16.7.21

Hành vi của con người: những gì các nhà khoa học đã học được từ đại dịch

 

HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI: NHỮNG GÌ CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ ĐẠI DỊCH

Con người không phi duy lý trong đại dịch như một số người đã nghĩ ban đầu.
(Nguồn: Jennifer M. Mason / Shutterstock)
Trong đại dịch, rất nhiều giả định đã được đặt ra về cách con người hành xử. Nhiều giả định trong số đó là sai, và chúng dẫn tới những chính sách tai hại.

Một số chính phủ lo lắng rằng các ràng buộc về đại dịch của họ sẽ mau chóng dẫn tới “sự mệt mỏi về hành vi” để người dân sẽ ngừng tuân thủ các ràng buộc. Ở Vương quốc Anh, cựu cố vấn trưởng của Thủ tướng ông Dominic Cummings gần đây thừa nhận rằng đây là lý do để không đóng cửa đất nước sớm hơn.

Matt Hancock (1978-)

Dominic Cummings (1971-)

Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Y tế ông Matt Hancock tiết lộ rằng việc chính phủ không cung cấp tài chính và các hình thức hỗ trợ khác cho những người tự cách ly là do họ lo sợ rằng hệ thống “có thể bị lợi dụng”. Ông cảnh báo rằng những người có kết quả xét nghiệm dương tính sau đó có thể khai man rằng họ đã liên lạc với tất cả bạn bè mình, vì vậy tất cả số này có thể nhận được một khoản tiền [hỗ trợ].

Những ví dụ này cho thấy một số chính phủ cực kì không tin tưởng người dân mình đến mức nào. Như thể vi rút còn chưa đủ, mà còn có thêm vấn đề phản ứng của công chúng. Song liệu đây có phải là một cái nhìn chuẩn xác về hành vi của con người hay không?

Sự không tin tưởng dựa trên hai hình thức của chủ nghĩa quy giản |reductionism| – mô tả một điều gì đó phức tạp chỉ bằng các thành phần cơ bản của nó. Trước hết là hạn định tâm lý học vào những đặc điểm – và cụ thể hơn là vào những giới hạn – của tâm trí cá nhân. Theo quan điểm này, tâm thức con người vốn dĩ đã thiếu sót, bị bủa vây bởi những thiên kiến, những thứ ​​bóp méo thông tin. Tâm thc ca con người được coi là không có kh năng ng phó vi s phc tp, tính xác sut và s bt trc và nó cũng có xu hướng tr nên hong s trong mt cuc khủng hoảng.

Quan điểm này hấp dẫn đối với những nhà cầm quyền. Bằng cách nhấn mạnh sự bất lực của người dân trong việc tự kiểm soát bản thân, nó biện minh cho sự cần thiết về một chính phủ chăm lo cho họ. Nhiều chính phủ ủng hộ quan điểm này, đã thành lập cái gọi là các đơn vị hích |nudge unit| – các nhóm khoa học hành vi có nhiệm vụ lôi kéo người dân một cách tinh vi để đưa ra các quyết định “đúng đắn”, mà họ không biết tại sao, từ việc ăn ít đường cho đến việc nộp thuế đúng hạn. Song ngày càng rõ ràng rằng cách tiếp cận này có giới hạn. Như đại dịch đã cho thấy, nó đặc biệt thiếu sót khi nói tới hành vi [của con người] trong một cuộc khủng hoảng.

Trong những năm gần đây, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khái niệm về việc người dân đang hoảng loạn trong một cuộc khủng hoảng là một chuyện hoang đường. Người dân thường phản ứng với các cuộc khủng hoảng một cách có toan tính và có trật tự – họ chăm sóc lẫn nhau.

Yếu tố quan trọng đằng sau hành vi này là sự xuất hiện cảm giác về nhân dạng |identity| được chia sẻ. Việc mở rộng bản ngã |self| để bao gồm cả việc những người khác giúp ta quan tâm tới những người xung quanh và mong đợi sự hỗ trợ ngược lại từ phía họ. Khả năng phục hồi không thể bị quy giản thành phẩm chất của con người cá nhân. Nó có xu hướng là thứ gì đó nổi bật lên từ trong các nhóm.

Vấn đề với ‘chủ nghĩa duy tâm lý’

Một loại chủ nghĩa quy giản khác mà các chính phủ áp dụng là “chủ nghĩa duy tâm lý” |psychologism| – khi bạn quy giản việc giải thích hành vi của con người chỉ còn là tâm lý học. Song có nhiều yếu tố khác định hình những gì ta làm. Nhất là ta dựa trên thông tin và các phương tiện thực tế (nhất là tiền bạc!) để quyết định những gì cần phải làm – và có khả năng làm được.

Nếu bạn quy giản con người chỉ còn là tâm lý, thì việc này sẽ khiến cho hành động của con người hoàn toàn là hệ quả của sự lựa chọn cá nhân. Nếu bị nhiễm bệnh, đó là vì ta đã chọn hành động theo những cách dẫn tới việc lây nhiễm: ta quyết định đi ra ngoài và giao lưu với mọi người, ta phớt lờ những lời khuyên về giữ khoảng cách vật lý |physical distancing|.

Câu thần chú về tính trách nhiệm cá nhân và sự đổ lỗi này chắc chắn là điểm cốt lõi trong phản ứng của chính phủ Vương quốc Anh trong suốt đại dịch. Khi các trường hợp bắt đầu gia tăng vào mùa thu [năm 2020], chính phủ đã đổ lỗi cho việc các sinh viên tổ chức tiệc tùng. Hancock thậm chí còn cảnh báo những người trẻ tuổi “đừng giết bà mình” [đừng lây nhiễm covid cho người thân lớn tuổi của mình – ND]. Và khi chính phủ dự kiến ​​xóa b hoàn toàn các hn chế, s tp trung vào nhng gì mi người phi làm càng tr nên mnh m hơn. Như th tướng [Anh] gần đây đã nói: “Tôi muốn chúng ta tin tưởng người dân có trách nhiệm và làm điều đúng đắn.”

