30.10.15

Tính đa nguyên trong kinh tế học là một mệnh lệnh dân chủ



André Orléan (1950-)

“Tính đa nguyên trong kinh tế học là một mệnh lệnh dân chủ”

Phải tư duy lại việc giảng dạy kinh tế học. Trong cuộc phỏng vấn dưới đây, André Orléan tố cáo sự thống trị của các lí thuyết tân cổ điển.
Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia Pháp (CNRS) và Trường cao cấp về khoa học xã học (EHESS), André Orléan là đồng chủ biên tuyên ngôn vì một kinh tế học đa nguyên trong Dùng các nhà kinh tế vào việc gì nếu họ đều nói giống nhau?
Ông là một nhà kinh tế phi chính thống. Điều gì làm ông khác với nhà kinh tế chính thống, mà theo ông, đang ở vị thế thống trị cả trong đại học lẫn trong việc hoạch định các chính sách kinh tế?
Ý tưởng chính thống bắt nguồn từ tác phẩm của Keynes. Keynes gọi bằng chính thống những ai tin vào sự điều tiết cạnh tranh của các nền kinh tế thị trường. Ông đối lập họ với những kẻ dị giáo trong đó ông tự liệt mình vào. Trong lúc các nhà chính thống gán cho lương quá cao nguyên nhân của thất nghiệp đại trà, Keynes xem thất nghiệp chủ yếu là do thiếu cầu. Ngày nay, sự đối đầu giữa chính thống và phi chính thống chủ yếu vẫn xoay quanh cũng bấy nhiêu đối lập về mặt khái niệm, ngoại trừ việc là các lí thuyết đối mặt nhau tinh vi hơn và lí thuyết thống trị, gọi là “tân cổ điển”, ngày càng trở nên thống trị hơn. Bằng cách tiếm đoạt độc quyền về khoa học đích thực, lí thuyết này tự cho phép quyền bác bỏ tất cả những cách tiếp cận cạnh tranh, được gọi là “phi khoa học”. Ta thấy rõ điều này ở Pháp, một nước có truyền thống tiếp nhận một số lớn quan điểm và phương pháp khác nhau, như chủ nghĩa Marx, lí thuyết điều tiết, kinh tế học về các quy ước, cách tiếp cận gọi là hậu keynesian và lịch sử tư tưởng kinh tế.
Print Friendly and PDF

28.10.15

Mấy nguyên tắc về khoa học con người

Trần Văn Toàn (1931-2014)

Mấy nguyên tắc về khoa học con người

Tiến Sĩ Trần Văn Toàn (1931-2014): nguyên giáo sư triết học ĐH Huế, Sài Gòn, và Đà Lạt (1960-1965), ĐH Lovanium (Kinshasa, Congo, 1965-1973), và ĐH Công Giáo Lille, Pháp (1963-1996). Tác giả nhiều biên khảo về triết học và tôn giáo bằng Việt và Pháp ngữ.
Bài đăng ở tập san Định Hướng
Mấy ý kiến sau đây không đứng trong phạm vi khoa học, không có tham vọng chỉ bảo cho các nhà khoa học phải làm thế này hay thế kia để đạt tới chân lý. Mà chỉ bảo làm sao được, trong khi có nhiều khoa học nghiên cứu theo nhiều phương pháp những đối vật khác nhau, với những kết quả có tính cách tạm thời, trong khi có lẽ chẳng có ai quán xuyến được tất cả các khoa học, và nhất là trong khi người ta chưa hẳn là đã đồng ý với nhau để hiểu thế nào là khoa học, thế nào là chân lý.
Print Friendly and PDF

26.10.15

Cả hai nhãn hiệu này không còn ý nghĩa gì nữa



Antoine d’Autume

“Cả hai nhãn hiệu này không còn ý nghĩa gì nữa”

(Phỏng vấn Antoine d’Autume)
Antoine d’Autume là giáo sư đại học tại Đại học Paris I và Trường kinh tế Paris (PSE). Ông tự xác định như một chuyên gia chung chung về kinh tế vì “sở thích và thực tiễn” và cho rằng những phê phán của các nhà kinh tế phi chính thống là “quá cường điệu”.
Christophe Alix
Giáo sư đứng ở đâu trong cuộc tranh luận hiện nay?
Theo tôi, lời cáo buộc của họ về sự thiếu đa nguyên là không có cơ sở và những con số đưa ra là quá cường điệu. Cách tiến hành nghiên cứu trong kinh tế học đã thay đổi lớn trong các thập niên qua. Ba mươi năm trước đã có một bước ngoặt hướng đến khía cạnh lí thuyết và mô hình hóa nhiều hơn, một điều cần thiết để chuyên nghiệp hóa bộ môn. Nhưng kinh tế học đã tiếp tục tiến hóa. Kể từ mười năm nay, nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhiều hơn và mở rộng trường của nó xa hơn việc nghiên cứu các thị trường hay các đại lượng tổng gộp kinh tế vĩ mô, như GDP hay tỉ suất thất nghiệp. Có nhiều nghiên cứu trên thực địa hơn và kinh tế học đã rời xa khỏi mô hình homo economicus truyền thống duy nhất, với một con người kinh tế tất yếu là duy lí và hoàn toàn thoát khỏi mọi ảnh hưởng bên ngoài trong việc ra quyết định.
Print Friendly and PDF

