh giá đặc thù về những vấn đề kĩ thuật mà bản thân các cơ quan thống kê không muốn giải quyết. Ví dụ, phương thức thứ hai này quan trọng ở Anh hơn là ở Pháp, nơi mà đánh giá kĩ thuật diễn ra trong nội bộ tổ chức hành chính.

Từ những điều vừa nêu, nghiên cứu vấn đề phẩm chất của các thống kê không thể né tránh việc làm rõ sự căng thẳng tương đối giữa hai quan điểm, một quan điểm duy thực, thuộc kiểu của khoa đo lường và một quan điểm quy ước luận, nhấn mạnh khía cnh xã hội, thương thảo và hữu ích của mọi sự đo lường. Nếu chấp nhận ý tưởng này, việc đánh vòng qua kinh nghiệm lịch sử được các khoa học xã hội khác nhau tích luỹ được là điều cần thiết, vì mỗi bộ môn đã đặt vấn đề căng thẳng trên theo một cách đặc thù. Cần nhấn mạnh là việc lựa chọn giữa hai quan điểm này không có tính triết học mà có tính thực tiễn, gắn liền với những ràng buộc của tình huống tham gia của các bên trong cuộc, nhà sản xuất hay bên sử dụng các thống kê. Do đó nghiên cứu các lựa chọn này thuộc về việc nghiên cứu so sánh, vừa giữa các bộ môn vừa giữa các nước, bằng cách phân biệt những bối cảnh sản xuất và những lập luận thống kê. Định hướng nghiên cứu này, có vẻ rộng lớn, có thể chính là đối tượng của sự hợp tác giữa, một mặt, mạng châu Âu của các cơ quan thống kê và Eurostat và, mặt khác, các nhà nghiên cứu trong đại học xuất thân từ những nước mà các vấn đề trên được đặt ra theo những cách khác nhau (tuỳ theo, ví dụ, tầm quan trọng tương đối của nghiên cứu theo hợp đồng).

Những vấn đề hài hoà hoá, được bàn lun trên đây, sẽ nổi lên theo một cách mới, một khi các công cụ thống kê được lồng vào lại trong các bối cảnh sử dụng chúng, trong cuộc tranh luận xã hội hay trong các nghiên cứu hàn lâm. Các bối cảnh này vô cùng đa dạng. Hài hoà hoá sản phẩm dựa ngầm ẩn vào một giả thiết duy thực: đối tượng tồn tại độc lập với những quy ước đo lường nó, và có thể so sánh nó từ nước này qua nước khác. Giả thiết này phù hợp với một cách sử dụng kinh tế thông tin, khi nó phải cung cấp những tóm tắt được chấp nhận rộng rãi để cho hành động có thể được triển khai, giống như màn hình trên bảng điều khiển của một cơ trưởng, hay như màn hình những thiết bị đo lường của một bác sĩ ở bệnh viện. Ngược lại hài hoà hoá phương pháp không thể không biết đến những điều kiện có tính địa phương và quốc gia ở những công đoạn trên thượng nguồn của chuỗi sản xuất thống kê. Trong thực tế gần với quan điểm quy ước luận hơn, sự hài hoà hoá này phù hợp hơn với nhà khoa học, là nhà kinh tế hay nhà xã hội học, vốn không dễ bằng lòng với những bảng so sánh được “hài hoà hoá” và đặt cạnh nhau thiếu thận trọng những cột số liệu các nước. Ta chọn hi sinh điều gì để tạo ra một diễn ngôn so sánh? Ai quyết định lựa chọn này? Nhà sản xuất hay bên sử dụng? Không có đúng sai cho các câu hỏi này, nhưng chỉ có những bối cảnh sử dụng và những ràng buộc của những tình huống khác nhau.

Những nỗ lực của Eurostat để xây dựng một hệ thống siêu dữ liệu châu Âu trong khuôn khổ của dự án DSIS (Distributed statistical Information System) đề xuất một phân tách lí thú các bối cảnh sử dụng (Crosnier, 1996). Trước hết có sự phân biệt giữa một mặt, môi trường sản xuất mà sự mô tả, có ích cho các nhà thống kê chịu trách nhiệm quan niệm và tổ chức thực hiện việc sản xuất, bao gồm những thông tin từ thu thập đến thiết lập các kết quả và, mặt khác, môi trường phổ biến, trong đó phần sản xuất dành cho sự phổ biến được định hình. Hai môi trường này tương ứng với hai khía cạnh đã hình dung là đo lườngcách sử dụng, cũng như với các bối cảnh hoặc là điều tra khoa học, hoặc là một hành động “tiết kiệm”, theo nghĩa trên đây là tóm tắt được xã hội chấp nhận.

