22.2.21

Từ các ngành khoa học đến các “studies”

TỪ CÁC NGÀNH KHOA HỌC ĐẾN CÁC “STUDIES”

Tri thức, quỹ đạo, chính sách

Lucas MonteilAlice Romerio

Vài lời mở đầu của dịch giả

Hiện nay, không một nhà nghiên cứu khoa học xã hội nào mà không chấp nhận, áp dụng sự kết hợp các kiến thức, lý thuyết, phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội khác nhau trong nghiên cứu lý thuyết hay thực nghiệm của mình. Mặc dù nguyên tắc đã được áp dụng từ lâu, đặc biệt trong các công trình nghiên cứu nhân học trong đó nhà nhân học đứng trước “hiện tượng xã hội toàn diện/phénomène social total” (Marcel Mauss) mà các chiều kích gắn kết với nhau một cách hữu cơ, nhưng phải chờ đến những năm 1960 thì sự kết hợp này mới được “chính đáng hóa” với trào lưu Cultural Studies ở Anh và được đưa vào cuộc tranh luận quốc tế dưới dạng sự khác biệt, thậm chí sự đối lập giữa cách tiếp cận theo ngành (disciplinaire) hay theo hướng các studies.

Marcel Mauss (1872-1950)
Raymond Williams (1921-1988)

Studies là một thuật ngữ được sử dụng trong giới khoa học nhân văn và xã hội (KHNVXH) trong nguyên bản tiếng Anh để chỉ một trào lưu nghiên cứu xuất phát từ các cultural studies ở Anh đặt trọng tâm vào các văn hóa dân gian (cultures populaires) với những nhà nghiên cứu như Richard Hoggart, người sáng lập Centre for Contemporary Cultural Studies, Stuart Hall, Charlotte Brunsdon, Phil Cohen, Angela McRobbie, David Morley, Edward Thompson và Raymond Williams vào những năm 1960. Cultural Studies nằm ở giao diện của xã hội học, nhân chủng học, triết học, nghệ thuật và thậm chí cả văn học, nhằm hướng tới một cách tiếp cận xuyên suốt đối với các hiện tượng văn hóa theo nghĩa rộng của sự chuyển đổi văn hóa. Từ studies đã được giới học thuật thừa nhận để chỉ trào lưu nghiên cứu này và được sử dụng trong nguyên bản của nó mà không được dịch và dịch giả cũng theo quy ước này.

Hai đặc điểm chính của trào lưu này là:

Richard Hoggart (1918-2014)

- nằm ở không gian giao thoa của các KHNVXH vì cho rằng các đối tượng phức hợp của các khoa học này không thể nào được nghiên cứu một cách toàn diện chỉ với cách tiếp cận, các phương pháp, các khái niệm của một ngành khoa học. Do đó cần phải huy động tất cả các công cụ nghiên cứu của các ngành để triển khai nghiên cứu. Trào lưu này bị xem như là một cuộc tấn công trực tiếp vào sự tổ chức, nghiên cứu, giảng dạy khoa học theo ngành ở các viện nghiên cứu, các đại học. Ở đây không chỉ là vấn đề quyền lợi của các nhóm gắn liền với các xu hướng nghiên cứu, các định chế khoa học đã có từ lâu hay đang cố gắng phát triển, mà còn đặt ra những vấn đề về mặt khoa học luận, phương pháp luận.

Sự kết hợp các công cụ này và mức độ kết hợp chúng tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhà nghiên cứu và bản chất của đối tượng. Chúng được thể hiện qua 4 cấp độ tiếp cận, dưới góc độ khoa học luận và phương pháp luận, mà chúng tôi sẽ phân tích sau: nghiên cứu theo ngành (disciplinaire), nghiên cứu đa ngành (multi hay pluridisciplinaire), nghiên cứu liên ngành (interdisciplinaire) và xuyên ngành (transdisciplinaire).

- chiều kích phê phán được thể hiện qua việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa văn hóa và quyền lực, và qua việc xác định một số các đối tượng ưu tiên. Ngay từ lúc đầu, các cultural studies mà chủ đề nghiên cứu là văn hóa dân gian (trong sự đối lập với văn hóa chính thống mang tính trưởng giả (bourgeois)) đã cho thấy xu hướng phê phán của trào lưu này. Và khi trào lưu cultural studies được quốc tế hóa, sang Mỹ trước khi lan tỏa sang các nước khác, chiều kích phê phán này lại càng đậm nét và nhất là dẫn đến sự phân nhánh hóa các studies dựa trên chủ đề nghiên cứu. Và như vậy chúng ta thấy xuất hiện một loạt các studies thường đặt trọng tâm vào những đối tượng chủ yếu là các thành phần mà chúng ta có thể gọi là “thiểu số” về nhiều mặt: giới tính (gender studies), chủng tộc, văn hóa, lịch sử (post-colonial studies, subaltern studies), kinh tế, v.v.. Ngoài ra còn có một số lĩnh vực hoạt động đã trở thành đối tượng của các studies như Science and Technology Studies (STS) hay Visual Studies.

Dựa trên mức độ phân chia, tương tác và tích hợp các lý thuyết, các phương pháp, các kỹ thuật nghiên cứu, ta có thể phân biệt các quan điểm nghiên cứu như sau (theo Frédéric Darbellay, Où vont les studies? Interdisciplinarité, transformation disciplinaire et pensée dialogique - Questions de Communication 25-2014):

“- tính ngành (disciplinarité): thuộc cùng một ngành, các nhà nghiên cứu làm việc theo một cách ít nhiều phối hợp trên các đối tượng chính đáng bên trong ngành (ý tưởng chủ đạo của khái niệm tính ngành: ngăn cách (cloisonnement), phân đoạn (fragmentation), cộng đồng và hệ chuẩn của ngành);

- tính đa ngành (multi/pluridisciplinarité): tính đa ngành là một quá trình tuần tự trong đó các nhà nghiên cứu từ các ngành khác nhau làm việc, theo quan điểm riêng của họ, trên một đối tượng nghiên cứu ít nhiều được chia sẻ và theo cách tuyến tính và độc lập, mà không có bất kỳ tương tác thực sự nào (ý tưởng chủ đạo của khái niệm đa ngành: tính nhiều ngành, tính không đồng nhất, tính tuần tự, tính tuyến tính, việc đặt các ngành bên cạnh nhau);

- tính liên ngành (interdisciplinarité): các nhà nghiên cứu cùng làm việc với nhau từ - và giữa - quan điểm theo ngành của họ về một chủ đề nghiên cứu chung, theo cách phối hợp và tương tác với nhau. (ý tưởng chủ đạo khái niệm liên ngành: những gì nằm giữa các ngành, tương tác, giao diện, đồng sản xuất, kết hợp giữa hai hoặc nhiều ngành, tích hợp, chuyển giao hoặc vay mượn các khái niệm hoặc phương pháp, lai ghép);

- tính xuyên ngành (transdisciplinarité): các nhà nghiên cứu làm việc để triển khai một khung khái niệm và phương pháp luận chung vượt qua các giới hạn của các ngành để giải quyết một vấn đề cụ thể giữa khoa học và xã hội (những ý tưởng chủ đạo của khái niệm xuyên ngành: cái gì vượt ra ngoài và xuyên các ngành, vượt qua giới hạn (của ngành), giải quyết vấn đề, thực thi, tham gia, quan hệ khoa học – và xã hội).”

Ở Việt Nam, hệ thống đại học và nghiên cứu chủ yếu được tổ chức theo mô hình ngành. Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ được tổ chức phần nào theo hướng các studies như Đông Nam Á Học (đây đúng hơn là Khu Vực Học), Văn hoá học và Việt Nam Học. Sự thành lập trong các trường đại học môn Việt Nam Học được định nghĩa như là “một ngành khoa học nghiên cứu về Việt Nam theo từng chuyên ngành như lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học, văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, v.v. hay theo tính liên ngành của khu vực học (Wikipedia)”, chủ yếu là để đáp ứng một nhu cầu xã hội xuất phát từ nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa. “Sinh viên sau khi tốt nghiệp (ngành Việt Nam Học) có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành du lịch; hoặc làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam” (Trang mạng Hướng Nghiệp). Dựa trên sự phân biệt được xác định ở trên, ta có thể nói Việt Nam Học, với ý hướng hướng nghiệp ở cội nguồn của nó, dừng lại ở mức độ đa ngành (pluri/multidisciplinaire).

Ở Việt Nam, nghiên cứu đa ngành, liên ngành, xuyên ngành đã trở thành chủ đề trong nhiều báo cáo khoa học, hội thảo từ nhiều năm nay, đặc biệt trong một số ngành mà chính đối tượng nghiên cứu đòi hỏi sự kết hợp nhiều cách tiếp cận. Ta có thể kể văn hóa học, Đông Nam Á học, Việt Nam Học, nhân học đặc biệt vỡi các nghiên cứu về làng xã... Tuy nhiên trong thực tiễn nghiên cứu, sự kết hợp này vẫn chưa được thể hiện rõ nét trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm, mà chủ yếu là một sự gộp lai các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ chuyên ngành, tức là nghiên cứu đa ngành chứ chưa thật sự liên hay xuyên ngành như đã được định nghĩa ở trên. Một trong lý do của điều này là, cũng như ở môi trường học thuật và nghiên cứu ở rất nhiều nước kể cả các nước tiên tiến về mặt khoa học, cách tổ chức giảng dạy và nghiên cứu theo ngành vẫn chiếm ưu thế lớn và thật sự là một trở ngại lớn cho sự phát triển của cách tiếp cận liên ngành và xuyên ngành. Trong vấn đề này, không phải chỉ có chiều kích khoa học luận, phương pháp luận mà thôi, nhưng còn có sự đấu tranh giữa một bên là các cộng đồng khoa học được thể chế hóa theo ngành để bảo vệ lợi ích của mình, không chỉ là khoa học mà còn là quyền lực đa dạng để nhận sự công nhận và sự tài trợ, và một bên là các thành phần chủ trương hướng nghiên cứu đa ngành, liên ngành và xuyên ngành đang trỗi dậy. Do đó các ngành thường thể hiện một sự đề kháng mạnh để bảo vệ lãnh địa và những công cụ nghiên cứu đi kèm. Thêm nữa, hoàn toàn không có chiều kích phê phán được xem như là một đặc tính của trào lưu studies, ít nhất là vào giai đoạn đầu, vì lý do dễ hiểu là số lớn các nghiên cứu đều được thực hiện với sự tài trợ của Nhà Nước. Ở đây chúng ta chạm đến vấn đề tế nhị và phức tạp về quan hệ giữa nghiên cứu và các quyền lực chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, văn hóa.

Tuy nhiên, trào lưu nghiên cứu theo hướng các studies với các cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và xuyên ngành khó có thể cưỡng lại, tuy những vấn đề đa dạng mà nó đặt ra vẫn còn là đối tượng tranh luận sâu sắc trong giới học thuật. Ở Việt Nam, có nhiều vấn đề chưa thật sự được nêu lên vì nhiều lý do khác nhau (thể chế, quan hệ giữa quyền lực và khoa học, nghiên cứu...). Việc nhanh chóng và thật sự đưa các cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và xuyên ngành vào môi trường học thuật và nghiên cứu tùy thuộc rất nhiều vào khả năng và ý chí của các giảng viên, các nhà nghiên cứu trẻ vốn là, với sự tiếp xúc rộng mở hơn với môi trường khoa học quốc tế, thành phần chủ đạo trong việc xác định các hướng nghiên cứu mới. Do đó chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giảng dạy và đào tạo những thế hệ này.

==================================================================================

TÓM TẮT

Các studies là chủ đề tranh luận trong không gian đại học, dưới cái nhìn của sự cấu trúc theo ngành. Các studies khẳng định khả năng tạo ra những sự chuyển dịch về mặt khái niệm hoặc hệ chuẩn. Coi trọng các vấn đề nhận thức luận và phân tích, nghiên cứu về chúng cũng đòi hỏi việc nắm bắt tính thời gian dài của sự thể chế hóa khoa học. Xã hội học lịch sử về các ngành chỉ ra một quá trình phân đoạn đã làm nền tảng cho sự phát triển hiện đại của đời sống học thuật và khoa học. Việc phân tích sự phát triển của chúng biện hộ cho sự tái ghi nhận chúng trong các cấu trúc quyền lực thường hay thay đổi trong lịch sử. Tính liên ngành đặt câu hỏi về tương lai của sự tổ chức khoa học theo ngành. Sự xuất hiện của các studies dường như là đỉnh điểm của những chuyển đổi gần đây trong không gian học thuật.

=====================================

Từ nhiều năm nay, các “studies” đã là chủ đề tranh luận. Được khắc sâu trong logic thông thường và các cuộc đấu tranh nội bộ trong không gian đại học, các hoạt động xây dựng về mặt hàn lâm và diễn ngôn các lĩnh vực nghiên cứu thành các “studies” hoặc “nghiên cứu”, đặc biệt dựa trên các hình thức đối lập ngầm hoặc rõ ràng giữa các “studies” và các “ngành”. Tuy nhiên, nếu các lĩnh vực nghiên cứu ngay từ đầu dường như phụ thuộc vào việc xây dựng các chủ đề, thì rõ ràng là có nhiều chủ đề từ chối hoặc thoát khỏi sự tự giam mình trong các đối tượng cụ thể. Ngược lại, các “studies” thường khẳng định khả năng can thiệp vào toàn bộ lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trên cơ sở của một sự chuyển dịch về mặt khái niệm hoặc hệ chuẩn (nghiên cứu văn hóa/cultural studies, nghiên cứu về giới/gender studies, nghiên cứu động vật/animal studies, nghiên cứu môi trường/environmental studies, v.v.). Trong khi ngược lại, các ngành đã được định chế hóa của khoa học xã hội và nhân văn cũng không thoát khỏi một logic chuyên môn hóa xung quanh một đối tượng, hay đúng hơn là một đối tượng-khái niệm (cái “chính trị”, “xã hội”, “cá nhân”, “văn hóa”). Khả năng hiển thị và số lượng ngày càng tăng của các lĩnh vực tri thức liên ngành được tổ chức xung quanh việc nhận một nhãn hiệu (labellisation) dựa trên đối tượng đã làm nảy sinh nhiều diễn ngôn thông thái, trong đó các quan điểm chủ yếu mang tính biện hộ hoặc phê phán vẫn chiếm một phần lớn. Tránh xa các tường thuật thuần túy nội bộ về một “nghiên cứu điển hình”, nhưng nghiêm túc xem xét các vấn đề nhận thức và phân tích mà sự ra đời quan trọng của các “studies” gây nên, tạp chí số này nằm trong một viễn tưởng chưa từng có của xã hội học về khoa học và tri thức (Mullins, 1972; Ben-David, 1997; Lenoir, 1997; Collins 2000; Heilbron, 2004; Gingras, 2013; Heilbron & Gingras, 2015). Viễn tưởng này trước hết đòi hỏi việc nắm bắt sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành dưới ánh sáng của thời gian dài của quá trình thể chế hóa khoa học.

Thể chế và phân chia các khoa học: những đóng góp của xã hội học lịch sử

Yves Gingras

Xã hội học lịch sử đã làm nổi bật vị trí trung tâm của các ngành khoa học hàn lâm trong những chuyển đổi thể chế của khoa học hiện đại. Là “các vũ trụ tương đối ổn định và được phân định”, các ngành cấu trúc một trật tự thể chế bao gồm các khoa, tạp chí, thủ tục chứng nhận, hiệp hội và cơ quan quốc gia và quốc tế (Heilbron & Gingras, 2015, p. 8). Về mặt nhận thức và xã hội, trật tự này quy định sự lao động của toàn bộ những người thực hành trong thế giới học thuật và khoa học, tổ chức sự kiểm soát cũng như sự sản xuất và phổ biến tri thức, và phân chia nó thành các lĩnh vực chuyên biệt xoay quanh các đối tượng tương đối được phân định và các “vốn tập thể” bao gồm các khái niệm, tài liệu tham khảo, phương pháp, v.v. (Heilbron, 2004, trang 23, 26; Vinck, 2007, trang 71; Fabiani, 2012, trang 133; Heilbron & Gingras, 2015, trang 8).

Sự hình thành các ngành dường như không thể tách rời sự ra đời của trường đại học hiện đại, chuyên biệt và chuyên nghiệp hóa. Bối cảnh của Đức tỏ ra thuận lợi nhất cho sự xuất hiện và phổ cập các trường đại học nghiên cứu hiện đại vào thế kỷ 19, làm phát sinh sự xuất khẩu quan trọng về mặt thể chế và phương pháp luận sang các quốc gia công nghiệp khác, đặc biệt là Hoa Kỳ (Ben-David, 1997b; Lenoir, 1997; Heilbron, Guilhot & Jeanpierre, 2009, trang 135). Nhưng chính sự hình thành các ngành khoa học tự nhiên ở Pháp dường như đã giữ vai trò tiên phong trong việc phát triển chính các ngành học hiện đại và sự xuất khẩu quốc tế của chúng (Ben-David, 1997, trang 113-114; Heilbron, 2004, trang 33). Các ngành học này là kết quả của quá trình chuyển đổi cấu trúc của giáo dục đại học diễn ra từ năm 1750 đến năm 1850, được thể hiện qua sự tích hợp các hoạt động sản xuất và giảng dạy tri thức, dưới dạng chuyên biệt và chuyên nghiệp trong định chế đại học (Heilbron, 2004; Gingras, 2013). Các thành viên của các viện hàn lâm và các hiệp hội bác học, thường là những người đa ngành và không vụ lợi, lúc đó ngày càng được mời nhiều hơn cho việc đào tạo các kỹ sư, các nhà khoa học, bác sĩ và giáo sư, trong các Trường Nhà nước mới (École des mines/Trường Mỏ, Ecole de santé/Trường y tế, Ecole Polytechnique/Trường Bách khoa, École Normale Supérieure/Trường Sư Phạm Cao Cấp) để phục vụ nền Cộng hòa (Heilbron, 2004, trang 33). Kết quả của sự tiến hóa này là sự hình thành các lĩnh vực tri thức chuyên ngành tương đối chặt chẽ và độc lập với các viện hàn lâm, mà sự xuất hiện của các tạp chí học thuật chuyên ngành là một thể hiện và sứ mệnh giảng dạy là điều kiện thiết yếu để phát triển và tái sản xuất.

Việc quan sát sự chuyển đổi này làm nổi bật các nhân tố mang tính quyết định trong sự phát triển và thể chế hóa khoa học. Thứ nhất, các khoa của trường đại học đóng vai trò cấu trúc hóa trong việc phát triển và tái sản xuất các ngành học, cũng như chúng là cơ sở thể chế cho sự sáng tạo khoa học và sự hình thành các cộng đồng khoa học quốc gia (Gingras, 2013). Thứ hai, các chính sách giảng dạy và hiện đại hóa quốc gia vốn đã dẫn đến sự hình thành các ngành học hiện đại ở Pháp vào đầu thế kỷ 19 và sự xuất khẩu quốc tế của chúng, là tiếng vang của các chính sách hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học và sự du nhập các mô hình thể chế và phương pháp luận, được nhiều Nhà nước-quốc gia áp dụng trong các bối cảnh lịch sử khác (Heilbron, Guilhot & Jeanpierre, 2009). Một cách rộng hơn, chúng minh họa cho tầm quan trọng lịch sử của vai trò của các quyền lực chính trị đối với các động thái thể chế hóa khoa học (đặc biệt thông qua các đơn đặt hàng và sự hỗ trợ), cùng với sự ủng hộ của các hoàng gia đối với các viện hàn lâm và các hiệp hội bác học đã có trước sự ra đời của các trường đại học hiện đại, trong nhiều ví dụ lịch sử và địa lý (Gingras, 2013, trang 29). Nhận định này phải được kết hợp với vai trò quan trọng không kém của thế giới thương mại và tài chính tư nhân trong sự phát triển lịch sử của khoa học (Pestre, 2015).

Có nhiều nhân tố khác về sự thể chế hóa các ngành khoa học đã được nhấn mạnh, trong đó: sự hiện diện của các cơ hội và phương tiện để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu (Ben-David, 1997b), sự gia tăng số lượng các nhà nghiên cứu, đặc biệt là thông qua việc cấu trúc hóa các chuyên ngành thành các tạp chí hoặc hiệp hội khi đạt đến một số lượng nhất định (Gingras, 2013), sự gia tăng đáng kể về dữ liệu và thông tin (Fabiani, 2012, trang 130), sự xuất hiện của các công cụ nghiên cứu mới hoặc sự di chuyển của các nhà nghiên cứu giữa các lĩnh vực (Vinck, 2007, trang 73-74; Gingras, 2013; Heilbron, 2004, trang 36).

Kết quả của xã hội học lịch sử về các ngành chỉ ra rằng một quá trình phân đoạn mạnh mẽ và mang nhiều hình thái là nền tảng cho sự phát triển hiện đại của đời sống học thuật và khoa học. Được diễn ra với sự hình thành của chính các ngành vào thế kỷ 19, quá trình phân đoạn này sau đó tiếp tục trong nội bộ các ngành, làm phát sinh nhiều phân khúc bổ sung (Gingras, 2013). Được nhận thức dưới lăng kính của một sự chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc ở cội nguồn của các chuyên ngành mới, hiện tượng này cũng có thể được xem như là kết quả của một quá trình phân biệt hóa theo phân mảnh, qua đó vài sự phân chia mang tính cấu trúc của các ngành (chẳng hạn như những mối liên hệ giữa chủ nghĩa thực chứng và sự diễn giải, phương pháp định lượng và định tính, văn hóa và cấu trúc xã hội, v.v.) được lặp đi lặp lại bên trong các ngành (Abbott, 2001).

Chính sự hình thành các ngành là kết quả của một số cơ chế phân mảnh và bố cục lại bản đồ của các công trình học thuật (Vinck, 2007, trang 81); trước hết là sự phân biệt hóa, giúp thuật lại sự hình thành các ngành khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) trên lãnh vực thống nhất trước đây của triết học tự nhiên, cũng như của các ngành khoa học xã hội (kinh tế, khoa học chính trị, xã hội học và nhân học) trên lãnh vực đang suy tàn của triết học đạo đức và quy luật tự nhiên; sau đó, sự khuyến khích, vốn là đặc trưng của tiến trình phát triển của triết học ở Pháp, từ sự giới hạn nó trong một nền giáo dục dự bị cho các khoa cao cấp hơn đến sự độc lập nhờ sự tách biệt giữa khoa văn học và khoa khoa học vào năm 1808; và cuối cùng là sự tổng hợp, thông qua đó một số ngành, chẳng hạn như sinh học, đã xuất hiện bằng cách tích hợp các lĩnh vực tri ​​thức rất không đồng nhất (Heilbron, 2004, trang 35).

Chống lại các phiên bản theo chủ nghĩa chức năng và xu hướng tự nhiên, thậm chí theo tự nhiên luận về sự phân biệt hóa khoa học, nhấn mạnh vào hiệu quả của sự phân công lao động xã hội, sự phân tích phát triển của khoa học biện hộ cho sự ghi khắc trong các cấu trúc quyền lực thường hay thay đổi trong lịch sử. Do đó, ngành có thể được coi là một dạng thể chế chính trị, chịu trách nhiệm bảo vệ các biên giới bên ngoài của nó (“lãnh địa học thuật” của nó), và kiểm soát các biên giới bên trong của nó: “các ngành học đối với thế giới học thuật cũng giống như Nhà nước-quốc gia đối với thế giới chính trị và công ty đối với thế giới thương mại” (Heilbron, 2004, trang 25; Vinck, 2007, trang 71). Như vậy, không gian của các ngành được hiểu liên quan đến các cuộc đấu tranh diễn ra trong một lĩnh vực học thuật (Bourdieu, 1984; Heilbron & Gingras, 2015) bao gồm các hình thức cạnh tranh khác nhau hoặc thậm chí là sự sáp nhập lãnh thổ giữa các ngành: xã hội học với ngôn ngữ học, khoa học thần kinh với khoa học xã hội, v.v.. Vì vậy, “không thể có hòa bình giữa các ngành. Việc lập bản đồ tri thức không có tính chất lâu dài” (Fabiani, 2012, trang 133; Vinck, 2007, trang 81-82).

Studies”, đỉnh của kỷ nguyên liên ngành?

Với sự xuất hiện và sau đó là sự phổ biến khái niệm liên ngành kể từ những năm 1960 (Heilbron & Gingras, 2015), một sự chuyển đổi các phương thức nghiên cứu, cả về thực tiễn và mục đích, dường như đang được triển khai. Việc ghi nhận sự chuyển dịch từ chế độ theo ngành sang kỷ nguyên liên ngành, từ một mô hình trong đó các ngành chiếm ưu thế và các nhà nghiên cứu tự chủ trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, sang một phương thức nghiên cứu “dựa trên bối cảnh” hơn, hướng tới việc giải quyết các vấn đề phức tạp (Gibbons, Limoges, Nowotny và cộng sự, 1994) và dựa trên “sự hợp tác” (Vinck, 1999, Vinck, 2000) hoặc thậm chí trên “nền Cộng hòa của các khoa học” với mô hình của “Chức năng xã hội của các khoa học” (Gingras, 2013), là trung tâm của các cuộc tranh luận, thậm chí cả các “vụ kiện” (Pasquier & Schreiber, 2007).

Michel Grossetti (1957-)

Sự ngờ vực được phát triển đối với tính liên ngành dựa trên sự phê bình tính ngoại trị của khoa học và học thuật (Heilbron & Gingras, 2015). Đôi khi mệnh lệnh phải theo tính liên ngành có dạng của một “nhu cầu xã hội” được thể hiện bởi các tác nhân chính trị, thể chế, công nghiệp hoặc thậm chí từ phía người sử dụng. Bản thân các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nó trong các “diễn ngôn biện minh” được xác định sau (Grossetti, 2017). Hơn nữa, nhu cầu xã hội đối với giáo dục liên ngành đôi khi đi trước sự tái tổ chức liên ngành của nghiên cứu. Thật vậy, các cấu trúc theo ngành đã bị tấn công từ nửa sau của thế kỷ 20 trong bối cảnh của việc mở rộng giáo dục đại học, bởi các tác nhân từ các chân trời khác nhau (các nhà nghiên cứu sáng tạo, các phong trào sinh viên phê phán hoặc các nhóm áp lực bên ngoài) vốn tố cáo tính cách quá quan liêu và cứng nhắc của các ngành và kêu gọi một sự giảng dạy bớt cứng nhắc và rộng mở hơn (Heilbron, 2004, trang 38). Từ những năm 1960-1970 trở đi, những sự phản đối này một mặt đã tham gia vào sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu phê phán, tấn công các tham vọng mang tính phổ quát và thực chứng của các trào lưu thống trị trong khoa học xã hội (chúng ta có thể kể đến các nghiên cứu hậu thực dân (postcolonial studies), nghiên cứu nữ quyền (feminists studies) hoặc các nghiên cứu hạ đẳng (subaltern studies) - Revel, 2015), và mặt khác, đã tạo ra các chương trình giảng dạy liên ngành với mục đích hướng nghiệp, được khuyến khích bởi các nhà quản lý nghiên cứu (Heilbron & Gingras, 2015, trang 5).

Như vậy thì còn gì là các ngành học nữa nếu tính đến tầm quan trọng ngày càng tăng của các lĩnh vực tri thức thực tiễn và các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành? Phải chăng chúng ta đang chứng kiến ​​sự suy tàn của mô hình theo ngành (Fabiani, 2013) và sự ra đời của kỷ nguyên hậu ngành (Heilbron, 2004), hay các ngành vẫn là trung tâm của sự tổ chức và sản xuất tri thức đương đại, như được chứng minh bởi vai trò chủ yếu của các nguồn lực tập thể của các ngành như các tạp chí và hiệp hội nghề nghiệp, hay tầm quan trọng của vai trò của Hội đồng quốc gia các trường đại học ở Pháp (Becher & Parry, 2005; Heilbron & Gingras, 2015; Louvel, 2015)?

Frédéric Darbellay (1972-)

Giữa mệnh lệnh và sự ngờ vực, tính liên ngành đặt câu hỏi về “tương lai của tổ chức khoa học theo ngành” (Prud’homme & Gingras, 2015, p. 41). Nhưng những cuộc tranh luận này không thể loại bỏ một sự suy nghĩ về ý nghĩa và các phương thức cụ thể để triển khai tính liên ngành (Vinck, 2000; Origgi & Darbellay, 2010). Chính thuật ngữ liên ngành làm nảy sinh nhiều hiểu lầm và đánh giá lý thuyết mơ hồ (Darbellay, 2012; Prud’homme & Gingras, 2015, p. 41). Nó có thể liên quan đến các phương thức diễn dịch/lưu thông, hợp nhất/lai ghép, hợp tác, cũng như đối đầu – về phương diện phương pháp luận, khái niệm hoặc lý thuyết - giữa các bộ môn, hoặc thậm chí đến sự khám phá các lĩnh vực bị đặt ở ngoại vi của các bộ môn và của quyền lực của chúng (Pasquier & Schreiber, 2007; Vinck, 2007, trang 84). Ngoài ra, một số quan sát của các nhà xã hội học khoa học dẫn đến việc tương đối hóa sự đối lập thường được chấp nhận giữa các ngành và tính liên ngành. Chẳng hạn, chính sự sáng tạo khoa học thường là kết quả của những thực tiễn nghiên cứu nằm ở giao điểm của các ngành và các ngành phụ (Dogan & Pahre, 1990; Abbott, 2001, p. 66; Fabiani, 2012, p. 130; Heilbron, 2004, trang 24). Và chính một số ngành, chẳng hạn như sinh học phân tử, vật lý y học hoặc tâm lý học xã hội, phát sinh từ các hình thức lao động liên ngành (Mullins, 1972; Heilbron, 2004, trang 23), trong khi các chương trình giảng dạy liên ngành, một khi được tạo ra, cũng có xu hướng bị thể chế hóa thành các ngành mới (Grossetti, 2017).

Roca i Escoda
Mặc dù thời đại của tính liên ngành không tạo ra cuộc cách mạng trong thế giới học thuật, nó cũng không phải là không ảnh hưởng đến sự nghiệp và thực tiễn của các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu gần đây về tính liên ngành cho thấy chi phí và thù lao được phân bổ không đồng đều giữa các nhà nghiên cứu, tùy vào vốn, vị trí của họ (Renisio & Zanith, 2015) trong thể chế và chuyên ngành của họ. Như vậy, một số ngành có vẻ “cởi mở” hơn những ngành khác (Heilbron & Bokobza, 2015) và “những ràng buộc về học thuật” tác động khác nhau đối với các nhà nghiên cứu trẻ - những người có khả năng bị nghi ngờ về sự phân tán và buộc phải đưa ra những cam kết về sự lệ thuộc đối với ngành để chứng minh cho “năng lực của họ để đạt dần tính phổ cập” - và đối với những người có uy tín nhất - có thể “tự cho phép mình làm điều này vào cuối sự nghiệp” (Prud'homme & Gingras, 2015, trang 48-49). Do đó, lĩnh vực học thuật cũng bị xuyên qua bởi các mối tương quan quyền lực giữa các ngành và giữa các nhà nghiên cứu trong nội bộ ngành, và bị các thực tiễn liên ngành cấu hình lại. Khi nói rằng “tất cả mọi người không nhất thiết phải là người chiến thắng trong cuộc trao đổi giữa các ngành”, Michel Grossetti khẳng định rằng các diễn ngôn để chính đáng hóa các không gian liên ngành thường được xây dựng bởi “các thành viên bị thống trị của các ngành hiện có” (Grossetti, 2017, trang 43). Vậy, nếu các không gian liên ngành có thể bị những người có vị thế thấp kém (outsider) chiếm lĩnh, chúng cũng mang lại cơ hội phát triển các quan điểm phê phán về các đối tượng bị vô hình hóa và bị chi phối trong không gian của các ngành và hơn thế nữa là cơ hội tìm kiếm sự công nhận (Génard & Roca i Escoda, 2016).

Armand Mattelart (1936-)
Erik Neveu (1952-)

Sự xuất hiện của các “studies” hoặc lĩnh vực nghiên cứu trong nghiên cứu hoặc giảng dạy được xem như là đỉnh điểm của những chuyển đổi gần đây trong thế giới học thuật. Từ Giới thiệu về Cultural Studies/ Introduction aux Cultural studies của Armand Mattelart và Erik Neveu đến Cultural Studies: lý thuyết và phương pháp/ Cultural studies: théories et méthodes của Maxime Cervulle và Nelly Quemener, thông qua Tuyển tập các Porn studies (nghiên cứu về khiêu dâm)/ Anthologie des porn studies do Florian Vörös chủ biên, các sách giáo khoa và sách giới thiệu xuất hiện ở Pháp, mà nội dung nay đã được chính đáng hóa, có xu hướng được sử dụng như là sự đào tạo khởi đầu, không chỉ mang tính chuyên ngành mà còn được hoàn toàn sáp nhập vào các cách tiếp cận của các ngành. Các “studies” giờ đây xuất hiện như một đối tượng nghiên cứu, cũng giống như các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến các vấn đề được đặt ra bởi tính liên ngành. Bài báo của Eric Maigret các “cultural studies có tác dụng gì đối với các tri ​​thức ngành. Các hệ chuẩn ngành, các tri ​​thức được xác định và sự gia tăng của các studies/ Ce que les cultural studies font aux savoirs disciplinaires. Paradigmes disciplinaires, savoirs situés et prolifération des studies” được xuất bản năm 2013 trên tạp chí Question de Communication (Maigret, 2013) đã gây ra nhiều phản ứng. Bằng cách nghiên cứu sự hình thành và phổ biến của các cultural studies, Maigret khẳng định rằng những nghiên cứu này đã tạo ra một “sự thu hút (appel d’air) hậu ngành” (Maigret, 2013, trang 159) và bảo vệ lợi ích xã hội và các quan điểm phê bình được đề xuất. Tầm nhìn được Maigret bảo vệ, nếu nó không nhận được sự nhất trí (Fleury & Walter, 2014), cũng mời gọi sự tranh luận, và số sau đó của tạp chí Question de Communication đã dành cho nó một vị trí bằng cách xuất bản phản ứng của Frédéric Darbellay, Hervé Glevarec, Fabien Granjon, Virginie Julliard, Céline Masoni-Lacroix và Christian Ruby. Những cuộc tranh luận này đi kèm với sự phát triển của các “studies” trong trường học thuật là minh chứng cho chiều kích mang tính xung đột và phi tuyến tính của sự thể chế hóa chúng trong bối cảnh khoa học Pháp.

Nghiên cứu các “studies”: chính sách và động thái thể chế hóa


Có nhiều sự kiện khoa học gần đây ở Pháp[1] đã góp phần phản ánh những thách thức của việc tổ chức nghiên cứu thành các “studies”. Những tham luận tập hợp trong hồ sơ này đặc biệt quan tâm đến các tiến trình thể chế hóa các “studies” và các vấn đề quyền lực đi kèm và làm điểm tựa cho chúng. Chúng cũng giúp phát triển và làm sâu sắc thêm những suy nghiệm liên quan đến triển vọng phê phán của các “studies”, cũng như các điều kiện vật chất và chính trị của chúng. Các cuộc tranh luận gần đây xung quanh các nghiên cứu về giới trong bối cảnh chính trị Pháp đã gợi lại các vấn đề được đặt ra bởi sự giao lưu giữa không gian học thuật và không gian của các nhà hoạt động tích cực, và nói chung mối liên hệ giữa sự phát triển nội bộ trong trường đại học, các phong trào xã hội và các chính sách công (Achin & Bereni nêu lên, 2013). Ví dụ, nghiên cứu về nữ quyền ở Pháp đã nổi lên trong khuôn khổ của Phong trào Giải phóng Phụ nữ (Lagrave, 1990) và các porn studies (nghiên cứu về khiêu dâm) từ “cách tiếp cận chiến đấu ở vùng nói tiếng Anh” ​​phê phán ngành công nghiệp chính thống (mainstream) và chấp nhận tình dục khác giới (hétérosexuel) (Landais, 2014; Paveau et al. Perea, 2014). Ngày nay, ta nghĩ gì về các hiệu ứng của sự công nhận học thuật đối với một số nghiên cứu, cũng như về tiến trình tự chủ hóa ít nhiều sâu sắc của chúng đối với các phong trào xã hội mà chúng đã từng liên kết, về cái tầm phê phán của chúng? Những tri thức này tạo ra những công dụng chính trị hoặc phê phán nào về và ngoài bối cảnh học thuật? Những đóng góp được thu thập ở đây liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu được công nhận trong trường học thuật, đang trong quá trình thể chế hóa, đang nổi lên hoặc còn ít được nhận diện. Do đó, tất cả những đóng góp giúp đặt ra câu hỏi về tính không đồng nhất lớn của các “studies”, cả về mặt đối tượng và định hướng lý thuyết cũng như về tính cố kết hoặc tính cấu trúc.

Claire Ducournau

Julien Debonneville
Các đóng góp thu thập được trong số này đều nhấn mạnh, theo những cách khác nhau, tầm quan trọng chủ yếu của bối cảnh quốc gia, chính trị, tri thức, kinh tế hoặc xã hội trong tiến trình nhận thức và thể chế của các lĩnh vực nghiên cứu. Bài của Anne-Claire Collier phân tích logic của việc tiếp nhận và diễn dịch ở Pháp các nghiên cứu hậu thực dân từ năm 2006 đến năm 2007 thông qua việc nghiên cứu một tập hợp các số dành cho chuyên đề này. Như vậy, nó cung cấp thông tin về quá trình “tái chính trị hóa không gian trí thức Pháp sau năm 2005” và cho thấy rằng các tạp chí nằm ở vị trí khác nhau ở giao điểm của trường hoạt động và học thuật - Contretemps, Esprit, Hérodote, Labyrinthe, Mouvements et Multitudes - đề xuất “một cách đọc mang tính chiến đấu về sự chuyển dịch hậu thực dân”, vốn thay đổi tùy theo sự định vị chính trị của các tác giả và những người điều phối. Gắn với bài này, bài của Claire Ducournau làm sáng tỏ “sự nghiệp kép” của Richard Hoggart ở Pháp và ở Vương quốc Anh, dưới góc độ của các trường và các sử dụng học thuật khác biệt nhau trong sự tiếp nhận sự nghiệp này ở hai nước. Về phần mình, phân tích của Julien Debonneville về sự công nhận sự khác biệt về các nghiên cứu hậu thực dân ở Pháp và Hoa Kỳ, nuôi dưỡng sự hiểu biết về các logic làm điểm tựa cho sự lưu thông hoặc sự kháng cự đối với trào lưu tri thức và khoa học này, và dường như gợi ý thoáng qua rằng chúng tái hiện hoặc ít nhất di chuyển một phần các sự đối lập cũ giữa các khoa học xã hội thực nghiệm và các ngành xuất phát từ các ngành nhân văn (humanités) đang suy yếu (Henry & Serry, 2004; Sapiro, 2004).

Jérôme Michalon

Maxime Boidy
Một số bài cũng đóng góp, theo những cách khác nhau, vào sự suy nghiệm về tầm quan trọng của bối cảnh chính trị, đặc biệt là bối cảnh tri thức và chiến đấu trong sự xuất hiện và sự thể chế hóa các “studies”, và minh họa các cách thức mà sự phát triển của các nghiên cứu phê phán tham gia vào việc biến đổi nhân vật đã được thử thách hoặc các phương thức can thiệp của “nhà trí thức dấn thân”, định hình lại các sự liên kết và đối kháng giữa sự dấn thân và nghiên cứu. Chẳng hạn Maxime Boidy thuật lại các vấn đề được đặt ra bởi sự xuất hiện của các visual studies/nghiên cứu về trực giác trong các lĩnh vực chiến đấu ở Hoa Kỳ, cả ở cấp độ của sự đối lập tả-hữu được đánh dấu bởi “các cuộc chiến tranh văn hóa”, và cả trong phái tả. Bài báo của Jérôme Michalon về animal studies/nghiên cứu động vật đặc biệt hữu ích cho việc đổi mới quan điểm về mối liên hệ giữa thế giới đấu tranh và thế giới học thuật. Thật vậy, tác giả mời chúng ta tương đối hóa tính chưa từng có và đặc thù của những sự trao đổi này bằng cách chỉ ra rằng “mối liên hệ giữa các nhà hoạt động ủng hộ động vật và việc sản xuất tri thức đã có từ rất lâu trước khi các animal sudies xuất hiện”. Nhưng không vì thế mà “sự lớn mạnh của các studies” không phải là không có tác dụng chính trị hoặc phê phán. Chúng khẳng định và công khai hóa những mối liên hệ này và được biểu hiện trong cả quá trình “chính trị hóa khoa học” và quá trình “khoa học hóa hoạt động chiến đấu”. Sự xuất hiện của các animal studies không phải chỉ bao gồm sự du nhập việc bảo vệ các động vật vào trường khoa học hoặc trong việc xây dựng một đối tượng mới mà còn trong việc phát triển một phương pháp mới để xem xét các mối quan hệ giữa con người/động vật trong các không gian khác nhau này. Như vậy, Jérôme Michalon đã cho thấy quá trình chủ quan hóa nằm ở trung tâm của sự “lớn mạnh của các studies” này song hành với nhu cầu ngày càng tăng về công lý đối với động vật.

Christelle Dormoy-Rajramanan
Sarah Meunier

Vấn đề về ảnh hưởng của các tác nhân và các yêu cầu của Nhà nước, nền công nghiệp và thương mại đối với tiến trình thể chế hoá và nhận thức của các “studies” cũng là trọng tâm của một số bài báo trong tạp chí số này. Christelle Dormoy-Rajramanan thảo luận về các điều kiện để tạo ra các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành trong “các trung tâm đại học thực nghiệm” như sự tiếp nối của các cuộc huy động vào năm 1968, và cung cấp thông tin về các hình thức liên ngành khác nhau được triển khai, đặc biệt ở (đại học) Vincennes. Bài báo này góp phần những suy nghiệm về “nhu cầu xã hội” của tính liên ngành bằng cách chỉ ra vai trò của sự hội tụ giữa một mặt, những yêu cầu nảy sinh từ phong trào đại học phản kháng tháng 5 năm 1968 ủng hộ sự thành hình những tri thức “phản biện” và mặt khác, dự án của chính phủ và mang tính kỹ trị nhằm mục đích phát triển sự chuyên nghiệp hóa các khóa đào tạo đại học. Sarah Meunier làm sáng tỏ ảnh hưởng của “các dấu tích (marqueur) về tính chính đáng ở bên ngoài trường (đại học)” trong sự xuất hiện của nghiên cứu về trò chơi điện tử ở Pháp. Sự xây dựng sự nghiện ngập trò chơi điện tử ở trẻ em và thanh thiếu niên thành một vấn đề công và sức nặng của lĩnh vực công nghiệp đã giữ vai trò trong việc chính đáng hóa đối tượng văn hóa giải trí của trò chơi điện tử ở Pháp. Trong bối cảnh này, bà nghiên cứu sự xuất hiện của một nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp về trò chơi điện tử thông qua việc phân tích các liên kết gắn kết họ và đặt câu hỏi về quyền tự chủ của nó đối với các “Games studies” trong các nước nói tiếng Anh. Sự tham gia của các nhà nghiên cứu vào các chính sách kinh tế và công nghiệp được đề cập trong đóng góp của Rafael Simões Lasevitz về các nghiên cứu về khai thác mỏ, cho thấy sự phân mảnh của thế giới học thuật được tạo ra bởi sự tham gia của các nhà nhân học với tư cách là nhà tư vấn trong các dự án phát triển khu vực dựa trên ngành khai thác mỏ. Hồ sơ này cũng đề cập đến sự tham gia của các khoa học trong việc hình thành (lại) trí thức của Nhà nước, các kỹ thuật quản trị của chính phủ và trong các quy trình kỹ thuật – thương mại thông qua sự đóng góp của David Dumoulin, Mina Kleiche-Dray và Mathieu Quet. Các tác giả không chỉ tố cáo quan điểm lấy Châu Âu làm trung tâm trong sự toàn cầu hóa các nghiên cứu xã hội về khoa học - “Khoa học, Công nghệ, Xã hội” (STS) hay sciences studies - mà họ còn đề xuất một phả hệ mới bằng cách sáp nhập những đóng góp lý thuyết và thực nghiệm từ các nước phương Nam, và chứng minh tính thích đáng của sự kết hợp giữa các nghiên cứu hậu thực dân và các STS. Chống lại sự (tự) nhốt trong “các khu văn hóa”, cũng như trong các ngành hoặc “chủ đề” nhất định, Bastien Bosa, dựa vào hành trình của bản thân, cũng biện hộ cho giá trị tương đối của “các khu văn hóa” trong sự phân chia công việc nghiên cứu, nhằm tạo ra sự giao thoa mới giữa các lĩnh vực tri ​​thức (liên quan đến các đối tượng rất xa nhau như Đảng Cộng Sản Pháp trong những năm 1930 hoặc người Thổ dân Úc vào những năm 1970) và cho một sự “chuyên môn hóa tùy theo sự tiện lợi”, linh hoạt và tiến hóa.

Bastien Bosa

Cuối cùng, hồ sơ bao gồm một cuộc phỏng vấn tập thể do Marion Guenot và Rémi Rouge thực hiện với Maxime Cervulle về các cultural studies, Cornelia Möser về nghiên cứu giới và Arthur Vuattoux về nghiên cứu nam tính, vốn trở lại một cách tiếp cận phản tư về các động thái của việc thể chế hóa và ảnh hưởng của nó đối với các sự nghiệp và các thực tiễn nghiên cứu. Do đối tượng của ba lĩnh vực nghiên cứu này gần nhau, cuộc đối thoại giữa ba nhà nghiên cứu này đặc biệt rất phong phú trong việc hiểu được động thái của việc thể chế hóa các “studies” và tác động của chúng. Chẳng hạn, các nghiên cứu nam tính cũng cùng xu hướng với các nghiên cứu giới, trong khi các cultural studies, giống như nghiên cứu giới, có thể làm hiển lộ và chính trị hóa các tri ​​thức ngoại đạo của các tác nhân bị thống trị về mặt xã hội. Các lĩnh vực nghiên cứu này được chính đáng hóa và thể chế hóa theo nhiều cách khác nhau trong trường học thuật, cuộc phỏng vấn chéo của ba nhà nghiên cứu này do đó giúp đặt câu hỏi về động thái của việc chính đáng hóa tri thức. Cuối cùng, ba lĩnh vực nghiên cứu này đặc biệt thích hợp để thảo luận về sự luân chuyển tri ​​thức giữa các trường học thuật, đấu tranh và xã hội dân sự. Nếu các nghiên cứu giới đang còn phải tự đặt câu hỏi về sự chiếm dụng chiều kích phê phán của chúng gắn với việc thể chế hóa chúng trong những chương trình giảng dạy đại học, thì các nghiên cứu nam tính buộc phải tự phân biệt với các sự chiếm dụng các sự phân tích của chúng theo hướng chủ nghĩa duy nam tính. Còn các cultural studies thì cho phép tác động đến những biểu tượng thống trị về nền văn hóa dân gian.

Kết luận

Từ nhiều phương pháp, câu hỏi và đối tượng khác nhau, các bài trong hồ sơ này tra vấn các động thái của quá trình thể chế hóa và các vấn đề phê phán và chính trị làm nền tảng cho sự phát triển đương đại của các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành. Rất khó để rút ra bài học chung từ các đối tượng, bối cảnh và quy trình đa dạng được phân tích. Tuy nhiên, những bài báo này tập hợp lại với nhau có thể làm cho sự hiểu biết toàn diện của chúng ta về sự phát triển này được phong phú và tinh tế hơn bằng cách sử dụng phương pháp so sánh, sự lịch sử hóa và/hoặc sự phân tích các lưu hành, phần nào lấp đầy sự thiếu hụt dai dẳng về mặt nghiên cứu và xã hội học về các khoa học. Khi làm như vậy, chúng cũng làm sáng tỏ những chuyển biến sâu sắc của bản đồ khoa học và ngành học đang diễn ra và tính đặc thù của các bối cảnh làm nền tảng cho chúng, đặc biệt được đánh dấu bởi sự quốc tế hóa không gian khoa học, sự tiến hóa tân tự do của các chính sách nghiên cứu và giáo dục đại học, hoặc ảnh hưởng của các phong trào xã hội phê phán. Nhưng từ hồ sơ này cũng lộ ra một nhận xét tổng quát khác: vượt lên trên các sự phát triển và khác biệt của các bối cảnh, các động thái thể chế hóa và chính trị liên quan đến sự phát triển đương đại của các “studies” được ghi nhận trong tính liên tục của các quá trình lịch sử-xã hội của sự phân khúc đã đánh dấu sự thể chế hóa các khoa học và tri thức hàn lâm. Như thế, các động thái ngày nay dẫn đến sự xuất hiện của các “studies” gợi nhớ lại những động thái đã chủ trì sự hình thành các ngành trước đây: các chuyển động của tiến trình chuyên môn hóa (nhận thức và xã hội), việc tái tạo các lãnh địa (phân biệt, khuyến khích, lai tạp liên ngành, v.v.), các phương thức và các yếu tố thể chế hóa (đặc biệt là tầm quan trọng của các chính sách giáo dục đại học, các chương trình và các khoa), các logic gắn với chính nội dung của các tri ​​thức và các thiết chế điều tra. Tuy nhiên, câu hỏi về mức độ của các biến đổi của không gian và sản xuất khoa học đang diễn ra xung quanh sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành hoặc đa ngành, so với những biến động đã xảy ra vào thời đăng quang của chế độ ngành, vẫn là một câu hỏi mở.

THƯ MỤC

Abbott, A. (2001), Chaos of Disciplines. Chicago: University of Chicago Press.

Achin, C., & Bereni, L. (2013), Introduction, in Dictionnaire genre & science politique: concepts, objets, problèmes (pp. 13-41). Paris: Presses de Sciences Po.

Becher, T., & Parry, S. (2005), The endurance of the disciplines, in I. Bleiklie & M. Henkel (eds.), Governing knowledge: a study of continuity and change in higher education: a festschrift in honour of Maurice Kogan (pp. 133-144). Dordrecht, The Netherlands: Higher education directions, Springer.

Ben-David, J. (1997) [1991], Éléments d’une sociologie historique des sciences. Paris: Presses universitaires de France (Sociologies), 376 p.

Ben-David, J. (1997b) [1991], Productivité scientifique et organisation universitaire dans la médecine du XIXe siècle, in Éléments d’une sociologie historique des sciences, Paris: Presses universitaires de France (Sociologies), 376 p.

Benninghoff, M., Crespy, C., Charlier, J.-É., & Leresche, J.-P. (dir.), 2017, Le gouvernement des disciplines académiques: acteurs, dynamiques, instruments, échelles. Paris: Éditions des Archives contemporaines.

Boutier, J., Passeron, J.-C., & Revel, J. (dir.) (2006), Qu’est-ce qu’une discipline?, Paris: EHESS.


Bourdieu, P. (1984), Homo Academicus. Paris: Les Éditions de Minuit, coll. “Le sens commun”.

Bourdieu, P. (1975). “La spécificité du champ scientifique et les conditions sociales du progrès de la raison”, Sociologie et sociétés, 7(1), 91-118.

Cervulle, M., & Quemener, N. (2015). Cultural studies: théories et méthodes. Paris: Armand Collin.

Collins, R. (2000), The Sociology of Philosophies. A Global Theory of Intellectual Change, Cambridge: Harvard University Press.

Darbellay, F. (2014), “Où vont les studies? Interdisciplinarité, transformation disciplinaire et pensée dialogique”, Questions de communication, 25, 173-186.

Darbellay, F. (2012), La circulation des savoirs. Interdisciplinarité, concepts nomades, analogies, métaphores. Bern, Berlin, Bruxelles, Frankfurt am Main, New York, Oxford, Wien: Peter Lang.

Dogan, M., & Pahre, R. (1990), Creative Marginality, Innovation at the Intersection of Social Sciences. Boulder, San Francisco, Oxford: Westview Press.

Fabiani, J.-L. (2013). “Vers la fin du modèle disciplinaire?”, Hermès, 3(67), 90-94.

Fabiani, J.-L. (2012), Du chaos des disciplines à la fin de l’ordre disciplinaire? Pratiques, (153-154), 129-140.

Fleury, B., & Walter, J. (2014), “Les cultural studies en débat”, Questions de communication, 25, 161-172.

Genard, J.-L., & Roca i Escoda, M. (2016), “Un regard à décentrer, des frontières disciplinaires à décloisonner”, SociologieS [En ligne], Dossier “Sociétés en mouvement, sociologie en changement”, mis en ligne le 7 mars 2016.

Gibbons, M., Limoges, C., Nowotny, H., Schwartzman, S., Peter Seot, P., & Trow, M. (eds.) (1994) The New Production of Knowledge, Londres: Sage.

Gingras, Y. (2013), Sociologie des sciences, Paris: Presses universitaires de France. coll. “Que sais-je?”.

Gingras, Y. (1991), “L’institutionnalisation de la recherche en milieu universitaire et ses effets”, Sociologie et sociétés, 23(1), 41-54.

Grossetti, M. (2017), “Dynamique des disciplines: l’exemple des sciences pour l’ingénieur en France”, in M. Benninghoff, C. Crespy, J.-E. Charlier & Leresche J.-P. (dir.), Le gouvernement des disciplines académiques. Acteurs, dynamiques, instruments, échelles (pp. 33-41). Paris: Éditions des Archives contemporaines.

Haraway, D. (1988), “Situated Knowledges: The Science Question in Feminism as a Site of Discourse on the Privilege of Partial Perspective”, Feminist Studies, 14(3), 575-600.

Heilbron, J. (2004), A Regime of Disciplines: Toward A Historical Sociology of Disciplinary Knowledge, in C. Camic & H. Joas (eds.), The Dialogical Turn: New Roles for Sociology in The Postdisciplinary Age (pp. 23-42). Lanham: Rowman & Littlefield.

Heilbron, J., & Bokobza, A. (2015), “Transgresser les frontières en sciences humaines et sociales en France”, Actes de la recherche en sciences sociales, 5(210), 108-121.

Heilbron, J., & Gingras, Y. (2015), “La résilience des disciplines”, Actes de la recherche en sciences sociales, 5(210), 4-9.

Heilbron, J., Guilhot, N., & Jeanpierre, L (2009), “Vers une histoire transnationale des sciences sociales”, Sociétés contemporaines, 1(73), 121-145.

Henry, O., & Serry, H. (2004), “La sociologie, enjeu de luttes”, Actes de la recherche en sciences sociales, 3(153), 5-10.

Lagrave, R.-M. (1990), “Recherches féministes ou recherches sur les femmes?”, Actes de la recherche en sciences sociales, 83, 27-39.

Landais, E. (2014), “Porn Studies et études de la pornographie dans les sciences humaines et sociales”, Questions de communication, (26), 17-37.

Lenoir, T. (1997), Instituting Science: The Cultural Production of Scientific Disciplines, Stanford: Stanford University Press.

Louvel, S. (2015), “Ce que l’interdisciplinarité fait aux disciplines. Une enquête sur la nanomédecine en France et en Californie”, Revue française de sociologie, 1(56), 75-103.

Louvel, S. (2011), Des patrons aux managers. Les laboratoires de la recherche publique depuis les années 1970. Rennes: Presses universitaires de Rennes.

Maigret, É. (2013), “Ce que les cultural studies font aux savoirs disciplinaires. Paradigmes disciplinaires, savoirs situés et prolifération des studies”, Questions de communication, 24, 145-168.

Maigret, É. (2014), “Ce que les cultural studies font aux savoirs disciplinaires. Retour sur un débat”, Questions de communication, 26, 77-196.

Mattelart, A., Neveu, É. (2003), Introduction aux Cultural Studies. Paris: La Découverte.

Pasquier, R., & Schreiber, D. (2007), “De l’interdiscipline à l’indiscipline. Et retour?”, Labyrinthe, 27(2), Consulté à http://labyrinthe.revues.org/1983.

Mullins, N.C. (1972). “The Development of a Scientific Specialty: The Phage Group and the Origins of Molecular Biology”, Minerva, 10(1), 51-82.

Origgi, G., & Darbellay, F. (dir.) (2010), Repenser l’interdisciplinarité. Genève: Slatkine.

Paveau, M.-A., & Perea, F. (2014), “Un objet de discours pour les études pornographiques”, Questions de communication, 2(26), 7-15.

Pestre, D. (2015), Savoirs et sciences de la renaissance à nos jours. Une lecture de longue durée, in B. Bonneuil & D. Pestre (dir.). L’histoire des sciences et des savoirs. Tome 3. Le siècle des technosciences (pp. 461-485). Paris: Le Seuil.

Prud’homme J., & Gingras, Y. (2015), “Les collaborations interdisciplinaires: raisons et obstacles”, Actes de la recherche en sciences sociales, 5(210), 40-49.

Renisio Y., & Zamith P. (2015), “Proximités épistémologiques et stratégies professionnelles. Qualifier l’interdisciplinarité au CNU, 2005-2013”, Actes de la recherche en sciences sociales, 5(210), 28-39.

Revel, J. (2015), L’avènement des sciences sociales, in B. Bonneuil & D. Pestre (dir.), L’histoire des sciences et des savoirs. Tome 3. Le siècle des technosciences (pp. 189-209). Paris: Le Seuil.

Sapiro, G. (2004), “Défense et illustration de l’honnête homme: les hommes de lettres contre la sociologie”, Actes de la recherche en sciences sociales, 3(153), 11-27.


Vinck, D. (2007), Sciences et sociétés: sociologie du travail scientifique. Paris: Armand Colin.

Vinck, D. (2000), Pratiques de l’interdisciplinarité: mutations des sciences, de l’industrie et de l’enseignement. Grenoble: Presses universitaires de Grenoble.

Vinck, D. (1999), “Les objets intermédiaires dans les réseaux de coopération scientifique. Contribution à la prise en compte des objets dans les dynamiques sociales”, Revue française de sociologie, 40(2), 385-414.

Vörös, F. (dir.) (2015), Cultures pornographiques, anthologie des porn studies. Paris: Amsterdam.

Référence électronique

Lucas Monteil et Alice Romerio, “Des disciplines aux “studies”“, Revue d’anthropologie des connaissances [En ligne], 11-3 | 2017, mis en ligne le 01 septembre 2017, consulté le 01 novembre 2020. URL: http://journals.openedition.org/rac/1810

Cảm tạ

Hồ sơ này được xuất bản nhờ sự hỗ trợ của (Centre de recherches sociologiques et politiques de Paris) et du LEGS (Laboratoire d’études de genre et de sexualité), đơn vị nghiên cứu hỗn hợp của CNRS.

Lời cảm ơn của chúng tôi, trong đó có cả Mario Guenot và Rémi Rouge, những người đồng điều phối số tạp chí này mà công việc và các cuộc thảo luận đã trực tiếp hỗ trợ cho việc viết những nhận xét giới thiệu trên, xin được gởi đến Céline Granjou và các thành viên ban biên tập tạp chí Revue d’antropologie des connaissances, vì những lần đọc lại và gợi ý cẩn thận và vì sự quan tâm của họ ngay từ đầu với số tạp chí này. Cuối cùng, xin có lời cảm ơn đến Laurent Jeanpierre mà những lời tư vấn, động viên và sự nhiệt tình đối với dự án này là những động lực cho việc thực hiện nó.

CÁC TÁC GIẢ

Lucas Monteil

Nghiên cứu sinh tiến sĩ về khoa học chính trị (Paris 8, LEGS). Luận án của ông, ở giao điểm của nghiên cứu tình dục và giới tính, Trung Quốc, toàn cầu hóa, vận động xã hội và văn hóa, tập trung vào việc xây dựng tính đồng tính luyến ái trong bối cảnh Trung Quốc thời hậu Mao. Ông là tác giả của “De l’‘Amour vieux-jeunes’: âge, classe et homosexualité masculine en Chine post-maoïste” (Về tình yêu người già-người trẻ: tuổi tác, giai cấp và đồng tính nam ở Trung Quốc thời hậu Mao), Clio. Femmes, Genre, Histoire, 2015/4, n° 42, pp. 147-164.

LEGS, 27 rue Paul Bert, F-94204 Ivry-sur-Seine Cedex (France)

lucasmonteil@hotmail.com

Alice Romerio

Alice Romerio

Nghiên cứu sinh viên tiến sĩ và giảng viên về khoa học chính trị (Paris 8, Cresppa-Labtop), đã từng đoạt giải DIM GESTES năm 2013, bà đã nhận được sự hỗ trợ của vùng Île-de-France cho luận án hiện tại, tập trung vào tiến trình chuyên nghiệp hóa của hoạt động đấu tranh cho chủ nghĩa nữ quyền ở Cơ quan Kế hoạch hóa Gia đình, ở giao điểm của xã hội học đấu tranh và việc làm.

CRESPPA-Labtop, 59-61 rue Pouchet, F-Paris cedex 17 (France)

aliceromerio@hotmail.fr

Phạm Như Hồ dịch

Nguồn:Des disciplines aux “studies”. Savoirs, trajectoires, politiques“, Revue d’anthropologie des connaissances, 2017/3 (vol 11, n03), pp 231-244.

----

Bài có liên quan:




Chú thích:

[1] Hồ sơ này được ghi nhận trong sự tiếp nối ngày nghiên cứu được các nghiên cứu sinh từ phòng thí nghiệm Cresppa-Labtop tổ chức vào tháng 11 năm 2014 mang tên “Politiques de la scientificité: les studies à l’étude (Chính sách của tính khoa học: nghiên cứu các Studies)”. Kể từ năm 2015, Sophie Noël và Bertrand Réau đã điều phối hội thảo “Sociologie des studies (Xã hội học về các Studies)” tại EHESS. Vào tháng 1 năm 2017, phòng thí nghiệm Pléiade đã tổ chức tại Đại học Paris 13 Sorbonne Paris Cité hội thảo “Les désignations disciplinaires et leurs contenus: le paradigme des studies (Sự xác định các ngành và nội dung của chúng: hệ chuẩn của các Studies)”. Chúng ta cũng ghi nhận sự xuất bản hồ sơ “Sociétés en mouvement, la sociologie en changement (Xã hội chuyển động, xã hội học đang thay đổi)” trên tạp chí trực tuyến SociologieS do Jean-Louis Genard và Marta Roca i Escoda phối hợp thực hiện sau Đại hội lần thứ XX của AISLF (Hiệp Hội quốc tế các nhà xã hội hội học nói tiếng Pháp) dành cho chủ đề tương tự vào tháng 7 năm 2016 tại Montreal (Genard & Roca i Escoda, 2016).

Print Friendly and PDF