31.10.22

Thời đại thái cực 1914 (15): Thế Giới Thứ Ba và Cách Mạng

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 – 1991 (15)

THE AGE OF EXTREMES

Tác giả: Eric J. Hobsbawm; Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao

PTKT: Kể từ tháng 8.2021, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

Phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

Phần thứ ba

SỤP ĐỔ

Chương 15

THẾ GIỚI THỨ BA VÀ CÁCH MẠNG

 

“Tháng giêng năm 1974, trong một cuộc kinh lí thanh tra, trung tướng Beleta Abebe đặt chân tới trại lính ở Gode.[…] Ngày hôm sau, Cung vua nhận được bản báo cáo khó tưởng tượng: tướng Abebe đã bị binh lính bắt giữ, ép buộc ông ta phải nếm một suất ăn của lính tráng. Đồ ăn hôi thối tới mức người ta lo trung tướng sẽ trúng độc mà chết. Hoàng đế [Ethiopia] đã gửi một đơn vị không vận của Đội cận vệ hoàng gia đến Gode giải thoát Abebe và chở trung tướng vào bệnh viện”.

Jyszard KAPUSCINSKI, The Emperor (1983, tr. 130)

“Chúng tôi bắt đầu giết đàn súc vật [của trại thực nghiệm Trường đại học] ra sức giết bao nhiêu thì giết. Nhưng khi chúng tôi đang giết như vậy thì những bà nông dân khóc lóc: mấy con vật này, chúng làm gì nên tội mà giết đi như vậy? Các señoras khóc rống lên, thế là chúng tôi phải buông tay. Nhưng chúng tôi cũng đã giết tới 1/4 đàn súc vật, khoảng 80 con gì đó rồi. Định giết cả đàn, nhưng làm không nổi, nông dân khóc lóc dữ quá.

Chúng tôi còn đứng ngây ra đó một lúc thì có một ông cưỡi ngựa từ Ayacucho tới, chạy đi báo. Ngày hôm sau, đài phát thanh và báo La Voz đều đưa tin. Thế là chúng tôi đi về: có những đồng chí mang theo đài và chúng tôi nghe bản tin. Nghe mà nức lòng, đúng thế không nào?.

Một đội viên trẻ của tổ chức Con đường Sáng,

Tiempos (1990, tr. 198)

 

I

 

Hastings Banda (1898-1997)
Houphouët-Boigny (1905-1993)

Bất luận người ta lí giải ra sao về những biến đổi của Thế giới thứ Ba, về sự phân hóa và rạn nứt tiệm tiến của khu vực này, Thế giới thứ Ba khác Thế giới thứ Nhất trên một điểm cơ bản. Trên thế giới, nó là khu vực của cách mạng – vừa tiến hành cách mạng xong, hay cách mạng đang chín muồi, hay có khả năng bùng nổ. Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu trên quy mô hoàn cầu, thì Thế giới thứ Nhất nói chung là ổn định về chính trị và xã hội. Còn ở Thế giới thứ Hai, sức cản của đảng Cộng sản và khả năng quân đội Liên Xô can thiệp đã ngăn chận mọi chuyển động ngấm ngầm. Trái lại, kể từ năm 1950 (hay từ ngày thành lập), ít có quốc gia đáng kể nào ở Thế giới thứ Ba lại không trải qua cách mạng – hoặc là đảo chính quân sự nhằm đập tan, ngăn ngừa hay tiến hành cách mạng, hoặc dưới dạng giao tranh nội chiến. Sang đầu thập niên 1990, những biệt lệ chủ yếu là Ấn Độ và vài ba thuộc địa đặt dưới sự thống trị của những nhà độc tài gia trưởng chủ nghĩa như Bác sĩ Hastings Banda ở Malawi (thời thực dân, gọi là Nyasaland), và cho đến năm 1994, Houphouët-Boigny, người hùng tưởng như bất khả xâm phạm của Bờ biển Ngà. Bất ổn định về xã hội và chính trị đã tạo thành mẫu số chung của Thế giới thứ Ba.

Print Friendly and PDF

29.10.22

“Các chiến thuật của rồng” hay chìa khoá của quản trị Trung Quốc

“CÁC CHIẾN THUẬT CỦA RỒNG” HAY CHÌA KHÓA CỦA QUẢN TRỊ TRUNG QUỐC

Hubert Testard

(Nguồn: International Finance)

Làm thế nào để nhận diện và giải thích những thành công của các công ty Trung Quốc? Đó là mục tiêu cuốn sách Dragon Tactics [Các chiến thuật của rồng], một công trình chuyên đề phân tích các phương thức quản lý của Trung Quốc. Được Dunod xuất bản vào tháng 9 năm ngoái, tác giả cuốn sách là hai chuyên gia giỏi về khởi nghiệp và doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc, Sandrine Zerbib và Aldo Spaanjaars. Cả hai tác giả đã sống khoảng ba mươi năm ở đất nước mà họ đã từng là cán bộ điều hành các công ty phương Tây và Trung Quốc, chủ doanh nghiệp và người đứng đầu các công ty tư vấn. Cuộc phỏng vấn với Sandrine Zerbib.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ] lần thứ XX sẽ khai mạc vào Chủ nhật này, ngày 16 tháng 10, tại Bắc Kinh. Trong một tuần tiến hành các cuộc họp và bỏ phiếu, các đại biểu và ban lãnh đạo ĐCSTQ sẽ xác định cán cân chính trị của đất nước và bản chất các mối quan hệ với phần còn lại của thế giới trong nhiều năm tới. Cuốn Dragon Tactics có công làm nổi bật tính năng động và tính độc đáo phi thường trong hành động của các doanh nhân Trung Quốc trong ba mươi năm qua. Họ đã và đang tiếp tục đóng góp một phần lớn vào sự thành công kinh tế của đất nước. Điều cũng quan trọng là tìm hiểu phần Trung Quốc khác này, và không tự giới hạn trong việc giải mã các mối quan hệ quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Print Friendly and PDF

27.10.22

Tác phẩm của Annie Ernaux vào thời điểm được quốc tế công nhận

TÁC PHẨM CỦA ANNIE ERNAUX VÀO THỜI ĐIỂM ĐƯỢC QUỐC TẾ CÔNG NHẬN

Tác giả: Elise Hugueny-Léger

Giảng sư, Khoa Ngôn ngữ hiện đại, Đại học St Andrews (Scotland)

Tác giả Annie Ernaux đã nhận được giải thưởng Nobel văn chương ngày 6 tháng 10 năm 2022 cho toàn bộ các tác phẩm của bà. Ảnh chụp ở Cannes tháng năm 2022. Julie Sebadelha/AFP

Annie Ernaux, tác giả của hồi ức cá nhân và tập thể, với những công trình kết hợp tinh tế giữa văn học tự truyện và quan sát xã hội học, đã nhận được giải Nobel văn chương ngày 6 tháng 10 năm 2022.

Ernaux đã xuất bản tiểu thuyết đầu tiên của bà, Les armoires vides - Những cái tủ trống -, vào năm 1974. Trong tiểu thuyết này, bà đã kể lại câu chuyện được hư cấu hóa về việc phá thai bất hợp pháp của bà vào năm 1964, lúc bà còn là sinh viên và đang dần rời xa môi trường sinh trưởng của mình – một gia đình bình dân ở Normandie, cha mẹ lúc đầu là công nhân sau đó chuyển thành tiểu thương. Và ngay c 25 năm sau khi tác phẩm Le Deuxième Sexe – Giới tính thứ hai – của Beauvoir ra đời, xã hội Pháp vẫn còn bị nhào nặn bởi những phán xét đạo lý và đạo đức giả về các quyền của phụ nữ trong lĩnh vực sinh sản. Với Les armoires vides, Ernaux đã đưa ra tấm kính soi chiếu cho nhiều phụ nữ xuất thân từ tầng lớp bình dân đã phải nhờ đến những cuộc phá thai lén lút có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Với lối hành văn rất từ tốn (mà chính bà cho là “lối viết phẳng lặng” - (hành văn chân thực, giản dị - ND), Annie Ernaux là hình ảnh của một nhà văn không khoan nhượng và trung thực. Trong những năm 1980-1990, bà khẳng định vị trí của mình nhờ những tác phẩm tự truyện như La place - Chỗ đứng -, kể chuyện cuộc đời của cha bà; quyển sách đã đem lại cho bà giải thưởng Renaudot năm 1984. Ngày nay bà được xem là nhà văn nữ quan trọng và các tác phẩm của bà được giảng dạy rộng rãi trong các trường trung học và đại học.

Trong một thời gian dài Annie Ernaux đã không được công chúng trong đa số các nước nói tiếng Anh biết đến – Từ lâu các tác phẩm của bà đã được dịch tại Mỹ, và được nghiên cứu trong giới đại học nói tiếng Anh từ những năm 1980-1990. Nhưng sự bất công này đang được sửa chữa, nhờ bản dịch mới đây của hai trong số tác phẩm quan trọng của bà: Les années - Những năm tháng -, một “tự truyện tập thể” bao quát 6 thập niên lịch sử cá nhân và xã hội, đang là ứng viên giải thưởng quốc tế Man Booker; và L’événement - Biến cố -, trong đó Ernaux trở lại với chủ đề phá thai bất hợp pháp, nhưng lần này dưới hình thức tự truyện.

Print Friendly and PDF

26.10.22

“Văn học là vũ khí chiến đấu”, cuộc trò chuyện với Annie Ernaux

“VĂN HỌC LÀ VŨ KHÍ CHIẾN ĐẤU”, CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI ANNIE ERNAUX

Annie Ernaux vừa nhận giải Nobel Văn học. Để hiểu tác phẩm của bà, độc nhất và mấu chốt, chúng ta phải trở lại xã hội học và đặc biệt là mối quan hệ giữa tác giả của Les Armoires vides/Những Tủ trốngLa Femme gelée/Người đàn bà đóng băng với sự nghiệp của Pierre Bourdieu. Từ cuộc phỏng vấn dài này lộ ra ý tưởng làm nền tảng cho cách tiếp cận của bà với tư cách là một nhà văn: sử dụng sự viết lách như một vũ khí.

Isabelle Charpentier

Câu hỏi về “chỗ đứng/place” xã hội được chỉ định, về sự dịch chuyển trong không gian xã hội và tác động của chúng là trọng tâm của các tác phẩm của bà, nó thậm chí còn được dùng làm tiêu đề của một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của bà[1]. Vấn đề này, giống như vấn đề “ô nhục xã hội/honte sociale”, phù hợp với mối quan tâm của một số nhà xã hội học…[2]

Tôi có cảm giác rằng thực sự có một con đường tiến song song giữa xã hội học về sự thống trị, nói một cách nhanh chóng, và các công trình của tôi. Tôi nói “công trình” bởi vì viết là công việc [cười]! Giống như các nhà xã hội học mà bạn đề cập, tôi đã được dẫn dắt để viết về vấn đề của sự dịch chuyển trong không gian xã hội giữa thế giới của những kẻ bị thống trị và những gì có thể được gọi là thế giới của những kẻ thống trị, những kẻ thống trị thông qua văn hóa và tri thức. Đây là vấn đề quan trọng nhất đối với tôi. Tôi đã cảm nhận một cách mãnh liệt sự dịch chuyển này. Nhưng khi tôi bắt đầu viết, tôi đã không viết về nó trước. Nó đến sau đó, thông qua một loạt các hoàn cảnh đã tiết lộ cho tôi về vị trí mà tôi chiếm giữ trong thế giới xã hội và về sự dịch chuyển của tôi, nhưng cũng về sự xấu hổ xã hội mà tôi cảm thấy. Ý tưởng về sự ô nhục đến với tôi muộn hơn sau đó. Nó tiềm ẩn trong mọi thứ tôi viết cho đến những năm 1990. Nhưng nó chỉ trở thành chủ đề của một cuốn sách vào năm 1998[3]. Cuộc gặp gỡ với xã hội học phê phán rõ ràng không xa lạ với cách tiếp cận của tôi. Lúc đầu, tôi đã có sự tiếp xúc đầu tiên với ngành này một cách khá mơ hồ khi tham gia các khóa học xã hội học năm 1963-1964 tại Đại học Rouen, nhưng thành thực mà nói, xã hội học – chủ yếu là của Mỹ, Parsons, v.v. – được giảng dạy lúc đó đã không khiến tôi ý thức (mỉm cười) về chính sự dịch chuyển-giáng cấp xã hội của bản thân. Ngay cả khi cách tiếp cận này luôn khó khăn, khi nhìn lại, tôi có thể nói rằng có một tiến trình chậm chạp, từ việc đọc cuốn sách Les Choses/Đồ vật năm 1965 của Pérec, cũng là một thời điểm rất quan trọng vì nó cho tôi một ý tưởng khác về văn học, cho đến khi cuộc gặp gỡ rõ ràng và chính xác vào năm 1972 với hai tác phẩm của Pierre Bourdieu và Jean-Claude Passeron, Les Héritiers/Những kẻ kế thừa[4]La Reproduction/Sự tái sản xuất[5]. Lúc bấy giờ tôi là một cô giáo văn học trẻ, tôi đã viết một cuốn tiểu thuyết không liên quan gì đến xã hội học và vấn đề về vị trí của tôi trong không gian xã hội. Ngoài ra còn có cái chết của cha tôi vào ngày 25 tháng 6 năm 1967, hai tháng sau khi tôi có được Chứng chỉ giảng dạy ở cấp trung học (C.A.P.E.S.), và ngay sau đó, cảm giác phải viết về sự mất mát này. Sự kiện này đã cho phép tôi đột nhiên phát hiện ra rằng tôi đã dịch chuyển sang một thế giới khác, rằng tôi đã rời khỏi thế giới thứ nhất với sự biến mất của cha tôi. Tất nhiên vào thời điểm đó, tất cả những điều này còn cần phải được suy nghĩ, được viết, đó là vấn đề, đó là một cảm giác rất mạnh liệt đối với tôi. Tôi đã bắt đầu viết trong mùa hè sau cái chết của cha tôi về sự dịch chuyển giữa hai thế giới này, về sự tách biệt này, về khoảng cách đặc biệt đã dần rộng ra giữa chúng tôi trong những năm qua, tuy tình cảm gắn bó lẫn nhau không bị đứt đoạn. Tôi bắt đầu từ điểm đến, một giáo viên được chứng nhận, với công việc đầu tiên của tôi vào mùa thu năm 1967 khiến tôi phải đối mặt với các lớp trung học đào tạo nghề B.E.P. về trợ lý-kế toán-thư ký và lớp 6 được cho là tồi, nhận thức về mối liên hệ giữa nguồn gốc xã hội và con đường học vấn xuống cấp, việc thuộc về tầng lớp tiểu tư sản trí thức của tháng 5 năm 68 và sự sôi động của nó, trong đó tôi tham gia không nhiều vì tôi sống ở tỉnh lẻ và đang mang thai… Đó là lúc tôi đọc Les Héritiers, La ReproductionL'Ecole capitaliste en France/Trường học tư sản ở Pháp của Christian Baudelot và Roger Establet[6].

Print Friendly and PDF

25.10.22

Svante Pääbo: Giải Nobel cho câu chuyện trường thiên về DNA cổ đại

SVANTE PÄÄBO: GIẢI NOBEL CHO CÂU CHUYỆN TRƯỜNG THIÊN VỀ DNA CỔ ĐẠI

Đăng ngày 15 tháng 7 năm 2018, Cập nhật ngày 3 tháng 10 năm 2022

Tượng sáp tái tạo lại giống người Neandertal, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Vienna. Wolfgang Sauber/WikimediaCC BY-SA

Giải Nobel Y học và Sinh lý học năm 2022 đã được trao cho Svante Pääbo, nhà di truyền học người Thụy Điển, vào hôm thứ Hai, ngày 3 tháng 10 về công trình giải trình tự bộ gen của giống người Neandertal và nền tảng của ngành di truyền học cổ sinh.

Bạn có thể không biết tên ông ấy, nhưng tôi chắc chắn rằng bạn không thể không biết đến những kết quả mà ông ấy đã đạt được và khiến ông ấy trở nên nổi tiếng trên thế giới. Phát hiện vĩ đại mới nhất của ông ấy: mẩu xương của một bé gái 13 tuổi, được phát hiện trong một hang động ở vùng núi Altai, mà theo DNA của bé gái đó, hóa ra là một bé gái con lai có cha thuộc giống người Denisovan và mẹ thuộc giống người Neandertal, giống người họ hàng với Homo Sapiens [người tinh khôn] hiện đã tuyệt chủng.

Thực vậy, Svante Pääbo là nhà khoa học đã góp phần to lớn vào việc giải mã bộ gen người Neandertal, và cho phép đưa ra những luận cứ cho rằng người Neandertal đã pha trộn gen của họ với tổ tiên người Sapiens của chúng ta. Chúng ta ở đây để làm chứng cho điều này: ngay cả ngày nay, vẫn còn từ 1 đến 3% bộ gen các quần thể người Melanesian, người châu Âu và người châu Á là hệ quả từ dòng họ thuộc giống người Neandertal này.

Print Friendly and PDF

24.10.22

Sau khi Giải Nobel vinh danh đột phá trong lĩnh vực di truyền học cổ sinh, các nghiên cứu DNA cổ đại sắp tới sẽ ra sao?

SAU KHI GIẢI NOBEL VINH DANH ĐỘT PHÁ TRONG LĨNH VỰC DI TRUYỀN HỌC CỔ SINH, CÁC NGHIÊN CỨU DNA CỔ ĐẠI SẮP TỚI SẼ RA SAO?

Các nhà nghiên cứu cần phải cẩn thận tránh để DNA của các mẫu vật cổ làm ô nhiễm chính chúng. Ảnh: Caia Image qua Getty

Lần đầu tiên, một giải thưởng Nobel đã công nhận lĩnh vực nhân chủng học, nghiên cứu về con người. Svante Pääbo, nhà tiên phong trong việc nghiên cứu DNA cổ đại [ancient DNA], hay aDNA, đã được trao giải thưởng sinh lý học hoặc y học năm 2022 vì những thành tựu ngoạn mục của ông trong việc giải mã trình tự DNA tách từ ​​các bộ xương cổ đại và tái tạo lại bộ gien của con người sơ khai – tức là, tất cả thông tin di truyền chứa trong một sinh vật.

Thành tích này từng chỉ là thứ khoa học viễn tưởng kiểu Công viên kỷ Jura. Nhưng Pääbo và nhiều đồng nghiệp, làm việc trong các nhóm đa ngành lớn, đã ghép bộ gien của những người anh em họ xa của chúng ta, những người Neanderthal nổi tiếng và người Denisovan khó nắm bắt hơn nhiều, giống người mà thậm chí còn chẳng ai nghĩ là có tồn tại cho tới khi DNA của họ được giải mã trình tự từ một chiếc xương nhỏ màu hồng của một đứa trẻ được chôn cất trong một hang động ở Siberia. Nhờ sự lai giống cùng loài và giữa các loài người sơ khai này, những dấu vết di truyền của họ vẫn ẩn náu trong nhiều người ngày nay, định hình cơ thể và tính dễ tổn thương trước bệnh tật của chúng ta – ví dụ như COVID-19.

Print Friendly and PDF

23.10.22

Quản lý các cuộc khủng hoảng tài chính: Các nhà “Nobel” kinh tế giữa điều không có gì mới và điều có tính cách mạng

QUẢN LÝ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH: CÁC NHÀ “NOBEL” KINH TẾ GIỮA ĐIỀU KHÔNG CÓ GÌ MỚI VÀ ĐIỀU CÓ TÍNH CÁCH MẠNG

Jean-Bernard Chatelain

Ben Bernanke (ảnh) và các đồng nghiệp được trao giải Nobel vì những công trình nghiên cứu đi ngược lại quan điểm của giới học thuật vào thời điểm chúng được công bố. Chip Somodevilla/AFP

Thế là kinh tế học tiền tệ và ngân hàng đã được vinh danh trong năm nay. Các nhà kinh tế học người Mỹ Ben Bernanke, Douglas Diamond và Philip Dybvig là những người được trao Giải thưởng Khoa học Kinh tế năm 2022 của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel.

Trong khi những người đồng cấp vẫn ít được công chúng biết đến, Ben Bernanke đã từng là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) từ năm 2006 đến năm 2014, và đã gây ấn tượng với cách quản lý cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn năm 2008, phần lớn dựa trên cách thực hành phi truyền thống. Sự nghiệp của ông cũng đã được đánh dấu bằng một bài phát biểu nổi tiếng vào năm 2005, làm thay đổi cách nhìn về sự thâm hụt của Mỹ: sự thâm hụt đó có thể không phải do một sự quản lý nội bộ yếu kém, mà là do một thặng dư tiền gửi tiết kiệm ở phần còn lại của thế giới. Người ta cũng đặc biệt chú ý đến một công trình nghiên cứu năm 1999, đã được tái bản kể từ đó, về cách thức sử dụng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Print Friendly and PDF

22.10.22

Thiếu xăng: Bài học từ các công trình của những người nhận giải Nobel kinh tế năm 2022

THIẾU XĂNG: BÀI HỌC TỪ CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NHỮNG NGƯỜI NHẬN GIẢI NOBEL KINH TẾ NĂM 2022

Florian Léon

Trước những tin tức đáng báo động, nhiều người lái xe ô-tô đã lường trước khả năng các trạm xăng không thể phục vụ hết mọi người, nên đã đổ xô đi đổ xăng, cho dù nhu cầu của họ có giới hạn. Alain Jocard/AFP

Trong hơn một tuần qua, những người lái xe ô-tô ở Pháp đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu, tiếp sau các cuộc đình công tại nhiều nhà máy lọc dầu. Thời sự tuần qua cũng đã làm nổi bật, theo một cách khiêm tốn hơn, việc trao giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để vinh danh Alfred Nobel cho ba nhà kinh tế người Mỹ vì các công trình nghiên cứu về ngân hàng và sự ổn định tài chính.

