![]() |
Ảnh: Jeff Bezos và MacKenzie Scott, xuất hiện ở đây trước khi họ ly hôn vào năm 2019, là hai nhà tài trợ từ thiện hàng đầu của Hoa Kỳ vào năm 2020. Jorg Carstensen/dpa/AFP via Getty Images |
25 TỶ ĐÔ LA MÀ CÁC NHÀ TÀI TRỢ LỚN NHẤT CỦA HOA KỲ ĐÃ CHO TẶNG VÀO NĂM 2020 NÓI LÊN ĐIỀU GÌ VỀ CÔNG CUỘC TỪ THIỆN GIÁ TRỊ CAO HIỆN NAY
Các tác giả
David Campbell, Elizabeth J. Dale & Jasmine McGinnis Johnson
Ghi chú của biên tập viên trang mạng The Conversation:
Theo trang mạng The Chronicle of Philanthropy, 50 người Mỹ đóng góp từ thiện nhiều nhất vào năm 2020 đã cam kết đóng góp tổng cộng 24,7 tỷ đô la Mỹ cho các bệnh viện, nơi tạm trú cho người vô gia cư, trường đại học, viện bảo tàng và v.v. - tăng khoảng 54% so với mức độ ở năm 2019. David Campbell, Elizabeth Dale và Jasmine McGinnis Johnson, ba học giả về hoạt động từ thiện, đánh giá ý nghĩa của những món quà này, động lực tiềm ẩn đằng sau những món quà và những gì họ hy vọng sẽ thấy trong tương lai về hoạt động từ thiện ở Hoa Kỳ.
Những xu hướng nào nổi bật?
Campbell: Đại dịch. Đại dịch. Đại dịch. Tỷ lệ đóng góp cho các tổ chức dịch vụ xã hội phi lợi nhuận, ngân hàng thực phẩm và các nhóm hỗ trợ người vô gia cư đã tăng mạnh. Đồng thời, các tổ chức về nghệ thuật biểu diễn, phần lớn đóng cửa do đại dịch và thiếu doanh thu từ việc bán vé, đã nhận được nhiều trợ giúp hơn từ các nhà tài trợ lớn vào năm 2020 so với năm 2019, với số cho tặng từ thiện và cam kết dành cho họ tăng từ 51 triệu đô la lên 65 triệu đô la.
McGinnis Johnson: Tương tự như vậy, Công bằng về mặt chủng tộc. Công bằng về mặt chủng tộc. Công bằng về mặt chủng tộc.
Michael Jordan (1963-) Reed Hastings (1960-)
Những món cho tặng này và những món cho tặng lớn bất thường khác với mục đích chống bất công về chủng tộc và những hình thức bất công xã hội khác (không tính các khoản quyên góp của HBCU[1]), tổng trị giá 66 triệu đô la vào năm 2020. Nhưng tôi đã dự đoán rằng sẽ còn có nhiều hơn nữa những món quà loại này được trao tặng bởi những nhà tài trợ lớn nhất.
50 nhà tài trợ hàng đầu của Hoa Kỳ đã trợ giúp gì vào năm 2020 10 tỷ đô la mà Jeff Bezos đã đóng góp vào Quỹ Trái đất của ông để chống biến đổi khí hậu đã làm bệ phóng đưa các quỹ về môi trường vào thể loại lớn nhất được nhận phần cho tặng từ các nhà tài trợ lớn nhất của quốc gia vào năm 2020. Tiền từ thiện đã được hứa cho và để riêng sang một bên, sau này sẽ tặng các tổ chức phi lợi nhuận, có hai thể loại lớn nhất khác là khoản cho tặng các quỹ khác và quỹ do người cho tặng tư vấn, kế đến là các quỹ về giáo dục bậc cao và các dịch vụ xã hội. |
||
|
Thể loại |
Tổng cộng (triệu đô la) |
1 |
Các quỹ về môi trường |
10.050 |
2 |
Các quỹ khác |
2.732 |
3 |
Giáo dục Cao đẳng và đại học |
2.186 |
4 |
Quỹ do người cho tặng tư vấn |
1.330 |
5 |
Các dịch vụ xã hội (không kể nạn đói và vô gia cư) |
480 |
6 |
Bệnh viện và trung tâm y tế |
257 |
7 |
Ngân hàng lương thực và nạn đói |
157 |
8 |
Tài chính vi mô và xóa nợ |
122 |
9 |
Mục đích giáo dục |
116 |
10 |
Vô gia cư và nhà ở |
92 |
11 |
Phát triển cộng đồng |
88 |
12 |
Các quỹ cộng đồng |
76 |
13 |
Tôn giáo |
68 |
14 |
Công bằng về chủng tộc và xã hội |
66 |
15 |
Nghệ thuật biểu diễn |
66 |
16 |
Công vụ |
65 |
17 |
Quốc tế |
40 |
18 |
Y tế |
38 |
19 |
Môi trường |
36 |
20 |
Cứu trợ đại dịch |
21 |
21 |
Bảo tàng |
19 |
22 |
Phúc lợi cho động vật |
16 |
23 |
Nghiên cứu y học |
6 |
24 |
Tự kỷ và đa dạng thần kinh |
3 |
25 |
An toàn công cộng |
1 |
26 |
Trường học từ mẫu giáo tới lớp 12, công lập và tư thục |
1 |
Lập bảng biểu: The Conversation, CC-BY-ND. Nguồn: Chronicle of Philanthropy Get the data |
Dale: Đặc biệt, MacKenzie Scott - vợ cũ của Jeff Bezos - đã tặng nhiều quà cho các HBCU. Các khoản quyên góp này bao gồm 50 triệu đô la cho Đại học Prairie View A&M, Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Tiểu bang North Carolina và Đại học Morgan cấp Tiểu bang. Thêm vào phần công bằng chủng tộc, hoạt động từ thiện của bà đã nâng tầm chính nghĩa như sự tham gia của công dân, phát triển cộng đồng và nhu cầu giải quyết cuộc khủng hoảng nợ y tế ở Hoa Kỳ. Scott là nhà tài trợ lớn thứ hai trong năm, sau Bezos. Tổng cộng các cam kết của họ đạt gần 16 tỷ đô la. Cả hai người đều không lọt vào top 50 vào năm 2019.