Thời thế đã thay đổi

Anne Lavigne

Thời thế đã thay đổi

Vào cuối những năm tám mươi (của thế kỉ XX –ND), cùng với sự phát triển đầy tiềm năng của hội Qualité de la science franVaise (QSF hay Chất lượng của khoa học Pháp), một số nhà kinh tế ở đại học yêu cầu thành lập một ban “Kinh tế học lí thuyết” trực thuộc CNU. Động cơ của yêu sách này là chiến lược mong muốn tự phân biệt hóa đối với điều được cảm nhận là một truyền thống cổ lỗ và lỗi thời trong đại học Pháp lúc bấy giờ, truyền thống của kinh tế học chính trị. Định đề là chỉ có thể quan niệm được khoa học kinh tế nghiêm túc trong một khuôn khổ hình thức hóa, mặt khác chủ nghĩa hình thức quy chiếu về những mô hình hóa tân cổ điển (và những biến thể của chúng thời bấy giờ, một cách sơ lược, là các dự kiến duy lí, mô hình chu kì thực tế, mô hình có thế hệ đan chéo cho kinh tế học vĩ mô và, lí thuyết động viên và lí thuyết hợp đồng cho kinh tế học vi mô) hay keynesian. Kinh tế học diễn ngôn (không có mô hình lí thuyết hay thực nghiệm) bị khinh miệt, tệ hơn nữa là bị đả kích; tôi nhớ đã từng thấy một đồng nghiệp cùng thế hệ bị sốc vì một đồng nghiệp khác dạy kinh tế học vi mô cho sinh viên năm thứ nhất mà không viết đến một chương trình tối ưu hóa dưới ràng buộc. Cuối cùng cái ban-đáng-ra-sẽ-là-ban-75 không được thành lập. Vả lại, những người bảo vệ một kinh tế học hình thức hóa, kể cả trong số những nhà lãnh đạo QSF lúc bấy giờ không nhất trí với nhau để ủng hộ việc thành lập này.
Print Friendly and PDF

24.10.15

Đừng để giải Nobel lừa bạn. Kinh tế học không phải là một khoa học



Đừng để giải Nobel lừa bạn. Kinh tế học không phải là một khoa học

Giải thưởng vinh danh các nhà kinh tế như là những bậc thầy truyền giảng những chân lý phi thời gian, nuôi dưỡng sự ngạo mạn và dẫn đến thảm họa.
Một ngày như mọi ngày. Đó sẽ là thông điệp ngầm khi ngân hàng Sveriges Riksbank thông báo người đoạt "Giải thưởng về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel" của năm nay, để gọi đầy đủ tên của giải. Mùa thu này bảy năm trước, hầu như toàn bộ giới kinh tế học chủ đạo bị bất ngờ trước sự suy thoái tài chính toàn cầu và sự "hoảng loạn tồi tệ nhất kể từ những năm 1930" tiếp sau đó. Và vào lúc này hôm thứ Hai, người ta tiếp tục tôn vinh kinh tế học như là một lĩnh vực khoa học ngang tầm với vật lý, hóa học và y khoa.
Không có vấn đề gì lớn lắm khi có một giải Nobel về kinh tế học, nhưng lại có vấn đề khi không có những giải tương đương cho tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học. Kinh tế học, nói như vậy, không phải là một khoa học xã hội, mà là một khoa học chính xác, giống như vật lý, hoá học – một sự phân biệt không chỉ khuyến khích các nhà kinh tế ngạo mạn mà còn làm thay đổi cách chúng ta nghĩ về kinh tế.
Print Friendly and PDF

23.10.15

Người đoạt giải Nobel về kinh tế học là Angus Deaton



Angus Deaton (1945-)

Người đoạt giải Nobel về kinh tế học là Angus Deaton

Một lựa chọn tuyệt vời. Deaton làm việc chặt chẽ với các con số, và các chủ đề ưa thích của ông là tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi. "Hiểu tiến bộ kinh tế thực sự có ý nghĩa gì" tôi sẽ mô tả đó là đóng góp cốt lõi của ông, và phân tích sự phát triển từ khởi điểm là tiêu dùng hơn là từ thu nhập là một phần tầm nhìn của ông. Điều đó cũng bao gồm những vấn đề về calo, kì vọng sống, sức khỏe và giáo dục, như là một phần của tiêu chuẩn sống theo một cách cơ bản. Tôi nghĩ đây là một giải thưởng về tính thực nghiệm, tầm quan trọng của phát triển kinh tế, và gián tiếp là một giải thưởng về lịch sử kinh tế.
Hãy nghĩ về Deaton như là một nhà kinh tế đang xem xét một cách chặt chẽ những gì mà các hộ nghèo tiêu dùng để có được một ý thức đúng hơn về tiêu chuẩn sống của họ và những lộ trình khả thi để phát triển kinh tế. Thật sự mà nói, ông hiểu sâu sắc những hệ lụy của sự tăng trưởng kinh tế, những lợi ích của sự hiện đại, và nền kinh tế chính trị. Ở đây là một bản mô tả phi kỹ thuật rất hay công trình của ông về đo lường tình trạng nghèo đói (pdf), một trong những lời giới thiệu tốt nhất về tư tưởng của ông.
Print Friendly and PDF