Những câu chuyện như vậy bỏ qua thực tế rằng, ở các thời điểm quan trọng khác nhau của đại dịch, bệnh truyền nhiễm gia tăng không phải vì mọi người vi phạm các quy tắc [phòng dịch], mà là việc người dân chú ý tới lời khuyên, chẳng hạn như “trở lại nơi làm việc” và “kích cầu ăn uống ở tiệm”. Và nếu mọi người vi phạm các quy tắc [phòng dịch], đó thường là bởi vì họ chẳng có lựa chọn nào khác. Ở nhiều vùng khó khăn, người dân không thể làm việc ở nhà và phải trở lại nơi làm việc để có tiền mua thức ăn.

Thay vì giải quyết những vấn đề này và giúp mọi người tránh phơi nhiễm bản thân và những người khác, tự sự cá nhân chủ nghĩa của tính trách nhiệm cá nhân đã đổ lỗi lên đầu nạn nhân và, thực sự, tiếp tục khủng bố các nhóm dễ bị tổn thương. Khi biến thể delta xuất hiện ở các thị trấn ở Vương quốc Anh, Hancock đã có cơ hội đứng trong quốc hội và liên tục đổ lỗi cho những người đã “chọn” không tiêm vắc-xin.

Điều này đưa chúng ta đến một điểm hệ trọng. Cùng với sự không tin tưởng [người dân] của chính phủ và tâm lý về cá nhân chủ nghĩa của chính phủ, vấn đề cơ bản khác là việc chính phủ tạo ra những vấn đề to lớn.

Tạo ra một cuộc khủng hoảng

Chính phủ Vương quốc Anh cho rằng sự kém ý thức |cognitive fragility| của người dân sẽ dẫn tới – và giải thích cho – sự tuân thủ thấp đối với các biện pháp [phòng dịch] cần thiết trong việc phòng chống vi rút COVID-19. Song có chứng cứ cho thấy sự tuân thủ cao nhờ ý thức cộng đồng của công chúng – ngoại trừ những khu vực khó tuân thủ nếu không có đủ phương tiện. Thay vì nhấn mạnh tính trách nhiệm và sự đổ lỗi cho cá nhân, thì một phản ứng hữu hiệu trước đại dịch phụ thuộc vào việc khuyến khích cộng đồng |fostering community| và việc cung cấp sự hỗ trợ.

Mọi người giúp đỡ lẫn nhau trong cơn khủng hoảng.
(Nguồn: 
encierro / Shutterstock)

Song đây lại là khó khăn. Nếu một chính phủ liên tục nói với bạn rằng vấn đề nằm ở những người quanh bạn, điều đó sẽ ăn mòn lòng tin và sự đoàn kết với các thành viên khác trong cộng đồng của bạn – điều này giải thích tại sao hầu hết mọi người (92%) đều tuyên bố rằng họ đang tuân thủ các quy tắc [phòng dịch] trong khi những người khác lại không làm vậy.

Suy cho cùng, mối đe dọa lớn nhất đối với việc kiểm soát đại dịch là người dân không thể đi xét nghiệm ngay khi họ có các triệu chứng, đồng thời cung cấp thông tin liên lạc và tự cách ly bản thân. Việc cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho việc cách ly là rất quan trọng đối với tất cả những điều này. Và vì vậy, bằng cách không ưu tiên cho việc hỗ trợ này, việc đổ lỗi cho công chúng là nguyên nhân dẫn tới đại dịch. Trên thực tế, các giả định về tâm lý của chính phủ đã làm lãng phí tài sản lớn nhất mà ta có để đối phó với một cuộc khủng hoảng: một cộng đồng được huy động và thống nhất trong sự tương trợ lẫn nhau.

Khi một cuộc điều tra cuối cùng được thực hiện về phản ứng của Vương quốc Anh trước COVID-19, điều cần thiết là ta phải chú ý đầy đủ đến các khía cạnh tâm lý và hành vi của thất bại cũng như các quyết định và chính sách triển khai. Chỉ bằng cách chỉ ra phương thức mà chính phủ đã chấp nhận và dựa vào mô hình sai về hành vi của con người, ta mới có thể bắt đầu xây dựng các chính sách phù hợp.

Các từ khóa: Tâm lý học, Thiên kiến nhận thức, khoa học hành vi, COVID-19, Lệnh phong tỏa, Nhóm xã hội, Coronavirus Vương quốc Anh

Giới thiệu tác giả

Stephen Reicher

Stephen Reicher

Giáo sư Bishop Wardlaw tại Trường Tâm lý & Khoa học Thần kinh, Đại học St. Andrews.

Tuyên bố công khai:

Stephen Reicher nhận tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội, Vương quốc Anh. Anh là thành viên trong nhóm tư vấn khoa học hành vi cho Chính phủ Vương quốc Anh – SPI-B – nhóm tư vấn cho Chính quyền Scotland và là thành viên của SAGE độc lập ở Vương quốc Anh, và quy tụ nhóm tạo tác động xã hội |sib-group| dựa trên tác động hành vi của mình.

Nguyễn Việt Anh dịch

Nguồn: Human behaviour: what scientists have learned about it from the pandemic, The Conversation, 01 tháng 07 năm 2021.

Print Friendly and PDF