Cho đến nay, giới siêu giàu thường không ủng hộ những mục đích như thế này. Thay vào đó, các nhà tài trợ cực kỳ giàu có trước đây trong lịch sử thường có xu hướng tài trợ cho giáo dục bậc cao và chăm sóc y tế, phần lớn là các khoản tài trợ lớn cho các trường đại học tinh hoa, bệnh viện và các tổ chức nghệ thuật ưu tú như bảo tàng và nhà hát opera.
Một khía cạnh khác khiến tôi chú ý là phần “ai” trong danh sách. Có rất nhiều gương mặt mới: 8 trong số 20 nhà tài trợ hàng đầu đã không xuất hiện trong danh sách 50 Nhà từ thiện có cho tặng vào năm 2019.
Quà tặng và cam kết từ thiện từ 50 nhà tài trợ hàng đầu của Hoa Kỳ Các khoản quyên góp đã tăng mạnh lên 25 tỷ đô la vào năm 2020, từ 16 tỷ đô la vào năm 2019, khi nền kinh tế quay cuồng nhưng những người Mỹ giàu nhất ngày càng giàu hơn. Tổng số này cao hơn vào năm 2006, khi Warren Buffett đưa ra những cam kết lớn đối với các quỹ. |
Tổng số được làm tròn đến hàng tỷ gần nhất và được biểu thị bằng đô la năm 2020 đã điều chỉnh lạm phát. Lập bảng biểu: The Conversation, CC-BY-ND. Nguồn: Chronicle of Philanthropy Get the data |
Bạn có mối quan tâm nào?
McGinnis Johnson: Tổng cộng khoảng 14 tỷ đô la trong số này đã được chuyển đến các quỹ của chính những người cho tặng và các quỹ do người cho tặng tư vấn,[2] quỹ này hoạt động giống như các quỹ trong đó người cho tặng dành riêng số tiền để làm từ thiện qua một bên trước khi họ thực sự trao khoản tiền đó cho các tổ chức phi lợi nhuận. Khi người giàu để tiền qua một bên theo cách này, họ sẽ nhận được lợi ích về thuế trước khi cho tặng khoản tiền đó. Trong tình hình phát triển đáng lo ngại, một số quỹ đã bắt đầu đưa một số tiền giải ngân của họ, vốn dĩ đã được chỉ định cho từ thiện, vào các quỹ do người cho tặng tư vấn, chứ không nhằm giải quyết nhiều nhu cầu cấp thiết hiện nay, chẳng hạn như giảm đói và ngăn chặn việc trục xuất ra khỏi nhà thuê trong một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.
Một cách khả thi mà Quốc hội có thể khuyến khích quyên góp nhiều hơn là tăng phần tài sản mà các quỹ phải xuất ra cho tặng hàng năm. Một liên minh các nhà tài trợ giàu bao gồm người thừa kế Công ty Walt Disney là bà Abigail Disney và ít nhất hai thành viên của gia đình Pritzker - những người thừa kế gia tài Hyatt - ủng hộ sự thay đổi này.