22.10.15

Vì sao Angus Deaton xứng đáng với giải Nobel về kinh tế học - NYT


Angus Deaton (1945-)

Vì sao Angus Deaton xứng đáng với giải Nobel về kinh tế học

Trọng tâm đóng góp của Angus Deaton, người gần đây nhất đoạt Giải thưởng về kinh tế học để tưởng nhớ Nobel, đã làm cho các đồng nghiệp kinh tế của ông phải thay đổi cách nhìn nhận, vượt xa hơn các thước đo về thu nhập, sang các thước đo rộng hơn về phúc lợi.
Phần lớn các nghiên cứu của ông đều tập trung vào tiêu dùng - đo lường thực phẩm mà người dân ăn, điều kiện nhà ở của họ, và các dịch vụ mà họ tiêu dùng. Và ông đã trở thành người tiên phong trong việc làm thay đổi sự chú ý của các nhà kinh tế, từ những đại lượng tổng gộp hành vi kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội, hướng tới việc phân tích các hộ gia đình cá thể.
Đây cũng là giải Nobel đầu tiên thừa nhận một cách rõ ràng bản chất thực nghiệm ngày càng đậm nét của nghiên cứu kinh tế hiện đại. Chắc chắn sẽ còn có nhiều giải Nobel như vậy trong thời gian tới.
Print Friendly and PDF

21.10.15

Giải Nobel về Kinh tế học được trao cho Angus Deaton vinh danh các nghiên cứu về tiêu dùng


Angus Deaton (1945-)
Giải Nobel về Kinh tế học được trao cho Angus Deaton vinh danh các nghiên cứu về tiêu dùng
Nhà kinh tế học Angus Deaton đã dành trọn sự nghiệp của mình để cải thiện dữ liệu phục vụ cho việc hoạch định chính sách công, bao gồm các đo lường sự giàu có và tình trạng đói nghèo, tiết kiệm và chi tiêu, sức khỏe và hạnh phúc.
Tận dụng các máy tính có tốc độ xử lý ngày càng nhanh và sự bùng nổ các dữ liệu mới có thể tiếp cận được, ông đã tập hợp thông tin về cuộc sống của nhiều cá nhân nhằm cải thiện sự hiểu biết về sự vận động của các xu hướng kinh tế.
Vào khoảng 6:10 sáng thứ Hai, khi vợ ông chuyển cho ông chiếc điện thoại, ông Deaton, giáo sư tại trường Đại Học Princeton, được thông báo rằng ông đã thắng Giải Tưởng Niệm Nobel dành cho Khoa Học Kinh Tế năm 2015.
“Để thiết kế được chính sách kinh tế có tác dụng cải thiện phúc lợi và giảm nghèo, trước tiên chúng ta phải hiểu những lựa chọn tiêu dùng của cá nhân,” Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển đã phát biểu khi công bố giải dành cho kinh tế học, giải Nobel cuối cùng được công bố trong năm nay. “Hơn ai hết, Angus Deaton đã nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực này.”
Print Friendly and PDF

20.10.15

"Nếu muốn giúp châu Phi, thì hãy kết hôn với một nông dân trồng cà phê"


Iain Dey

"Nếu muốn giúp châu Phi, thì hãy kết hôn với một nông dân trồng cà phê"
Angus Deaton, một người Scotland tại Đại học Princeton, người đoạt giải Nobel về kinh tế học vào tuần trước, tin rằng viện trợ nước ngoài gây hại nhiều hơn lợi - một quan điểm làm cho ông trở thành kẻ thù của mọi người từ LHQ đến Bill Gates và Bono.
Từ bình minh sáng thứ hai tuần trước, một dòng người ổn định các nhiếp ảnh gia, phóng viên, người săn chữ ký và một hàng dài những người hâm mộ khác bắt đầu di chuyển đến văn phòng của giáo sư Angus Deaton tại Đại học Princeton mà không báo trước.
Đoạt giải Nobel kinh tế học là một khả năng mà ông đã được cảnh báo từ nhiều năm trước, nhưng đợt chú ý dồn dập và dữ dội mà sự kiện này đã tạo ra làm cho người đàn ông Scotland 69 tuổi vui tính có cảm giác như bị một xe lửa mất phanh tông trúng.
Print Friendly and PDF

19.10.15

Vì sao Angus Deaton xứng đáng với giải Nobel về kinh tế học - Foreign Policy



Angus Deaton (1945-)
Vì sao Angus Deaton xứng đáng với giải Nobel về kinh tế học
Đối với các nhà kinh tế phát triển như tôi, Deaton là một nhà cách mạng và là một người nhìn xa trông rộng.
Mỗi năm, có một ngày thứ hai vào tháng Mười, khi thế giới thức dậy để chào đón người đoạt giải Nobel mới nhất về kinh tế học và đồng thanh tự hỏi: "Ai vậy?"
Ngay cả những nhà kinh tế như tôi thường phải nhanh chóng hình dung ai là (những) người đoạt giải và những gì họ đã làm, biết rằng mẹ tôi hay một người hàng xóm sẽ kì vọng rằng tôi sẽ có một câu trả lời thông minh tại một số thời điểm trong tuần này. Đối với tôi, ít nhất, năm nay khác hơn đa số các năm trước, khi mà người đoạt giải, Angus Deaton của Đại học Princeton, là một người xuất chúng trong lĩnh vực phát triển quốc tế của tôi. Đây là một giải thưởng vì những tiến bộ trong hiểu biết của chúng ta về nghèo đói và bất bình đẳng. Đó là điều không thể xứng đáng hơn.
Print Friendly and PDF

18.10.15

Một người lạc quan không gì lay chuyển



Một người lạc quan không gì lay chuyển

Quyển “Cuộc Vượt Thoát Vĩ Đại” của Angus Deaton
Hoài niệm các sự kiện kinh tế xa xưa có thể rất có sức hấp dẫn, đặc biệt là sau hơn năm năm kể từ khi xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính cùng mớ hệ lụy nó gây ra. Ở Mỹ, người ta thảo luận sôi nổi về giai đoạn giữa thế kỷ thứ 20, thời kỳ mà tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh và sự thăng tiến chính là chuẩn mực. Ở Châu Âu và Nhật Bản, nhiều người hồi tưởng lại những năm 1980, trước khi đồng euro ra đời và trước khi hiện tượng bong bóng Nhật Bản nổ tung. Thậm chí ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế khá năng động của thế giới, một số người thích ca tụng thời kỳ mà cuộc sống không quay cuồng theo tốc độ tăng trưởng chóng mặt.  
Thành công lớn nhất của quyển “Great Escape” của Angus Deaton (“Cuộc Vượt Thoát Vĩ Đại”) là ở chỗ tác phẩm đã mang lại một góc nhìn mới cho tất cả mọi người về sự nuối tiếc kể trên. Deaton, một giáo sư kinh tế học được trọng vọng tại Princeton, không ngừng mô tả các trục trặc của thế giới, như bất bình đẳng thu nhập ở các nước giàu, các vấn đề về y tế ở Trung Quốc và Mỹ hoặc H.I.V ở Châu Phi. Các phân mục lớn của quyển sách xoay quanh những vấn đề như trên và các giải pháp tiềm năng. Nhưng thông điệp trọng tâm mà Deaton muốn truyền tải là vô cùng tích cực, hầu như rất xán lạn. Bằng các tiêu chuẩn đánh giá có ý nghĩa nhất – chúng ta sống được bao lâu, chúng ta sống khỏe mạnh và hạnh phúc đến mức nào, hiểu biết của chúng ta đến đâu – ông đã cho thấy cuộc sống chưa bao giờ tốt đẹp hơn thế. Quan trọng không kém là chất lượng cuộc sống đang tiếp tục được cải thiện.
Print Friendly and PDF

17.10.15

Angus Deaton, người mới đoạt giải "Nobel kinh tế" thực sự là ai?



Angus Deaton (1945-)
Angus Deaton, người mới đoạt giải "Nobel kinh tế" thực sự là ai?
Nhà giáo đã được trao giải thưởng "vì phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi."
Thế là sẽ không có điều gì thay đổi trong tỷ lệ 70% những khôi nguyên người Mỹ của giải thưởng "Nobel", kể từ năm 1969. Chính xác là "giải thưởng về khoa học kinh tế của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel". Bởi vì khi trao giải thưởng cho Angus Deaton, ngân hàng này tôn phong một người Scotland mang quốc tịch Mỹ. Vị giáo sư này tại Đại học Princeton, từng kinh qua Đại học Cambridge vì những phẩm chất chơi bóng bầu dục hơn là khả năng học tập của mình, đã được trao giải thưởng "vì phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi". Một cách tiên nghiệm, không có gì thật độc đáo. Một giải thưởng của một ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới vì đã nghiên cứu tiêu dùng của các hộ gia đình. Tất cả cũng vì chuyện đó thôi, như Michel Onfray nhắc nhở:
Print Friendly and PDF

16.10.15

Angus Deaton, giải Nobel kinh tế năm 2015: Cuộc vượt thoát vĩ đại



Angus Deaton (1945-)
Angus Deaton, giải Nobel kinh tế năm 2015: Cuộc vượt thoát vĩ đại
Cuộc vượt thoát vĩ đại
Vào năm 1750, tại Thụy Điển, trẻ sơ sinh đứng trước nguy cơ tử vong cao hơn người lớn ở tuổi 80; vào năm 1900 tại nước Anh, kì vọng sống ở tuổi 15 cao hơn kì vọng sống lúc mới sinh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh quá cao đến nỗi việc sống được đến 15 tuổi sẽ làm tăng cơ may sống sót về sau. Nói về phụ nữ, cũng vậy: cơ bản trong lịch sử nhân loại, một ca sinh con tiềm ẩn 20% nguy cơ tử vong ở người mẹ – một cơ may trên 5, tệ hơn là chơi trò chơi cò quay (roulette) Nga với một khẩu súng đã nạp đạn sẵn.
Ngày nay, các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh là điều rất hiếm, rất hiếm ngay cả ở những nước giàu; và người ta thường quên điều này, nhưng ngay cả ở những nước nghèo nhất, ngày nay kì vọng sống khi mới sinh cũng cao hơn rất nhiều so với kì vọng sống khi mới sinh ở các nước giàu nhất vào đầu thế kỷ 19. Người ta thích lý tưởng hóa quá khứ, muốn vậy phải xem xét chuỗi những bất hạnh của cuộc sống trước đây. Mất con khi chúng còn nhỏ tuổi, hoặc mất mẹ của chúng, sống trong cảnh thiếu thốn, cơ thể dần bị kiệt quệ, là điều thật kinh khủng.
Print Friendly and PDF

14.10.15

Angus Deaton, một giải Nobel kinh tế bám sát những cá thể


Angus Deaton, một giải Nobel kinh tế bám sát những cá thể

Angus Deaton tại đại học Princeton bang New Jersey, ngày 12 tháng 10 2015.
Bằng cách thưởng cho nhà kinh tế người Mỹ gốc Anh Angus Deaton, hôm Thứ hai 12 Tháng 10, ban giám khảo "Giải thưởng về khoa học kinh tế của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel" đã thừa nhận sự gia tăng mạnh mẽ của một xu hướng đã hình thành từ hơn hai mươi năm qua trong khoa học kinh tế, đó là sự qua lại thường xuyên giữa lý thuyết – được xây dựng theo mô hình kinh trắc học – và các dữ liệu thực nghiệm – được cung cấp từ sự kiên trì quan sát thực tế trên hiện trường.
Print Friendly and PDF

Nhà nước yếu, quốc gia nghèo


Angus Deaton (1945-)

Nhà nước yếu, quốc gia nghèo

Bài bình luận này đã được xuất bản lần đầu vào tháng Chín năm 2013.
PRINCETON – Ở Scotland, tôi được dạy xem cảnh sát như là những bạn đồng minh, là người mà tôi có thể cầu cứu khi cần. Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi, khi nhân chuyến tham quan đầu tiên của tôi đến Hoa Kỳ lúc 19 tuổi, tôi đã bị một tràng mắng nhiếc tục tĩu từ một viên cảnh sát của thành phố New York, đang điều khiển giao thông tại quảng trường Times Square, khi tôi hỏi đường anh ấy đến bưu điện gần nhất. Trong sự bối rối sau sự kiện ấy, tôi đã bỏ các tài liệu khẩn của sếp tôi vào một thùng rác, mà với tôi, nó trông rất giống một hòm thư.
Người châu Âu có xu hướng suy nghĩ tích cực hơn về chính phủ của họ so với người Mỹ, đối với họ những thất bại và sự không được lòng dân của các chính trị gia ở cấp liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Tuy nhiên, nhiều chính phủ khác nhau của người Mỹ thu thuế và, ngược lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì đời sống của họ không hề dễ dàng.
Print Friendly and PDF

13.10.15

Làm thế nào tiên đoán một nhà kinh tế sẽ đoạt giải Nobel

PTKT: Hàn lâm viện hoàng gia Thụy Điển vừa quyết định trao Giải khoa học kinh tế năm 2015 của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Nobel cho Angus Deaton, vì “những phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo khó và phúc lợi”. Trong lúc chờ PTKT sớm có bài về khôi nguyên năm nay, dưới đây chúng tôi giới thiệu một tổng quan về cuộc chơi dự đoán mỗi năm của các nhà kinh tế.

Làm thế nào tiên đoán một nhà kinh tế sẽ đoạt giải Nobel

Phân tích số lượng các số liệu trích dẫn học thuật về một nhà nghiên cứu là một cách để lên một danh sách các ứng viên triển vọng từ những đánh giá của số đông người.
Các huy chương của giải thưởng Nobel năm 1976.
Vào ngày thứ Hai, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố người nhận (hoặc cũng có thể nhiều người nhận) giải thưởng Nobel về kinh tế học năm 2015. Và dẫu cho việc tiên đoán tương lai là điều vô cùng khó khăn, nhưng một nhóm các nhà phân tích tại Thomson Reuters đã đưa ra một danh sách các ứng viên triển vọng, bằng cách sử dụng một phương pháp luận đã sàng lọc chính xác chín người đoạt giải Nobel kể từ khi nó được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1990.
Print Friendly and PDF

12.10.15

Những phụ nữ bị giải Nobel bỏ quên hoặc đánh giá thấp

Svetlana Alexievich (1948-)
PTKT: Hàn lâm viện hoàng gia Thụy Điển vừa quyết định trao Giải khoa học kinh tế năm 2015 của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Nobel cho Angus Deaton, vì “những phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo khó và phúc lợi”. Trong lúc chờ PTKT sớm có bài về khôi nguyên năm nay, để kết thúc mùa giả Nobel năm nay, chúng tôi giới thiệu bài dưới đây về vai trò ít được biết đến của phụ nữ trong các giải Nobel.

Những phụ nữ bị giải Nobel bỏ quên hoặc đánh giá thấp

Năm nay, khi trao giải Nobel cho hai phụ nữ, Svetlana Alexievich người Belarus về văn học và Tu Youyou người Trung Quốc về y học, Ủy ban Nobel đã khẳng định một xu hướng ngày càng tăng kể từ đầu những năm 2000: nữ hóa các giải thưởng.
Nếu phải ghi nhận sự tiến bộ đáng kể, thì phụ nữ mới chỉ chiếm 5,35% những người đoạt giải Nobel, với 48 phụ nữ trên 897 người đoạt giải kể từ khi giải thưởng ra đời năm 1901.
Sự tiến hóa về số lượng phụ nữ đoạt giải Nobel cho đến năm 2014.
Print Friendly and PDF

Mark Blaug, nhà phân tích bộ môn kinh tế



Mark Blaug (1927-2011)

Mark Blaug, nhà phân tích bộ môn kinh tế

Là nhà kinh tế học và công dân thế giới, nhà trí thức uyên bác với tư tưởng phê phán, Mark Blaug đã đầu tư chủ yếu vào lịch sử các ý tưởng và phương pháp luận của kinh tế học.
Theo Mark Blaug, bộ môn kinh tế học đã trở thành "một con quái vật rất khó ngăn chặn nó"
Là một tác giả viết nhiều, Mark Blaug đã để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế học giáo dục, kinh tế học nghệ thuật, lịch sử kinh tế, sự phát triển và phương pháp luận. Nhưng chính với tư cách một sử gia các tư tưởng kinh tế, ông mới trở nên nổi tiếng. Là nhà kinh tế học và công dân thế giới, đầu tiên Blaug sống tại Hà Lan và tại Vương quốc Anh trước khi du học tại Hoa Kỳ, sau đó định cư tại Vương quốc Anh, và cuối cùng trở về quê hương của ông với tư cách là một giáo sư thỉnh giảng. Ông đã giảng dạy tại nhiều trường đại học trên toàn thế giới. Song song với việc nghiên cứu và giảng dạy, Blaug đã có một sự nghiệp rất có hiệu quả như làm tư vấn cho nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế như UNESCO, OECD, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Ford.
Print Friendly and PDF

10.10.15

Cuộc chiến giữa hai phái kinh tế “chính thống” và “phi chính thống”



Cuộc chiến giữa hai phái kinh tế “chính thống” và “phi chính thống”

Từ nhiều tháng nay, một cuộc chiến kì lạ nổ ra dữ dội trong các hành lang kín đáo của các đại học Pháp. Đối tượng của cuộc chiến: sự đa nguyên của tư tưởng kinh tế. Một bên chiến tuyến là các nhà kinh tế “chính thống” – nghĩa là những nhà kinh tế tin rằng sự điều tiết bằng thị trường vận hành tương đối tốt – và bên kia là các nhà kinh tế “phi chính thống” – các nhà marxist, hậu keynesian và thể chế khác – cho rằng các thị trường là không hiệu quả. Lại thêm một tranh cãi không bổ ích gì giữa các bè phái, như đã từng có nhiều cuộc như thế trong các đại học Pháp? Không hoàn toàn như thế.
Print Friendly and PDF

Cuộc chiến giữa các nhà kinh tế: vài yếu tố để suy nghĩ



Olivier Bouba-Olga

Cuộc chiến giữa các nhà kinh tế: vài yếu tố để suy nghĩ

Nhân việc xuất bản cuốn sách, có tựa là “Dùng các nhà kinh tế để làm gì khi tất cả đều nói giống nhau?” của các thành viên (các nhà kinh tế “phi chính thống”) thuộc Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP), báo Le Monde vừa đăng một bài[*] về cuộc chiến giữa các nhà kinh tế “chính thống” và “phi chính thống” trên nền cuộc tranh luận về việc thành lập một ban mới của CNU.
AFEP (và cùng với tổ chức này là các phương tiện truyền thông đại chúng) biến sự kiện trên thành một cuộc đấu tranh chủ yếu mang tính chính trị: các nhà “chính thống” tin chắc rằng sự điều tiết bằng các thị trường hoạt động tương đối tốt, trong lúc các nhà “phi chính thống” đánh giá rằng chúng đã thất bại.
Print Friendly and PDF

8.10.15

Hiệp định thương mại TPP: bảy điều cần biết


Hiệp định thương mại TPP: bảy điều cần biết

Shawn Donnan tại Atlanta
Hoa Kỳ, Nhật Bản và 10 nền kinh tế khác thuộc Vành đai Thái Bình Dương, chiếm cho khoảng 40 phần trăm kinh tế toàn cầu, đã đạt được thỏa thuận, vào hôm thứ hai, về điều được gọi là hiệp định thương mại lớn nhất được ký kết ở bất cứ nơi đâu trong hai thập niên qua.
Dưới đây là bảy điều cần biết về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

1. TPP liên quan nhiều đến địa chính trị cũng như về thương mại.

Thường được gọi là "xương sống kinh tế" trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, mục tiêu của Hoa Kỳ và Nhật Bản là vượt lên trên Trung Quốc, Trung Quốc không nằm trong TPP, và tạo ra một khu vực kinh tế trong Vành đai Thái Bình Dương có khả năng đối trọng với nền kinh tế của Bắc Kinh trong khu vực. Đó cũng là việc viết ra các quy tắc của nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 dành cho tất cả mọi thứ, từ dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới đến cách thức các doanh nghiệp nhà nước được phép cạnh tranh trên trường quốc tế.
Print Friendly and PDF

Luận bàn về tự do thương mại và những trò lừa nhỏ của David Ricardo



Luận bàn về tự do thương mại và những trò lừa nhỏ của David Ricardo

Mọi nhà kinh tế, vào một lúc nào đó trong quá trình học tập, đều gặp phải lý thuyết các lợi thế so sánh của David Ricardo được trình bày trong cuốn sách của ông On the Principles of Political Economy and Taxation - Các nguyên lý của kinh tế học chính trị và thuế khóa (1817). Lý thuyết ấy đặt thành tiên đề, theo ví dụ nổi tiếng của ông, rằng ngay cả nếu Bồ Đào Nha sản xuất vải ga (drap) và rượu vang hiệu quả hơn nước Anh, thì do chênh lệch về năng suất lao động lớn hơn đối với sản phẩm từ nho, Bồ Đào Nha phải chuyên sản xuất rượu vang và nước Anh chuyên sản xuất vải ga. Mỗi quốc gia đều được hưởng lợi, bởi vì đó là phẩm chất của tự do thương mại: chỉ có người thắng.
Những phẩm chất của tự do thương mại
Dù thế nào đi nữa, thì đó cũng là điều mà Ricardo muốn chứng minh ở chương VII cuốn sách của ông, On Foreign Trade (Luận bàn về ngoại thương). Nhà kinh tế không giấu giếm những sở thích chuẩn tắc của mình: "Trong một hệ thống hoàn toàn tự do thương mại, mỗi nước được quyền sử dụng tư bản và sự khéo léo của mình theo hướng hữu ích nhất. Các quan điểm về lợi ích cá nhân hoàn toàn phù hợp với điều thiện phổ quát của toàn xã hội". Ở một đoạn sau, tiếp theo Montesquieu, ông ca ngợi những phẩm chất của thương mại mềm, tác nhân chuyển tải hòa bình: "Giao dịch liên kết tất cả các quốc gia trong thế giới văn minh với nhau bởi các ràng buộc chung về lợi ích, quan hệ hữu nghị, và biến thế giới này thành một xã hội duy nhất và rộng lớn".
Print Friendly and PDF

6.10.15

Joseph Stiglitz, nhà phê phán toàn cầu hóa tân tự do

Joseph Stiglitz (1943-)

Joseph Stiglitz, nhà phê phán toàn cầu hóa tân tự do

Là nhà phân tích và là người phê phán mạnh mẽ sự cuồng tín của thị trường, Joseph Stiglitz đã tạo ra một sự nghiệp lý luận quan trọng. Ông đã góp phần hình thành kinh tế học thông tin và kinh tế học keynesian mới.
Đối với Joseph Stiglitz, bản thân toàn cầu hóa không có gì phải lên án, mà chính cách thức nó được triển khai mới đáng bị lên án.
Ngày 02 tháng 7 năm 2002, Tom Dawson, người phát ngôn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thông báo trong cuộc họp báo hàng tuần của ông rằng Quỹ yêu cầu một lời xin lỗi từ Joseph Stiglitz về những công kích lặp đi lặp lại của ông chống lại định chế này: "Rất nhiều những tuyên bố của ông đều gây tai tiếng và rất nhiều những nhận xét của ông trong cuốn sách mới nhất của ông cũng gây tai tiếng, và chúng tôi đang chờ một lời xin lỗi từ ông ấy". Cuốn sách được đề cập nói trên là Globalization and Its Discontents (Toàn cầu hóa và những mặt trái), được Stiglitz công bố ít lâu sau khi ông từ chức phó chủ tịch và kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới, một định chế chị em của IMF.
Là "người nổi loạn từ bên trong", Stiglitz bắt đầu phê phán các chính sách của Ngân hàng Thế giới và IMF trước khi ông từ chức, một quyết định do Bộ Tài chính Mỹ làm áp lực để bịt miệng ông ta. Cuốn sách trên, được dịch sang 35 ngôn ngữ và bán được hơn một triệu bản, thực sự là một bản cáo trạng khắc nghiệt chống lại các chính sách của các định chế này. Sau khi rời khỏi Ngân hàng Thế giới, Stiglitz đã thành lập và điều hành tổ chức Initiative for Policy Dialogue (Sáng kiến ​​v Đối thoi Chính sách), một tổ chức được thành lập tại Đại học Columbia để nghiên cứu có hệ thống các cách tiếp cận thay thế cho vấn đề toàn cầu hóa và phát triển.
Print Friendly and PDF

4.10.15

Patrick Artus thấy tiếc cho “sự chệch hướng kĩ thuật”, Thomas Piketty viện đến tính liên ngành



Patrick Artus (1951-)
Thomas Piketty (1971-)

Patrick Artus thấy tiếc cho “sự chệch hướng kĩ thuật”, Thomas Piketty viện đến tính liên ngành

Cả hai nhà kinh tế lấy làm tiếc cho sự bảo thủ đang hoành hành trong kinh tế học.
Họ tránh xa cuộc tranh chấp “biên giới” được họ xem là có phần “giả tạo” và “vô bổ”, gắn liền với “những được mất về tuyển dụng ở đại học” không liên quan đến họ. Nhưng mặt dù đối lập nhau trên nhiều mặt, thì chuyên gia thế giới về những bất bình đẳng xã hội, Thomas Piketty, được coi là thiên tả, và nhà kinh tế Patrick Artus, gần với giới kinh doanh, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Natixis và giảng viên đại học Panthéon-Sorbonne Paris 1, đều tố cáo, mỗi người một cách, sự bảo thủ hàn lâm trong kinh tế học mà theo họ là đã hoàn toàn lỗi thời.
Print Friendly and PDF

Cuộc tranh chấp giằng xé các nhà kinh tế Pháp


Guillaume de Calignon

Cuộc tranh chấp giằng xé các nhà kinh tế Pháp

Cảm nhận bị gạt ra ngoài lề, hàng trăm giảng viên kinh tế đại học đặt thành vấn đề sự ưu tiên dành cho các trào lưu “chính thống”, ưu đãi một cách tiếp cận toán học và tin tưởng rằng các thị trường hoạt động có hiệu quả.  
Cũng giống như một chính đảng cầm quyền từ năm 2012 (đảng xã hội Pháp, - ND), ngày nay các khoa kinh tế trong các đại học Pháp có những người “thách thức kịch liệt” … Thật vậy, hàng trăm nhà kinh tế trong đại học, tập hợp trong Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP) và tự xưng là “phi chính thống” cho rằng công việc của họ không được đánh giá đúng và họ không có đủ đại diện trong định chế đại học. Lí do của sự bất an này là gì? Các nhà kinh tế “chính thống” – những người tin rằng các thị trường hoạt động tốt – độc chiếm các vị trí trong đại học: trên số 120 giáo sư kinh tế được bổ nhiệm từ năm 2005 đến 2011, chỉ có 6 người có thể được gán vào nhóm “phi chính thống” – các nhà hậu keynesian, marxist trái lại cho rằng các thị trường là không hiệu quả. Tóm lại, theo AFEP, trong vài năm nữa, kinh tế học thống trị sẽ thành công trong việc thanh trừng những trào lưu khác ra khỏi hệ thống đại học và nghiên cứu. Do đó có sự ra đời của “Tuyên ngôn vì một kinh tế học đa nguyên” và mong mỏi việc thành lập một ban mới trong Hội đồng quốc gia các đại học (CNU), thực thể quản lí sự nghiệp các giảng viên và nhà nghiên cứu. Mặt khác, yêu sách này bộc lộ khủng hoảng của việc đánh giá, ngày nay dựa duy nhất trên việc công bố trong các tạp chí khoa học, được xếp hạng theo uy tín của chúng. Đối với những nhà nghiên cứu không thuộc những trường phái tư tưởng thống trị thật khó để được đăng bài trong các tạp chí thuộc “hạng nhất”, chủ yếu là các tạp chí Mĩ.
Print Friendly and PDF

2.10.15

Paul A. Samuelson, nhà kinh tế tổng quát cuối cùng


Paul Samuelson (1915-2009)

Paul A. Samuelson, nhà kinh tế tổng quát cuối cùng

Là nhà kinh tế sớm phát triển, có nhiều bài viết và là nhà kinh tế tổng quát, Paul A. Samuelson đã biến đổi cách thức làm kinh tế từ giữa thế kỷ XX, bằng việc hình thức hóa, thông qua toán học, tất cả các lãnh vực của lý thuyết.
Paul Samuelson luôn là người ủng hộ nhà nước phúc lợi và một chủ nghĩa can thiệp quan trọng.
Paul Samuelson là một trong những nhà kinh tế phát triển sớm nhất và có nhiều bài viết nhất trong lịch sử của bộ môn. Vào năm 21 tuổi, ông bắt đầu công bố nhiều bài báo quan trọng và tiếp tục không ngừng trong một nửa thế kỷ, với một tốc độ chóng mặt. Năm tập của bộ Collected Writings (Các tuyển tập) có đến 388 bài, trong tổng số khoảng 500 bài. Vào năm 26 tuổi, ông bảo vệ một luận án tiến sĩ, xuất bản năm 1947, được coi là một tác phẩm quan trọng. Tại Đại học Harvard, người ta hối hận để ông ra đi đến học viện MIT năm 1940, chủ nghĩa bài Do Thái có lẻ đóng một vai trò nào đó trong sự kiện này.
Print Friendly and PDF