Tuy hai sự kiện trên, một cách tiên nghiệm, không có điểm chung nào nhưng các công trình nghiên cứu của Douglas Diamond và Philip Dybvig, những người cùng nhận giải với Ben Bernanke, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cũng giúp soi sáng, một cách thú vị, tình hình hiện tại ở nước Pháp.

Năm 1983, Diamond và Dybvig đã viết một bài báo có tính tạo lập nền tảng, giúp hiểu được lý do tồn tại của các ngân hàng đồng thời là nguồn gốc của tính mong manh của chúng. Sự tồn tại của ngân hàng được giải thích bởi vai trò trung gian giữa người gửi tiền tiết kiệm và người đi vay. Người gửi tiền tiết kiệm tìm cách gửi tiền tiết kiệm vào các khoản đầu tư an toàn và có thanh khoản, có nghĩa là sẵn có vào mọi lúc. Còn người đi vay cần có vốn, được huy động trong thời gian đủ dài để đầu tư.

Print Friendly and PDF

20.10.22

Giải Nobel cho cái nhìn sâu sắc về ngân hàng và khủng hoảng tài chính: Bernanke, Diamond và Dybvig

GIẢI NOBEL CHO CÁI NHÌN SÂU SẮC VỀ NGÂN HÀNG VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH: BERNANKE, DIAMOND VÀ DYBVIG

CONVERSABLEECONOMIST

Tác giả: Timothy Taylor

Thời gian càng trôi, tôi càng thấy khó giải thích với giới phi kinh tế về những gì đã xảy ra vào tháng 9/2008, khi trong một khoảng thời gian tầm 2-3 tuần dường như với tôi có một khả năng đầy ý nghĩa (và với từ “đầy ý nghĩa”, tôi có ý là đủ lớn để khiến cho tôi thao thức hàng đêm), rằng lĩnh vực tài chính và ngân hàng sẽ tan rã theo cách sẽ không chỉ dẫn đến một cuộc suy thoái đáng kể, mà còn dẫn đến thứ gì đó tệ hơn nhiều. Nhưng tại một trong những ngẫu nhiên kì lạ đó của lịch sử, Cục Dự trữ liên bang vào lúc đó đang được chủ trì bởi một cựu kinh tế gia hàn lâm tên là Ben Bernanke, người thực sự là một chuyên gia được công nhận trong chủ đề sự sụp đổ của ngân hàng và tài chính, dựa trên những nghiên cứu mà ông và những người khác như Douglas Diamond và Philip Dybvig đã thực hiện vào những năm 1980 và 1990. Cuộc Đại Suy thoái 2007-2009 rất rồi tệ, và còn có thể tồi tệ hơn nữa.

Viện Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển đã trao giải thưởng có tên gọi chính thức là “Giải thưởng Sveriges Riksbank về các Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel 2022” cho Ben S. Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip H. Dybvig “cho các nghiên cứu về ngân hàng và các cuộc khủng hoảng tài chính”.

Ben S. Bernanke (1953-)

Như thường lệ, hội đồng giải thưởng công bố hai bài giải thích cho những ai muốn biết rốt cuộc vụ ồn ào này là gì. Có một bài “nền tảng khoa học phổ thông” ngắn hơn có tên là “Những người đoạt giải đã giải thích vai trò trung tâm của các ngân hàng trong các cuộc khủng hoảng tài chính”, và một bài “nền tảng khoa học” dài hơn, nặng tính kĩ thuật hơn (70 trang) với tựa đề “Trung gian tài chính và nền kinh tế”. Các bài tường thuật trước đây có xu hướng mô tả tính “Đại” của cuộc Khủng hoảng gắn liền với một danh sách những quyết định yếu kém và những thứ đã đi đến sai lầm. Bernanke đưa ra một luận điểm chắc chắn rằng độ dài và độ sâu của cuộc Đại Khủng hoảng gắn liền mật thiết với một nguyên nhân chính: cuộc khủng hoảng đối với hệ thống ngân hàng vào thời điểm đó. Ủy ban giải thưởng viết:

Print Friendly and PDF