31.10.16

Những phức tạp trong cõi trung mô (II): Ổn định, phát triển và phát sinh hình thái


Những phức tạp trong cõi trung mô (II)

ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT SINH HÌNH THÁI

Hàn Thuỷ

1. Bốn cái dịch lý của ông Aristote

Trước khi giới thiệu những cuốn sách phổ biến khoa học mới về ổn định cấu trúc, tăng trưởng hình hài và phát sinh hình thái trong thế giới tự nhiên, xin trở về đại sư tổ Aristote, với một số khái niệm bao quát do ông tổng hợp từ những người đi trước và phát triển có hệ thống. Những khái niệm ấy ngày nay đã trở thành xương thịt của tinh thần khoa học Tây phương, người gốc Đông phương nhiều khi không thấm hết và không hiểu tại sao mỗi khi trong khoa học có vấn đề (như hiện nay), người ta lại muốn đọc lại tư tưởng Hy Lạp, nhất là Aristote. Dĩ nhiên ở đây chỉ tóm tắt những điều cơ bản nhất cần nói đến, theo sự hiểu biết của người viết, những điều này nếu đọc từ những tác phẩm gốc của Aristote thì rất dài và phức tạp, vì thế không thể đoan quyết chủ thuyết của ông về thế giới tự nhiên đích thực là như trình bày, nếu bạn muốn tìm về từ nguồn xin đọc chẳng hạn như Lịch sử khoa học Hy Lạp của Geoffrey E.R. Lloyd[1], và Bài giảng vật lý của Aristote[2]. Vả lại những thuật ngữ và khái niệm mà các nhà khoa học ngày nay nói rằng thừa hưởng từ Aristote cũng đã được mài dũa qua nhiều đời, do đó ý nghĩa của từ ngữ dù muốn dù không cũng đã khác, vì những cách mạng trong khoa học một phần cũng là những cách mạng trong các khái niệm này, hoặc phủ định, hoặc làm cho hoàn chỉnh hơn.
Print Friendly and PDF

29.10.16

Lãi suất âm 0,5%, tại sao mọi người trả tiền để gửi tiết kiệm



Lãi suất âm 0,5%, tại sao mọi người trả tiền để gửi tiết kiệm
Neil Irwin
Chủ tịch quỹ dự trự liên bang Janet L. Yellen tại phiên điều trần ở Capitol Hill hôm thứ Năm. Bà Yellen cho biết Fed không có kế hoạch hạ lãi suất xuống dưới zê-rô. Carlos Barria/Reuters
Khi bạn cho ai đó vay tiền, người ta thường phải trả cho bạn một đặc quyền nào đó.
Đấy là một giả định nền tảng xuyên suốt hàng thế kỷ của lịch sử tài chính. Nhưng ngày càng nhiều các ngân hàng trung ương trên thế giới và các thị trường trái phiếu bỏ giả định này qua một bên.
Một thập kỷ trước đây, lãi suất âm được các nhà kinh tế xem như một sự hiếu kỳ mang tính lý thuyết và họ chủ yếu thảo luận vấn đề này như một trò chơi giải trí. Hai năm trước đây, lãi suất âm bắt đầu lộ ra như một bước đi độc đáo của một số ít các nước nhỏ. Hiện tại, đây là chính sách được tuyên bố của một số ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu bao gồm ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Bank of Japan.
Print Friendly and PDF

27.10.16

Châu Á: sự mất cân bằng giới tính

Châu Á: sự mất cân bằng giới tính

Một bà mẹ Trung Quốc và con trai tại khu vực vui chơi dành cho trẻ em tại một salon ô-tô của Bắc Kinh, ngày 26 tháng 6, 2015. (Ảnh: Wei yao/Imaginechina/via AFP)
Trong tác phẩm Le premier siècle après Béatrice (Thế Kỷ Đầu Tiên Sau Béatrice), xuất bản năm 1992, Amin Maalouf kể chuyện về một thế giới mà ngày càng nhiều bậc cha mẹ sử dụng một chất thúc đẩy việc sinh con trai. Trong suốt cuốn sách, tác giả kể chuyện điều tra về sự mất cân bằng diễn ra trong nhiều xã hội ở phương Nam và phương Bắc, các vụ bắt cóc phụ nữ và sự gia tăng bạo lực dẫn đến sự hủy hoại của nhân loại. Hai năm trước khi cuốn sách hư cấu này được xuất bản, Amartya Sen đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này. Trong một bài báo đăng trên tờ New York Review of Books đã từng có một tác động rất lớn, người đoạt giải Nobel tương lai đã nói về việc thiếu hụt 100 triệu phụ nữ ở phương Nam.
Print Friendly and PDF

25.10.16

Đọc Trần Văn Thọ: Cú sốc thời gian và Kinh tế Việt Nam

Đọc Trần Văn Thọ:

Cú sốc thời gian và Kinh tế Việt Nam[1]

Hà Dương Tường

Mặc dầu người vẽ bìa đã viết tên cuốn sách bằng chữ màu ánh sáng vàng trên một nền trời đêm với dải ngân hà đầy sao, đây không phải là một cuốn sách luận về thời gian trong nghĩa vật lý, thời gian của những Stephen Hawking, Trịnh Xuân Thuận và các đồng nghiệp của họ. Thế nhưng, cái thời gian khách quan, thời gian vật lý không ngừng trôi ấy rõ ràng cũng là một ám ảnh xuyên suốt của tác giả, một trí thức luôn đau đáu mong muốn đất nước mình vượt qua được những thách thức, cạm bẫy để mau chóng phát triển, vươn lên thành một quốc gia “thượng đẳng”, không thua kém những nước láng giềng chung quanh…
Hơn một lần, người đọc cảm nhận được bức xúc của tác giả trước tình trạng đất nước cứ bỏ lỡ những cơ hội phát triển năm này qua năm khác, thập niên này qua thập niên khác, trong khi các nước khác lần lượt bứt phá tiến xa. Phần I, “Việt Nam 40 năm qua” có 6 chương thì có tới 5 đã được dành để nhìn ra ngoài, nhìn cái dòng chảy của thời gian mà những người Nhật, Hàn, Trung Quốc hay Đài Loan biết lợi dụng để xây dựng đất nước khiến cho chỉ trong vài thập niên họ đã vươn lên thành những nước giàu mạnh trong khi mình thì vẫn ì ạch, lẽo đẽo đi sau. Tác giả không vẽ ra, nhưng người đọc hình dung chắc hẳn trong đầu ông luôn luôn có những đồ hoạ mà trục ngang là thời gian, và trục dọc là những chỉ số kinh tế, GDP, GDP đầu người, số lao động, doanh số xuất khẩu, nhập khẩu, vốn vay mượn từ nước ngoài (ODA) để đầu tư cho nền kinh tế v.v., mỗi đồ hoạ là một chỉ số, với những đường cong nhiều mầu sắc, mỗi màu cho một nước ở Đông hay Đông Nam Á, và dù các đường cong biểu diễn cho chỉ số nào thì Việt Nam cũng ở vị trí hầu như là tồi tệ nhất, sự tiến bộ nếu có thì đều thua kém các nước chung quanh. Nhưng ông không tập trung vào các yếu kém đó trong một tâm thế tự ti, mà bình tĩnh đưa ra những ví dụ, nhấn vào những đức tính đã giúp cho các nước bạn lập được những thành tích thần kỳ mà không có lý gì ta không thể làm được nếu như…
Print Friendly and PDF

23.10.16

Maurice Allais, người báo trước không được thừa nhận và nhà kinh tế học tự do phi chính thống

Maurice Allais (1911-2010)

Maurice Allais, người báo trước không được thừa nhận và nhà kinh tế học tự do phi chính thống

Là nhà kinh tế học và vật lý học, Maurice Allais, được gán nhãn là người hoạt động vì một toàn cầu hóa khác, bảo thủ, tự do hay can thiệp. Tuy nhiên, gọi ông là nhà kinh tế học tự do phi chính thống là thích hợp nhất.
Maurice Allais được trao giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1988.
Tư tưởng kinh tế trong những năm 1930 và 1940 được đánh dấu bởi ba biến đổi lớn. Tất nhiên là phải kể đến cuộc cách mạng keynesian, mà Keynes không phải là tác giả duy nhất. Niềm tin vào sự điều tiết tự động của các thị trường, đảm bảo toàn dụng lao động nếu không có trở ngại nào cản trở sự điều tiết này, biến mất dần và Nhà nước phúc lợi và chủ nghĩa can thiệp được thiết lập. Cuộc cách mạng thứ hai, một phần về mặt phương pháp luận được dẫn dắt, trong số nhiều nhà kinh tế học khác, bởi John Hicks (Value and Capital Giá trị và tư bản, 1939) và Paul Samuelson (Foundations of Economic AnalysisCác nền tảng của phân tích kinh tế, 1947). Các tác giả trên hình thức hóa sự điều tiết tự động của các thị trường mà Keynes đã đặt lại vấn đề trong khi vẫn sử dụng lại một số ý tưởng của ông ấy. Chính vì vậy mà tổng hợp tân cổ điển ra đời, thống trị tư tưởng kinh tế trong suốt ba mươi năm đầu của thời kỳ hậu chiến. Cuộc cách mạng thứ ba, kinh tế học, trong đó ngôn ngữ Pháp đã chiếm được một vị trí quan trọng, trở thành một khoa học chủ yếu của người Anglo-Saxon và người Hoa Kỳ.
Print Friendly and PDF

21.10.16

Một cuộc trò chuyện với Jürgen Habermas về Brexit và cuộc khủng hoảng châu Âu



Phải chăng một khu vực châu Âu nòng cốt sẽ là giải pháp khả thi cho tình hình “châu Âu hậu Brexit”: Một cuộc trò chuyện với Jürgen Habermas về Brexit và cuộc khủng hoảng châu Âu
Jürgen Habermas & Thomas Assheuer
Jürgen Habermas (1929-)
Thưa ông Habermas, ông đã bao giờ nghĩ rằng Brexit [Tên gọi Brexit được ghép từ hai từ “Britain” (nước Anh) và exit (thoát ra) - ND] sẽ thành hiện thực? Ông cảm thấy thế nào khi biết tin chiến dịch “Rời khỏi” đã chiến thắng?
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chủ nghĩa dân túy có thể đánh bại chủ nghĩa tư bản ở ngay chính cái nôi của nó. Do tầm quan trọng mang tính sống còn của ngành ngân hàng ở Anh, sức mạnh truyền thông và ảnh hưởng chính trị của thành phố London, thật khó mà tin được rằng những vấn đề bản sắc (Identitätsfragen/identity questions) lại có thể thắng thế trước lợi ích.
Print Friendly and PDF

19.10.16

Một cuộc phỏng vấn với Avner Offer & Gabriel Söderberg, các tác giả của tác phẩm The Nobel Factor


Nhân tố Nobel

Một cuộc phỏng vấn với Avner Offer & Gabriel Söderberg, các tác giả của tác phẩm The Nobel Factor
(Nhân tố Nobel: Giải thưởng về Kinh tế học, Dân chủ Xã hội, và Bước ngoặt Thị trường)
1. Lập luận cốt lõi của cuốn sách này là gì?
Kể từ những năm 1970, kinh tế học hàn lâm và thuyết dân chủ xã hội đã tranh cãi về cách thức xã hội cần phải được quản lý. Thách thức là những thời kỳ của vòng đời, khi con người có rất ít quyền lực thị trường, những sự kiện ngẫu nhiên của chức năng làm mẹ, vấn đề giáo dục, ốm đau, khuyết tật, thất nghiệp, và tuổi già. Kinh tế học cho rằng điều tốt nhất là nên mua sự an sinh trên các thị trường tài chính, qua các phương tiện tiết kiệm, vay tiền và bảo hiểm. Điều này được hỗ trợ bởi cái được giả định là quyền lực khoa học, được biểu trưng bởi giải thưởng Nobel về Kinh tế học. Đó cũng là mục tiêu của doanh nghiệp và nền tài chính trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng thu nhập của mọi người. Thuyết dân chủ xã hội xử lí sự phụ thuộc bằng cách chuyển nhượng từ nhà sản xuất đến người phụ thuộc, cung cấp các dịch vụ giáo dục, chăm sóc y tế, lương hưu, cơ sở hạ tầng vật chất và văn hóa, và tổng hợp các rủi ro của cá nhân bằng các công cụ đánh thuế và chuyển nhượng. Chúng ta đặt nghi vấn về những tuyên bố của kinh tế học liên quan đến tính khách quan và lý trí vượt trội.
Print Friendly and PDF

18.10.16

Giải Nobel kinh tế chống lại dân chủ xã hội


Oliver Hart (1948-)
Bengt R. Holmström (1949-)

Giải Nobel kinh tế chống lại dân chủ xã hội

Avner Offer
OXFORD - Trong số những thành phần ưu tú quản lý xã hội hiện đại thì chỉ có nhà kinh tế mới có giải thưởng Nobel, và mới đây vừa công bố các vị khôi nguyên mới nhất, Oliver Hart và Bengt Holmström. Bất luận vì lý do gì mà các kinh tế gia có được địa vị độc nhất vô nhị này, thì quầng hào quang từ giải thưởng cũng có thể – và thường – tạo nên sự tín nhiệm cho những chính sách có thể gây hại cho lợi ích công, ví dụ như tạo ra bất bình đẳng và khiến các cuộc khủng hoảng tài chính có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Nhưng không chỉ có quan điểm kinh tế. Một thế giới quan khác sẽ định hướng việc phân bổ khoảng 30% GDP – dành cho việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và lương hưu – ở các nước phát triển nhất. Quan điểm xã hội nên được quản lý như thế nào này – quan điểm dân chủ xã hội – không chỉ là một định hướng chính trị mà còn là một phương pháp cai trị.
Print Friendly and PDF

17.10.16

Hart và Holmström, Giải Nobel kinh tế 2016

Hart và Holmström, Giải Nobel kinh tế 2016
Alexandre Delaigue
Qua Hart và Holmström, Ủy ban Nobel thưởng cho hai nhà kinh tế vi mô và cho lí thuyết hợp đồng. Theo dòng của những giải trước đây, như giải cho Tirole, Williamson hay Coase, vấn đề là xây dựng một khuôn khổ lí thuyết, chung quanh khái niệm động viên, các vấn đề thông tin, sở hữu để hiểu cách vận hành của doanh nghiệp, của thị trường và nếu có thể áp dụng các kết quả lí thuyết này để cải tiến các quy định, các phương thức trả thù lao hay các dịch vụ cho cộng đồng. Những vấn đề mà kiểu các công trình này đề cập rất rộng lớn, từ cách trả lương cho nhân viên (theo sản phẩm hay theo lương giờ?), cho lãnh đạo (nên chăng thưởng theo kết quả của chứng khoán doanh nghiệp) qua việc tư nhân hóa (tư nhân hóa nhà tù có phải là một ý tốt không?) đến hành động công (khi nào và vì sao chính phủ phải cứu giúp ngân hàng?) và nhiều chủ đề khác nữa. Nếu muốn tóm tắt ngắn gọn nhất các công trình trên thì công thức ấy là như sau: Cái mà bạn sẽ có là cái mà bạn đã trả giá, không hơn không kém, điều này bạn có thể đo lường.
Print Friendly and PDF

16.10.16

Lý thuyết hợp đồng



Lý thuyết hợp đồng

(Thông tin phổ biến đại chúng của Ủy ban phụ trách Giải thưởng về Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel.)
Hợp đồng là rất cần thiết cho sự vận hành của các xã hội hiện đại. Nghiên cứu của Oliver HartBengt Holmström làm sáng tỏ cách thức các hợp đồng giúp chúng ta xử lí các xung đột lợi ích.
Hợp đồng giúp chúng ta hợp tác với nhau và tin tưởng nhau hơn, trong khi nếu không có nó thì chúng ta có thể làm buồn lòng nhau và không tin tưởng nhau. Là nhân viên, chúng ta có hợp đồng lao động. Là người vay tiền, chúng ta có hợp đồng tín dụng. Là chủ sở hữu của những tài sản có giá trị dễ xảy ra tai nạn, chúng ta có hợp đồng bảo hiểm. Chúng ta điền một số hợp đồng ít hơn một trang giấy, trong khi một số hợp đồng khác cần đến hàng trăm trang giấy.
Một lý do quan trọng để thiết lập hợp đồng là điều tiết các hành động trong tương lai. Ví dụ, hợp đồng lao động có thể quy định các khoản thưởng nếu đạt kết quả công việc tốt và các điều kiện sa thải, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là các hợp đồng cũng thường có những mục đích khác, chẳng hạn như chia sẻ rủi ro giữa các bên ký kết hợp đồng.
Print Friendly and PDF

15.10.16

Một giải Nobel kinh tế cho việc kiểm tra thực tại



Một giải Nobel kinh tế cho việc kiểm tra thực tại
Giải Nobel kinh tế năm nay được trao cho Oliver Hart và Bengt Holmström với công trình nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng. Để khởi đầu tìm hiểu về hai vị khôi nguyên và các công trình của họ, bạn có thể tham khảo blog của kinh tế gia Kevin Bryan, một số bài viết đáng tin cậy ở Marginal Revolution, và bài tóm tắt của Tyler Cowen ở Bloomberg View.
Nghiên cứu ở đây đi sâu vào các vấn đề kinh tế vi mô. Cụ thể là về động viên, thông tin không hoàn hảo, và các mối quan hệ lâu dài; và về các tương tác chiến lược tinh tế giữa những người không biết khả năng hay ý định của nhau. Nhưng nghiên cứu này lại liên quan đến rất nhiều vấn đề kinh tế trong thế giới thực -- trả lương theo kết quả công việc, mua bán và sáp nhập, cho vay của ngân hàng và cấu trúc doanh nghiệp.
Print Friendly and PDF

14.10.16

Hai giáo sư Đại học Harvard, MIT đã được trao giải Nobel kinh tế vì nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng



Hai giáo sư Đại học Harvard, MIT đã được trao giải Nobel kinh tế vì nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng

Lễ công bố người đoạt Giải Nobel về kinh tế học, tên gọi chính thức là Giải thưởng của ngân hàng Riksbank Sveriges về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel. (Ảnh: Stina Stjernkvist/TT via AP/Reuters).
Oliver Hart thuộc Đại học Harvard và Bengt Holmström thuộc Đại học MIT đã được trao giải thưởng Nobel 2016 về khoa học kinh tế vào hôm thứ hai vì các công trình của họ về lý thuyết hợp đồng, nghiên cứu về cách thức con người có thể đạt được các thỏa thuận một cách hiệu quả.
Những đóng góp của họ đã định hình cách suy nghĩ trong một loạt các lĩnh vực, từ pháp luật đến kinh tế học cho đến khoa học chính trị, gây ảnh hưởng đến cách thức các học giả suy nghĩ về các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa các doanh nhân và nhà đầu tư, và giữa người cai trị và người được cai trị.
Print Friendly and PDF

13.10.16

Vì sao Bengt Holmstrom là nhà kinh tế nên được biết tới?



Vì sao Bengt Holmstrom là nhà kinh tế nên được biết tới?
Đối với cộng đồng kinh tế, các nghiên cứu sáng tạo của Bengt Holmstrom đã có tiếng. Còn đối với những người “ngoại đạo”, kết quả của công trình nghiên cứu của ông đã mang lại sự hiểu biết tốt hơn về một số vấn đề quan trọng hàng ngày. Từ những động viên tại nơi làm việc cho đến quản trị doanh nghiệp (corporate governance) hay cuộc khủng hoảng tài chính, Holmstrom đã phát triển những ý tưởng mới mẻ về các đối tượng xứng đáng nhận được sự quan tâm của chúng ta. Và nếu một số trong các ý tưởng đó có vẻ mang tính cực đoan thì đó là do ông chỉ để tâm đến các mô hình.
Print Friendly and PDF

12.10.16

"Giải thưởng Nobel" kinh tế: mặt trái chính trị và tài chính của một giải thưởng



PTKT: Đã từ lâu, tính "chính danh" của tên gọi "giải Nobel kinh tế" bị đặt thành vấn đề. PTKT từng đề cập vấn đề này ở đây. Đầu thu năm nay, nhà xuất bản đại học Princeton vừa cho ra mắt cuốn sách được điểm dưới đây. Hai tác giả là chuyên gia về lịch sử tư tưởng kinh tế, trong đó Avner Offer là thành viên của British Academy (Viện Hàn lâm Anh) và của All Souls College thuộc đại học Oxford. Bản dịch cuộc phỏng vấn đồng tác giả tác phẩm trên sẽ xuất hiện nay mai trong hồ sơ này.
"Giải thưởng Nobel" kinh tế: mặt trái chính trị và tài chính của một giải thưởng
Lễ trao giải thưởng của ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel vào năm 2015.©YE PINGFAN/XINHUA-REA
Một cuốn sách mới, The Nobel Factor (Nhân tố Nobel), đã tiết lộ những cuộc chiến chính trị và ý thức hệ, cũng như những áp lực cá nhân và tài chính đã dẫn đến việc Ngân hàng Thụy Điển tạo ra cái gọi là "giải thưởng Nobel" về kinh tế vào năm 1968. Một cuốn sách hấp dẫn.
Print Friendly and PDF

11.10.16

Nobel kinh tế: Oliver Hart và Bengt Holmstörm, hai nhà kinh tế học sát với doanh nghiệp



Nobel kinh tế: Oliver Hart và Bengt Holmstörm, hai nhà kinh tế học sát với doanh nghiệp
Antoine Reverchon
Công bố Giải Nobel kinh tế tại Viện hàn lâm hoàng gia Thụy Điển (Stockholm) ngày 10.10, Jonathan Nackstrand/AFP
“Giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel” được trao cho các nhà kinh tế Oliver Hart (Mĩ-Anh) và Bengt Holmstörm (Phần Lan) để thưởng những công trình lí thuyết của họ về hoạt động của doanh nghiệp, được xem như một tập những hợp đồng, rõ ràng hoặc ngầm ẩn, giữa các bên có liên quan (người lao động và người sử dụng lao động, người gọi thầu và người trúng thầu, cộng tác viên và nhà quản lí, cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp, v.v.).
Print Friendly and PDF

9.10.16

Tìm hiểu nước Đức: Về việc xây dựng khung trật tự cạnh tranh



Tìm hiểu nước Đức:
Về việc xây dựng khung trật tự cạnh tranh
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Giới thiệu: Kể từ sau thế chiến thứ II nước Đức theo đuổi mô hình Kinh tế Thị trường Xã hội, một mô hình đã đưa nước Đức phát triển từ tình trạng điêu tàn năm 1945 để trở thành một quốc gia có kinh tế mạnh nhất châu Âu. Mô hình kinh tế này đã được thay đổi và bổ sung theo từng thời kỳ, nhưng những chính sách chủ đạo vẫn còn giá trị và còn áp dụng cho đến bây giờ. Mô hình kinh tế này đặt trên nền tảng lý thuyết “Tự do trong Trật tự” (Ordoliberalism) do trường phái Freiburg, đứng đầu là giáo sư Walter Eucken khởi xướng từ thập niên 1930. Lý thuyết này phác họa 7 nguyên tắc có tính chất kiến tạo và 4 nguyên tắc có tính chất điều phối cho một trật tự kinh tế mà họ cho rằng sẽ bền vững lâu dài. Thế nào là khung trật tự kinh tế? Làm thế nào để kiến tạo nó? Làm thế nào để duy trì và bảo vệ nó? Bài viết sau đây chỉ là vài gợi ý ban đầu cho những ai quan tâm nghiên cứu sâu hơn chính sách kinh tế Đức. Qua đó có thể phát hiện nhiều nhân tố khả dĩ áp dụng được cho một nước mới phát triển như Việt Nam.
Print Friendly and PDF

7.10.16

Thu nhập cơ bản đã giải quyết vấn đề cơ bản của chủ nghĩa tư bản như thế nào?



Thu nhập cơ bản đã giải quyết vấn đề cơ bản của chủ nghĩa tư bản như thế nào?
Điều gì cản đường nó?
Tom Streithorst
Chủ đề Thu nhập cơ bản bảo đảm (BIG, Basic Income Guarantee) lại xuất hiện trở lại trên các trang tin tức. Người Phần Lan đang xem xét triển khai chế độ trên, giống như người Thụy Sĩ, thay thế tất cả các chế độ phúc lợi đã được kiểm định bằng một trợ cấp đơn giản cho mọi người dân, cho họ có đủ tiền để tồn tại. Không giống như hầu hết các chương trình phúc lợi hiện tại, nó không đòi hỏi điều kiện bạn có xứng đáng hay phải là người nghèo để được hưởng trợ cấp. Mọi người đều được hưởng khoản trợ cấp đó, bạn, tôi, Rupert Murdoch, hay người vô gia cư ngủ dưới gầm cầu. Chế độ thu nhập cơ bản bảo đảm, lần cuối được tổng thống Richard Nixon đề xuất một cách nghiêm túc vào năm 1969, ngày càng được nhiều nhà kinh tế và các blogger gợi ý rằng cuối cùng đó có thể là vị cứu tinh của chủ nghĩa tư bản. Chế độ BIG sẽ xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu sự bất bình đẳng, và cải thiện rộng rãi đời sống của những người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta. Nhưng đó không phải là lý do vì sao chúng ta cần nó. Đó có thể là điều có vẻ phi thực tế, thậm chí không tưởng: nhưng tôi tin chắc rằng chế độ BIG sẽ được thiết lập trong vòng vài thập kỷ tới, bởi vì nó giải quyết được vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, bài toán thiếu cầu.
Print Friendly and PDF

5.10.16

Sự biện chứng của xã hội và trào lưu kiến tạo luận xã hội

Bài đã đăng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 6 (202), 2015, tr. 77-88

Sự biện chứng của xã hội theo P. Berger và T. Luckmann trào lưu kiến tạo luận xã hội

Trần Hữu Quang[1]
TÓM TẮT: Luận điểm về sự biện chứng của xã hội theo Peter Berger và Thomas Luckmann có thể được tóm gọn trong công thức sau: “Xã hội là một sản phẩm của con người. Xã hội là một thực tại khách quan. Con người là một sản phẩm của xã hội.” Tư tưởng này đã khai mào cho cả một trào lưu “kiến tạo luận xã hội” thịnh hành trong giới khoa học xã hội trên thế giới vài thập niên qua, cũng có khả năng mở ra một lối tiếp cận mới nữa mang tên là “tương quan luận phương pháp”.
Dưới mắt người bình thường, thực tại đời sống hàng ngày thường được nhìn nhận như “có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta” và chúng ta “không thể ‘rũ bỏ đi’ được”, theo lời Peter Berger và Thomas Luckmann trong phần nhập đề cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại (ấn bản năm 1971, tr. 13).[2] Tuy nhiên, dưới cái nhìn xã hội học, thực tại ấy không phải là một thứ thực tại tự nó như thế và không hề tồn tại tách rời khỏi cuộc đời của từng con người cá thể, mà thực ra nó chính là một sản phẩm, một công trình được tạo lập bởi đời sống xã hội và trong đời sống xã hội.
Print Friendly and PDF

3.10.16

Giả dối, những giả dối đáng nguyền rủa và những thống kê về tăng trưởng ở châu Âu



GIẢ DỐI, NHỮNG GIẢ DỐI ĐÁNG NGUYỀN RỦA VÀ NHỮNG THỐNG KÊ VỀ TĂNG TRƯỞNG Ở CHÂU ÂU 
Yanis Varoufakis
ATHENS – “Hy Lạp cuối cùng đã trở lại với với tăng trưởng kinh tế.” Đó đã từng là kịch bản chính thức của Liên minh châu Âu vào cuối năm 2014. Than ôi, những cử tri Hy Lạp, không bị ấn tượng bởi niềm vui này, đã lật đổ chính phủ đương nhiệm và, vào tháng Một 2015, bầu lên một nội các mới trong đó tôi từng là bộ trưởng tài chính.
Tuần vừa rồi, những báo cáo ăn mừng tương tự phát ra từ Brussels báo trước về “sự trở lại tăng trưởng” ở Cộng hòa Síp, và tương phản với mẫu tin “tốt đẹp” này là “sự trở lại suy thoái kinh tế” của Hy Lạp. Thông điệp bắt nguồn từ “cỗ xe ba ngựa” của những người cho vay cứu trợ ở châu Âu - Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, và Quỹ Tiền tệ thế giới – rất to và rõ ràng: “Hãy làm như chúng tôi nói, giống như Síp đã làm, và bạn sẽ hồi phục. Chống cự lại những chính sách của chúng tôi, bằng cách bầu lên những người kiểu như Varoufakis, và bạn sẽ lãnh những hậu quả của suy thoái trầm trọng hơn.”
Print Friendly and PDF