30.5.19

Khi các nhà bảo vệ nữ quyền quấy rối các nhà khoa học


KHI CÁC NHÀ BẢO VỆ NỮ QUYỀN QUẤY RỐI CÁC NHÀ KHOA HỌC
BÌNH LUẬN. Nhân danh một sự phân biệt đối xử tích cực đã trở nên điên rồ, các nhà vật lý học thấy mình bị bêu riếu, chẳng liên quan gì đến năng lực khoa học của họ.
Peggy Sastre
Liệu thời đại của sự điều tra khoa học khách quan đã kết thúc chăng? Trong các phòng thí nghiệm, ranh giới giữa sự phân biệt đối xử tích cực và sự quấy rối ý thức hệ tiếp tục mờ dần. Nhưng ưu tiên cho những ý kiến ​​và danh tính của các nhà khoa học thay vì cho chất lượng các công trình nghiên cứu của họ đang cản trở sự nghiệp và tạo ra những ngược đãi thực sự.
“Hiện tại, tôi chọn cách phát biểu ẩn danh. Tôi không thích điều đó, nhưng tôi còn phải kiếm sống và tôi còn chịu trách nhiệm về những cơ hội nghiên cứu của các sinh viên của tôi và của các nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của tôi.” Người nói với tôi điều đó là một nhà vật lý học thiên văn, ông không hề giết ai cả, ông nói ông đã quyết định rời bỏ nước Úc, nơi ông đã tốt nghiệp và là nơi diễn ra phần lớn sự nghiệp của mình, để sang làm việc ở Trung Quốc. Tại sao? Bởi vì, với tư cách là một nhà nghiên cứu, ông cảm thấy tự do hơn ở Trung Quốc. Có lẽ đó là điều nói quá, nhưng đó là thực tế. Đối với ngày càng nhiều nhà khoa học, những áp lực và việc bị buộc phải vào khuôn phép “phải đạo về mặt chính trị” (không có cách diễn đạt nào khác tốt hơn) trong nội bộ các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác nặng nề đến mức mà việc chọn sống lưu vong ở một quốc gia không dân chủ, nơi mà những người đối lập biến mất và các nhóm thiểu số tôn giáo bị khoanh vùng trong những trại cải tạo, trở thành điều bất đắc dĩ nếu muốn làm việc một cách bình thường.” Tôi rời bỏ nước Úc bởi vì tôi đã quá chán ngấy khi thấy những học vị và những nguồn tài trợ dành cho các nhà vật lý học thiên văn thực sự ngày càng giảm”, vị chuyên gia về thiên văn học vô tuyến này tóm lại, với thái độ bực mình.
Giờ đây (gần như vậy) tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng, cho dù đó là vấn đề về tình dục, học tập, đạo đức hay liên quan đến Liên đoàn LOL, sự quấy rối là một bệnh dịch cần phải chống lại. Nhưng sự đồng thuận càng kém vững chắc hơn khi những cá nhân bị quấy rối, đến mức mất đi cả sở thích làm việc hoặc sinh sống, là những nhà khoa học bị tẩy chay vì “tư tưởng lệch lạc”, bất luận tính chính trực, nghiêm túc và chất lượng công trình của họ. Và điều này diễn ra cả khi những điều ức hiếp đó dựa trên những âm mưu dối trá và vu khống.
Print Friendly and PDF

28.5.19

Trung Quốc và Hoa Kì bước vào giai đoạn chiến tranh chiến hào + Chiến tranh thương mại Trung Mĩ đã khởi động trở lại + Huawei: cuộc chiến công nghệ chính thức nổ ra

THƯƠNG MẠI: TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN CHIẾN TRANH CHIẾN HÀO
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại buổi quốc yến tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 11 năm 2017. (Nguồn: SCMP)
Khi quan sát diễn tiến của các nhà đàm phán, người ta nghĩ Trung Quốc và Hoa Kỳ đang ở rất gần với một thỏa thuận. Nhưng trong một tuần, cuộc chiến tranh thương mại đã bắt đầu lại càng khó khăn hơn. Donald Trump áp đặt mức thuế quan mới với quy mô lớn lên hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả và đáp lại, Washington đang chuẩn bị một loạt biện pháp mới. Nhưng chính xác thì chuyện  đã xảy ra? Ai là bên thua thiệt nhiều nhất? Tại sao người Trung Quốc lại chọn cách chiến đấu đến cùng”?
Print Friendly and PDF

26.5.19

Trong lòng chủ nghĩa tự do: tư tưởng trường phái Áo

TRONG LÒNG CHỦ NGHĨA TỰ DO: TƯ TƯỞNG TRƯỜNG PHÁI ÁO

Institut Turgot │Bài phỏng vấn François Facchini
François Facchini là giáo sư (Đại học Paris-XI) và là nhà nghiên cứu cộng tác với Trung tâm Kinh tế Sorbonne, Đại học Paris-I – Panthéon-Sorbonne.
Trường phái kinh tế Áo là một dòng tư tưởng khác hẳn hoàn toàn với trường phái tân cổ điển. Sự khác biệt chính giữa hai trường phái này là việc trường phái Áo từ chối suy nghĩ về kinh tế thị trường từ lý thuyết cân bằng. Vì thế cách tiếp cận của trường phái Áo đoạn tuyệt với vật lý học xã hội và mô hình walrasian. Theo những nhà kinh tế học dựa vào truyền thống tư duy này, thông tin về giá cả là yếu tố then chốt của bất kỳ thị trường nào: nếu không có thông tin có khả năng cho thấy số tiền những nguồn lực mà các cá thể sẵn sàng hy sinh để có được một sản phẩm, thì sự phối hợp của các tác nhân còn không hoàn hảo đến chừng nào. Tất cả sự ổn định của sự phối hợp trong các thị trường đều gắn chặt với vai trò tích cực của giá cả. Trong cuộc phỏng vấn này, tác giả quay trở lại với những khái niệm chính yếu được trường phái Áo phát triển– một dạng tư tưởng kinh tế phi chính thống, rất hiếm khi được giảng dạy trong các trường đại học.
Print Friendly and PDF

24.5.19

Phản đối các bất bình đẳng, bỏ qua các nguyên nhân của nó


Phân bổ thu nhập một cách tốt hơn hay thoát khỏi thị trường?
PHẢN ĐỐI CÁC BẤT BÌNH ĐẲNG, BỎ QUA CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ
“Những người giàu thì càng giàu và những người nghèo thì càng nghèo”. Từ nhận định này đã được lặp đi lại lại cả trăm lần, có những giải pháp mâu thuẫn với nhau về mặt chính trị đã được rút ra: người thì nói phải làm cho chế độ tư bản dịu đi; người thì đáp lại cần phải xã hội hóa sự giàu có. Trước khi xuất hiện lại trong những khẩu hiệu của phong trào Chiếm lĩnh Phố Wall, cuộc tranh luận này đã xuyên suốt thế kỷ XX. Sự quan tâm đến những bất bình đẳng trong diễn ngôn công cộng cũng có lịch sử của nó.
Daniel Zamora
Xuất bản năm 2013, cuốn sách của Thomas Piketty “Tư bản ở thế kỷ XXI” đã có hơn hai triệu rưỡi bản được bán ra khắp thế giới. Từ sự thành công lạ kỳ này, sự bất bình đẳng được cảm nhận một cách rộng rãi như là vấn đề đạo đức lớn của thời đại của chúng ta. Ở Mỹ, Karl Marx nằm trong danh sách của những sách bán chạy nhất trong loại “Free Enterprise/ Hãy cởi trói cho các công ty” của Amazon, và tạp chí tả khuynh Mỹ mới ra đời Jacobin nay đã trở thành một ấn phẩm đại chúng. Tuy nhiên ta vẫn có thể đặt câu hỏi là trong chừng mực nào thời trang này tương hợp với tư tưởng của Marx. Thật vậy, ý niệm bất bình đẳng về thu nhập rất hiếm khi được sử dụng ở thế kỷ XIX, và tính trung tâm của nó trong cuộc tranh luận công cộng đã làm cho cách tư duy của chúng ta về sự công bằng xã hội bị nghèo đi rất nhiều[1].
Print Friendly and PDF

22.5.19

Con đường tơ lụa mới: tiến triển chậm lại hay làn gió thứ hai + Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã có thể là một sáng kiến vĩ đại, nhưng giờ đây nó có nguy cơ trở thành thảm hoạ

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI: TIẾN TRIỂN CHẬM LẠI HAY LÀN GIÓ THỨ HAI?


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu bế mạc Diễn đàn "Con đường tơ lụa mới" lần thứ 2 tại Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 4 năm 2019. (Nguồn: Asia Times)
Hội nghị thượng đỉnh "Con đường tơ lụa mới" lần thứ hai đánh dấu một sự thay đổi thái độ của chính quyền Trung Quốc đối với chương trình tầm cỡ Pharaon (ý muốn nói vĩ đại – ND) này. Điều đó có thể làm cho chương trình tiến triển chậm lại.
Print Friendly and PDF

21.5.19

Kinh tế học và bản năng kể chuyện của con người

KINH TẾ HỌC VÀ BẢN NĂNG KỂ CHUYỆN CỦA CON NGƯỜI
Ảnh: Guy Shield
Robert Shiller
Cách đây 25 năm, Dick Thaler từ trường Kinh doanh Chicago Booth và tôi đã thành lập một loạt các hội thảo tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ về lĩnh vực mà chúng ta gọi là “kinh tế học hành vi” (behavioral economics). Kinh tế học hành vi là kinh tế học có sử dụng chất liệu của khoa tâm lý học. Mỗi khoa đều có bộ công cụ tiếp cận nghiên cứu riêng; chúng tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tâm lý học. Có thể có một chút xã hội học, một chút nhân học, tuy nhiên có thể là tất cả các lĩnh vực khoa học xã hội.
Tôi mở đầu bằng công trình nghiên cứu gần đây của tôi để chỉ ra rằng chúng ta phải xem xét cả các ngành nhân văn nữa. Có vài khó khăn để mô hình hóa về con người, nhưng có vài thứ dù sao chúng ta cũng phải hiểu, và tôi nghĩ cách để làm điều này là sử dụng cách tiếp cận mà tôi gọi là “kinh tế học tự sự” (narrative economics): lấy kinh tế học làm gốc và bổ sung vào đó nghiên cứu về những câu chuyện kể mà mọi người truyền tải.
Print Friendly and PDF

19.5.19

Khoa học Tạp chí và nhà khoa học Nguyễn Công Tiễu (I)


KHOA HỌC TẠP CHÍ VÀ NHÀ KHOA HỌC NGUYỄN CÔNG TIỄU (I)
Facebook của Diễn Đàn - Forum sẽ đưa lên một số bài viết trong Giai phẩm Xuân 2019. Riêng hai bài viết của tôi trong đó, bài này và bài giới thiệu cuốn sách “Làng báo Sài Gòn 1916-1930” của Philippe Peycam, sẽ đưa thẳng lên đây.
Bài này cũng sẽ được đưa thành hai phần, phần đầu dưới đây viết về tờ Tạp chí Khoa học này, Tiểu sử cụ Nguyễn Công Tiễu tách riêng thành phần II (tức là phần Nhà khoa học Nguyễn Công Tiễu dưới đây - PTKT).
Đây cũng là bài thứ hai tôi viết về các tạp chí phổ biến khoa học của VN đầu thế kỷ 20 (không phải tạp chí khoa học phổ biến, Duong Tu!). Bài đầu cũng đã đưa lên Phây, ở đây:
Xin mời các bạn quan tâm vào đọc (hay đọc lại!).
Thực ra, đề tài các tạp chí phổ biến khoa học của Việt Nam đủ rộng và có thể khơi lên nhiều vấn đề về văn hoá, tri thức (và trí thức) của người Việt cần được nghiên cứu sâu, nhưng sức tôi có hạn, chỉ mong có các bạn trẻ nhảy vào (dư chỗ để làm một hay vài ba luận án tiến sĩ về Lịch sử Khoa học, một lĩnh vực cần thiết nhưng theo tôi hiểu chưa từng được quan tâm ở trong nước).
Vài lời ngắn ngủi, mong được chỉ giáo.
Print Friendly and PDF

16.5.19

Sự suy tàn và sụp đổ của Phật giáo Trung Quốc: Bằng cách nào mà chính trị hiện đại và tiền bẩn làm suy đồi một tôn giáo cổ xưa

SỰ SUY TÀN VÀ SỤP ĐỔ CỦA PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC: BẰNG CÁCH NÀO MÀ CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI VÀ TIỀN BẨN LÀM SUY ĐỒI MỘT TÔN GIÁO CỔ XƯA

Trung Quốc có hàng ngàn tu sĩ Phật giáo nhưng chẳng có nhà lãnh đạo tinh thần nào có vị thế quốc tế, các nhà sư và các học giả cho biết.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đại lục đã thất bại trong chuyện tạo ra bất kỳ nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo có tầm vóc toàn cầu. Ảnh: Reuters
Lý Liên Kiệt (1963-)
Khi các nhà làm phim bất ngờ đến thăm Thiếu Lâm Tự cổ xưa của Trung Quốc để thực hiện một bộ phim đình đám năm 1986 Martial Arts of Shaolin[Nam Bắc Thiếu Lâm] với diễn viên chính là Lý Liên Kiệt [Jet Li], họ đã bị sốc khi chẳng tìm thấy nhà sư nào.
Tu viện 1.500 năm tuổi, ở dãy Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, nổi tiếng là cái nôi của Phật giáo Thiền [Chan Buddhism] nhưng hàng thập kỷ bị lãng quên và áp bức đã gây nhiều tai hại.
Tu viện nổi tiếng như là một trung tâm kung fu [công phu] vẫn còn nguyên vẹn nhưng tu hành Phật giáo đằng sau võ thuật đã biến mất, theo cựu nữ diễn viên Hồng Kông Mary Jean Reimer [Ông Tĩnh Tinh].

Print Friendly and PDF

14.5.19

Robert Boyer: Lí thuyết điều tiết: một phân tích phê phán


ROBERT BOYER
LÍ THUYẾT ĐIỀU TIẾT: MỘT PHÂN TÍCH PHÊ PHÁN
(Paris, NXB La Découverte, 1986)
Robert Boyer (1943-)

Vào giữa những năm 1980, khi công bố La théorie de la régulation: une analyse critique, Robert Boyer ngay tức thì nêu một nhận xét kép: trong thập niên vừa qua, kinh tế và chính trị đã thay đổi một cách sâu sắc. Kể từ cú sốc đầu tiên, lạm phát đã nhường bước cho thất nghiệp và nguy cơ giảm phát càng trở nên có thể. Đồng thời, tín điều “tất cả chúng ta đều là những nhà keynesian” bị mạnh tay chôn vùi nhường chỗ cho “thị trường vạn tuế, đả đảo Nhà nước, hoan hô tính linh hoạt của lao động”. Chủ nghĩa tự do đã thay đổi cương vị: từ một diễn ngôn trừu tượng về những phẩm hạnh của các nền kinh tế thị trường, nó đã trở thành mũi nhọn của một chương trình cải cách rộng lớn. Các lí thuyết kinh tế đột ngột bị động trước những thay đổi này: không có bất kì cách đặt vấn đề nào cung cấp được một tầm nhìn đơn giản và nhất quán cho những đảo lộn sâu sắc xảy ra từ năm 1973 đến năm 1985. Cuộc khủng hoảng, theo gợi ý của tác giả, hiện ra như một khoảng cách biệt giữa lí thuyết chuẩn và thực tế của những nền kinh tế được nghiên cứu (Boyer, 1986, trang 8). Tuy nhiên, trong thập niên này, nhiều nghiên cứu phi chính thống đã tập trung vào khoảng cách biệt này. Trong số đó, các cách tiếp cận bằng khái niệm điều tiết đặt tăng trưởng và các cuộc khủng hoảng, sự biến đổi trong không gian và thời gian của hai chủ đề này thành vấn đề trung tâm của phân tích kinh tế, và nối kết những hiện tượng này với các thể chế xã hội hiện hành.
Thật vậy, những phân tích đầu tiên bằng khái niệm điều tiết xuất hiện vào giữa những năm 1970. Robert Boyer, ngày nay là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia của Pháp (CNRS) và Trường cao học các khoa học xã hội (EHESS) bắt đầu sự nghiệp kinh tế của mình tại Trung tâm nghiên cứu tương lai học của kinh tế toán ứng dụng vào kế hoạch hoá (CEPREMAP) bằng việc phối hợp một công trình rộng lớn về sự diễn tiến trong dài hạn của chủ nghĩa tư bản Pháp. Lúc ban đầu phân tích xem kinh tế là trọng tâm có cảm hứng marxist: rời xa phương pháp luận cá thể, các quan hệ xã hội được đặt như là phạm trù cơ bản cho việc hiểu biết diễn tiến của các xã hội. Nhưng ngay từ lúc khởi thuỷ, phân tích mở rộng trường và các phương pháp của nó, nghiên cứu nhiều những bộ môn khác – sử học, xã hội học, luật học, triết học – và những hệ ý khác – đặc biệt là kinh tế học vĩ mô keynesian và kaleckian. Kết quả là sự sáng tạo về mặt khái niệm và phương pháp luận hội tụ với sự sáng tạo của Michel Aglietta (1976) trong việc phân tích chủ nghĩa tư bản Mĩ. Một khái niệm nổi lên và được lan truyền qua nhiều thế hệ học giả: khái niệm điều tiết. Từ đó nhiều công trình phong phú nắm lấy khái niệm này, khai phá cách tiếp cận mới này, một cách tiếp cận xô đẩy các cách tiếp cận truyền thống vào chính ngay lúc cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài cũng lật đổ những quy luật xã hội-kinh tế trước đây.
Print Friendly and PDF

12.5.19

Malaysia quay trở lại quỹ đạo của Trung Quốc?


MALAYSIA QUAY TRỞ LẠI QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC?
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed. (Nguồn: SCMP)
Với mức giảm giá này, chúng tôi có thể xây mới tháp Petronas lớn gấp hai lần!Daim Zainuddin hoan hỉ phát biểu sau khi ký kết một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Malaysia, vào ngày 11 tháng 4 [năm 2019], để khởi động lại các công trình của dự án East Coast Rail Link (ECRL). ECRL, gắn với dự án các “Con đường tơ lụa mới”, là tuyến đường sắt đi qua Bán đảo Kota Baru của Malaysia đến cảng Klang trên Eo biển Malacca ở phía Đông. Daim Zainuddin, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính từ năm 1984 đến năm 1991, đã được Thủ tướng Mahathir Mohamed ủy nhiệm đàm phán lại hợp đồng nhằm giảm chi phí. Người thọ tám mươi tuổi này đã hoàn thành nhiệm vụ, bởi vì các công trình của dự án sẽ được khởi động lại vào tháng 5.
Print Friendly and PDF

10.5.19

Tư duy phản biện, thuốc giải độc các thuyết âm mưu


TƯ DUY PHẢN BIỆN, THUỐC GIẢI ĐỘC CÁC THUYẾT ÂM MƯU

Phỏng vấn do Naïri Nahapétian thực hiện
Trong cuộc gặp gỡ được tổ chức bởi Les cahiers pédagogiques (Tạp chí Sư phạm) nhân dịp ra mắt chuyên đề “giáo dục tư duy phản biện”, ba nhà giáo dục đã được phỏng vấn về chủ đề giáo dục truyền thông. Làm thế nào để cung cấp cho người trẻ chìa khóa của sự hiểu biết và làm thế nào để tổ chức tranh luận trong trường học, trong bối cảnh nhiều người trẻ đọc thông tin thông qua mạng xã hội, nơi mà các thuyết âm mưu thỉnh thoảng được lưu truyền và các tin giả đang tăng lên theo cấp số nhân.
Print Friendly and PDF

8.5.19

Tưởng niệm làm cho sử học bị đóng băng và loại bỏ sứ mệnh quấy rầy của nó


TƯỞNG NIỆM LÀM CHO SỬ HỌC BỊ ĐÓNG BĂNG VÀ LOẠI BỎ SỨ MỆNH QUẤY RẦY CỦA NÓ
Nico Wouters
Vĩnh biệt lễ tưởng niệm 100 năm cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 và sắp tới là lễ tưởng niệm 75 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sử học là nạn nhân của các cuộc kỉ niệm này. Đó là lời cảnh báo của Nico Wouters, giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu và tư liệu về chiến tranh và xã hội hiện đại (Cegesoma).
  Cuộc phỏng vấn dưới đây do nhà báo Pierre Haveaux thực hiện.
Print Friendly and PDF

6.5.19

Liệu Trung Quốc có rơi vào tình trạng thâm hụt?

LIỆU TRUNG QUỐC CÓ RƠI VÀO TÌNH TRẠNG THÂM HỤT?
Số dư cán cân thương mại của Trung Quốc đang giảm dần từ năm này sang năm khác. (Nguồn: Safety4Sea)
Một trong những mục tiêu của cuộc chiến tranh thương mại của chính quyền Trump là làm giảm mức thâm hụt với Trung Quốc. Nhưng điều này làm chúng ta quên đi tình hình số dư cán cân thương mại của Trung Quốc: nó đang giảm dần và mức thặng dư hiện tại đang tan như tuyết dưới nắng.
Trong bản Báo cáo về tình hình kinh tế thế giới vào tháng 4 năm 2019, IMF dành một chương để nói về các mức thâm hụt song phương. Trong bối cảnh đó có cuộc thập tự chinh do Donald Trump phát động để tái cân bằng các giao dịch thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Báo cáo kết luận một mức gia tăng thuế quan, giống như mức tăng thuế quan của chính quyền Hoa Kỳ, sẽ không đủ sức làm giảm mức thâm hụt song phương, vốn đúng hơn là hậu quả mức thâm hụt của Mỹ với thế giới. Đó là vì việc tăng thuế quan đang gây ra một sự chuyển hướng các giao dịch thương mại. Hậu quả là biện pháp khắc phục tình trạng thâm hụt không nằm ở Bắc Kinh mà là ở Washington, bởi vì số kết của cán cân tài chính hiện hành phản ánh sự chênh lệch giữa tiền tiết kiệm và tiền đầu tư của Mỹ. Ngược lại, làm giảm mức thặng dư hiện hành của Trung Quốc đòi hỏi phải giảm mức đầu tư. Để mô tả mối quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ, bị thâm hụt về mặt cấu trúc, và Trung Quốc, bị thặng dư về mặt cấu trúc, nhà sử học Niall Ferguson, vào năm 2006, đã tạo ra một từ mới, "Chinamerica [kết hợp giữa China (Trung Quốc) và America (Mỹ)]" mà cư dân là đàn ve sầu ở phương Đông và đàn kiến ​​ở phương Tây (ám chỉ một ngụ ngôn của La Fontaine – ND).
Print Friendly and PDF

4.5.19

Tương lai kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào những người kể chuyện

NỀN KINH TẾ CÂU CHUYỆN
TƯƠNG LAI KINH TẾ CỦA CHÚNG TA PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Phó Giáo sư Kinh tế học hành vi, Vassar College
Cách chúng ta kiếm tiền và những thứ chúng ta tiêu tiền vào đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử. Mới khoảng hơn một thế kỷ trước, sản xuất lương thực, thực phẩm đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Một nửa thế kỷ sau, nền kinh tế đã chuyển sang sản xuất và tiêu thụ những thứ khác: đây chính là thời kỳ hoàng kim của sản xuất hàng loạt. Ngày nay, chúng ta lại sống trong một nền kinh tế chủ yếu sản xuất ra các dịch vụ.
Vậy thì, tiếp theo sẽ là gì?
Có những dấu hiệu hướng tới một loại hàng hóa mà không ai nghĩ đến: những câu chuyện kể. Giống như những loại hàng hóa truyền thống, những câu chuyện cũng đòi hỏi lao động để sản xuất, có mua và có bán. Tuy nhiên, việc sản xuất câu chuyện sẽ định hình nền kinh tế của chúng ta theo các cách mới mẻ và khác nhau.
Print Friendly and PDF

2.5.19

Lịch sử của khoa học là vô ích cho sự tiến bộ của khoa học (1865)


LỊCH SỬ CỦA KHOA HỌC LÀ VÔ ÍCH CHO SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC (1865)
Tác giả: Claude Bernard*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Claude Bernard (1813-1878) là một nhà khoa học hàng đầu của Pháp. Điều này không ngăn cản ông có một số ý kiến khó lòng được các giới học thuật, trước cũng như sau ông, chấp nhận – như ta sẽ thấy trong trích đoạn dưới đây, và các ý kiến trái ngược được dịch đăng song song.
Thật ra, có lẽ Claude Bernard chỉ phản đối cách sử dụng lịch sử khoa học cho một mục đích không thích hợp nào đó mà thôi, hơn là chống lại sự tồn tại của bản thân lịch sử khoa học. Như vậy, có lẽ ý kiến của ông không xa lắm với những gì Jean-Baptiste d’Alembert hay Alistair Crombie[1] đã phát biểu qua các bản dịch đăng trên cùng trang mục này.
Dù sao, sự phát triển không ngừng của lịch sử khoa học ngày nay như một môn học độc lập, một sự kiện không thể chối cãi, tự nó đã là câu trả lời cuối cùng cho mọi ý kiến tranh cãi.
*
Là tiêu biểu cho những gì con người học được, khoa học chủ yếu là linh động trong biểu hiện của nó: thay đổi và hoàn thiện dần theo sự gia tăng của những tri ​​thức đã thu đạt và tích lũy. Khoa học ngày nay, do đó, tất yếu phải cao hơn khoa học ngày hôm qua, và không có bất cứ một lý do nào để đi tìm sự tăng trưởng của khoa học hiện đại trong mớ tri thức của người xưa hết cả. Bởi vì các lý thuyết của họ không bao gồm những sự kiện được phát hiện từ thời đó, chúng nhất thiết phải sai lầm và không thể có bất kỳ lợi ích thực sự nào cho khoa học hiện tại. Như vậy, mọi ngành khoa học thực nghiệm chỉ có thể tiến bộ bằng cách đi tới trước, và tiếp tục sự nghiệp của mình trong tương lai. Thật là vô lý nếu ta tin rằng phải đi tìm sự tiến bộ trong việc nghiên cứu đống sách vở mà quá khứ để lại! Ta chỉ có thể tìm thấy nơi ấy lịch sử của tinh thần con người, nhưng đấy lại là một cái gì rất khác! […]
Print Friendly and PDF