Những người Mỹ làm từ thiện nhiều nhất vào năm 2020 50 người đã thực hiện các khoản quyên góp hoặc cam kết từ thiện lớn nhất bao gồm 4 nhà tài trợ và một cặp vợ chồng đã cam kết hơn 1 tỷ đô la. Tính tất cả, số tiền quyên góp này lên tới gần 25 tỷ đô la. |
||
Xếp hạng |
Nhà tài trợ hoặc các nhà tài trợ |
Số tiền (triệu đô la) |
1 |
Jeff Bezos |
10.150 |
2 |
MacKenzie Scott |
5.734 |
3 |
Michael Bloomberg |
1.600 |
4 |
Philip and Penelope Knight |
1.366 |
5 |
Jack Dorsey |
1.099 |
6 |
John and Laura Arnold |
567 |
7 |
Eric and Wendy Schmidt |
470 |
8 |
Pierre and Pam Omidyar |
441 |
9 |
Frederick and June Kummer |
300 |
10 |
Denny Sanford |
224 |
11 |
Stephen Ross |
180 |
12 |
John and Susan Sobrato |
177 |
13 |
Bill and Melinda Gates |
157 |
14 |
Reed Hastings and Patty Quillin |
151 |
15 |
Sheryl Sandberg |
123 |
16 |
Mark Zuckerberg and Priscilla Chan |
120 |
17 |
Craig Newmark |
100 |
17 |
David and Barbara Roux |
100 |
19 |
Phyllis Brissenden* |
97 |
20 |
Sergey Brin and Nicole Shanahan |
78 |
21 |
Irwin and Joan Jacobs |
66 |
22 |
George and Renee Karfunkel |
66 |
23 |
Arthur Blank |
66 |
24 |
Charles and Helen Schwab |
65 |
25 |
Hock Tan and Lisa Yang |
64 |
26 |
Wilbur (Billy) and Ann Powers |
60 |
27 |
David and Dana Dornsife |
59 |
28 |
Robert Smith |
55 |
29 |
Leon and Debra Black |
54 |
30 |
Gail Miller |
53 |
31 |
Michael Jordan |
52 |
32 |
Richard and Mary Templeton |
51 |
33 |
Chris Malachowsky |
50 |
33 |
Gordon Rausser |
50 |
33 |
Sheldon and Anne Vogel |
50 |
36 |
Ronald and Eileen Weiser |
45 |
37 |
Bob and JoAnn Glick |
42 |
38 |
Jim and Thomas Duff |
41 |
39 |
Richard and Nancy Kinder |
40 |
40 |
Marc and Lynne Benioff |
40 |
40 |
William and Joanne Conway |
40 |
40 |
Haslam family |
40 |
40 |
Will and Cary Singleton |
40 |
44 |
Irvin Kanthak* |
34 |
45 |
Bruce and Debra Grewcock |
30 |
45 |
Daniel and Jennifer Hord |
30 |
47 |
Joseph Gebbia Jr. |
27 |
48 |
Richard McVey |
26 |
49 |
Warner and Debbie Lusardi |
25 |
50 |
Steve and Jackie Bell |
25 |
50 |
Christopher and Lisa Jeffries |
25 |
50 |
Brad and Alys Smith |
25 |
50 |
Helena Theurer |
25 |
* Tên có dấu hoa thị cho biết rằng khoản quyên góp được thực hiện bằng di sản. Lập bảng biểu: The Conversation, CC-BY-ND. Nguồn: Chronicle of Philanthropy Get the data |
Bạn mong đợi sẽ thấy điều gì vào năm 2021 và sau đó?
McGinnis Johnson: Tôi nghĩ rằng những món quà lớn ủng hộ mục đích công bằng xã hội và chủng tộc có thể tiếp tục. Tôi cũng mong đợi sự xuất hiện của các nhà tài trợ mới được thúc đẩy bởi những cuộc khủng hoảng này, những người có thể đưa ra những cách mới và khác nhau. Và tôi hy vọng rằng ngày càng có nhiều hơn những nhà tài trợ giàu hơn và họ bắt đầu quan tâm hơn đến việc lãnh đạo, bằng cách trợ giúp các tổ chức do người da màu lãnh đạo.
Thêm vào đó, những tuyên bố công khai của họ về việc đóng góp, cùng với bảng tính của Giám đốc điều hành Twitter là Jack Dorsey liệt kê các khoản cho tặng của ông, đã nâng cao tiêu chuẩn về tính minh bạch trong hoạt động từ thiện.
Tôi tin rằng những cách tiếp cận mới này có thể thu hút công chúng tham gia vào một cuộc tranh luận đang diễn ra về cách tốt nhất để sử dụng đô la từ thiện để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Câu hỏi đặt ra là, liệu các nhà tài trợ giàu khác có đi theo hướng dẫn của họ không?
Vài nét về các tác giả
Phó Giáo sư về Quản lý Công, Đại học Binghamton, Đại học bang New York
Trợ lý Giáo sư về Lãnh đạo Phi lợi nhuận, Đại học Seattle
Phó Giáo sư Chính sách Công và Hành chính Công, Đại học George Washington
Người dịch: Lê Thị Hạnh
Nguồn: What the $25 billion the biggest US donors gave in 2020 says about high-dollar charity today, The Conversation, 10.02.2021
[1]
HBCU: Historically black colleges and universities (Hiệp hội các trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi) [2]
Người cho tặng có thể khấu trừ toàn bộ số tiền ngay lập tức từ khoản thu nhập phải chịu thuế của năm đó. Họ không thể lấy lại tiền đã hứa cho; tất cả cuối cùng phải đến tay các tổ chức phi lợi nhuận, nhưng không có giới hạn về thời gian. Trong thời gian đó, số tiền cho tặng có thể được dùng vào đầu tư và tiếp tục sinh sôi thêm. Người cho tặng cũng có thể tự chọn sẽ cho tặng cho tổ chức nào.
Chú thích:
