30.8.17

Những huyền thoại về toàn cầu hoá: Phỏng vấn Noam Chomsky và Ha-Joon Chang


NHỮNG HUYỀN THOẠI VỀ TOÀN CẦU HOÁ: PHỎNG VẤN NOAM CHOMSKY VÀ HA-JOON CHANG
Noam Chomsky. (Ảnh: Jeanbaptisteparis)
Kể từ cuối những năm 1970, nền kinh tế của thế giới và của các quốc gia thống trị đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa (tân tự do), mà tác động và ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và cộng đồng ở khắp mọi nơi đang tạo ra một sự bất mãn lớn cùng với làn sóng nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc, và tinh thần chống đối giới tinh hoa. Nhưng chính xác thì điều gì đang thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa? Và ai mới thực sự hưởng lợi từ toàn cầu hoá? Toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản có đan xen nhau không? Làm thế nào để đối phó với các mức độ bất bình đẳng và bất an kinh tế khổng lồ ngày càng gia tăng? Liệu những người cấp tiến và triệt để có nên tập hợp lại không đằng sau lời kêu gọi áp dụng chế độ thu nhập cơ bản phổ quát? Trong cuộc phỏng vấn duy nhất và độc quyền dưới đây, hai nhà lãnh đạo tinh thần hàng đầu của thời đại chúng ta, nhà ngôn ngữ học và trí thức công cộng Noam Chomsky và nhà kinh tế học Ha-joon Chang, đã chia sẻ quan điểm của họ về những vấn đề thiết yếu này.
Print Friendly and PDF

28.8.17

"Kinh tế xã hội chủ nghĩa": Marx, Lenin, Stalin và... Việt Nam

Trần Hải Hạc (Trường đại học Paris 13) trả lời phỏng vấn của Hồ Thị Hoà (Trường đại học tự do Bruxelles) trong khuôn khổ báo cáo về "các nước xã hội chủ nghĩa từ sau năm 1991"

“KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”:

MARX, LENIN, STALIN… VÀ VIỆT NAM

Trần Hải Hạc (1945-)
TRẦN HẢI HẠC
trả lời phỏng vấn của Hồ Thị Hoà
Diễn Đàn đăng dưới đây bài phỏng vấn Trần Hải Hạc, trường Đại học Paris 13, tác giả cuốn Relire Le Capital - Marx, critique de l'économie politique et objet de la critique de l'économie politique (nxb Page Deux, 2003). ... Cuộc phỏng vấn do Hồ Thị Hoà thực hiện trong khuôn khổ báo cáo “Các nước xã hội chủ nghĩa sau năm 1991”, Université Libre de Bruxelles.
BẢN TIẾNG PHÁP: version françasie
Thưa giáo sư, từ sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Liên Xô và nhiều nước theo chủ nghĩa xã hội đã chọn học thuyết Mác-Lê làm nền tảng xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá của mình. Như vậy, có thể nói là tồn tại một mô hình lý thuyết hoàn chỉnh của Marx và Lenin về kinh tế hay không? Mô hình ấy được khái quát bằng những luận điểm chính như thế nào?
Trước tiên, theo tôi, cần phân biệt về mặt thuật ngữ thuyết của Marx, thuyết của Lenin và chủ nghĩa Mác-Lê là từ ngữ do Stalin sáng chế để gọi thuyết của ông.
Print Friendly and PDF

