NHÂN HỌC - XÃ HỘI HỌC VỀ “SỰ KIỆN ẨM THỰC” HOẶC FOOD STUDIES (NGHIÊN CỨU ẨM THỰC)[i]. HAI CON ĐƯỜNG XÁC LẬP MỘT CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
![]() |
![]() |
Jean-Michel Berthelot (1945-2006) |
1. BỐI CẢNH VÀ TIẾN TRÌNH CỦA SỰ CHUYÊN ĐỀ HÓA
Roland Barthes (1915-1980) Claude Levi-Strauss (1908-2009)
Jacques Puisais (1927-2020) Richard Hoggart (1918-2014)
Cách tiếp cận đa ngành này đã đạt được thành công đầu tiên ở Anh, trong các trường đại học bách khoa mới được thành lập để hấp thụ dòng người đang chen chúc ở ngưỡng cửa giáo dục đại học. Các trường đại học chuyên nghiệp hóa này, với đội ngũ giảng viên phần nào tách rời các ngành học cổ điển, tìm thấy trong Nghiên cứu văn hóa một cách để giành được một tính chính đáng nhất định về mặt học thuật. Hiện tượng này được khuếch đại với việc thành lập trường đại học mở và sự xuất hiện của các nhà xuất bản chuyên ngành mới tiếp sức cho phong trào (Matterlart, Neveu, 1996).
Hoa Kỳ và Lý Thuyết Pháp/French Theory[iv]
Jean Baudrillard (1929-2007) Michel Foucault (1926-1984)
Gilles Deleuze (1925-1995) Jacques Derrida (1930-2004)
Nhìn từ Hoa Kỳ, các nhà trí thức Pháp là những “sản phẩm mang tính lật đổ”. Tập hợp các nhà lý thuyết này sẽ giúp làm dấy lên sự nghi ngờ về tham vọng duy khoa học và thực dụng của các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả các khoa khoa học xã hội và nhân văn vốn ở một mức độ nào đó bị duy trì ở một khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, mối liên hệ của các cultural studies với giới học thuật Pháp phần nào dựa trên một sự hiểu lầm. Cái mác “hậu cấu trúc luận”, có hương vị của “quận thứ năm của Paris” (một quận được xem là trí thức - ND) thực chất chỉ là một “phát minh” của người Mỹ, dựa trên cả danh tiếng của chủ nghĩa cấu trúc của Levi-Strauss ở bên kia Đại Tây Dương và lời hứa về sự vượt qua nó. Nhìn từ Pháp, các nghiên cứu của các tác giả của French Theory hoàn toàn không tạo thành một khối tri thức chặt chẽ. Hơn nữa, trong khi một số đã có được một sự nổi tiếng ở nước xuất xứ trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì những người khác lại có được điều này nhờ ảnh hưởng ngược lại. Cuối cùng, ngoại trừ Foucault, ảnh hưởng của họ đối với giới học thuật Pháp, đặc biệt là trong các ngành Khoa học Nhân Văn và Xã Hội/KHNVXH khá yếu sau năm 1980. Những giáo sư đại học Pháp đã giữ khoảng cách với các nghiên cứu văn hóa và các tổ hợp lý thuyết ít nhiều bị nghi ngờ hỗ trợ các tư thế mang tính tương đối luận là khá đông. Sự chỉ trích này cũng xuất hiện ở Hoa Kỳ và vụ việc Sokal là điểm tụ hợp các chỉ trích này (Sokal, Bricmont, 1998).
François Mitterrand (1916-1996)
![]() |
George Condominas (1921-2011) |
Việc đặt các cách nhìn này trong bối cảnh trong đó các nghiên cứu về ẩm thực được thực hiện ở cả hai bờ Đại Tây Dương cho thấy điều có thể được coi là “sự trôi dạt các lục địa khoa học luận”. Nó chỉ ra cách mà tập hợp lý thuyết các nghiên cứu triết học và xã hội học ít nhiều không đồng nhất này đã được tiếp nhận và tổ chức lại để phục vụ cho sự định vị chiến lược của các khoa văn học ở Hoa Kỳ. Và ở Pháp, trào lưu dân số và chính sách hỗ trợ giáo dục đại học đã giúp củng cố các bộ phận và bộ môn của KHNVXH như thế nào. Và cuối cùng làm thế nào các giới trí thức bắt đầu trôi dạt xa lẫn nhau. Các nhà triết học Pháp nay đã trở thành ngôi sao ở Hoa Kỳ biến mất khỏi thế giới nghiên cứu của Pháp, dẫn đến sự tách ra tương đối của các cultural studies đối với KHNVXH của Pháp. Nó cũng giải thích khoảng cách phê phán của một bộ phận quan trọng của giới học thuật Pháp vẫn bám chặt vừa vào sự phê phán học thuật đối với nhân học duy văn hóa vừa vào một tư thế chính trị mang tính phổ quát và phê phán đối với chủ nghĩa đa văn hóa. Cuối cùng, nó giải thích sự ngạc nhiên pha chút thất vọng của độc giả Mỹ, những người không tìm thấy trong các tác phẩm đương đại của Pháp, thư mục về French Theory.
SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA CÁC CULTURAL STUDIES TRONG TRƯỜNG ẨM THỰC
![]() |
Từ những năm 1980, cultural
studies đã đầu tư vào các nền văn hóa đại chúng tại các khu vực khác nhau
trên thế giới “châu Âu học”, “châu Mỹ học”, “châu Á học”, cũng như ảnh hưởng
qua lại giữa đông và tây; xu hướng đông phương hóa (easternization) và tây phương
hóa (westernization) (Nair-Venugopal, 2012). Những gì, cho đến lúc đó, chỉ tồn
tại trong bóng tối của các nền văn hóa bác học trở nên rõ ràng và các yếu tố của
cuộc sống hàng ngày trở nên nổi bật. Michel de Certeau với cuốn Phát minh của cái hằng ngày/Invention du
quotidien (Certeau de, Giard, Mayol, 1980) trở thành tác giả quy chiếu.
Trong sự khám phá gần như mang tính khảo cổ học này về “những điều đơn giản
trong cuộc sống”, các thức ăn được nêu bật. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là một tiểu đề
nằm trong mục rộng lớn là bản sắc hoặc giới tính.
![]() |
Các vấn đề “hậu thực dân” cố gắng gỡ bỏ ảnh hưởng của văn hóa của các cường quốc thực dân cũ đối với sự khẳng định bản sắc của những người dân ở các thuộc địa cũ. Để làm được điều này, chủ đề này tìm thấy ở Michel Foucault những yếu tố phân tích về tính biện chứng mơ hồ của các quan hệ thống trị - bị trị. Về chủ đề này, ảnh hưởng của các nhà lý thuyết nói tiếng Pháp về tính Créole (sự lai tạp, trước hết về ngôn ngữ, giữa văn hóa thực dân và văn hóa của những người dân bản xứ trong đó có cả những người nô lệ thường là đến từ Châu Phi, xảy ra ở các thuộc địa của Anh và Pháp - ND) trong vùng Caribe và đảo Réunion đã mang tính quyết định; Raphael Confiant, Aimé Césaire, Patrick Chamoiseau, Françoise Vergès, Albert Memmi, Carpanin Marimoutou, v.v. (Bernabé, Chamoiseau, Confiant, 1989; Tibère, 2016). Tiến trình chủ đề hóa đa dạng về bản sắc, đoạn tuyệt với các hình thức khác nhau của bản thể luận, dễ dàng kết nối với các vấn đề mang tính thời sự trong xã hội Mỹ. Nó sẽ cung cấp tư liệu cho các công trình nghiên cứu về vị trí của ẩm thực trong phong trào créole hóa và các hình thức chung sống trong môi trường đa văn hóa (Cohen, 2000; Poulain, Tibère, 2000; Tibère, 2009).
Việc sử dụng ngày càng nhiều cách đọc sinh thái và sự khuyến khích đa dạng sinh học thay đổi cách nhìn về các nền văn hóa bản địa. Công ước về “sự đa dạng sinh học”, được ký kết tại Rio de Janeiro năm 1992, trong điều 8 khẳng định “sự cần thiết phải tính đến kiến thức địa phương” và thúc đẩy khái niệm “đa dạng dân tộc”. Sự toàn cầu hóa kinh tế làm thay đổi các cách nhìn và mang lại cho các nền văn hóa một sự hữu hình và một địa vị mới, đoạn tuyệt với cách nhìn cổ điển về văn hóa bị tách rời khỏi cơ sở hạ tầng kinh tế và sinh học. Trong không gian dung hợp này, các văn hóa ẩm thực xuất hiện như những đòn bẩy cho việc bảo vệ đa dạng sinh học. Phong trào ăn chậm (slow food), bắt đầu ở Ý, được du nhập mạnh mẽ vào thế giới nói tiếng Anh và ngày nay tự nhận có hơn 100.000 thành viên trên toàn thế giới, đã biến vấn đề ẩm thực thành chủ đề ưa thích của nó.
Cuối cùng, tầm quan trọng ngày càng tăng của cultural studies cũng là do vị trí ngày càng quan trọng của sự sản xuất của cải văn hóa.
Cho dù chúng ta đang đề cập đến một định nghĩa đề cập đến ý tưởng về sự sáng tạo (xuất bản, sản phẩm nghe nhìn), về việc truyền tải và sử dụng kiến thức (đào tạo, xử lý dữ liệu) hay các ý nghĩa bao quát hơn (hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch), văn hóa ngày càng có vai trò to lớn trong các hoạt động kinh tế.
(Mattelart, Neveu, 1996, p. 40).
Ẩm thực tìm thấy một vị trí hàng đầu ở đây, cho dù là trong lĩnh vực xuất bản, nơi sách kết hợp các nền ẩm thực, các truyện địa phương và trong một số trường hợp là dân tộc học, trong lĩnh vực du lịch, nơi ẩm thực là một cách để thâm nhập vào văn hóa địa phương (Poulain, 1997; 2011) hay trong những phim tài liệu truyền hình hoặc thậm chí các chương trình thi nấu ăn.
Cuối cùng, một trong những đặc điểm quan trọng nhất của cultural studies là đã đặt mối liên hệ với các phong trào xã hội và tạo ra một không gian lý thuyết và biểu đạt cho các con đường đấu tranh. Khi làm như vậy, chúng đã thay đổi tổ chức của thế giới xuất bản bằng cách tạo ra một không gian cho các văn bản nằm giữa tài liệu hàn lâm và điều tra báo chí. Từ lĩnh vực thứ nhất, chúng giữ một tham vọng lý thuyết nhất định, hệ thống tài liệu tham khảo, sự hiện diện trong các trường đại học, và từ lĩnh vực thứ hai tính dễ tiếp xúc hơn đối với một số lượng người đông hơn, tính chất giáo dục cũng như tính nhu cầu và sự tiếp cận các phương tiện truyền thông.
2. TIẾN TRÌNH CHỦ ĐỀ HÓA VÀ CÁC ĐỘNG NĂNG CỦA THỂ CHẾ
![]() |
Unni Kjaernes (1952-) |
Chính trong thập kỷ 2000-2010, trong thế giới nói tiếng Anh, chủ đề food studies đã chiếm ưu thế. Nó tập hợp và liên kết các phong trào khác nhau về ẩm thực đã xuất hiện trong các khoa học xã hội và các bộ môn văn học (Counihan, Siniscalchi, 2014; Gardner, 2013).
Sự vươn lên của nó còn thể hiện ở địa vị nó đã giành được trong bộ máy các trường đại học. Trước hết là trong lĩnh vực giáo dục, thông qua việc tạo ra các văn bằng chuyên ngành ở bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, nhưng cũng với sự xuất hiện của những “môn phụ” trong các văn bằng có các chủ đề gần gũi. Ta cũng có thể thấy điều này trong sự phát triển của các nhóm nghiên cứu, sự thiết lập các chức giáo sư, sự thành lập các hiệp hội nghề nghiệp và hội học tập, việc tổ chức các hội thảo và hội nghị, và sự xuất hiện của các tạp chí khoa học chuyên ngành. Thành công của nó được đo lường bằng sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông: xuất bản sách học thuật và phổ thông cho công chúng, các chương trình truyền hình, các bài báo, sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Một số cuốn sách, pha trộn sự phổ biến báo chí, hoạt động tuyên truyền và nỗ lực chủ đề hóa theo cách chưa từng có, đã thành công trong ngành xuất bản (Pollan, 2006, 2008; Schlosser, 2001; Belasco, 2006; Nestle, 2002). Có rất nhiều người ở Hoa Kỳ ngày nay, cả trong lĩnh vực học thuật và phi học thuật, đều chấp nhận thuật ngữ này.
SỰ VƯƠN LÊN CỦA FOOD STUDIES
Sự phát triển của Food Studies kết nối với sự phát triển của cultural studies. Thật vậy, những năm 1980 và 1990 được đánh dấu bằng sự củng cố các cách đọc theo ngành mà đỉnh cao đạt được với sự xuất bản một loạt sách và các bài tổng hợp về xã hội học, sử học và nhân học (Fischler 1979; 1980; 1990; Garine, 1979; 1994; Goody, 1982; Douglas, 1984; Mennell, 1985; Lambert, 1987; Mennell, Murcott, Van Otterloo, 1992; Harris, Ross, 1987; Flandrin, Montanari, 1996; Sobal, 2000; Mintz, Du Bois, 2002; Poulain, 2002). Các động năng của các ngành có cả trong hai vùng sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp, tuy nhiên chủ đề này vẫn chưa có tính chính đáng mạnh về mặt học thuật.
Sự phát triển của food studies xảy ra đồng thời với các phong trào xã hội vốn, vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, hội tụ vào vấn đề ẩm thực. Chúng sẽ tạo điều kiện cho sự nối khớp các tư thế theo ngành và ma trận của các cultural studies (Nestle, McIntosh, 2010). Ít nhiều được kết nối với các cuộc khủng hoảng và hình thành phần lớn trong sự phê phán việc tổ chức lương thực đương đại, cả ở cấp độ sản xuất và tiếp thị, chúng sẽ góp phần thay đổi địa vị xã hội và truyền thông của vấn đề này. Và như vậy các giáo sư đại học đã gặp được một công chúng quan tâm đến phân tích của họ, các nhà hoạt động thì tham khảo các sản phẩm khoa học có sẵn và các nhà báo thì kích hoạt sự qua lại giữa khoa học và xã hội. Trong khi ở Pháp, bối cảnh này củng cố các tư thế theo ngành và, ở mức độ thấp hơn, cuộc đối thoại liên ngành thì ở Hoa Kỳ và một phần của thế giới nói tiếng Anh, ma trận của food studies lớn mạnh. Tình hình ở Vương quốc Anh tương phản hơn, bởi vì chúng cùng tồn tại với các cách nhìn theo ngành (Murcott, Belasco, Jackson, 2013; Warde, 2016).
Do đó, việc José Bové “tháo dỡ” một cửa hàng Mac Donald vào năm 1999 đã góp phần mạnh mẽ ở Pháp vào việc tiếp nhận xã hội học về ẩm thực và rộng hơn là diễn ngôn của các khoa học xã hội về ẩm thực mà tính chính đáng đã tăng lên trong cả trong giới chính trị, báo chí và học thuật.
Ngược lại, sự nổi lên của food studies và việc chúng tiếp nối các cách nhìn theo ngành trong thế giới nói tiếng Anh được thực hiện không những nhờ sự đóng góp của các cultural studies đã làm cho các nền văn hóa bình dân và các thành tố ẩm thực của chúng được nhận diện dễ dàng hơn, mà còn nhờ sự chuyển đổi của quy chế khoa học luận của khái niệm bản sắc, đồng thời nhờ cả các công trình về giới và về vấn đề hậu thực dân.
KHÔNG GIAN CỦA SỰ CHỦ ĐỀ HÓA
Một hội thảo mang tên “Tương lai của food studies: Hội thảo liên ngành/The Future of food studies: an interdisciplinary Workshop” quy tụ 16 trường đại học từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Bỉ và Ý đã được tổ chức vào năm 2013 tại Bloomington (Indiana) (Hamada et al., 2015). Một điều được rút ra, “có bao nhiêu đại học thì gần như có bấy nhiêu logic của sự thể chế hóa”. Thật vậy, mỗi chương trình được triển khai gần như là một “trường hợp đặc biệt”. Nhìn chung, các tác giả của phần tổng hợp hội thảo này xác định ba khu vực bảo trợ lớn: khu vực văn hóa với các khoa văn học, sử học, văn minh, khu vực bao gồm các khoa nông học và dinh dưỡng mà trong tổ chức đại học Hoa Kỳ phụ thuộc vào Land-Grant dành cho các trường đại học chuyên nghiệp kỹ thuật và cuối cùng là các trường khách sạn, nhà hàng và du lịch.
Một danh sách đầy đủ về các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ xác định 37 trường đại học ở 19 quốc gia trên thế giới[2] đào tạo thạc sĩ với cách tiếp cận đa ngành về ẩm thực mà trọng tâm là KHNVXH. Trong số đó, 8 chương trình thạc sĩ có tên food studies, 29 chương trình khác sử dụng một tên khác, tương ứng với cách tiếp cận theo ngành hoặc đa ngành trong khoa học xã hội. Trên phương diện phân bổ địa lý, có hai cực chính, Bắc Mỹ với 14 chương trình thạc sĩ và châu Âu với 18, trong đó 24 chương trình có ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh. Bản liệt kê này xác định “sự đa dạng lớn của các tình huống”. Nó cũng cho thấy rằng food studies cùng tồn tại với các hình thái đăng ký theo ngành và những hình thức này (vẫn) chiếm ưu thế lớn. Nhưng lợi ích chính của nó là cho phép tiếp tục sự phân tích được khởi xướng tại hội thảo Bloomington.
Các chương trình thạc sĩ food studies và của Khoa học Nhân Văn và Xã Hội áp dụng cho ẩm thực
Khoa tiếp nhận |
||||
Xã hội học & Nhân học |
Nông học & Nông nghiệp |
Sử Học & Địa lý |
Khách sạn & Du lịch |
Dinh dưỡng |
9 |
9 |
8 |
6 |
5 |
Ngôn ngữ giảng dạy |
|
Tiếng Anh |
Không phải là tiếng Anh |
24 |
13 |
Khu vực địa lý |
||||
Châu Âu |
Bắc Mỹ |
Á Châu, Thái Bình Dương |
Nam Mỹ |
|
18 |
14 |
3 |
2 |
|
Tên của chương trình thạc sĩ |
|
Food studies |
Theo ngành học |
8 |
29 |
N = 37
Như vậy, bằng cách xem xét tất cả các chương trình thạc sĩ đặt trọng tâm vào khoa học xã hội và được áp dụng cho vấn đề ẩm thực (cho dù có mang tên food studies hay không), có thể xác định hai logic thể chế chính và năm hình thức bảo trợ chính. Logic đầu tiên tương ứng với việc mở rộng sự cung cấp đào tạo về chủ đề ẩm thực của các khoa có tính chính đáng học thuật cao. Nó tương ứng với các văn bằng mới được triển khai trong các bộ môn cổ điển. Hai hạt nhân chuyên ngành chính xuất hiện: các khoa “Xã hội học, Nhân học, Dân tộc học” và các khoa “Sử học, Địa lý và Văn học và Văn hóa”. Chúng tập hợp 17 trên tổng số 37 chương trình thạc sĩ. Logic thứ hai tương ứng với các văn bằng được thiết lập trong các khoa hướng nghiệp với một sự định vị đa ngành. Chúng xuất hiện gần đây hơn và trong mọi trường hợp không phải ở trung tâm lịch sử của đại học. Việc thành lập các văn bằng này có tính đến các vấn đề xã hội và văn hóa của ẩm thực, được ghi nhận trong nỗ lực tăng cường tính chính đáng và sự công nhận về mặt học thuật thông qua các mối liên kết với KHNVXH. Đó là các khoa nông nghiệp, khách sạn và du lịch hay dinh dưỡng, và chúng chiếm 20 trong số 37 chương trình thạc sĩ. Bây giờ chúng ta hãy xem xét năm loại bảo trợ đã được xác định. Do đó có các khoa:
1. Xã hội học-nhân học quy tụ 9 chương trình thạc sĩ. Hiện nay, chúng có tính chính đáng về mặt học thuật gắn với những kết quả được tích lũy từ các công trình nghiên cứu của ba thế hệ nhà nghiên cứu và sự động năng được tạo ra bởi sự cạnh tranh về hệ chuẩn (MacIntosh, 1996). Tính lưỡng cực của phương pháp luận định lượng và định tính đã cho phép thiết lập cuộc đối thoại với ngành y tế (dinh dưỡng, y tế cộng đồng, dịch tễ học), những ngành mà xã hội học đã có mối quan hệ lịch sử. Và truyền thống của xã hội học nông thôn đã xây dựng mối liên hệ với thế giới nông nghiệp và việc quản lý các vùng lãnh thổ.
2. Sử học, địa lý, đôi khi tập hợp với nghiên cứu các nền văn minh hoặc ngôn ngữ học. Chúng quy tụ 8 chương trình thạc sĩ. Chúng được hưởng lợi từ tính chính đáng của một bộ môn đã có từ rất lâu và ở đây một lần nữa từ một số lượng lớn các công trình nghiên cứu (Parasecoli, Scholliers, 2012). Cuộc đối thoại với các công nghiệp văn hóa, bảo tàng học và di sản được thiết lập vững vàng.
3. Các khoa khách sạn-ăn uống và du lịch hình thành khu vực thứ tư cho sự phát triển của food studies với 6 chương trình thạc sĩ. Trong thế giới này, nghệ thuật ẩm thực, văn hóa và sự giao thoa ẩm thực có một tầm quan trọng về mặt thực tiễn. Trong thế giới Anglo-Saxon, lưu lượng sinh viên trong ngành này tương đối cao vì việc học đại học bắt đầu ngay sau bằng tú tài, trong khi nó chỉ bắt đầu ở cấp cử nhân 3 (sau 2 năm đại học) ở Pháp, Thụy Sĩ hoặc thậm chí ở Đức, vì ở đây có các trường học khách sạn và trường chuyên nghiệp (Hochfachschule) của Đức. Trong thế giới nói tiếng Anh, lĩnh vực khách sạn được thống trị ở cấp độ tiến sĩ bởi các nghiên cứu du lịch đã rất sớm đón đầu làn gió của cultural studies. Sự xuất hiện của food studies đối với một số giáo viên, đặc biệt là về ẩm thực, nghệ thuật ẩm thực và quản lý nhà hàng là một con đường để được công nhận và phát triển nghiên cứu. Một lĩnh vực cũng đã xuất hiện ở điểm giao thoa của du lịch và food studies. Khu vực này có số lượng sinh viên ngày càng tăng và có quan hệ với các giới chuyên môn.
4. Khoa dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng quy tụ 5 chương trình thạc sĩ. Lãnh thổ khoa học này từ lâu đã đối thoại với các cách tiếp cận của KHNVXH. Tuy nhiên, sự thiết lập các chương trình thạc sĩ chuyên ngành là mới đây và thể hiện sự chuyển đổi nhất định của hệ quy chiếu. Nạn béo phì đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của cuộc đối thoại này (Maurer, Sobal, 1995; Poulain, 2009; Saint Pol, 2010). Nếu trong lĩnh vực này hiện nay nghiên cứu liên ngành dành một chỗ cho KHNVXH, logic của sự hòa nhập nghề nghiệp vẫn phải phục tùng một mô hình tư duy và hành động vì sức khỏe cộng đồng.
5. Cuối cùng, các trường nông nghiệp và nông học có 9 chương trình thạc sĩ. Được chuyên nghiệp hóa hơn nhiều và được đặt trong các thế giới thực chứng hơn và thường phục vụ cho nền nông nghiệp đặt trọng tâm vào năng xuất cao (productiviste), các văn bằng này được đặt trong các thách thức toàn cầu về sản xuất và các vấn đề về an ninh lương thực. Có mối liên hệ lịch sử với xã hội học nông thôn, chúng triển khai những suy nghĩ về vấn đề tổ chức sản xuất trên các quy mô lãnh thổ khác nhau, từ phát triển địa phương đến hệ thống toàn cầu.
Do đó, chúng ta có thể xác định năm nơi chủ đề hóa của food studies, năm không gian học thuật trong đó những sự kết nối hình thành, với mỗi lần một cấu trúc độc đáo các môn, các vấn đề lý thuyết, các lĩnh vực ứng dụng và các cách truyền bá trên các phương tiện truyền thông và cuối cùng là các hình thức chính đáng hóa. Hình dáng của các nhà nghiên cứu giảng viên làm việc trong những chương trình này, nguồn gốc và quỹ đạo của các sinh viên tốt nghiệp là khá khác nhau. Một số thì hướng nhiều hơn tới thế giới học thuật, còn một số thì hướng tới hành động và giới chuyên môn; tìm kiếm sự công nhận về mặt học thuật hoặc sự chú ý của quần chúng, v.v.. Tất cả điều này làm tăng thêm cảm giác không đồng nhất, nhưng tạo ra các động năng đặc biệt.
3. CÁC VẤN ĐỀ CỦA SỰ ĐỐI LẬP GIỮA FOOD STUDIES VÀ CÁCH TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC-NHÂN HỌC
Công việc nghiên cứu luôn giả định một sự đầu tư kép. Kiến thức sâu sắc về một lĩnh vực (đôi khi là một số) với các hệ chuẩn, khuôn khổ lý thuyết và phương pháp luận của nó, cộng với việc thủ đắc một sự hiểu biết về các đối tượng cụ thể mà nhà nghiên cứu dự định nghiên cứu. Trong trường hợp của khoa học xã hội và nhân văn, nơi có nhiều hệ chuẩn cạnh tranh với nhau, sự chuyên môn hóa kép này là một phần của hiện tượng “phân hóa (babelisation)” nghiên cứu gây khó khăn cho sự truyền thông. Lợi ích của food studies nằm ở chỗ chúng tạo thành một không gian gặp gỡ và xã hội hóa về mặt nghề nghiệp cho các đồng nghiệp từ các ngành khác nhau, những người chia sẻ văn hóa về sự quan tâm đối với chủ đề “ẩm thực”. Như thế, chúng làm cho các nhà nghiên cứu thoát khỏi sự cô lập, những người trong lĩnh vực chuyên môn của họ đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người đối thoại am hiểu về các đối tượng thực nghiệm mà họ triển khai trong hoạt động của mình. Ngoài ra, chúng còn góp phần vào việc chiếm lĩnh lãnh thổ một cách tập thể. Chúng có chức năng của một cờ hiệu cung cấp một sự rõ ràng (hữu hình) nhất định về một thế giới bị nguyên tử hóa trong bộ máy trường đại học.
Ngược lại, cultural studies có một vị trí khoa học luận độc đáo trên bàn cờ các ngành. Chúng vừa tạo thành không gian sản xuất tri thức vừa là nơi tích hợp tri thức được tạo ra bên ngoài lãnh thổ của chúng trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và nhân văn. Tình huống đặc biệt này, vốn mời gọi việc áp dụng các cách nhìn đa ngành, phải đối đầu với hai trở ngại chính: nguy cơ của tật bách khoa và nguy cơ của sự công cụ hóa (nếu không phải là quá trình đồ vật hóa/gadgetisation) các khái niệm phát sinh trong các ngành cổ điển của khoa học nhân văn và xã hội.
Thật vậy, việc sử dụng các sản phẩm của một số bộ môn của khoa học xã hội và nhân văn đôi khi khiến các nhà nghiên cứu phải chấp nhận các khung lý thuyết gần như mang tính bách khoa. Vì việc cập nhật trong các lĩnh vực các chuyên ngành đa dạng như vậy đã là rất khó, các tài liệu tham khảo không phải lúc nào cũng đi đầu trong “sự tiến bộ” của các chuyên gia trong các lĩnh vực và việc đánh giá tài liệu thường được thực hiện trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu trung gian, thậm chí cả các bản tóm tắt (text book). Nếu loại hình sản xuất này không phải là không có hiệu quả trong việc truyền tín hiệu cho các nhà báo, các nhà lãnh đạo các công ty hoặc các hiệp hội, thậm chí cho công chúng có học thức, về trình độ đại học của food studies, thì chúng mang lại cho các chuyên gia khác nhau của KHNVXH cảm giác lạ thường, trên một sự liên tục đi từ một sự quyến rũ cổ hủ của một số khóa học về văn hóa tổng quát ở các lớp dự bị đến tính lạ kỳ của một bài diễn thuyết về “sự hiểu biết thế giới” được thực hiện trước cả một đám các nhà nhân học. Một hội nghị về food studies quy tụ các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp và khuôn khổ khái niệm khác nhau đến mức đôi khi họ chỉ có thể có ảo tưởng là hiểu nhau. Có một nguy cơ lớn là chỉ dừng lại ở bề mặt của sự vật và hài lòng với một sự mô tả về sự đa dạng của các ảnh hưởng văn hóa.
Cultural studies đã tìm thấy trong phê bình văn học một nền tảng lý luận chung, một không gian hội nhập khoa học luận. Một không gian hiện đang còn thiếu trong food studies. Rủi ro khi đó là rất lớn đối với một tính liên ngành trôi nổi, không có neo. Chắc hẳn, đây có thể là một trong những lý do tại sao nhiều khoa không chịu vượt ra khỏi phạm vi của mình và thích đặt trọng tâm vào các chuyên ngành.
Do đó, ẩm thực của con người vừa có thể được coi là “sự kiện xã hội” (Durkheim), vừa là “hiện tượng xã hội toàn diện” (Mauss) và như là “hiện tượng con người toàn diện” (Morin). Điểm chung của ba định nghĩa này là khẳng định rằng ẩm thực vượt ra ngoài cơ sở hạ tầng sinh học làm cơ sở cho nó. Ngoài ra, chúng chỉ ra, một cách càng sâu sắc từ quan điểm thứ nhất đến quan điểm thứ ba, tính cấp bách của cuộc đối thoại liên ngành. Do đó, ở Pháp, đằng sau những yêu sách của nhãn “xã hội học về thực phẩm”, chúng ta có thể tìm thấy các tư thế tập trung vào xã hội học và các tư thế nhân học xã hội học của “sự kiện xã hội ẩm thực”, chấp nhận một cuộc đối thoại liên ngành rộng rãi.
Jack Goody (1919-2015) Norbert Elias (1897-1990)
Còn một việc cần phải được thực hiện để đưa ra một bộ lý thuyết,
khái niệm và phương pháp luận không phải là chung, nhưng có khả năng khiến nhiều
tư thế ít nhiều cạnh tranh với nhau có thể đứng dưới một tên gọi được tất cả mọi
người chấp nhận. Việc này đã được xúc tiến và được chứng minh bởi các ấn phẩm gần
đây quy tụ một số lượng lớn các tác nhân trong lĩnh vực này, về mặt phương pháp
luận (Miller, Deutsch, 2009; Murcott, Belasco, Jackson, 2013) và về mặt lý thuyết
(Poulain, 2012; Albala, 2013; Warde, 2016). Những cuộc gặp gỡ phong phú đã diễn
ra với các nghiên cứu về giới (Fournier, Jarty, Lapeyre, Touraille, 2015;
Cairns, Johnston, 2015), hoặc thậm chí là việc triển khai cụ thể các cách nhìn liên ngành (MacClancy, Henry, Macbeth,
2009; Fischler, 2013; Fournier, Poulain, 2016). Bài viết này cũng mong muốn
đóng góp, nhưng có lẽ còn quá sớm để nói liệu sau này nó sẽ ủng hộ quan điểm của
food studies hay xu hướng của sự áp dụng
khoa học xã hội vào vấn đề ẩm thực.
- Albala K., 2013, Routledge International Handbook of Food Studies, Abingdon, Routledge.
- Angermuller J., 2013, Analyse du discours poststructuraliste. Les voix du sujet dans le langage chez Lacan, Althusser, Foucault, Derrida et Sollers, Limoges, Lambert Lucas.
- Aron J.-P., 1967, “Essai sur la sensibilité alimentaire à Paris, au xix esiècle”, Cahiers des Annales, 25, Paris, Colin.
- Back L., Bennett A., Desfor Edles L., Gibson M., Inglis D., Jacobs R., Woodward I., 2012, Cultural Sociology: An Introduction, Chichester, Wiley Blackwell.
- Barthes R., 1961, “Pour une psychosociologie de l’alimentation contemporaine”, Annales. ESC, 16, 5, pp. 977-986.
- Belasco W. J., 2006, Meals to Come: A History of the Future of Food, Berkeley, University of California Press.
- Bernabé J., Chamoiseau P., Confiant R., 1989, Éloge de la créolité, Paris, Gallimard.
- Berthelot J.-M., 1996, Les Vertus de l’incertitude, Paris, Puf.
- Berthelot
J.-M., 2001, L’Emprise du vrai. Connaissance scientifique et
modernité, Paris, Puf.
- Boudon R., 2007, Essais sur la théorie générale de la rationalité, Paris, Puf.
- Butler J., 1990, Gender Trouble: Feminism and the Subversion of Identity, New York, Routledge.
- Cairns K., Johnston J., 2015, Food and Femininity (Contemporary Food Studies: Economy, Culture and Politics), New York, Bloomsbury.
- Certeau de M., Giard L., Mayol P., 1980, L’Invention du quotidien, 1.: Arts de faire et 2.: Habiter, cuisiner, Paris, Gallimard.
- Cohen P.,
2000, Le Cari partagé. Anthropologie de l’alimentation à l’île de
La Réunion, Paris, Éditions Karthala, coll. “Hommes et Sociétés”.
- Counihan C., Siniscalchi V., 2014, Food activism, Agency, Democracy and Economy, London, Bloomsbury.
- Cusset F., 2003, {|DITAL|}French Theory, Foucault, Derrida, Deleuze et Cie et les mutations de la vie intellectuelle aux États-Unis{|FITAL|}, Paris, La Découverte.
- Douglas M., 1984, Food in the Social Order, Abingdon, Routledge.
- Dupuy A., Poulain J.-P., 2012, “Le plaisir alimentaire”, in Poulain J.-P. (ed.), Dictionnaire des cultures alimentaires, Paris, Puf, pp. 1027-1039.
- Dupuy A., 2013, Plaisirs alimentaires; Socialisation des enfants et des adolescents, Rennes, Presses Universitaires de Rennes/Presses universitaires François-Rabelais.
- Fischler C., 1979, “Gastro-nomie et gastro-anomie. Sagesse du corps et crise bioculturelle de l’alimentation moderne”, Communications, 31, pp. 189-210.
- Fischler C., 1980, “Food habits, social change and the nature/culture dilemma”, Social Science Information, 19, 6, pp. 937-953.
- Fischler
C., 1990, L’Homnivore. Sur les fondamentaux de la biologie et de
la philosophie, Paris, Odile Jacob.
- Fischler C., Masson E., 2008, Manger. Français, Européens et Américains face à l’alimentation, Paris, Odile Jacob.
- Fischler C., 2013, Selective Eating. The Rise, Meaning and Sense of Personal Dietary Requirements, Paris, Odile Jacob.
- Flandrin J.-L., 1987, “La distinction par le goût”, in Ariès Ph., Duby G. (eds), Histoire de la vie privée, Paris, Seuil, pp. 267-309.
- Flandrin J-L., Montanari M. (eds), 1996, Histoire de l’alimentation, Paris, Fayard.
- Fournier
T., Jarty J., Lapeyre N., Touraille P., 2015, “Alimentation, arme du genre”, Journal des
Anthropologues, 140-141, pp. 19-49.
- Fournier T., Poulain J-P., 2016 (à paraître), “La génomique nutritionnelle: (re)penser les liens alimentation-santé à l’articulation des sciences sociales, biomédicales et de la vie”, Natures, Sciences et sociétés.
- Fürst E. L., Prättälä R., Ekström M., Holm L., Kjaernes U., 1991, Palatable Worlds, Sociocultural Food Studies, Oslo, Solum.
- Gardner B., 2013, Global Futures: Feeding the World in 2050, New York, Bloomsbury.
- Garine I. de, 1979, “Culture et nutrition”, Communications, 31, 1, pp. 70-92.
- Garine I.
de, 1994, “The diet and nutrition of human populations”, in Ingold
T. (ed), Companion Encyclopedia of Anthropology, Humanity, Culture
and Social Life, Abingdon, Routledge, pp. 226-264.
- Germov J., Williams L. (eds), 1999, A Sociology of Food and Nutrition: The Social Appetite, Melbourne, Oxford University Press.
- Goody J., 1982, Cooking, Cuisine and Class: A Study in Comparative Sociology, Cambridge, Cambridge University Press.
- Grignon C., Grignon Ch., 1980, “Styles d’alimentation et goûts populaires”, Revue française de sociologie, 21, 4, pp. 531-569.
- Hamada S., Wilk R., Logan A., Minard S., Trubek A., 2015, “The Future of Food Studies”, Food Studies and Society, 18, 1, pp. 167-186.
- Harris M., Ross E. B. (eds), 1987, Food and Evolution: Towards a Theory of Human Food Habits, Philadelphia, U.S.A., Temple University Press.
- Hoggart R., 1957, The Uses of Literacy: Aspects of Working-Class Life with Special to Publications and Entertainments, London, Chatto and Windus. Trad. fr.: La Culture du Pauvre, Paris, Éditions de Minuit, 1970.
- Holm L., 2013, “Sociology of Food Consumption”, in Murcott A., Belasco W., Jackson P. (eds), The Handbook of Food Research, New York, Bloomsbury Academic, pp. 324-337.
- Inglis D.,
Gimlin D., Thorpe C., 2008, Food (Critical Concepts in the Social
Sciences), Abingdon, Routledge.
- Koc M., Summer J., Winson T. (eds), 2012, Critical Perspectives in Food Studies, Toronto, Oxford University Press.
- Kosofsky Sedgwick E., 1990, Epistemology of the Closet, Berkeley, University of California Press.
- Lambert J.-L., 1987, L’Évolution des modèles de consommation alimentaire en France, Paris, Lavoisier.
- Lambert J.-L., Saives A.-L., 1995, Consommateurs et innovation alimentaire. Acteurs, méthodes, applications, (Synthèse des travaux issus des pro- grammes de recherche Aliment 2000 et Aliment Demain), Ministère de l’Agriculture, de la Pêche et de l’Alimentation, D.G.A.L., Paris.
- Ledrut R. (ed.), 1979, avec la collaboration de Clément S., Forne J., Saint Raymond O., L’Alimentation naturelle, les changements culturels dans le sentiment de l’existence et les relations avec le monde naturel, Toulouse, CERS.
- Levi-Strauss C., 1965, “Le triangle culinaire”, L’Arc, 26, pp. 19-29.
- Macbeth H., MacClancy J. (eds), 2004, Researching Food Habits, Oxford, U.K., Berghahn.
- MacClancy J., Henry C. J., Macbeth H. (eds), 2009, Consuming the Inedible: Neglected Dimensions of Food Choice, Oxford, U.K., Berghahn.
- MacIntosh W. A., 1996, Sociologies of Food and Nutrition (Environment, Development, and Public Policy), New York, Plenum.
- Mattelart A., Neveu E., 1996, “Cultural studies’ stories. La domestication d’une pensée sauvage?”, Réseaux, 14, 80, pp. 11-58.
- Maurer D.,
Sobal J., 1995, Eating Agendas. Food and Nutrition as Social
Problems, New York, Aldine de Gruyter.
- Mennell S., 1985, All Manner of Foods, Oxford, Basil Blackwell.
- Mennell S., Murcott A., van Otterloo A. H., 1992, The Sociology of Food: Eating, Diet and Culture, London, Sage.
- Miller J., Deutsch J., 2009, Food Studies. An Introduction to Research Methods, Oxford, Berg.
- Mintz S. W., Du Bois C. M., 2002, “The anthropology of food and eating”, Annual Review of Anthropology, 31, pp. 99-119.
- Morin E., Piattelli-Palmarini M. (eds), 1974, avec la collaboration de Bejin A., Chapellaubeau I., Jelinski C., L’Unité de l’homme: invariants biologiques et universaux culturels, Paris, Seuil.
- Moulin L., 1975, L’Europe à table, introduction à une psychosociologie des pratiques alimentaires, Bruxelles, Elsevier Séquoia.
- Murcott A., Belasco W., Jackson P. (eds), 2013, The Handbook of Food Research, New York, U.S.A., Bloomsbury Academic, 324-337.
- Nair-Venugopal S. (ed.), 2012, The Gaze of the West: Framings of the East, London, Palgrave Macmillan.
- Neirinck E., Poulain J.-P., 1987, Histoire de la cuisine et des cuisiniers. Pratiques culinaires et manières de table en France du Moyen Âge à nos jours, Paris, Lanore.
- Nestle M., 2002, Food Politics: How the Food Industry Influences Nutrition and Health, Berkeley, University of California Press.
- Nestle M., 2009, “Reading the food social movement”, World Lit Today, 83, 1, pp. 37-39.
- Nestle N., McIntosh W.A., 2010, “Writing the food studies movement”, Food, Culture & Society, 13, 2, pp. 159–168. [en ligne] http://www.foodpolitics.com/wp-content/uploads/02-FCS13.2-Nestle.pdf; consulté le 3 octobre 2016.
- Orbach S., 1978, Fat is a Feminist Issue: The Anti-diet Guide to Permanent Weight Loss, New York, Paddington Press.
- Parasecoli F., Scholliers P. (eds), 2012, A Cultural History of Food, Volumes 1-6, New York, U.S.A., Bloomsbury.
- Parker A.,
Kosofsky Sedgwick E. (eds), 1995, Performativity and Performance, New
York, Routledge.
- Pollan M., 2006, The Omnivore’s Dilemma: A Natural History of Four Meals, New York, Penguin Press.
- Pollan M., 2008, In Defense of Food: An Eater’s Manifesto, New York, Penguin Press.
- Poulain J.-P., 1997, “Goût du terroir et tourisme vert à l’heure de l’Europe”, Ethnologie française, 27, 1, pp. 18-26.
- Poulain J.-P., 2002, Sociologies de l’alimentation: les mangeurs et l’espace social alimentaire, Paris, Puf.
- Poulain J.-P., 2008, “Du goût au plaisir, le début d’une thématisation”, Cahiers de l’OCHA, 13, numéro sous la direction de J.-P. Corbeau, “Nourrir de Plaisir”, pp. 47-52.
- Poulain J.-P., 2009, Sociologie de l’obésité, Paris, Puf.
- Poulain
J.-P, 2011, “La gastronomisation des
cuisines de terroir: sociologie d’un retournement de perspective”, in Adell
N., Pourcher Y., Transmettre, quel(s) patrimoine(s)? – Autour
du patrimoine culturel immatériel, Paris, Michel Houdiard éditeur,
pp. 239-248.
- Poulain J.-P., 2012, Dictionnaire des cultures alimentaires, Paris, Puf.
- Poulain J.-P., Corbeau J.-P., 2012, “Thématisation de l’alimentation dans les sciences humaines sociales”, in Poulain J.-P. (ed.), Dictionnaire des cultures alimentaires, Paris, Puf, pp. 1329-1336.
- Poulain
J-P., Tibère L., 2000, “Mondialisation, métissages et
créolisation alimentaire: de l’intérêt du laboratoire réunionnais”, Bastidiana, 31-32,
numéro sous la direction de J.-P. Corbeau, “Cuisine, alimentation,
métissages”, pp. 225-242.
- Rayner G., Lang T., 2012, Ecological Public Health: Reshaping the Conditions for Good Health, London, Routledge.
- Roelofs E. W., 1954, “Food Studies of Young Sciaenid Fishes, Micropogon and Leiostomus, from North Carolina”, Copeia, 2, pp. 151-153.
- Saint Pol T., 2010, Le Corps désirable. Hommes et femmes face à leur poids, PUF.
- Schlosser E., 2001, Fast Food Nation: What the All-american Meal is doing to the World, London, Penguin Books.
- Sobal J., 2000, “Sociability and the Meal: Facilitation, Commensality, and Interaction”, in Meiselman H. L. (ed.), Dimensions of the Meal, Gaithersburg, Aspen Publishers.
- Sokal A., Bricmont J., 1998, Fashionable Nonsense: Postmodern Intellectuals’ Abuse of Science, New York, Picador.
- Tibère L., 2009, L’Alimentation dans le “vivre ensemble” multiculturel. L’exemple de la Réunion, Paris, L’Harmattan.
- Tibère L., 2016, “Food as a factor of collective identity: The case of creolisation”, French Cultural Studies, 27, 1, pp. 85-95.
- Warde A., 1997, Consumption, Food & Taste. Culinary Antinomies and Commodity Culture, London, Sage Publications Ltd.
- Warde A., 2016, The Practice of Eating, Cambridge, Polity Press.
Phạm Như Hồ dịch
Nguồn: “Socio-anthropologie du « fait alimentaire » ou Food Studies. Les deux chemins d’une thématisation scientifique”, L’Année sociologique, 2017/1 (Vol. 67), trang 23 đến 46.
----
Bài có liên quan:
- Từ các ngành khoa học đến các “studies”
- Nghiên cứu hậu thực dân (Post-Colonial Studies) và Nghiên cứu thuộc địa (Colonial Studies): thách thức và tranh luận
- Nhận xét bước đầu về nghiên cứu đa ngành, liên ngành và xuyên ngành ở Việt Nam
[i]
Dịch giả xin được dùng thuật ngữ “Food studies” mà không dùng cụm từ tiếng Việt “Nghiên cứu ẩm thực” vì trong giới khoa học xã hội và nhân văn, Food Studies là một thuật ngữ được dùng để chỉ cả một trào lưu nghiên cứu xuất phát từ Mỹ liên kết với một số trào lưu nghiên cứu khác như Gender Studies (Nghiên cứu Giới), Postcolonial Studies (Nghiên cứu Hậu thực dân) và nằm trong xu hướng nghiên cứu của trường phái Cultural Studies. Điều này được tác giả bài viết giải thích rõ ràng trong phần sau. Tác giả cũng sử dụng thuật ngữ food studies trong suốt cả bài thay vì dịch ra tiếng Pháp (ND). [ii]
Jean-Pierre Poulain là một nhà xã hội học Pháp, hiện là là giáo sư ở Đại Học Toulouse Jean Jaures, đồng lãnh đạo phòng thí nghiệm Food, Culture and Heath do đại học Toulouse và Taylor’s University đồng sáng lập. Với một sự đào tạo kép - đào tạo kỹ thuật tại các trường về khách sạn - du lịch và đào tạo về KHXHNV (thạc sĩ Tâm lý học, tiến sĩ Xã hội học). Ông hướng đến một cách gần như tự nhiên đến lĩnh vực Xã hội học Ẩm thực. Ông trở thành một nhà nghiên cứu chiếm được một vị trí đáng nể ở Pháp cũng như trên phương diện quốc tế với rất nhiều sách và bài nghiên cứu được phổ biến rộng rãi trên thế giới (ND). [iii]
Tựa của bài được đăng trong số đặc biệt (tháng 11-12 năm 2009) của tạp chí Le Nouvel Observateur (http://palimpsestes.fr/textes_philo/levi_strauss/triangle_culinaire.pdf) trong đó Claude Levi-Strauss giải thích vì sao phương pháp cấu trúc có thể được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực của văn hóa, và có thể trước hết cho ẩm thực. [iv]
French Theory là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nguyên bản tiếng Anh trong giới khoa học xã hội. Do đó dịch giả cũng xin được giữ nguyên bản tiếng Anh mà không dịch ra tiếng Việt (lý thuyết Pháp). Thuật ngữ này chỉ một tập hợp hậu hiện đại các lý thuyết triết lý, văn học và xã hội (đa số xuất phát từ Pháp) trong đó khái niệm giải cấu tạo (déconstruction) chiếm một vị trí trung tâm. Xuất hiện trong các trường đại học Pháp vào những năm 1960 và Mỹ từ những năm 1970, French Theory đã có được một sự tiếp nhận nồng nhiệt, đặc biệt ở các khoa nhân văn (humanities hay liberal arts) tại các trường đại học Mỹ từ những năm 1980. Chính vào thời điểm này mà tập hợp này đã được định hình dứt khoát dưới tên French Theory. Nó đã đóng góp vào sự xuất hiện của các nghiên cứu về văn hóa (cultural studies), về giới (gender studies) và nghiên cứu hậu thực dân (postcolonial studies). Nó còn có một ảnh hưởng sâu sắc đến giới nghệ thuật và các thành phần đấu tranh (ND). [1]
Đây là ấn bản của những bài tham luận trong một sự kiện khoa học mang tên “Thực phẩm, biểu tượng và cuộc sống hàng ngày/Food, Symbols and Everyday Life” (1991), Hội nghị chuyên đề nghiên cứu xã hội học ẩm thực đầu tiên ở Bắc Âu, diễn ra vào ngày 10 -12 tháng 9 năm 1990, tại thị trấn Gilleleje ở Đan Mạch. [2]
Đây là tình hình vào tháng 7 năm 2015. Một số chương trình đã tồn tại nhưng không còn hoạt động và không xuất hiện trong danh sách. Chúng tôi cảm ơn Kremlasen Naidoo, sinh viên trong chương trình Thạc sĩ Phil “Food Studies” tại Trung tâm Taylor ở Đại học Toulouse, đã giúp đỡ trong việc thu thập thông tin. Các tiêu chí sáp nhập là đề xuất cho một nền giáo dục đa ngành về ẩm thực với trọng tâm là khoa học xã hội và nhân văn. Chiến lược nghiên cứu bao gồm việc khám phá Google theo các từ khóa “Food Studies” và “Thạc sĩ”, sau đó là “Thực phẩm” và “Khoa học xã hội”. Sau đó, nghiên cứu tiếp tục bằng cách khám phá các trang web của các trường đại học của các tác giả đã cộng tác trên các bản tóm tắt về food studies.
Chú thích:
