28.2.21

Tiền Có Ăn Mất Não Chúng Ta không?

Bản tính Con người

TIỀN CÓ ĂN MẤT NÃO CHÚNG TA KHÔNG?

Những cái đầu của chúng ta đã to ra trong suốt hai triệu năm. Nhưng mười nghìn năm trở lại đây, chúng lại đang bé đi. Có phải ngày Tận thế Zombie-Tiền đang đến gần chúng ta?

Steve Roth

“Phát minh này sẽ sinh ra chứng hay quên trong tâm trí những ai học cách sử dụng nó bởi vì họ không luyện tập trí nhớ của mình. Sự tin tưởng vào việc ghi chép, thứ được sản sinh ra bởi các tác nhân bên ngoài chứ không phải là một phần của chính họ, sẽ không khuyến khích việc sử dụng trí nhớ của riêng họ bên trong mình. Ngươi đã phát minh ra một thần dược không phải cho trí nhớ, mà cho sự nhắc nhở”.

- Thamus, Vua Ai Cập, gửi đến thần sáng tạo Theuth, từ truyện ngụ ngôn kỳ lạ của Socrates trong Phaedrus của Plato[*]

Bộ não con người đã trở nên nhỏ hơn trong suốt mười hoặc hai mươi nghìn năm qua.

Sau khi phát triển nhanh chóng trong vài triệu năm và tăng gấp đôi từ khoảng 750 đến 1.500 cm khối, bộ não con người đã teo lại khoảng 10% chỉ trong vòng hơn mười hoặc hai mươi thiên niên kỷ. (Vì vậy, chúng [bộ não] có lẽ đang nhỏ đi nhanh hơn 20 lần so với việc chúng đã lớn lên.) Hãy tưởng tượng bạn múc một muỗng kem từ não. Đó là khoảng kích cỡ của nó đấy.

Điều đó có nghĩa là gì? Khi không có vài sự hội lưu đáng chú ý nào của các đột biến tăng-cường-trí-não cách đây mười hoặc hai mươi nghìn năm (chưa được phát hiện cho đến nay), chúng ta phải thừa nhận trí nhớ của chúng ta và/hoặc năng lực xử lý (processing capacity) của nó kém hơn so với trước đây. Những bộ não lớn thì rất tốn kém để xây dựng và vận hành (ngoài việc giết chết rất nhiều bà mẹ khi sinh con), vì vậy, áp lực chọn lọc tự nhiên ưa thích những bộ não nhỏ hơn. Nhưng làm thế nào mà những sức ép đó dịch chuyển để làm biến đổi sự đánh đổi chi phí/lợi ích nhanh đến như vậy, chọn những bộ não nhỏ hơn và có lẽ là ít năng lực [xử lý] hơn?

Có khá nhiều lý thuyết và suy đoán nhằm giải thích việc biến mất chất xám trong bộ não chúng ta. Bạn có thể đọc thêm về chúng ở đây. Chưa có lý thuyết nào đạt được sự công nhận rộng rãi. Một vài lý thuyết còn bị bác bỏ một cách khá triệt để.

Tôi muốn đề xuất một lý thuyết khác: tiền đã làm điều đó với chúng ta.

Print Friendly and PDF

26.2.21

Châu Á và việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19: tăng tốc hay không tăng tốc?

CHÂU Á VÀ VIỆC TIÊM CHỦNG VẮC-XIN COVID-19: TĂNG TỐC HAY KHÔNG TĂNG TỐC?

Hubert Testard

Tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 tại một trung tâm y tế ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 29 tháng 12 năm 2020 (Nguồn: PBS)

Châu Á còn lâu mới tiến triển trong việc tiêm chủng vắc-xin ngừa coronavirus. Nước năng động nhất, Singapore, chỉ mới làm tốt hơn một chút so với Pháp, mặc cho quy mô dân số nhỏ của thành quốc này. Điều này xảy ra không phải vì thiếu vắc-xin, bởi vì một số nước châu Á đã sản xuất được vắc-xin của chính họ và hầu hết đã đặt nhiều đơn hàng lớn từ các nhà cung cấp vắc-xin lớn trên thế giới. Nhưng nhìn chung có hai phe ở châu Á: phe của những nước vội vã như Ấn Độ và Indonesia, bị ảnh hưởng rất nặng bởi đại dịch và hậu quả kinh tế của họ, cũng như Trung Quốc mong muốn là một nước mẫu mực, và phe của những nước đã giống như ngăn chặn được đại dịch – Đông Á và một vài nước ở Đông Nam Á – những nước có vẻ như muốn dành thêm thời gian trước khi phát triển chương trình tiêm chủng vắc-xin với quy mô lớn. Sau cuộc chạy nước rút phòng chống đại dịch rất hiệu quả ở Châu Á, thì giờ đây là một cuộc chạy đua chậm chạp ở một số nước. Điều này không ngăn Ấn Độ và Trung Quốc cạnh tranh nhau trong một chính sách ngoại giao vắc-xin, được dự kiến sẽ phát triển rộng.

Mục “vaccine tracker [theo dõi việc phân bố vắc-xin]” của tờ Financial Times đưa ra những chỉ báo thú vị về vị thế của châu Á trong cuộc chạy đua vắc-xin. Trong khi ba nước tiên tiến nhất trên thế giới đã tiến hành đợt tiêm chủng vắc-xin đầu tiên cho 54% người dân ở Israel, 35% ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và 15% ở Vương quốc Anh, thì tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin ở châu Á lại rất nhỏ. Tính đến ngày 31 tháng 1, nước châu Á đầu tiên đã tiến hành tiêm chủng vắc-xin cho người dân là Singapore với 2,7%. Theo sau là Trung Quốc (1,7%), Ấn Độ (0,8%), Sri Lanka (0,6%) và Indonesia (0,3%). Đơn giản là hầu hết các nước châu Á chưa khởi động việc tiêm chủng vắc-xin, kể cả những nước đi đầu trong cuộc chiến chống đại dịch, như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ngay cả Nhật Bản, nước đối mặt với kỳ hạn của Thế vận hội Olympic vào tháng 8 tới, cũng dự kiến sẽ chỉ khởi động chương trình tiêm chủng vắc-xin vào cuối tháng 2.

Print Friendly and PDF

25.2.21

Nước Mỹ có nguy cơ đánh mất lợi thế phát minh sáng chế như thế nào?

NƯỚC MỸ CÓ NGUY CƠ ĐÁNH MẤT LỢI THẾ PHÁT MINH SÁNG CHẾ NHƯ THẾ NÀO?

Tác giả: Walter Isaacson – Time.com 03-01-2019

Người dịch: Lê Nguyễn

Tóm lược: Hoa kỳ đã dẫn đầu thế giới trong phát minh khoa học kỹ thuật kể từ sau Thế chiến thứ hai và không ngừng áp dụng những tiến bộ đó để nâng cao chất lượng cuộc sống, gần nhất là internet và các ứng dụng của nó. Nhưng những thập niên gần đây, chính phủ Hoa kỳ đã giảm mạnh kinh phí cho lĩnh vực nghiên cứu phát minh. Bộ ba tam giác là chính phủ, học viện và công nghiệp tư nhân đang bị đảo ngược về lãnh đạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Kết luận bài viết của giáo sư Walter Isaacson khuyến cáo Hoa Kỳ cần gấp rút xem xét lại chính sách tài trợ là bước quan trọng đầu tiên để tạo ra, một lần nữa, những đột phá trong nghiên cứu sẽ dẫn đến những đổi mới trong tương lai, thay vì tiếp tục con đường hiện nay của Mỹ là phá hủy hạt giống của Hoa Kỳ trước vụ thu hoạch tiếp theo.

* * *

Walter Isaacson (1952-)

Trong 50 năm qua, sự phát triển đầy hứng khởi của nền kinh tế Mỹ đã được thúc đẩy bởi sự kết hợp của ba phát minh: máy tính, vi mạch và internet.

Nghiên cứu và phát triển được tạo ra từ một liên minh tam giác gồm chính phủ, học viện và doanh nghiệp tư nhân. Các máy tính đầu tiên được tài trợ bởi quân đội, được chế tạo tại Đại học Pennsylvania và Harvard, sau đó được thương mại hóa bởi các công ty như Univac và IBM. Các bóng bán dẫn được phát minh tại Bell Labs, sau đó do liên bang tài trợ cho các chương trình tên lửa chiến lược và không gian đã khiến các công ty tư nhân như Fairchild và Intel nghĩ ra cách để khắc hàng nghìn bóng bán dẫn lên các chip silicon nhỏ xíu. Rồi Internet nổi tiếng được hình thành bởi DARPA[1] và được xây dựng bởi các trường đại học nghiên cứu làm việc với các nhà thầu tư nhân như BBN[2].

Print Friendly and PDF

24.2.21

Đảo chính ở Miến Điện: cuộc phản kháng đối mặt với bóng ma năm 1988

ĐẢO CHÍNH Ở MIẾN ĐIỆN: CUỘC PHẢN KHÁNG ĐỐI MẶT VỚI BÓNG MA NĂM 1988

Salai Ming

Người Miến Điện biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự, trên các đường phố Yangon vào ngày 18 tháng 2 năm 2021, theo đuổi “Phong trào Bất tuân dân sự” (CDM). (Nguồn: APNEWS)

Ở thành phố Yangon, các cuộc biểu tình không hề thuyên giảm sau cuộc đảo chính của tướng Min Aung Hlaing. Giới trẻ tuần hành trong các cuộc biểu tình đã trải qua tiến trình dân chủ hóa một phần được khởi xướng vào năm 2010 và dẫn đến việc bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đất nước từ năm 2016 đến năm 2021. Có được sự kết nối, tự hào, giới trẻ đã tụ tập lại với nhau trên đường phố mỗi ngày kể từ ngày 6 tháng 2, bất chấp bóng ma của những thế hệ trước bằng các khẩu hiệu khiêu khích, kêu gọi tổng đình công và vận động trên các mạng xã hội.

SỰ QUYẾT TÂM KHI ĐỐI MẶT VỚI SỰ TRẤN ÁP

Min Aung Hlaing (1956-)

Aung San Suu Kyi (1945-)

Những cuộc biểu tình đầu tiên đã diễn ra trong bầu không khí lễ hội, nơi sinh viên và nhân viên mặc đồ cosplay [hóa trang] đứng chờ vòi rồng cảnh sát trong các bể bơi bơm hơi được dựng lên giữa đường phố. Các thiếu nữ 20 tuổi, vốn tham gia cuộc biểu tình lần đầu trong đời, đã giơ cao những tấm biển có ghi dòng chữ: “Tôi cần một người yêu, không cần một chế độ độc tài”, hoặc thậm chí: “Giấc mơ của tôi lớn hơn giấc mơ của Min Aung Hlaing”.

Sự hưng phấn ban đầu nhường chỗ cho một quyết tâm nghiêm túc hơn khi đối mặt với sự trấn áp. Các tướng lĩnh đã bắt giữ hơn 450 người trong các cuộc biểu tình hoặc vào ban đêm nhằm dọa các công chức bãi công. Không lâu trước khi Internet bị cắt, nay thường xuyên từ 1 giờ đến 9 giờ sáng, quân đội đã bắn hơi cay và đạn cao su, ở các thành phố Myitkyina và Mandalay. Các đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội là minh chứng cho thấy hành vi bạo lực của cảnh sát: vào ngày 15 tháng 2 ở Mandalay, một cảnh sát mặc thường phục đã chĩa súng vào những người biểu tình đang trú ẩn trước hiên một tòa nhà. Một cô gái 19 tuổi đã bị bắn vào đầu ở Naypyidaw và một cô gái tuổi teen đã bị bắn mất một mắt ở Mandalay.

Trong khi cảnh sát làm ngơ trước các cuộc tuần hành kể từ những cuộc xuống đường đầu tiên, thì tuần này quân đội đã xuất hiện ở đường phố các thành phố lớn với xe tăng và xe tải quân sự. Ở Yangon, binh lính canh gác lối ra vào Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng tư nhân đang đình công. Cuộc tổng đình công đã diễn ra kể từ ngày 8 tháng 2 có quy mô tương đương với cuộc tổng đình công năm 1988. Nguồn cung nhiên liệu đã bị hạn chế. Các con đường đã bị chặn để ngăn người dân quay lại làm việc.

Print Friendly and PDF

22.2.21

Từ các ngành khoa học đến các “studies”

TỪ CÁC NGÀNH KHOA HỌC ĐẾN CÁC “STUDIES”

Tri thức, quỹ đạo, chính sách

Lucas MonteilAlice Romerio

Vài lời mở đầu của dịch giả

Hiện nay, không một nhà nghiên cứu khoa học xã hội nào mà không chấp nhận, áp dụng sự kết hợp các kiến thức, lý thuyết, phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội khác nhau trong nghiên cứu lý thuyết hay thực nghiệm của mình. Mặc dù nguyên tắc đã được áp dụng từ lâu, đặc biệt trong các công trình nghiên cứu nhân học trong đó nhà nhân học đứng trước “hiện tượng xã hội toàn diện/phénomène social total” (Marcel Mauss) mà các chiều kích gắn kết với nhau một cách hữu cơ, nhưng phải chờ đến những năm 1960 thì sự kết hợp này mới được “chính đáng hóa” với trào lưu Cultural Studies ở Anh và được đưa vào cuộc tranh luận quốc tế dưới dạng sự khác biệt, thậm chí sự đối lập giữa cách tiếp cận theo ngành (disciplinaire) hay theo hướng các studies.

Marcel Mauss (1872-1950)
Raymond Williams (1921-1988)

Studies là một thuật ngữ được sử dụng trong giới khoa học nhân văn và xã hội (KHNVXH) trong nguyên bản tiếng Anh để chỉ một trào lưu nghiên cứu xuất phát từ các cultural studies ở Anh đặt trọng tâm vào các văn hóa dân gian (cultures populaires) với những nhà nghiên cứu như Richard Hoggart, người sáng lập Centre for Contemporary Cultural Studies, Stuart Hall, Charlotte Brunsdon, Phil Cohen, Angela McRobbie, David Morley, Edward Thompson và Raymond Williams vào những năm 1960. Cultural Studies nằm ở giao diện của xã hội học, nhân chủng học, triết học, nghệ thuật và thậm chí cả văn học, nhằm hướng tới một cách tiếp cận xuyên suốt đối với các hiện tượng văn hóa theo nghĩa rộng của sự chuyển đổi văn hóa. Từ studies đã được giới học thuật thừa nhận để chỉ trào lưu nghiên cứu này và được sử dụng trong nguyên bản của nó mà không được dịch và dịch giả cũng theo quy ước này.

Hai đặc điểm chính của trào lưu này là:

Print Friendly and PDF

20.2.21

Triết học trong doanh nghiệp có ý nghĩa gì không?

 TRIẾT HỌC TRONG DOANH NGHIỆP CÓ Ý NGHĨA GÌ KHÔNG?

Làm triết gia hay nhà tư vấn, phải chọn lựa... Pixabay

Năm 1851, Arthur Schopenhauer công bố một bài đả kích có nhan đề Chống lại triết học ở đại học, trong đó ông chống lại tình trạng dạy triết học như hiện nay ở đại học: nó có tính lý thuyết và trừu tượng.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà triết học Đức phê phán biến dạng của triết học, ông nói rằng “triết học không còn như thời Hy Lạp (cổ đại - ND) khi nó được thực hiện như một nghệ thuật riêng tư, nó có một sự hiện hữu chính thức liên quan đến công chúng, nó chủ yếu hoặc hoàn toàn phục vụ Nhà nước”.

Arthur Schopenhauer, triết gia người Đức (1788-1860). Wikimedia

Chúng ta có thể tự hỏi liệu Nhà nước trong không gian hiện thời của chúng ta có bị thay thế bởi các doanh nghiệp không và có phải “Chống lại triết học trong doanh nghiệp” không. Thật vậy, sự hiện diện của “triết học” trong các tổ chức không ngừng gia tăng từ mười năm nay. Và không phải là hiếm khi thấy các triết gia tham gia tổng kết trong các hội thảo, “các văn phòng tư vấn triết học” nở rộ hoặc thấy có những đề nghị “tư vấn triết học trong doanh nghiệp”.

Print Friendly and PDF

18.2.21

Vai trò của chứng minh trong toán học (G. Frege, 1884)

Từ khóa: Chứng minh (Khái niệm) trong Toán học; Frege, Gottlob – Trích đoạn

VAI TRÒ CỦA CHỨNG MINH TRONG TOÁN HỌC (1884)

Tác giả: Gottlob Frege[1]

Bản tiếng Pháp: Claude Imbert

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Gottlob Frege (1848-1925)

Các công thức số học như: 5 + 7 = 12[2] và các định luật như luật kết hợp, thường được xác nhận bởi vô số ứng dụng hàng ngày, đến mức có vẻ như là lố bịch khi chúng ta đặt nghi vấn về chúng, và đòi hỏi bằng chứng. Thế nhưng, dường như có ghi ngay trong bản chất của toán học rằng, bất kỳ trong lĩnh vực nào, mỗi khi ta có thể đưa ra một chứng minh, thì nó vẫn tốt hơn là một xác nhận quy nạp. Eukleidês thường chứng minh cả những điều người ta sẵn lòng chp nhận cho ông. Và khi sự nghiêm ngặt của ông có vẻ không còn đủ nữa, thì các công trình nghiên cứu cũng bắt đầu, và chúng đều tập trung trên tiên đề về các đường song song.[3]

Như vậy, cái phong trào tự đặt cho mình mục đích là phải đạt cho kỳ được sự nghiêm ngặt tột cùng đã vượt quá các động lực ban đầu, và những động lực này không ngừng mở rộng và gia tăng đòi hỏi của chúng.

Print Friendly and PDF

16.2.21

Xin lỗi Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học là Charles Darwin. Đây là lý do tại sao

XIN LỖI ADAM SMITH, CHA ĐẺ CỦA KINH TẾ HỌC LÀ CHARLES DARWIN. ĐÂY LÀ LÝ DO TẠI SAO

Darwin đã thấy rõ hơn nhiều về mối quan hệ giữa tư lợi cá nhân và phúc lợi của nhóm.

Các tác giả: David Sloan Wilson và Robert Frank

Nhà kinh tế học Robert Frank của Trường Đại học Cornell được kính trọng trong ngành kinh tế và được công chúng biết đến qua những cuốn sách của ông như The Winner-Take-All Society (Xã hội của những kẻ thắng hốt hết) và Luxury Fever (Cơn sốt xa hoa). Trong cuốn sách mới nhất của ông The Darwin Economy (Nền kinh tế Darwin), ông dự đoán rằng 100 năm nữa Charles Darwin, chứ không phải Adam Smith, sẽ được coi là cha đẻ của kinh tế học. Tôi đã phỏng vấn Bob (Robert Frank (ND)) tại văn phòng của ông vào ngày 20 tháng 8 năm 2015. Tôi bắt đầu bằng cách yêu cầu ông giải thích dự đoán của mình và chúng tôi kết thúc bằng cách thảo luận về cách thức cắt giảm 100 năm xuống 10 năm.

David Sloan Wilson (DSW): Bob Frank, chào mừng ông đến với Tạp chí Evonomics.

Robert Frank (RF): Rất vui được trở lại cùng ông!

Print Friendly and PDF

13.2.21

Một lý thuyết về xã hội theo lối tiếp cận hiện tượng học của P. Berger và T. Luckmann

Bài giới thiệu

MỘT LÝ THUYẾT VỀ XÃ HỘI THEO LỐI TIẾP CẬN HIỆN TƯỢNG HỌC CỦA P. BERGER VÀ T. LUCKMANN[*]

Trần Hữu Quang

Mở đầu

Trần Hữu Quang

Nề nếp sinh hoạt bình thường thực tại cuộc sống hằng ngày được người có ý thức thông thường trong xã hội coi là chuyện đương nhiên, không có gì phải bàn. Ai cũng “biết” những điều mà mọi người coi là “có thực” trong đời sống thường nhật.

Dưới mắt người bình thường, thực tại ấy có thể được nhìn nhận như “có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta” và chúng ta “không thể ‘rũ bỏ đi’ được”, theo lời Peter Berger và Thomas Luckmann (tr. 7).[1] Tuy nhiên, dưới cái nhìn xã hội học, thực tại ấy không phải là một thứ thực tại tự nó như thế và không hề tồn tại tách rời khỏi cuộc đời của từng con người cá thể, mà thực ra nó chính là một sản phẩm, một công trình được tạo lập bởi đời sống xã hội và trong đời sống xã hội.

Theo Berger và Luckmann, thực tại mà mỗi người chúng ta chứng kiến trải nghiệm trong đời sống hằng ngày chính thực tại được kiến tạo về mặt xã hội” (reality is socially constructed) (tr. 7).

Nếu “thực tại” là thực tại được kiến tạo về mặt xã hội, thì cái mà người ta “biết” trong đời sống thường nhật, tức là “kiến thức đời thường”, cũng cái đã được kiến tạo về mặt xã hội.

Quyển Sự kiến tạo xã hội về thực tại[2] của Berger và Luckmann một tập khảo luận xã hội học về “tất cả những gì được coi là ‘kiến thức’ trong xã hội”, đặc biệt là về loại “kiến thức đời thường” mà bất cứ thành viên bình thường nào trong một xã hội cũng đều có và chia sẻ với nhau (tr. 27).

Print Friendly and PDF

11.2.21

PTKT Chúc mừng Tết Tân Sửu 2021

Phân Tích Kinh Tế thân chúc Quý Bạn Đọc Cùng Gia Quyến đón Tết Tân Sửu trong niềm hân hoan, êm ấm và tài vận hanh thông!


 

Print Friendly and PDF