28.2.18

Bong bóng, Bong bóng, Gian lận và Rắc rối



BONG BÓNG, BONG BÓNG, GIAN LẬN VÀ RẮC RỐI
Mark Lennihan/Associated Press
Kinh tế học vĩ mô, thương mại, chăm sóc y tế, chính sách xã hội và chính trị học.
Ngày hôm trước, người thợ cắt tóc của tôi đã hỏi tôi liệu anh ta có nên đầu tư hết tất cả tiền của mình vào Bitcoin hay không. Và sự thật là nếu anh ấy đã mua Bitcoin, ví dụ, một năm trước thì anh ấy sẽ cảm thấy khá tốt hơn ngay lúc này. Mặt khác, các nhà đầu cơ người Hà Lan, những người đã mua hoa tulip vào năm 1635, cũng cảm thấy khá tốt trong một thời gian, cho đến khi hoa tulip rớt giá vào đầu năm 1637.
Vậy liệu Bitcoin có là một bong bóng khổng lồ sẽ kết thúc trong đau buồn không? Có. Nhưng đó là một bong bóng được bao bọc trong sự thần bí về công nghệ trong lòng cái kén của hệ tư tưởng tự do triệt để. Và chúng ta cần phải học một điều gì đó về thời buổi chúng ta đang sống bằng cách bóc đi lớp vỏ đó.
Print Friendly and PDF

26.2.18

Triết lý khoa học hiện đại

TRIẾT LÝ KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

Nguyễn Đức Hiệp[i]
Tóm tắt : Khoa học hiện đại có những đóng góp to lớn vào đời sống xã hội con người. Nhưng khoa học là gì và có phải chỉ có một hay là có nhiều nền khoa học khác nhau tùy thuộc vào vũ trụ quan của một nền văn hóa hay một nền tảng triết học mà các nhà hậu hiện đại đã đặt ra. Bài này có mục đích tóm tắt quá trình lịch sử triết học khoa học và những vấn đề khúc mắc tồn tại từ thời Khai sáng đến nay.
Lời tòa soạn: Sau khi đọc xong bài này, mời độc giả đọc thêm bài bình luận của Bùi văn Nam Sơn, cũng trong Thời Đại Mới số này.
 1. Phác hoạ tổng quan
Francis Bacon (1561-1626)
William Whewell (1794-1866)
Khoa học ở Tây phương phát xuất và bùng nổ mạnh từ cuộc tranh đấu giữa tôn giáo và các "triết gia thiên nhiên" (natural philosophers) trong thời Khai sáng. Chỉ từ thế kỷ 19 mới có các từ "khoa học" và "khoa học gia"(scientist) (do William Whewell đặt ra) như ta hiểu hiện nay[ii]. Trước đó, những người nghiên cứu hiện tượng thiên nhiên và đưa ra các định luật về tự nhiên được gọi là “triết gia” (philosopher) hay “triết gia thiên nhiên” (natural philosopher). Francis Bacon là người hệ thống hoá và kêu gọi vận dụng triết lý thực nghiệm làm nền tảng cho kiến thức. Con người chỉ có thể tìm và biết được sự thật về sự vận hành của thế giới thiên nhiên qua cảm nghiệm (senses) về thế giới bên ngoài chứ không từ tâm linh, niềm tin hay thượng đế.
Nền tảng khoa học phương Tây vì thế dựa trên cảm nghiệm và thực nghiệm. Từ Bacon đến Whewell và đến ngày nay, khoa học ngày càng phát triển và chia ra nhiều ngành, nhiều nhánh khác nhau. 
Print Friendly and PDF

24.2.18

Bất bình đẳng đã tiến triển ở mọi nơi, nhưng không cùng tốc độ

LUCAS CHANCEL: “BẤT BÌNH ĐẲNG ĐÃ TIẾN TRIỂN Ở MỌI NƠI, NHƯNG KHÔNG CÙNG TỐC ĐỘ”

Christian Chavagneux
Lucas Chancel
Lucas Chancel
Đồng giám đốc, Phòng thí nghiệm về tình trạng bất bình đẳng trên thế giới và dự án WID.world
Kiến thức về tình trạng bất bình đẳng trên quy mô toàn cầu đang tăng lên. Một nhóm nghiên cứu, trong đó có Facundo Alvaredo, Lucas Chancel, Thomas Piketty, Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, sáng nay, tại Trường Kinh tế Paris (PSE), đã trình bày bản “Báo cáo về tình trạng bất bình đẳng trên thế giới năm 2018” [“World Inequality Report 2018”]. Một tài liệu dựa trên các dữ liệu độc nhất về tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập và của cải, trong khuôn khổ của dự án WID.world. Bài phỏng vấn Lucas Chancel, đồng giám đốc của Phòng thí nghiệm về tình trạng bất bình đẳng trên thế giới và của dự án WID.world.
Print Friendly and PDF

21.2.18

Dữ liệu lớn vì học sinh nghèo



DỮ LIỆU LỚN VÌ HỌC SINH NGHÈO

WASHINGTON, DC - Các quốc gia cần những người có kỹ năng và tài năng để tạo ra những cải cách làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Điều này đúng trong những nền kinh tế đã phát triển cũng như đang phát triển. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu không đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Nếu chúng ta muốn chấm dứt đói nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, và ngăn cản sự bất bình đẳng về kinh tế đang gia tăng, chúng ta phải tìm ra những cách thức mới, tốt hơn, và rẻ hơn để dạy học - và trên một quy mô rộng lớn.
Mục tiêu này có lẽ dường như vượt quá khả năng ngay cả những nước giàu có; nhưng việc thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu giáo dục một cách thông minh có thể làm nên một khác biệt lớn. Và, may mắn thay, chúng ta đang sống trong một thời đại mà công nghệ thông tin mang lại cho chúng ta những công cụ thích hợp để mở rộng sự tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, có giá cả phải chăng. Dữ liệu lớn - những tập dữ liệu phức tạp, số lượng lớn mà các doanh nghiệp sử dụng để phân tích và dự đoán hành vi người tiêu dùng - có thể cung cấp cho giáo viên và các công ty một lượng thông tin chưa từng có về những mô hình học tập của học sinh, giúp đỡ các trường cá nhân hoá sự hướng dẫn theo những cách ngày càng tinh vi.
Print Friendly and PDF

18.2.18

Thống kê học đã đánh mất quyền lực của nó như thế nào

 THỐNG KÊ HỌC ĐÃ ĐÁNH MẤT QUYỀN LỰC CỦA NÓ NHƯ THẾ NÀO – VÀ TẠI SAO CHÚNG TA NÊN LO NGẠI VỀ NHỮNG ĐIỀU SẮP TỚI

Khả năng của thống kê học để mô tả thế giới một cách chính xác đang suy giảm. Ngay sau đó, là một thời đại mới của dữ liệu lớn do các công ty tư nhân kiểm soát đang thế chỗ [của thống kê học] – và gây nguy hiểm cho nền dân chủ.
Về mặt lý thuyết, thống kê học giúp giải quyết các cuộc tranh luận. Nó cung cấp các điểm tham chiếu ổn định để tất cả mọi người – bất luận  quan điểm chính trị thế nào – có thể đồng ý với nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều mức độ tin tưởng khác nhau về thống kê học đã trở thành một trong những luồng chia rẽ chính được mở ra trong các nền dân chủ tự do phương Tây. Ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng 68% số người ủng hộ Trump không tin vào các dữ liệu kinh tế được chính phủ liên bang công bố. Tại Anh, một dự án nghiên cứu của Đại học Cambridge và YouGov về các thuyết âm mưu phát hiện ra rằng 55% người dân tin rằng chính phủ “đang che giấu sự thật về số lượng người nhập cư đang sinh sống tại đây”.
Thay vì phổ biến cuộc tranh luận và sự phân cực, trên thực tế dường như thống kê học đang đổ thêm dầu vào lửa. Sự ác cảm đối với thống kê học đã trở thành một trong những dấu ấn của phái hữu dân túy, với việc các nhà thống kê và các nhà kinh tế chủ yếu nằm trong số nhiều “chuyên gia” khác có vẻ đã bị các cử tri loại bỏ trong năm 2016. Thống kê học không những bị nhiều người xem là không đáng tin cậy, mà dường như đối với họ còn là một cái gì đó gần như luôn có tính xúc phạm hoặc ngạo mạnQuy giản các vấn đề xã hội và kinh tế thành các tổng gộp và bình quân số học dường như là điều vi phạm ý thức của một số người về sự đúng đắn chính trị.
Print Friendly and PDF

15.2.18

MỪNG TẾT MẬU TUẤT 2018!


Print Friendly and PDF

13.2.18

Tính kinh tế và phi kinh tế theo quy mô



TÍNH (PHI) KINH TẾ THEO QUI MÔ
Scale (Economies and diseconomies of)
Trong lúc khái niệm năng suất cận biên hay lợi tức cận biên của một nhân tố sản xuất liên quan đến quan hệ giữa một gia tăng của nhân tố này với gia tăng sau đó của số lượng sản xuất thì khái niệm hiệu suất theo qui mô liên quan đến quan hệ giữa một gia tăng đồng thời của tất cả các nhân tố sản xuất và gia tăng tiếp đó của số lượng sản xuất...
Print Friendly and PDF

11.2.18

Đã đến lúc nên chấm dứt việc xếp hạng thiên lệch của Ngân hàng Thế giới đối với sự điều tiết môi trường kinh doanh

ĐÃ ĐẾN LÚC NÊN CHẤM DỨT VIỆC XẾP HẠNG THIÊN LỆCH CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI ĐỐI VỚI SỰ ĐIỀU TIẾT MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Sau nhiều năm bị các nghiệp đoàn lao động và các nhóm tiến bộ khác phê phán, nhà kinh tế trưởng của chính Ngân hàng Thế giới đang cáo buộc các đồng nghiệp của ông thao túng dữ liệu theo hướng ý thức hệ.
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới đã làm nổi lên một cơn bão lửa đối với hệ thống xếp hạng của họ về môi trường kinh doanh của 190 quốc gia, được công bố hàng năm thông qua báo cáo chủ lực có tên Doing Business [báo cáo Môi trường kinh doanh]. Các nghiệp đoàn lao động, các tổ chức xã hội dân sự, chính phủ một số nước, và các tổ chức quốc tế từ lâu đã phê phán bản báo cáo nói trên vì đứng trên một một lập trường ý thức hệ để chống lại sự điều tiết.
Print Friendly and PDF

10.2.18

Hãy triệt hạ xã hội học phê phán!



HÃY TRIỆT HẠ XÃ HỘI HỌC PHÊ PHÁN!
Sau “vụ Cahuc/Zylberberg” trong kinh tế học vào năm ngoái, phải chăng xã hội học cũng sẽ có “vụ Bronner/Géhin”. Dù thế nào đi nữa thì hiện nay đang có một bầu không khí đằng đằng sát khí trong ngành từ khi hai tác giả trên đã cho xuất bản vào tháng mười vừa rồi quyển Sự nguy hại của xã hội học (PUF).

“Cơn phong ba đối với xã hội học”, đó là lời mở đầu của quyển sách. Thật vậy Gérald Bronner và Etienne Géhin nhấn mạnh đến cơn gió trái chiều đang thổi trên khoa học xã hội khi mà nó đã bị “đuổi” ra khỏi các trường đại học Nhật và đang bị đe dọa ở Thụy Sĩ. Đối với hai tác giả thì điều này không phải chỉ là hậu quả độc hại của một thời buổi phản động, mà còn là dấu hiệu của một sự tiến hóa đáng ngại của xã hội học khi tính chiến đấu lấn át sự chặt chẽ khoa học một cách quá thường xuyên. Những người bị nhắm ở đây là những nhà nghiên cứu gắn với xu hướng thường được gọi là “xã hội học phê phán”: Michel Foucault, Pierre Bourdieu, Loic Wacquant, Bernard Lahire hay Christine Delphy, một nhân vật lịch sử của các nghiên cứu về giới.
Print Friendly and PDF

7.2.18

Kinh tế học mở ra với các khoa học khác

KINH TẾ HỌC MỞ RA VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC

Từ hai mươi năm qua, khoa học kinh tế đã nắm bắt các vấn đề của xã hội, không ngần ngại đặt thành vấn đề các lý thuyết truyền thống mang tính quá lý thuyết.
Hàng năm vào đầu tháng Giêng, toàn bộ giới học thuật đã gặp nhau tại các cuộc họp của Hiệp hội Kinh tế Mỹ. Là một giáo sư kinh tế ở Hoa Kỳ, tôi đã tham dự các cuộc họp đó một cách nghiêm túc. Gần hai mươi năm trước, vào năm 2000, có một nhóm sinh viên người Pháp, trong đó có tôi, đã  một kiến nghị đăng trên báo Le Monde khởi xướng yêu cầu cải cách việc đào tạo trong kinh tế học. Chúng tôi đòi hỏi môn học [kinh tế] cần có sự cởi mở hơn đối với các vấn đề của xã hội và ít bị ám ảnh một cách không có căn cứ hơn bởi các mô hình lý thuyết. Kể từ đó, những tiến bộ đã vượt quá mong đợi của tôi.
Print Friendly and PDF

5.2.18

Sự thiết yếu khoa học của lịch sử khoa học

SỰ THIẾT YẾU KHOA HỌC CỦA LỊCH SỬ KHOA HỌC

Tác giả: Auguste Comte*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Auguste Comte (1798-1857)
Thật dễ thấy rằng chỉ có một quan hệ ngoài mặt giữa việc nghiên cứu một khoa học theo phương pháp gọi là lịch sử và sự hiểu biết thực sự lịch sử hiện thực của môn học này.
Thật vậy, mặc dù trong trật tự của sách giáo khoa[1], chúng ta thường phải tách rời các bộ phận của mỗi ngành khoa học, những bộ phận này không những chỉ phát triển đồng thời và ảnh hưởng lên nhau – và đấy chính là lý do khiến trình tự lịch sử được ưa thích –, mà nếu xem xét sự phát triển thực hiệu của tinh thần con người trong toàn bộ, thì ta lại càng phải thấy rằng, trên thực tế, hầu hết các khoa học khác biệt đều tác động lên nhau, và trở thành hoàn hảo hơn cùng một lúc; thậm chí ta còn thấy rằng sự tiến bộ của các ngành khoa học và kỹ thuật đều phụ thuộc vào nhau bởi vô số ảnh hưởng qua lại, và cuối cùng, tất cả đều liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của xã hội loài người nói chung. Cuộn mắt xích lôi kéo nhau rộng lớn này là hiệu quả đến mức rằng, để quan niệm sự phát sinh thực hiệu của một lý thuyết khoa học, tinh thần buộc phải xem xét sự phát triển của một nghệ thuật nào đó chẳng có quan hệ hợp lý gì với nó cả, thậm chí một số tiến bộ đặc biệt nào đó trong tổ chức xã hội mà nếu không có thì sự phát sinh này sẽ không thể nào xảy ra được. Như chúng ta sẽ thấy trong nhiều ví dụ sau. Kết quả là người ta chỉ có thể biết lịch sử thực sự của mỗi khoa học, nghĩa là sự hình thành thực tế của những khám phá từ đấy nó được cấu thành, bằng cách nghiên cứu lịch sử loài người một cách tổng quát và trực tiếp. Chính vì vậy mà tất cả mọi tài liệu thu thập được cho đến nay, về lịch sử của toán học, thiên văn học, y học, v.v. dù quý giá đến đâu, cũng chỉ có thể được xem là nguyên liệu mà thôi.
Print Friendly and PDF

3.2.18

Romer, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, nói kinh tế học vĩ mô đang có vấn đề

ROMER, NHÀ KINH TẾ TRƯỞNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI, NÓI KINH TẾ HỌC VĨ MÔ ĐANG CÓ VẤN ĐỀ

Andrew Mayeda và Craig Torres
Romer nói, vấn đề với thế giới quan này là một khi các bạn loại trừ chính sách hoặc người dân khỏi vai trò là chất xúc tác thay đổi, thì thường sẽ không có giải pháp thay thế nào mang tính thuyết phục: "Mọi thứ đều có thể xảy ra vì những cú sốc từ bên ngoài tác động vào."
Paul Romer (1955-)
Paul Romer nói rằng ông thực sự không có ý định phê phán kinh tế học vĩ mô như một giả khoa học bị ám ảnh bởi toán học. Hoặc chọc giận vô số các đồng nghiệp khác. Đó chỉ là điều xảy ra mà thôi.
Ý định thực sự của ông là viết một bài báo vinh danh những tiến bộ trong sự hiểu biết về những gì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng khi ngồi xuống để viết bài báo đó vào những tháng trước khi lên làm nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, Romer nhanh chóng thấy rằng con tim ông không chú tâm được vào việc đó.
Dù sao thì nền kinh tế thế giới đã không tăng trưởng nhiều; và toán học mà nhiều đồng nghiệp đã sử dụng để mô hình hóa nền kinh tế có vẻ không thực tế. Ông đã xem một phim tài liệu về Church of Scientology [Nhà thờ Khoa luận giáo], và bị ấn tượng bởi khả năng hoạt động của tư duy tập thể.
Print Friendly and PDF

1.2.18

Những quyển sách muốn “gửi hương cho gió”

NHỮNG QUYỂN SÁCH MUỐN “GỬI HƯƠNG CHO GIÓ”

Nguyễn Xuân Xanh
 Chúng ta sinh ra là những sinh vật có lý tính.
John Locke

Lời nói đầu. Dưới đây là những quyển sách mà tôi ít nhiều đã can dự dưới các hình thứ khác nhau, như biên soạn, dịch, chủ trì, đồng chủ biên, viết lời tựa, đã được xuất bản từ năm 2004 đến nay được trình bày gần như theo thứ tự thời gian. Tôi ghi lại để chia sẻ với bạn đọc gần xa, nhất là các bạn trẻ, và để với thời gian tôi khỏi quên mình đã làm gì trong gần 15 năm qua. Chuỗi các số Kỷ yếu có tất cả 7 số, được thực hiện từ 2006 – 2014, bắt đầu với Kỷ yếu Giáo sư Đặng Đình Áng (2006), Giáo sư Hoàng Tụy (2007), Max Planck (2008) người khai sáng lượng tử, đến 400 Năm Thiên văn học và Galilei (2009), 150 Năm Thuyết tiến hóa và Darwin (2009), Đại học Humboldt 200 Năm (2010), bà mẹ của đại học nghiên cứu hiện đại thế giới, và cuối cùng là Hạt Higgs và Mô hình chuẩn (2012), sự khám phá tuyệt vời của Hạt và Cơ chế bí ẩn đã tạo ra vật chất của thế giới, cũng như sự cấu tạo cơ bản của vật chất. Kỷ yếu là những công trình rất tập thể của các nhà khoa học, nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước, trong đó có cả một số nhà khoa học nước ngoài từ Đức, Mỹ. Chúng đánh dấu một nỗ lực rất nhiều công sức để truyền bá khoa học, giáo dục và gây cảm hứng cho đại chúng. Khoa học và Giáo dục đại học là hai chủ đề quan trọng, cũng như các danh nhân khoa học, những người đã hiến dâng đời mình cho sự nghiệp khoa học, giáo dục và tiến bộ thế giới. Các quyển sách chứa đựng rất nhiều điều thú vị và bổ ích về khoa học và giáo dục đại học.

Print Friendly and PDF