Nhưng để chuẩn bị cho công trường hài hoà hoá các thống kê châu Âu, Eurostat một kiểu không gian thứ ba, nằm giữa hai không gian trên. Môi trường tham chiếu châu Âu sẽ nhận những dữ liệu với đầy đủ tư liệu cho những chuyên gia có khả năng sử dụng chúng bằng những phương tiện riêng của mình để tiến hành những so sánh trong nội bộ của Liên minh châu Âu. Dành riêng cho thành viên của các tổ chức được công nhận, môi trường tham chiếu châu Âu này có một “kiến trúc phân tán”. Nó cho phép di chuyển trong một vũ trụ có những tiêu chuẩn kĩ thuật chung nhưng không phụ thuộc vào một cơ quan trung ương. Nó báo trước điều có thể trở thành trong tương lai một “thống kê phân tán”, lấy cảm hứng từ các mạng kết nối được những chuyên gia của trí tuệ nhân tạo phân tán (Gasser, 1989) sử dụng mạnh mẽ. Trong một tổ chức như thế, có thể kết hợp ý tưởng bảo trợ và uỷ quyền theo chiều dọc với vô số cấp phi tập trung hoá những cách sử dụng, theo hình ảnh của việc thiết lập Internet trong lịch sử.

Thống kê và thực tại: một so sánh với tiền tệ

Trong bài này, các thống kê được giới thiệu dưới một vẻ nghịch lí. Chúng vừa phản ánh vừa thiết chế thực tại. Chúng chỉ đạt hiệu quả xã hội nếu gợi lên được sự tin tưởng. Chiều kích kép này gợi ý so sánh thống kê và tiền tệ. Thật vậy, về mặt lịch sử, tiền tệ được cấu thành từ vàng, một kim loại có một “giá trị thực tế” đồng thời được chấp nhận một cách phổ cập như phương tiện thanh toán. Sau đó tiền giấy xuất hiện Tiền giấy chỉ được chấp nhận khi mọi người hoàn toàn tin tưởng là chuyển đổi nó được thành vàng. Rồi tính chuyển đổi này biến mất. Giá trị của một đồng tiền chỉ còn dựa trên sự tin tưởng mà nó tạo ra được. Ngày nay một đồng tiền càng lưu thông nhiều khi thiên hạ tin tưởng vào nó.

Có thể thử so sánh thống kê với tiền tệ bằng cách thay “vàng” bằng “thực tại”. Điều này sẽ dẫn đến một kết luận gây sốc khi gợi ý một kiến giải thuần tuý tương đối luận về hiệu quả xã hội của các thống kê, độc lập với mọi quy chiếu về “thực tại”. Tuy nhiên, như đã thấy, sự quy chiếu này tất nhiên là cần thiết, song nó không đủ. Cả lịch sử, lâu dài và khó khăn, của việc kiến tạo xã hội tính chính đáng và đáng tin của thống kê công cộng nhắc nhở ta điều này. Trên quan điểm này, so sánh thống kê với tiền tệ không phi lí như có vẻ thoạt nhìn. Đặc biệt, nó có thể soi sáng dưới một lăng kính mới những vấn đề hài hoà hoá bàn luận ở trên. Thật vậy, có thể đặt cạnh nhau một mặt, ba tình thế của các thống kê quốc gia (không hài hoà hoá, hài hoà hoá ở cấp độ các sản phẩm, hài hoà hoá ở cấp độ các phương pháp) và ba tình thế của đồng tiền quốc gia (không chuyển đổi được, chuyển đổi được, hợp nhất với một đồng tiền duy nhất).

Các thống kê không hài hoà hoá chỉ có ích trong một nước duy nhất. Chúng không thể lưu thông vì ở các nước khác, không ai biết ý nghĩa và độ tin cậy của chúng. Một đồng tiền không chuyển đổi được cũng có những đặc tính như thế. Ngược lại, nếu các sản phẩm thống kê được hài hoà hoá thì chúng có thể lưu thông và được các nước khác chấp nhận, nhưng mỗi nước vẫn làm chủ các phương pháp đo lường đặc thù của mình, giống như đối với các đồng tiền chuyển đổi được thì mỗi ngân hàng trung ương quản lí đồng tiền của mình. Cuối cùng, với giả thiết không mấy thực tế, khi các phương pháp được hoàn toàn hài hoà hoá, trên nguyên tắc sẽ có sự lưu thông của những thống kê giống nhau, giống như khi đồng euro trở thành đồng tiền duy nhất của nhiều nước. Có thể đào sâu sự so sánh này, bằng cách xem xét những điều kiện thể chế và xã hội để làm sao đạt được những hình thức tin cậy đa dạng này. Tiền tệ và thống kê đều là những yếu tố của một không gian tham chiếu chung cần phải xây dựng, một không gian trao đổi thương mại cho tiền tệ và một không gian tạo sự nhận thức tương đương cho thống kê.

Những vấn đề mà việc hài hoà hoá thống kê châu Âu và việc làm rõ ý niệm phẩm chất đặt ra thúc đẩy nhà thống kê xem xét lại chuỗi sản xuất và lưu thông của các sản phẩm của mình. Để làm được việc này, nhà thống kê không chỉ cần là một kĩ sư, một nhà quản lí hay một chuyên gia về các khoa học xã hội định lượng, như họ thường là như vậy. Nhà thống kê, theo một cách nào đó, còn phải là một nhà xã hội học về các cách sử dụng có tính xã hội các thống kê, từ điều tra đến lập luận. Chỉ có thể hiểu được sự đa dạng và những yêu cầu của các bên sử dụng, về mặt hài hoà hoá hay về mặt phẩm chất, trong bối cảnh của một phân tích về tính đa dạng của các cách sử dụng có tính xã hội này. Những cách sử dụng này bao gồm việc một người hành động tham khảo một bảng điều khiển cho đến việc một nhà bác học, mà tính phản tư (nghĩa là thường xuyên quay lại với các công cụ tri thức) là một yêu cầu cơ bản của lao động khoa học, phân tích các nguồn của mình một cách tỉ mỉ và có phê phán. Những cách sử dụng này còn có các hình thức tranh luận khác nhau, trong đó có chỗ cho những lập luận thống kê trong những kiến trúc rộng lớn hơn, huy động những nguồn lực đa dạng nhất. Trên quan điểm này, các chính sách và thống kê xã hội gắn chặt hơn với những bối cảnh quốc gia so với các chính sách và thống kê kinh tế. Điều này giải thích vì sao vấn đề hài hoà hoá các thống kê xã hội được đặt ra muộn hơn và sự căng thẳng giữa hài hoà hoá phương pháp và hài hoà hoá sản phẩm được làm rõ ràng hơn.

Thư mục

Allain J. (1995), “Le Comité du label: un an et quelque”, Courrier statistique, n073, mars, pp. 63-66, Paris, INSEE

Anderson M. (1988), The American Census. A Social History, New Haven and London, Yale University Press.

Barten A. (1991), “The History of Dutch Macroeconometric Modelling, 1936-1986”, in Bodkin R., Klein L. and Marwah K. (ed.), A History of Macroeconometric Modelling, p. 153-194, Aldershot (UK), Edward Elgar.

Carling J. (1995), Total Quality Management at Centralbyran, Stockholm Statistics, Sweden.

Crosnier D. (1996), Métadonnées et environnement de référence européen, Paris, INSEE, note n0137/D240 du 29 mars 1996.

Desrosières A. (1993), La politique des grands nombres. Histoire de la raison statistique, Paris, La Découverte.

Desrosières A. (1996a), The administrator and the scientist: how the profession has changed, Paris, INSEE (Rapport pour le séminaire “Official Statistics: Past and Future”, Commission économique pour l’Europe, Lisbonne, septembre 1996).

Desrosières A. (1996b), “Du travail à la consommation: l’evolution des usages des enquêtes sur le budget des familles”, Paris, INSEE, note n041/3310 du 19 avril 1996.

Duncan J. W. and Shelton W. C. (1978), Revolution in United States Government Statistics, 1926-1976, Washington, U. S. Department of Commerce.

Eymard-Duvernay F. (1989), “Conventions de qualité et formes de coordination”, Revue économique, n02, mars, vol.40, pp. 329-359, Paris, Presses de la fondation nationale des sciences politiques.

Eymard-Duvernay F. (1994), “Coordination par l’entreprise et qualité des biens”, in Orléan A. (chủ biên), Analyse économique des conventions, trang 307-334, Paris, PUF.

Fourquet F. (1980), Les comptes de la puissance. Histoire de la comptabilite nationale et du Plan, Paris, Encres.

Gasser L. (1991), “Social Conception of Knowledge and Action: DAI Foundations and System Semantics”, Artificial Intelligence, n047, pp. 107-138, Amsterdam, Elsevier.

Gigerenzer G. et. al. (1989), The Empire of Chance. How Probability Changes Science and Everyday Life, Cambridge, Cambridge University Press.

Patriarca S. (1996), Numbers and Nationhood. Writing Statistics in Nineteenth Century Italy, Cambridge, Cambridge University Press.

Van Tuinel H. K. (1995), “Social indicators, Social Surveys and Integration of Social Statistics”, Paper prepared for the Siena Group Seminar, Oslo. 8-9 June.

Van Tuinel H. K., Altena J.W. and Imbens H. (1994), “Surveys, register and integration in social statistics”, Statistical Journal of the United Nations Economic Commision for Europe, vol.11, n04, pp. 321-356.

Vanoli A., 1989, “Le Conseil national de l’information statistique”, Courrier statistique, n053, 11-18.

Nguyễn Đôn Phước dịch

Nguồn:La qualité est-elle la condition de l’harmonisation européenne?”, chương 7 cuốn Prouver et gouverner. Une analyse politique des statistiques publiques của Alain Desrosières, Paris, La découverte, 2014, trang 122-148.




Chú thích:

[1] Chương này đã được công bố dưới tựa “La mesure et son usage: harmonisation et qualité des statistiques sociales”, Statéco, n090-91 aout-décembre 1998, trang 5-17.

[2] Kĩ thuật điều tra chọn mẫu về những vấn đề xã hội đã được nhà thống kê Na Uy Kiaer sáng tạo và thử nghiệm năm 1895, nhân việc bỏ phiếu thông qua các luật đầu tiên về an sinh xã hội.

[3] Ngay từ năm 1790, các nhà lập hiến Mĩ đã hình dung một giải pháp tinh tế cho vấn đề này. Mười năm một lần, một cuộc tổng điều tra phải ước lượng dân số của mỗi bang. Đóng góp tài chính của bang cho liên bang và số dân biểu đại diện cho bang ở Hạ viện được tính trên cơ sở này. Quy định khéo léo này ngăn cản các bang ước lượng quá thấp hoặc quá cao dân số của mình (Anderson, 1988).

[4] Ví dụ có tính biếm hoạ của logic này mà các nhà thống kê các nước Đông Âu trước 1989 khi họ thường công bố chỉ những tỉ suất tăng trưởng chứ không công bố các mức tuyệt đối.

[5] Sự phân công công việc này có thể được tiến hành trong nội bộ của thế giới các nhà thống kê. Một số nhà thống kê dự kiến các yêu cầu và xác định các khái niệm, trong lúc những nhà thống kê khác “lắp đầy” chúng. Điều này không làm thay đổi ý nghĩa tổng quát của quá trình được mô tả như do các cách sử dụng, thực tế hay giả định, thúc đẩy.

[6] Chẳng hạn trong thế kỉ XIX, các nhà thống kê Italia ở thời kì Risorgimento đã mạnh mẽ góp phần xây dựng sự thống nhất chính trị của Italia, thông qua các công trình của họ tập hợp những địa bàn khác nhau của bán đảo (Patriarca, 1996).

[7] Những phát triển dưới đây dựa vào các công trình của FranVois Eymard-Duvernay (1989 và 1994) về ý niệm quy ước phẩm chất, được áp dụng vào những biến đổi của các phương thức phối hợp trong các doanh nghiệp. Đặc biệt ông phân biệt những phẩm chất do sự chuẩn hoá công nghiệp (kiểm tra sản phẩm), do nhãn hiệu (danh tiếng) và do thị trường (mong muốn của khách hàng) xác định.

[8] Trong trường hợp của Pháp, lịch sử dài các cuộc điều tra về ngân sách gia đình đã được phân tích vào chi tiết trong một nghiên cứu nhân kỉ niệm 50 năm thành lập Viện quốc gia thống kê và nghiên cứu kinh tế (Desrosières, 1996b). Cần đào sâu và kiểm định các giải thiết được nêu trong tài liệu này, đặc biệt bằng những so sánh quốc tế.

[9] Chủ đề này hiếm khi có mặt trong các nghiên cứu trước năm 1940 (ngoại trừ vài nghiên cứu về sự phân phối thu nhập). Các nghiên cứu này hầu như chỉ có đối tượng là các tầng lớp bình dân. Trong khi lúc bấy giờ chưa có những “không gian so sánh và tương đương” giữa các tầng lớp để có thể đo lường các bất bình đẳng xã hội.

[10] Trong trường hợp đối tượng điều tra là con người (hộ gia đình hay cá nhân), một cơ quan do một đạo lut năm 1978 thành lập và hoàn toàn khác với Cnis là Hội đồng quốc gia về tin học và các quyền tự do (Cnil) phải kiểm tra và chấp thuận các điểm trên.

Print Friendly and PDF