CÁC
BIẾN THỂ CỦA VIRUS CORONA CÓ TÊN HY LẠP - NHƯNG LIỆU CÁC NHÀ KHOA HỌC CÓ SỬ DỤNG
NHỮNG TÊN GỌI NÀY KHÔNG?
Tác giả: Ewen
Callaway
![]() |
Hình ảnh hiển vi điện tử quét màu của một
tế bào (màu đỏ) bị nhiễm các phần tử virus SARS-COV-2 (màu
vàng). Ảnh: NIAID |
Từ Alpha đến Omega, hệ thống ghi nhãn nhằm mục đích tránh nhầm lẫn và kỳ thị.
Khi các nhà nghiên cứu ở Nam Phi phát hiện ra một dòng virus corona đột biến cao thúc đẩy làn sóng thứ hai của đất nước vào cuối năm 2020, họ đã gọi nó là biến thể 501Y.V2. Các sơ đồ đặt tên do các nhà khoa học khác triển khai đã gọi nó là B.1.351, 20H/501Y.V2 và GH/501Y.V2. Nhưng nhiều hãng truyền thông - và một số nhà khoa học - mô tả loại virus này là “biến thể Nam Phi”.
Để dập tắt sự nhầm lẫn như vậy và tránh kỳ thị về địa lý, giờ đây mọi người chỉ nên gọi nó là ‘Beta’, theo cách đặt tên do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào ngày 31 tháng 5 tại Geneva và được mô tả trong một bài báo sắp tới trên tạp chí Nature Microbiology.
CÁC BIẾN THỂ ĐƯỢC QUAN TÂM
Nhãn của WHO |
Phả hệ Pango |
Phả hệ GISAID |
Phả hệ Nextstrain
|
Mẫu được ghi nhận sớm nhất |
Ngày chỉ định |
Alpha |
B.1.1.7 |
GRY |
20I/S:501Y.V1 |
Anh Quốc, Tháng 9/ 2020 |
Tháng 12/ 2020 |
Beta |
B.1.351 |
GH/501Y.V2 |
20H/S:501Y.V2 |
Nam
Phi, Tháng
5/ 2020 |
Tháng
12/ 2020 |
Gamma |
P.1 |
GR/501Y.V3 |
20J/S:501Y.V3 |
Brazil, Tháng 11/ 2020 |
Tháng 01/ 2021 |
Delta |
B.1.617.2 |
G/452R.V3 |
21A/S:478K |
Ấn
Độ, Tháng
10/ 2020 |
Tháng
5/ 2021 |
Nguồn: WHO
Những cái tên, được lấy từ bảng chữ cái Hy Lạp (xem phần 'Các biến thể được quan tâm'), không nhằm thay thế các nhãn khoa học, nhưng sẽ đóng vai trò như một cách viết tắt tiện lợi cho các nhà hoạch định chính sách, công chúng và những người không chuyên khác, là những người đang ngày càng mất dấu theo dõi về những cái tên của các biến thể khác nhau.
Ông Jeffrey Barrett, một nhà di truyền học thống kê dẫn đầu nỗ lực giải trình tự SARS-CoV-2 tại Viện Wellcome Sanger ở Hinxton, Vương quốc Anh cho biết: “Người đọc tin tức trên đài phát thanh nói 'Delta' dễ dàng hơn rất nhiều so với bê-một-sáu-một-bảy-hai.. Vì vậy, tôi sẵn sàng thử để giúp triển khai cách đặt tên này”.
Ông Tulio
de Oliveira là nhà tin sinh học và giám đốc của KwaZulu-Natal Research
Innovation and Sequencing Platform (Nền tảng giải trình tự và đổi mới nghiên cứu
KwaZulu-Natal) ở Durban, Nam Phi, nhóm của ông đã xác định chủng Beta. Ông nói:
“Hãy hy vọng nó thành công”. “Tôi thấy những cái tên khá đơn giản và dễ dàng.”
Hệ thống
này có thể đặc biệt hữu ích ở các quốc gia đang chiến đấu với một số biến thể,
chẳng hạn như Nam Phi, nơi có một biến thể đã được tìm thấy ở Vương quốc Anh và
được các nhà khoa học gọi là B.1.1.7 - nay được gọi là Alpha - đang gia tăng,
và các nhà nghiên cứu như Tulio de Oliveira đang theo dõi các trường hợp của biến
thể B.1.617.2 được xác định ở Ấn Độ, hiện được gọi là Delta. Ông nói: “Đối với
một quốc gia như Nam Phi, theo dõi Beta và Alpha và canh chừng Delta, điều đó
có thể sẽ dễ dàng hơn.”
HỆ THỐNG TÊN GỌI HY LẠP ĐƯỢC ƯA CHUỘNG
Tạp chí Nature đã hỏi người đọc về suy nghĩ của họ ra sao khi mô tả các chủng virus corona trong tương lai. Phần đông, trong số 1.362 người trả lời câu hỏi cho rằng họ sẽ dùng hệ thống mới với tên gọi Hy Lạp, hoặc dùng hỗn hợp các loại tên gọi tùy theo ngữ cảnh.
Hệ thống mới của Tổ chức Y tế Thế giới (Alpha, Beta, Gamma, v.v…) |
|
Hỗn hợp các loại tên gọi tùy theo ngữ cảnh |
|
Tính ngữ địa lý (‘biến thể Kent’, v.v…) |
|
Hệ thống khoa học hiện có (B.1.1.7, B.1.617.2, v.v…) |
|
|
Tỷ lệ phần trăm người trả lời câu hỏi (%) |
Những người ủng hộ hệ thống mới cho rằng sự nhầm lẫn không phải là lý do duy nhất để sử dụng một hệ thống đặt tên được đơn giản hóa. Các thuật ngữ như “biến thể Nam Phi” và “biến thể Ấn Độ” có thể kỳ thị các quốc gia và cư dân của họ, và thậm chí có thể ngăn cản các quốc gia thực hiện giám sát các biến thể mới. “Chúng ta phải ngưng việc dùng tên địa lý- thực sự là như vậy,” de Oliveira nói. Ông nhận thức rằng các quốc gia ở châu Phi, nơi các bộ trưởng y tế đã miễn cưỡng thông báo việc phát hiện ra các biến thể mới ở địa phương vì lo ngại bị biến thành pariah (người/quốc gia hạ đẳng bị xa lánh - ND).
Ông Salim
Abdool Karim, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS tại
Nam Phi ở Durban, cho biết: “Tôi có thể hiểu tại sao mọi người chỉ đơn giản gọi
nó là 'biến thể Nam Phi' – chứ họ không có hàm ý gì. “Vấn đề là, nếu chúng ta
cho phép tiếp tục gọi như vậy, thì những người có hậu ý sẽ sử dụng nó.”
Ông Barrett
dự định áp dụng hệ thống đặt tên mới trong các lần xuất hiện trên phương tiện
truyền thông, nhưng ông nghi ngờ các tính ngữ địa lý sẽ không nhanh chóng biến
mất. Ông viết trong e-mail cho Tạp chí Nature:
“Lý do chúng ta sử dụng tên quốc gia (mà cách này có vấn đề) là nó liên kết các
biến thể với câu chuyện về đại dịch theo cách dễ nhớ hơn, hệ thống mới vẫn còn
rất ẩn danh và công chúng vẫn sẽ khó nhớ các loại biến thể virus”.
![]() |
Ewen Callaway |
Trong
những tháng gần đây, hầu hết các nhà khoa học đã đồng ý với nhau về một hệ thống
đặt tên theo phả hệ duy nhất mô tả mối quan hệ tiến hóa giữa các biến thể. Theo
thời gian, hệ thống đặt tên của WHO có thể thu được cùng một mức độ phổ biến đối
với công chúng, theo Jeremy Kamil, nhà virus học ngành Y tế ở Shreveport thuộc Đại
học Tiểu bang Louisiana cho biết. “Nếu mọi người sử dụng nó, nó sẽ trở thành mặc
định.”
Vài nét về tác giả
Ewen Callaway là Phóng viên cấp cao, Châu Âu. Ewen gia nhập Tạp chí Nature vào tháng 8 năm 2010, sau 2 năm làm việc tại New Scientist với tư cách là phóng viên y sinh có trụ sở tại Boston. Ông theo học chương trình viết khoa học tại Đại học California, Santa Cruz, và lấy bằng thạc sĩ về vi sinh vật học tại Đại học Washington.
Người dịch: Lê Thị Hạnh
Nguồn: “Coronavirus
variants get Greek names – but will scientists use them?”, Nature,
01.6.2021.