26.8.17

Cuộc khủng hoảng năm 2007, một bi kịch với bốn hoạt cảnh



CUỘC KHỦNG HOẢNG NĂM 2007, MỘT BI KỊCH VỚI BỐN HOẠT CẢNH

Cách nay đúng mười năm, ngày 09 tháng 8 năm 2007, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định bơm hơn 330 tỷ USD vào hệ thống tiền tệ toàn cầu. Mục tiêu của họ là ngăn chặn cơn hoảng loạn đang thâm nhập các thị trường với thông báo của ngân hàng BNP Paribas đóng băng việc rút tiền của khách hàng từ ba quỹ đầu tư chứng khoán được bảo đảm bằng các tín dụng dưới chuẩn. Từ vài tháng gần đây, các định chế tài chính khác cũng gặp khó khăn liên quan đến các khoản tín dụng nói trên, nhưng lần này cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1929 đã khởi đầu.
Cuộc khủng hoảng này đã không ngừng thay hình đổi dạng. Khởi đầu, vào đầu năm 2007, từ một phân khúc của thị trường thế chấp bất động sản Mỹ – các khoản vay dưới chuẩn nổi tiếng từ nay –, lần đầu tiên nó đã biến thành một cuộc khủng hoảng ngân hàng mà cao trào là sự phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ vào tháng 9 năm 2008. Sau đó, nó dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn – cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đầu tiên của thời hậu chiến –, bị rất nhiều biện pháp can thiệp của nhà nước chống đỡ. Trong khi ánh sáng cuối đường hầm có vẻ đến gần, thì cuộc khủng hoảng đã bước vào giai đoạn thứ tư, năm 2009, mà nó vẫn chưa kết thúc: tâm bão đã dịch chuyển từ Hoa Kỳ sang châu Âu, từ các khoản nợ tư đến các khoản nợ công.
Print Friendly and PDF

24.8.17

Dự kiến



DỰ KIẾN

Expectations
® Giải Nobel: HAYEK, 1974 MODIGLIANI, 1985 MYRDAL, 1974
Nói rằng những dự kiến là quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến các hành vi là một điều tầm thường. Nhưng tính đến thật tốt nhận xét này trong việc phân tích những hiện tượng kinh tế, hay trong việc tìm kiếm những qui tắc cho những quyết định công cộng không phải là một điều hiển nhiên. Không những vì các dự kiến là mờ, bội và ít nhiều không ăn khớp nhau nhưng chúng còn phản ứng với tiến hoá của các hiện tượng hay cả với việc đề ra một số quyết định và tác động đến cả tiến hoá của các hiện tượng lẫn đến việc ra những quyết định này. Do đó có những phụ thuộc lẫn nhau phức tạp giữa những dự kiến và những giá trị thật sự đang và sẽ được hoàn thành.
Print Friendly and PDF

22.8.17

Trung Quốc: "Các con đường tơ lụa", một dự án kinh tế rủi ro


TRUNG QUỐC: "CÁC CON ĐƯỜNG TƠ LỤA", MỘT DỰ ÁN KINH TẾ RỦI RO
Ảnh chiếc tàu hỏa đầu tiên nối liền Trung Quốc với Kazakhstan rời một cảng cuối container ở tỉnh Giang Tô ngày 25/2/2015. Tuyến đường sắt này nối liền một tỉnh của Trung Quốc với Almaty, một thành phố chính của Kazakhstan, là một trong những tuyến đường sắt mới được phát triển trong khuôn khổ chính sách mới của Trung Quốc (Ảnh: WANG JIANMIN/IMAGINECHINA)
Tiềm năng kinh tế của Trung Quốc là bao la. "Con đường tơ lụa" mới được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt kỳ vọng không chỉ làm sống lại một trục huyền thoại. Dự án "Một Vành đai Một con đường" (OBOR) trải dài trên nhiều hành lang đường bộ và đường biển. Nó cũng bao gồm rất nhiều rủi ro về an ninh cho các công dân và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc dự định triển khai. Liệu Bắc Kinh sẵn sàng đi đến bao xa để bảo vệ dự án khổng lồ này? Ngay từ bây giờ, Trung Quốc đã sang trang về chính sách đối ngoại của họ, chấm dứt một thái độ "kín kẽ" trên sân khấu toàn cầu. Phân tích.
Print Friendly and PDF

20.8.17

Giới thiệu sách: "Thế giới một thoáng này"



THẾ GIỚI MỘT THOÁNG NÀY”

(This Fleeting World, của David Christian)

Nguyễn Xuân Xanh
Thêm chú thích

Tôi đã trở thành một sinh viên đầy háo hức của David Christian lần đầu tiên khi theo dõi bài giảng Đại sử của ông trên đĩa DVD. Vì thế tôi rất vui mừng khi thấy sự trình bày mang tính khai sáng của ông về lịch sử thế giới được cô đọng lại trong những tiểu luận này. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ đưa một lượng độc giả lớn đến với nhà khoa học và nhà giáo tài năng này.
Bill Gates
Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ thích thú đọc Thế giới một thoáng này, và chúng tôi hy vọng nó sẽ mang đến cho các bạn một cảm nhận nào đó về lịch sử bao la, phức hợp, đôi khi kịch tính, nhưng thường truyền cảm hứng, của quốc gia vĩ đại được gọi là “nhân loại” mà tất cả chúng ta đều là thành viên.
David Christian
Chúng tôi rất vui mừng giới thiệu quyển sách “Đại sử thế giới” của tác giả giáo sư David Christian, phiên bản tiếng Việt, đến rộng rãi quý độc giả, học sinh, thầy cô, thức giả, những người quan tâm. Đây là một cái nhìn “chim bay” thu nhỏ lại thế giới của con người tính khoảng 250.000 năm đổ lại, từ thời Hái lượm sang thời Nông nghiệp, đến thời Hiện đại của chúng ta. Với khoảng 150 trang, nó chứa đựng những sự diễn biến quan trọng nhất để hiểu sự tiến hóa của loài Homo sapiens chúng ta – một cách logic.
Print Friendly and PDF

18.8.17

Các bất bình đẳng



CÁC BẤT BÌNH ĐẲNG

SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ SỨC KHỎE
Sự bất bình đẳng và sức khoẻ có mối liên hệ với nhau như thế nào? Càng ngày càng có nhiều bằng chứng từ các nhà khoa học trên thế giới cho thấy rằng nhiều kết quả về sức khỏe - mọi thứ từ tuổi thọ trung bình đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và béo phì - có thể có liên quan đến mức độ bất bình đẳng về kinh tế trong một cộng đồng nhất định. Sự bất bình đẳng về kinh tế lớn hơn dẫn đến những kết quả về sức khoẻ tồi tệ hơn.
Đối với các nhà dịch tễ học - những nhà khoa học nghiên cứu sức khoẻ của các cộng đồng, sự bất bình đẳng lớn hơn không chỉ có nghĩa là đói nghèo. Sức khỏe kém và sự nghèo đói đi đôi với nhau. Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng sự bất bình đẳng ở mức cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của cả những người giàu có. Nguyên nhân chính mà các nhà nghiên cứu đưa ra để giải thích cho điều này là sự bất bình đẳng làm giảm sự gắn kết xã hội, một động lực dẫn đến tâm trạng căng thẳng hơn, sợ hãi hơn, và mất an toàn hơn cho mọi người.
Print Friendly and PDF

16.8.17

Habermas - Hướng đến sự phân cực dân chủ: Làm thế nào để hạ bệ Chủ nghĩa dân túy cánh hữu

HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÂN CỰC DÂN CHỦ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠ BỆ CHỦ NGHĨA DÂN TÚY CÁNH HỮU
Biên tập viên của tờ Blätter: Sau năm 1989, người ta nói về “sự cáo chung của lịch sử” trong nền dân chủ và nền kinh tế thị trường, và ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện một hiện tượng mới của sự lãnh đạo độc tài-dân túy – từ ông Putin qua ông Erdogan đến ông Donald Trump. Rõ ràng, một “quốc tế độc tài” (autoritären Internationale / authoritarian International) mới đang ngày càng thành công trong việc xác lập diễn ngôn chính trị. Liệu người đồng tuế Ralf Dahrendorf của ông [Habermas] đã đúng khi tiên đoán về một thế kỉ XXI độc tài? Liệu người ta có thể, hay phải nói về một bước ngoặt lịch sử?
Francis Fukuyama (1952-)
Ralf Dahrendorf (1929-2009)
Jürgen Habermas: Sau giai đoạn biến chuyển 1989 – 1990, khi [Francis] Fukuyama chộp lấy khẩu hiệu “hậu-lịch sử” bắt nguồn từ chủ nghĩa bảo thủ độc đoán, thì qua sự tái diễn giải của ông, cho thấy thái độ hân hoan chiến thắng (Triumphalismus / Triumphalism) thiển cận của giới tinh hoa phương Tây, những người ủng hộ niềm tin tự do vào sự hài hòa tiền lập giữa nền kinh tế thị trường và nền dân chủ. Cả hai yếu tố này tạo nên động lực của sự hiện đại hóa xã hội, nhưng lại kết hợp với các “mệnh lệnh chức năng”, những thứ luôn dẫn tới xung đột. Sự cân bằng giữa tăng trưởng tư bản chủ nghĩa và sự tham gia có vẻ như công bằng xã hội một cách nửa vời của người dân vào sự tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế sản xuất hàng hóa ở trình độ cao chỉ có thể có được nhờ một nhà nước dân chủ xứng đáng với tên gọi này. Một sự cân bằng như thế – để biện minh cho cái tên "nền dân chủ tư bản chủ nghĩa" – về mặt lịch sử, lại là một ngoại lệ hơn là một quy luật. Chính vì lí do đó mà ý tưởng về một sự củng cố "giấc mơ Mỹ" trên bình diện toàn cầu chỉ là một ảo tưởng mà thôi.
Print Friendly and PDF

14.8.17

Các con đường tơ lụa mới: những tiền lệ của dự án của Trung Quốc



CÁC CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI: NHỮNG TIỀN LỆ CỦA DỰ ÁN CỦA TRUNG QUỐC
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp hình chung với Tổng thống Nga Vladimir Poutine và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, với phía sau họ, cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin, tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế "Một vành đai Một con đường" tại Bắc Kinh ngày 14 tháng 5 năm 2017. (Ảnh: Sergey Guneev/POOL/Sputnik/via AFP)
Hai mươi nguyên thủ quốc gia đã gặp nhau vào các ngày 14 và 15 tháng 5 tại Bắc Kinh để tham gia diễn đàn về "Vành đai kinh tế của con đường tơ lụa" và "Con đường tơ lụa hàng hải của thế kỷ XXI": chương trình "Một vành đai Một con đường"(OBOR). Diễn đàn này, sự kiện quốc tế lớn nhất được Tập Cận Bình tổ chức, diễn ra 5 tháng trước Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ quyết định việc tái tranh cử của ông [Tập Cận Bình] và có thể công bố việc ông ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba.
Sáng kiến OBOR xem xét việc xây dựng các hành lang đường bộ, sẽ nối với châu Âu qua Âu-Á hoặc qua Đông Nam Á và các tuyến đường biển. Đây không giống như một chương trình quy tụ các dự án được nhận diện một cách rõ ràng, mà nó giống nhiều hơn với một cái "nhãn" gắn với các dự án của 65 quốc gia, tất cả các dự án này đều mở rộng sang các lĩnh vực khác trong khi vẫn ưu tiên cho các cơ sở hạ tầng. Trong số các dự án này, có một đường cao tốc nối Tân Cương ở miền tây Trung Quốc với cảng Gwadar ở Pakistan, một đường sắt cao tốc giữa Moscow và Kazan, một đường sắt từ Côn Minh đến Singapore, một cảng [hàng hóa] khô từ Khorgos đến biên giới Trung Quốc và Kazakhstan, hoặc một đường ống dẫn dầu giữa cảng Kyaukphyu ở Miến Điện và Côn Minh. Trong khi sáng kiến OBOR đã được triển khai tại Trung Quốc, thì chương trình này đã có những bước tiến rất nhỏ tại các nước láng giềng, những nước tuy có hám “của ban cho” của thiên triều, nhưng lại đặt câu hỏi về tham vọng của Đế chế Trung Quốc.
Print Friendly and PDF

12.8.17

SOKAL cá tháng tư



SOKAL cá tháng tư

Hàn Thuỷ
Tháng tư, sau một mùa đông ảm đạm, được nắng xuân phơi phới thúc dục, người phương Tây hay đùa. Trẻ con hay sinh viên tìm cách nghịch ngợm, khéo léo dán vào lưng áo nhau mảnh giấy vẽ hình “con cá tháng tư”. Các tuần san, tập san, chuyên san thì có thể đăng những bài có nội dung tào lao, tin vịt, dưới hình thức nghiêm chỉnh để lừa độc giả, rồi cải chính trong số sau. Bạn đọc nào bị mắc lỡm thì hoặc cười xoà, hoặc hơi bực một tí, rồi cũng bỏ qua, trò đùa rơi vào quên lãng, cho tới năm sau.
Vào khoảng tháng tư năm ngoái cũng có một trò đùa trên báo, nhưng quá quắt và độc địa, vì ngược đời là tác giả đùa với chuyên san. Cá tháng tư tên Alan Sokal, giáo sư vật lý lý thuyết tại đại học Nữu Ước, mắc lỡm là ban biên tập cuả chuyên san Social Text, một chuyên san có tiếng về khoa học xã hội, biên tập tại Nữu Ước và do nhà xuất bản đại học Duke, tiểu bang Bắc Carolina, phát hành. Và nếu xem những tranh luận đã nổ bùng ra và tiếp diễn trong suốt một năm ở Mỹ, Anh và Pháp (những nơi người viết bài này với tới được), chỉ vì bài báo tào lao này, hay đúng hơn, chỉ vì sự việc bộ biên tập một chuyên san bị gạt mà không biết, thì phải nói thực chất cuả hiện tượng này không phải trò đùa. Bằng một hình thức độc đáo, tác giả đã thành công mỹ mãn trong việc ‘công luận hoá’ những cãi vã cho đến nay được giới hạn một cách kín đáo trong những tháp ngà cuả học thuật, tạm gọi là giữa một số những người nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Những vấn đề trong cái quan hệ phức tạp giữa hai khía cạnh cuả văn hoá phương tây này thật ra không mới và thường được gọi dưới tên “vấn đề hai văn hoá (problème des deux cultures), văn hoá khoa học và văn hoá văn chương; mà C. P. Snow đã nêu ra đầu thập niên 60.
Print Friendly and PDF

10.8.17

Trung Quốc: sự sôi động của số hóa



TRUNG QUỐC: SỰ SÔI ĐỘNG CỦA SỐ HÓA
Du khách tham quan gian hàng Ant Fortune, một công ty con của đại gia Trung Quốc Alibaba, tại một hội chợ ở Hàng Châu vào ngày 20 tháng 11 năm 2015. (Ảnh: Zhejiang Daily / Imaginechina, via AFP).
Trước sự cần thiết phải định hướng lại nền kinh tế của đất nước, và vứt bỏ hoàn toàn hình ảnh công xưởng của thế giới khi nói về mình, Trung Quốc đặt toàn bộ nỗ lực vào việc số hóa nền kinh tế. Vấn đề này đã được đặt ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2010-2015), các chương trình phát triển theo hướng này đã được củng cố trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2015-2020). Ngoài ra, với 731 triệu người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc tượng trưng cho một dân số kết nối mạng trực tuyến lớn nhất thế giới, và các bông hoa của Internet đã không ngừng sáng tạo lại cách thức tiêu dùng. Cuộc cách mạng kỹ thuật số tại Trung Quốc đã khởi động!
Print Friendly and PDF

8.8.17

Lịch sử những sự kiện kinh tế

LỊCH SỬ NHỮNG SỰ KIỆN KINH TẾ
Jean Heffer, André Straus và Patrick Verley[1]
Hiểu biết lịch sử kinh tế có giúp được gì cho nhà kinh tế trong việc xây dựng bộ môn của mình? Người ta có thể nghi ngờ khi đọc các sách kinh tế đương đại. Ngày nay hiếm có những sách kinh tế bắt đầu, như tác phẩm Principles of Economics của Alfred Marshall (1890), bằng một bức tranh rộng lớn về tiến hoá kinh tế của nhân loại. Những tạp chí kinh tế lớn, đặc biệt là những tạp chí anglo-saxon, dành ít chỗ cho lịch sử, trong lúc vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX người ta có thể đọc trong đó nhiều bài về tổ chức sản xuất và trao đổi trong quá khứ. Ví dụ, tại Hoa Kì, ảnh hưởng của “trường phái lịch sử” Đức lúc bấy giờ còn rất mạnh và chủ nghĩa thể chế mới, dưới ngọn cờ của Thorstein Veblen, phê phán trào lưu “chính thống” do không có khả năng hòa nhập vào những phân tích của nó sơ đồ tiến hoá darwinian. Tuy nhiên đành phải công nhận là các nhà thể chế đã không thành công trong việc áp đặt hệ chuẩn của họ dựa trên những khái niệm xung đột và quyền lực lên một ngành chịu sự thống trị của hệ chuẩn có hiệu quả về tối đa hoá dưới ràng buộc. Về mặt phương pháp luận, kinh tế học đương đại là thừa tự của Ricardo, và chính là một ví dụ về một phân tích phi lịch sử về thế giới kinh tế.
Print Friendly and PDF

6.8.17

Kể từ hôm nay, nhân loại sống nhờ vào sự vay mượn



KỂ TỪ HÔM NAY, NHÂN LOẠI SỐNG NHỜ VÀO SỰ VAY MƯỢN
Hôm Thứ tư vừa qua, chúng ta đã tiêu thụ hết các tài nguyên thiên nhiên mà hành tinh có thể cung ứng trong một năm. “Ngày Trái đất sử dụng vượt mức tài nguyên” này luôn diễn ra sớm hơn.
Ngày tiền định, và luôn diễn ra sớm hơn. Kể từ thứ Tư 2 tháng 8, nhân loại sống nhờ vào sự vay mượn: nhân loại đã tiêu thụ hết, chỉ trong vòng bảy tháng, tất cả các tài nguyên mà Trái đất có thể cung ứng trong một năm. Vì vậy, từ nay cho đến cuối năm 2017, để tiếp tục uống, ăn, sưởi ấm hoặc di chuyển, chúng ta sẽ phải khai thác thêm các hệ sinh thái và gây tổn hại đến khả năng tái tạo của chúng.
Print Friendly and PDF

4.8.17

Tại sao chủ nghĩa xã hội?



Albert Einstein (1879-1955)

 TẠI SAO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI?[1] (1949)

Albert Einstein
Có đúng không khi một người-không-phải-chuyên-gia lại phát biểu về các vấn đề kinh tế và xã hội? Tôi tin rằng, từ nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể chấp nhận điều đó.
Trước hết, chúng ta hãy xem xét vấn đề được đặt ra từ quan điểm hiểu biết khoa học. Có hay không một sự khác biệt căn bản giữa thiên văn học và kinh tế học? Các nhà khoa học trong cả hai lĩnh vực đều cố gắng tìm ra các quy luật chung của các chuỗi hiện tượng được định nghĩa rõ, để làm cho mối liên hệ giữa các hiện tượng trở nên hiểu được một cách tốt nhất. Nhưng trong thực tế, những khác biệt về phương pháp luận này là có thật. Các quy luật của kinh tế là phức tạp vì những hiện tượng kinh tế quan sát được thường lệ thuộc vào nhiều yếu tố rất khó để đánh giá riêng lẻ. Cho nên những kinh nghiệm có được, chừng nào còn dựa trên cái-gọi-là loài người văn minh, được biết rằng đã chịu ảnh hưởng và hạn chế sâu rộng từ những nguyên nhân không thuần kinh tế: Ví dụ, hầu hết lãnh thổ của các nước lớn trong lịch sử được hình thành nhờ vào sự xâm chiếm. Các dân tộc đi chinh phục trở thành tầng lớp đặc quyền đặc lợi về mặt pháp lý và kinh tế. Họ giành cho mình độc quyền sở hữu đất đai và bổ nhiệm giới giáo sĩ từ chính hàng ngũ của họ. Giới này, bằng con đường giáo dục, có nhiệm vụ giữ ổn định sự phân chia giai cấp, và tạo ra một hệ thống giá trị, qua đó con người, một cách không ý thức, được dẫn dắt phần lớn trong hành vi xã hội của họ.
Print Friendly and PDF

2.8.17

Kinh tế học trong quá trình chuyển đổi

KINH TẾ HỌC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, không thiếu những phê bình đối với kinh tế học truyền thống, với các mô hình cứng nhắc và các “tác nhân tiêu biểu” hư cấu, vốn đã thất bại hoàn toàn trong việc dự đoán sự sụp đổ. Nhưng các nhà phê bình thường bỏ qua sự trỗi dậy của các cách tiếp cận mới – một số cách tiếp cận đã có trước cuộc khủng hoảng – có thể xác đinh lại dòng chính của tư duy kinh tế.
Hình: Wladimir Bulgar/Getty Images
Diane Coyle thuộc Đại học Manchester đã tiến hành bình phẩm ba cuốn sách gần đây, đánh giá những gì đang thay đổi và chưa thay đổi trong tư duy và nghiên cứu kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008.
Print Friendly and PDF