9.4.24

Phân tích khung pháp lý trong khuôn khổ đối tác ICA-EU

PHÂN TÍCH KHUNG PHÁP LÝ TRONG KHUÔN KHỔ QUAN HỆ ĐỐI TÁC ICA-EU

Báo cáo của Hàn Quốc

Liên minh Hợp tác xã Quốc tế, Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (ICA-AP) là tiếng nói của những hợp tác xã (HTX) trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. ICA-AP, với tư cách là văn phòng khu vực của ICA, cũng là bên đồng ký kết Thỏa thuận Đối tác Khung giữa Liên minh HTX Quốc tế và Ủy ban Châu Âu vào tháng 03/2016, nhằm tăng cường phong trào và năng lực HTX để thúc đẩy sự phát triển trên toàn thế giới. Thỏa thuận này củng cố chương trình “HTX trong sự phát triển”[1] và bao gồm các hoạt động xây dựng tri thức ở phạm vi toàn cầu (hài hòa) và khu vực (phi tập trung).

Các hoạt động được lên kế hoạch trong khuôn khổ của chương trình bao gồm các hoạt động nghiên cứu đa dạng được thực hiện ở phạm vi toàn cầu và khu vực. Các hoạt động chính được thực hiện ở cấp độ toàn cầu bao gồm Phân tích Khung Pháp lý (A2.2), do tất cả các văn phòng ICA phối hợp thực hiện. Trong khuôn khổ này, ICA-AP giám sát việc triển khai nghiên cứu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Nghiên cứu về khuôn khổ pháp lý trong phần Phân tích Khung Pháp lý (A2.2) sẽ đánh giá các quy định về thẩm quyền và quy định chính sách theo khả năng mà chúng hỗ trợ cho sự phát triển của HTX. Tài liệu này sẽ trình bày các khuyến nghị cho các bước tiếp theo trong việc đổi mới khung pháp lý và giúp định hình các chương trình nghị sự chính sách theo mục tiêu ở các khu vực và quốc gia khác nhau. Nó sẽ đánh giá khung pháp lý về HTX cùng với các chỉ số chung, thể hiện bằng thang mức độ “thân thiện với HTX” của pháp luật ở một quốc gia. Trong bối cảnh tương tự, báo cáo này đề cập đến Phân tích Khung Pháp lý của Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

I. Giới thiệu

Đại Hàn Dân Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên được bao quanh bởi các nước láng giềng; Trung Quốc ở phía Tây và Nhật Bản ở phía Đông. 63,7% diện tích đất là đồi núi và chỉ 17% là đất canh tác trong đó 57,4% là ruộng lúa. Có khí hậu gió mùa với bốn mùa rõ rệt, Hàn Quốc có truyền thống là một xã hội nông nghiệp chủ yếu dựa vào trồng lúa.

Đại Hàn Dân Quốc giành được độc lập từ Nhật Bản vào năm 1945 sau Thế chiến II nhưng bị chia cắt ở vĩ tuyến 38 thành Bắc Hàn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên-Triều Tiên) và Nam Hàn (Đại Hàn Dân Quốc-Hàn Quốc). Sự phân chia dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 giữa Bắc và Nam. Chiến tranh kết thúc[2] năm 1953 đã làm chia cắt hai miền Nam-Bắc.

Khi đất nước được giải phóng vào năm 1945, khoảng 70% dân số Hàn Quốc là nông dân. Vì các nhà máy và nhà máy điện lớn nằm ở miền Bắc, nên miền Nam trải qua những khó khăn kinh tế cùng cực do thiếu điện, thiếu phân bón và các nhu yếu phẩm khác cần thiết cho cuộc sống bình thường. Lạm phát tăng cao do cắt điện, thiếu nhu yếu phẩm, thiếu lương thực... Sản lượng nông nghiệp giảm mạnh do ngừng cung cấp phân bón từ miền Bắc.

Ngay sau khi thành lập chính phủ quốc gia Hàn Quốc vào năm 1948, chính phủ đã theo đuổi việc thông qua “Đạo luật về HTX nông nghiệp”, nhưng không thành công do bất đồng ý kiến giữa các tổ chức và cơ quan chính phủ khác nhau, chẳng hạn như chính phủ và Quốc hội, các ủy ban khác nhau của Quốc hội và giữa các bộ ngành trong chính phủ về nhiều vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của HTX nông nghiệp.

Chiến tranh Triều Tiên kéo dài ba năm từ 1950 đến 1953 đã phá hủy toàn bộ đất nước. Cho đến cuối những năm 1950, khu vực nông thôn của Hàn Quốc đã bị tàn phá bởi tình trạng thiếu lương thực, thu nhập thấp, nghèo đói nghiêm trọng và lạm phát do sản lượng nông nghiệp thấp và nợ gia tăng. Nông nghiệp, nông thôn nghèo nàn dẫn đến nhu cầu cấp thiết về HTX nông nghiệp. Sau một thời gian dài đấu tranh, Đạo luật HTX Nông nghiệp và Đạo luật Ngân hàng Nông nghiệp đã được Quốc hội phê chuẩn vào năm 1957. Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp mới thành lập không thể tiến hành các hoạt động kinh doanh vì thiếu vốn, do xung đột lợi ích giữa Liên đoàn HTX Nông nghiệp Quốc gia và Ngân hàng Nông nghiệp.

Chính phủ quân sự nắm quyền vào tháng 05/1961 đã bãi bỏ Đạo luật HTX Nông nghiệp và Đạo luật Ngân hàng Nông nghiệp hiện hành và công bố Đạo luật HTX Nông nghiệp mới vào tháng 08/1961. Đạo luật HTX nông nghiệp mới cho phép các HTX nông nghiệp hoạt động cả về tín dụng lẫn kinh doanh. Trong cùng năm đó, chính phủ cũng ban hành Đạo luật HTX doanh nghiệp vừa và nhỏ và một năm sau đó là Đạo luật HTX Ngư nghiệp. Đạo luật HTX Sản xuất Thuốc lá được ban hành năm 1963, Đạo luật Hiệp hội Tín dụng năm 1972, Đạo luật HTX Lâm nghiệp năm 1980, Đạo luật HTX Tín dụng Cộng đồng năm 1982 và Đạo luật HTX Tiêu dùng năm 1999. Tám luật HTX đặc biệt này được ban hành nhằm phục vụ các mục tiêu chính sách tương ứng với các ngành công nghiệp theo cách tiếp cận từ trên xuống. Các loại hình HTX khác nhau được thành lập theo các luật HTX khác nhau thuộc thẩm quyền của các bộ khác nhau. Vào năm 2012, một luật chung về HTX (Đạo luật Khung về HTX) đã được ban hành nhằm đưa ra sự công nhận hợp pháp cho các tổ chức tự lực không nằm trong thẩm quyền của tám luật HTX đặc biệt hiện hành. Tất cả những luật này đã được sửa đổi trong thời gian qua, điều chỉnh theo những thay đổi trong tình hình kinh tế xã hội và cơ cấu công nghiệp ngày càng gia tăng, sau sự tăng trưởng liên tục của Hàn Quốc. Ví dụ, Đạo luật HTX Nông nghiệp đã được sửa đổi hơn 80 lần và thậm chí Đạo luật Khung về HTX được ban hành vào năm 2012 cũng đã được sửa đổi bốn lần.

Mục đích của báo cáo này là xem xét các luật HTX ở Hàn Quốc trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt tập trung vào Đạo luật HTX Nông nghiệp và Đạo luật Khung về HTX và, ở mức độ ít hơn, Đạo luật HTX Tiêu dùng, đồng thời thảo luận về mức độ thân thiện và trở ngại pháp lý của chúng. Đạo luật HTX Nông nghiệp, luật HTX đầu tiên ở Hàn Quốc, được dùng làm nguyên mẫu cho những luật HTX đặc biệt khác được ban hành ở giai đoạn sau. Đạo luật Khung về HTX đã thay đổi cục diện của phong trào HTX ở Hàn Quốc. Đạo luật HTX Tiêu dùng - được mô phỏng theo Đạo luật HTX Tiêu dùng của Nhật Bản - có một số đặc điểm khác so với các luật HTX đặc biệt còn lại. Ngay cả khi sáu luật HTX đặc biệt khác không được đề cập trong báo cáo này giống như Đạo luật HTX nông nghiệp, thì nhìn chung báo cáo này rõ ràng vẫn có hạn chế trong việc đưa ra bức tranh tổng thể về luật HTX ở Hàn Quốc.

Chương II giới thiệu tổng quan về khung pháp lý của HTX ở Hàn Quốc. Chương III xem xét các đặc điểm pháp lý quan trọng của các luật HTX ở Hàn Quốc theo các tiêu đề được chỉ ra dưới đây[3]:

- Mục đích của luật HTX

- Nguyên tắc, định nghĩa, và mục tiêu

- Thành lập

- Tư cách thành viên

- Quản trị

- Hoạt động kinh doanh

- Vốn và tài chính

- Phân bổ thặng dư

- Xử lý tài sản còn lại

- Hợp tác giữa các HTX

- Thuế

- Thúc đẩy sự phát triển HTX của Chính phủ

Chương IV thảo luận về mức độ thân thiện và những trở ngại của luật HTX đối với các HTX ở Hàn Quốc và Chương V đưa ra tóm tắt và kết luận.

II. Tổng quan về Khung Pháp lý về HTX ở Hàn Quốc

Hiến pháp của Hàn Quốc (Số 10, ngày 29/10/1987) không đề cập rõ ràng đến thuật ngữ “hợp tác xã”, nhưng Điều 123(5) của hiến pháp quy định rằng “Nhà nước hỗ trợ các tổ chức được thành lập trên tinh thần tự giúp mình giữa những người nông dân, ngư dân và doanh nhân hoạt động với quy mô vừa và nhỏ và sẽ đảm bảo các hoạt động và sự phát triển độc lập của họ”. Điều 124 quy định rằng “Nhà nước sẽ đảm bảo phong trào bảo vệ người tiêu dùng nhằm khuyến khích các hoạt động tiêu dùng lành mạnh và nâng cao chất lượng sản phẩm theo các điều kiện do Đạo luật quy định”.

Theo các khái niệm hiến định, có tám luật đặc biệt và một luật chung (Đạo luật Khung về HTX) cho các HTX ở Hàn Quốc. Chi tiết về các luật HTX này được trình bày trong Bảng 1.

Các đạo luật HTX là một dạng luật đặc biệt của Đạo luật Dân sự. Điều 31 của Đạo luật Dân sự (Số 14409, ngày 26/12/2016) quy định rằng không có pháp nhân nào có thể tồn tại nếu không tuân theo các quy định của các Đạo luật. Pháp nhân ra đời bằng cách đăng ký thành lập (Điều 33).

Tất cả các luật HTX quy định rằng, trừ khi có quy định khác trong luật HTX, các điều khoản liên quan đến pháp nhân của Đạo luật Dân sự áp dụng với những sửa đổi phù hợp đối với HTX và liên đoàn HTX. Đối với hoạt động thương mại của HTX, trừ trường hợp các luật HTX có quy định khác, Đạo luật Thương mại áp dụng với những sửa đổi phù hợp đối với HTX và liên hiệp HTX.

Quy chế Độc quyền và Đạo luật Thương mại Công bằng (Số 15784, ngày 18/09/2018) không áp dụng cho các hoạt động của HTX hoặc liên đoàn HTX trừ các trường hợp cạnh tranh không công bằng trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như tập quán thương mại không công bằng (Điều 60).

Mỗi luật HTX có một bộ văn bản để quản lý bao gồm Sắc lệnh của Tổng thống, Sắc lệnh của bộ quản lý, Quy chế và Quy tắc thực thi Đạo luật, và Điều khoản của Hiệp hội (điều lệ) được các thành viên HTX thông qua và đăng ký theo Đạo luật.

< Bảng 1 > Các luật HTX ở Hàn Quốc

Các loại HTX

Cơ quan có thẩm quyền

Cơ sở pháp lý

Ngày được phê chuẩn

Ngày cập nhật lần cuối

HTX nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn

Đạo luật HTX nông nghiệp

14/02/1957

30/12/2017

HTX ngư nghiệp

Bộ Đại dương và Ngư nghiệp

Đạo luật HTX ngư nghiệp

20/01/1962

11/12/2018

HTX sản xuất thuốc lá

Bộ Chiến lược và Tài chính

Đạo luật HTX sản xuất thuốc lá

29/05/1963

02/03/2016

HTX lâm nghiệp

Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc

Đạo luật HTX lâm nghiệp

04/01/1980

08/01/2019

HTX Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp

Đạo luật HTX doanh nghiệp vừa và nhỏ

27/12/1961

31/12/2018

Hiệp hội tín dụng

Ủy ban Giám sát Tài chính

Đạo luật hiệp hội tín dụng

17/08/1972

15/01/2019

HTX tín dụng cộng đồng

Bộ Nội vụ và An toàn

Đạo luật HTX tín dụng cộng đồng

31/12/1982

26/12/2017

HTX tiêu dùng

Ủy ban Thương mại Công bằng

Đạo luật HTX tiêu dùng

05/02/1999

31/12/2018

HTX xã hội

Bộ Chiến lược và Tài chính

Đạo luật Khung về HTX

26/01/2012

09/08/2017

* Luật HTX Nông nghiệp ban hành năm 1957 được thay thế bởi Luật HTX Nông nghiệp mới năm 1961. Các HTX nông nghiệp trước đây và Ngân hàng Nông nghiệp được sáp nhập thành các HTX nông nghiệp đa mục tiêu theo Đạo luật mới này.

Theo Đạo luật Khung về HTX (sau đây gọi là “Đạo luật Khung”), hai loại HTX có thể được thành lập - HTX nói chung và HTX xã hội.

Điều 13 của Đạo luật Khung quy định mối quan hệ pháp lý của nó với các luật HTX đặc biệt khác. Đạo luật Khung không áp dụng cho các HTX được thành lập theo tám luật HTX đặc biệt (Điều 13(1)). Tuy nhiên, với tư cách là luật chung cho HTX, các đạo luật khác được ban hành hoặc sửa đổi liên quan đến việc thành lập và hỗ trợ HTX phải phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Đạo luật Khung (Điều 13(2)). Tuy nhiên, công bằng mà nói thì Đạo luật Khung bổ sung cho tám luật HTX đặc biệt chứ không có chức năng như một luật HTX chung điều chỉnh tất cả các loại hình HTX ở Hàn Quốc.

Các HTX theo 8 luật đặc biệt và HTX xã hội theo Đạo luật Khung phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, còn HTX nói chung theo Đạo luật Khung thì không cần xin phép cơ quan có thẩm quyền mới được thành lập.

Với quy trình tổ chức HTX được đơn giản hóa theo Đạo luật Khung, nhiều HTX trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả những HTX cung cấp dịch vụ điều dưỡng, nhà trẻ, dọn dẹp vệ sinh, và tái chế, đã được thành lập. Số lượng HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung là 15.233 HTX tính đến ngày 31/03/2019, trong đó có 1.337 HTX xã hội cần được sự cho phép của Bộ Chiến lược và Tài chính.

< Bảng 2 > Số lượng HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung tính đến ngày 31/03/2019

 

HTX cơ sở

Liên đoàn HTX

Tổng

HTX

13.814

68

13.882

HTX xã hội

1.337

14

1.351

Tổng

15.151

82

15.233

Nguồn: http://www.coop.go.kr

III. Đặc điểm pháp lý của các Luật HTX ở Hàn Quốc

1. Mục đích của các Luật HTX

Đạo luật HTX Nông nghiệp ban đầu được ban hành năm 1957 (Số 436) và năm 1961 (Số 670) với mục đích là đảm bảo sự phát triển cân bằng của nền kinh tế quốc gia bằng cách tăng năng suất nông nghiệp và bằng cách nâng cao địa vị xã hội và kinh tế của người nông dân thông qua các tổ chức HTX tự quản của nông dân (Điều 1). Điều khoản này cho thấy chính phủ coi HTX là một công cụ để thực hiện chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt là tăng sản lượng nông nghiệp trong xã hội nông nghiệp lúc bấy giờ. Nông nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế Hàn Quốc cho đến những năm 1960; 55,1% dân số là nông dân, 56,7% việc làm trong nông, lâm và ngư nghiệp, và 39,1% GDP đến từ nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp (xem <Bảng 3>).

<Bảng 3> Các chỉ số kinh tế của Hàn Quốc

Tiêu chí

1960

1970

1990

2000

2010

2018

GDP quốc gia (tỷ USD)

2

8

279

562

1.094

1.620

GDP nông, lâm, ngư nghiệp (%)

39,0

28,9

8,4

4,4

2,5

2,2

Dân số (1.000 người)

24.989

31.435

43.890

45.985

47.991

51.826

Số hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp (%)

56,7

48,8

16,4

9,2

7,3

5,1

Lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp (%)

65,9

50,8

20,8

13,1

7,8

5,0

Ngân sách quốc gia (tỷ USD)

n.a.

n.a.

3,9

7,4

149,5

379,3

Ngân sách dành cho nông nghiệp (%)

n.a.

n.a.

9,6

7,0

5,9

4,6

Nguồn: GDP quốc gia và nông nghiệp: http://ecos.bok.or.kr

Dân số và lao động: http://kosis.kr, điều tra dân số, nông, lâm, ngư nghiệp, điều tra dân số hoạt động kinh tế

Ngân sách quốc gia và nông nghiệp, 2010, 2018: http://www.openfiscaldata.go.kr

Đạo luật HTX Nông nghiệp hiện hành (Số 15337, 2017) không bao gồm các từ “tăng năng suất nông nghiệp” trong mục đích của nó nữa và đảm bảo sự phát triển cân bằng của nền kinh tế quốc gia được liệt kê là một trong những mục đích của Đạo luật hơn là mục đích cuối cùng.

Đạo luật Khung về HTX được ban hành khi Hàn Quốc trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển cao với GDP được xếp thứ 13 và khối lượng giao dịch thương mại đứng thứ 7 trên thế giới. Có những nhu cầu của HTX mới thành lập mà các luật HTX hiện hành không thể đáp ứng được do tính chất hạn chế của chúng. Đạo luật này được kỳ vọng sẽ giúp phát triển nền kinh tế thực của Hàn Quốc, bởi khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nhỏ và góp phần tạo việc làm (Bộ Chiến lược và Tài chính, 2012).

Điều 1 của Đạo luật Khung nêu rõ mục đích của Đạo luật là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động độc lập, tự hỗ trợ và tự chủ của các HTX, từ đó góp phần hội nhập xã hội và phát triển cân bằng nền kinh tế quốc gia bằng cách cung cấp các nền tảng cơ bản liên quan đến việc thành lập và hoạt động của HTX.

2. Các nguyên tắc và định nghĩa

Tám luật HTX đặc biệt phản ánh Nguyên tắc HTX của ICA phần nào trong một số điều khoản. Ví dụ: Đạo luật HTX Nông nghiệp đề cập đến phần nào Nguyên tắc HTX của ICA trong các điều khoản sau.

1) Thành viên tự nguyện tham gia và mở rộng cho mọi người: Điều 29 (Rút khỏi HTX)

2) Thành viên tham gia quản lý một cách dân chủ: Điều 26 (Biểu quyết)

3) Sự tham gia kinh tế của thành viên: Điều 21 (Đầu tư)

4) Quyền tự chủ và độc lập: Điều 9 (Hợp tác của Chính phủ)

5) Giáo dục, đào tạo và thông tin: Điều 60 (Giáo dục thành viên)

6) Hợp tác giữa các HTX: Điều 10 (Hợp tác với các HTX khác)

Đạo luật HTX Nông nghiệp không có quy định pháp lý về nguyên tắc thứ 7 của ICA - quan tâm đến cộng đồng. Tuy nhiên, Đạo luật HTX Tiêu dùng ban hành năm 1999 sau khi nguyên tắc thứ 7 của ICA được đưa ra vào năm 1995 thì có đề cập “Đóng góp cho Cộng đồng Địa phương” (Điều 8) cùng với “Hợp tác với các HTX khác, v.v.” (Điều 10) và “Tham gia” (Điều 14) phản ánh nguyên tắc tư cách thành viên tự nguyện và mở của ICA. Điều 8 của Đạo luật HTX Tiêu dùng quy định rằng HTX hoặc liên đoàn HTX sẽ nỗ lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương và bảo tồn môi trường cũng như hệ sinh thái tự nhiên.

Trái ngược với các luật HTX trước đây chỉ bao gồm một phần nguyên tắc của ICA, Đạo luật Khung đáp ứng hầu hết các nguyên tắc HTX được khuyến nghị của ICA. Các nguyên tắc của ICA không được đề cập rõ ràng trong Đạo luật Khung, nhưng tất cả bảy nguyên tắc đều có trong Đạo luật như sau:

1) Thành viên tự nguyện tham gia và mở rộng cho mọi người: Điều 6 (Các nguyên tắc cơ bản), Điều 24(1) (Rút khỏi HTX)

2) Thành viên tham gia quản lý một cách dân chủ: Điều 23 (Quyền biểu quyết đối với nghị quyết hoặc bầu cử)

3) Sự tham gia kinh tế của thành viên: Điều 22 (Đóng góp và Trách nhiệm)

4) Quyền tự chủ và độc lập: Điều 10 (Hợp tác giữa chính quyền trung ương và các tổ chức công, Điều 111 (Giám sát)

5) Giáo dục, đào tạo và thông tin: Điều 7 (Trách nhiệm của HTX và liên đoàn HTX), Điều 45 (Hoạt động kinh doanh)

6) Hợp tác giữa các HTX: Điều 8 (Hợp tác với các HTX hoặc liên đoàn khác), Điều 45 (Hoạt động kinh doanh)

7) Quan tâm đến cộng đồng: Điều 2 (Định nghĩa), Điều 45 (Hoạt động kinh doanh)

Điều này cũng đúng trong trường hợp định nghĩa về HTX. Các luật HTX đặc biệt bao gồm Đạo luật HTX Nông nghiệp không có quy định pháp lý cụ thể định nghĩa chính xác HTX. Một HTX được định nghĩa gián tiếp trong mục đích của Đạo luật. Tuy nhiên, Đạo luật Khung định nghĩa chính xác HTX. Điều 2 của Đạo luật Khung quy định rằng thuật ngữ “HTX” có nghĩa là “một tổ chức kinh doanh có ý định nâng cao quyền và lợi ích của các đối tác của mình, qua đó đóng góp cho cộng đồng địa phương bằng cách tham gia vào việc mua, sản xuất, bán và cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ của HTX”. HTX xã hội được định nghĩa là “HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc nâng cao quyền, lợi ích và phúc lợi của cư dân địa phương hoặc cung cấp các dịch vụ xã hội hoặc việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, trong số các HTX theo tiểu đoạn 1, nhưng hoạt động sẽ không vì lợi nhuận” (Điều 2).

Các đặc điểm pháp lý chính giúp phân biệt HTX với các loại hình tổ chức kinh doanh hợp pháp khác, đặc biệt là công ty cổ phần hoạt động vì lợi nhuận cũng được quy định trong Quy chế Độc quyền và Đạo luật Thương mại Công bằng (Luật chống Độc quyền). Quy chế Độc quyền và Đạo luật Thương mại Công bằng không áp dụng cho các HTX. Nói cách khác, hoạt động hợp tác tập thể của thành viên hay HTX thành viên không bị coi là hành vi hợp tác trái pháp luật. Điều 60 của Đạo luật này quy định các yêu cầu sau đây để được miễn trừ khỏi Đạo luật:

a. Nhằm mục đích hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nhân hoặc người tiêu dùng quy mô nhỏ;

b. Được thành lập một cách tự nguyện, và các thành viên có thể tham gia và rút khỏi một cách tự nguyện;

c. Mỗi thành viên có quyền biểu quyết ngang nhau;

d. Trường hợp lợi nhuận được phân phối cho thành viên, giới hạn của lợi nhuận đó sẽ được xác định bởi các điều khoản của tổ chức.

Các yêu cầu pháp lý nêu trên có thể được coi là yếu tố cơ bản của khái niệm “HTX” được quy định tại Điều 5 của Sắc lệnh Thực thi Đạo luật Khung về HTX (Sắc lệnh của Tổng thống số 28211, ngày 26/07/2017).

Điều 5 của Sắc lệnh Thực thi về cơ bản cung cấp các yêu cầu giống như quy định trong luật chống độc quyền, để một HTX được miễn trừ khỏi luật chống độc quyền theo Điều 13(3) của Đạo luật Khung như sau:

a. Mục tiêu là nhằm hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhỏ hoặc người tiêu dùng;

b. Được thành lập một cách tự do, và một thành viên của HTX hoặc HTX xã hội có thể tham gia hoặc rút khỏi theo ý muốn;

c. Thành viên của HTX hoặc HTX xã hội có quyền biểu quyết ngang nhau;

d. Trường hợp lợi nhuận được chia cho thành viên của HTX hoặc HTX xã hội thì giới hạn của lợi nhuận đó sẽ do điều lệ quy định.

3. Mục tiêu của HTX

Tất cả các luật về HTX bao gồm cả Đạo luật Khung đều quy định mục đích chính xác của việc thành lập HTX. Điều 13 của Đạo luật HTX Nông nghiệp quy định rằng một HTX nông nghiệp cấp huyện phải thúc đẩy năng suất sản xuất của thành viên, mở rộng việc bán các sản phẩm nông nghiệp do thành viên sản xuất ra và thúc đẩy phân phối hiệu quả, và cải thiện tình trạng kinh tế, xã hội và văn hóa của các thành viên thông qua việc cung cấp công nghệ, vốn lưu động và thông tin mà các thành viên cần (Điều 13 “Mục tiêu”).

Đạo luật Khung về HTX cũng có một điều khoản về mục tiêu thành lập. Điều khoản này quy định rằng mỗi HTX hoặc HTX xã hội, hoặc liên đoàn HTX phải theo đuổi việc nâng cao phúc lợi của các đối tác hoặc thành viên và giúp đỡ/hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên và sẽ đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, xã hội và văn hóa từ các thành viên (Điều 5 “Mục tiêu Thành lập”).

HTX xã hội là một loại hình đặc biệt của HTX theo đuổi lợi ích của xã hội/cộng đồng hơn là lợi ích riêng của các thành viên HTX[4]. Nói cách khác, HTX xã hội có thể nói đó là một HTX được tổ chức để đáp ứng các yêu cầu về mặt xã hội của các thành viên theo nghĩa rộng hơn. Mỗi HTX hoặc HTX xã hội, liên đoàn HTX sẽ chủ động thực hiện các hoạt động của mình để cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo cho thành viên, cũng như cung cấp thông tin nhằm nâng cao quyền và lợi ích của thành viên (Điều 7 “Trách nhiệm của HTX và Liên đoàn HTX”).

Các mục tiêu được thực hiện thông qua các giao dịch với các thành viên với tư cách là người tiêu dùng, người cung ứng hoặc người lao động của HTX. Một HTX nên nỗ lực hết sức để phục vụ thành viên thông qua việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Không một HTX, liên đoàn HTX, HTX xã hội, liên đoàn HTX xã hội nào được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nhằm để đầu cơ hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động nào chỉ vì lợi ích của một số thành viên (Điều 6 “Nguyên tắc cơ bản”).

Đạo luật Khung quy định rằng nếu một thành viên không sử dụng dịch vụ của HTX trong một khoảng thời gian không ít hơn một khoảng thời gian được quy định trong điều lệ, thì HTX có thể chấm dứt tư cách thành viên (Điều 25(1)).

Đạo luật HTX Nông nghiệp cũng quy định trách nhiệm của thành viên tại Điều 24(2) rằng thành viên phải tham gia vào hoạt động của HTX nông nghiệp và sử dụng các dịch vụ như vận chuyển nông sản thông qua HTX nông nghiệp. Đạo luật HTX Nông nghiệp có một điều khoản về một hệ thống khuyến khích nhằm thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ do HTX cung cấp. Điều 24-2 của Đạo luật đưa ra một hệ thống hợp đồng dành cho thành viên với nhiều ưu đãi khác nhau nếu thành viên ký hợp đồng với HTX về việc sử dụng dịch vụ và thực hiện các hoạt động kinh tế với HTX.

Các luật HTX ở Hàn Quốc không có bất kỳ quy định pháp lý rõ ràng nào về việc HTX có nghĩa vụ phải giao dịch với các thành viên của mình. Bất kỳ HTX nào được tổ chức theo Đạo luật Khung đều có thể cho phép người không phải là thành viên sử dụng dịch vụ của mình trong phạm vi không làm gián đoạn các thành viên sử dụng dịch vụ kinh doanh của HTX, như được quy định trong điều lệ (Điều 46, Điều 95). Đạo luật HTX Nông nghiệp có một điều khoản tương tự cho phép người không phải là thành viên HTX được sử dụng dịch vụ của HTX (Điều 58). Luật HTX duy nhất ở Hàn Quốc, về nguyên tắc, không cho phép người không phải thành viên sử dụng dịch vụ của HTX là Đạo luật HTX Tiêu dùng. Đạo luật HTX Tiêu dùng không cho phép việc sử dụng dịch vụ của người không phải là thành viên ngoại trừ HTX y tế (Điều 46). Giống như trường hợp của Đạo luật HTX Tiêu dùng Nhật Bản, các nhà lập pháp lo ngại về sự phản đối của các cửa hàng bán lẻ độc lập trong cộng đồng khi Đạo luật HTX Tiêu dùng được ban hành. Các HTX y tế và sức khỏe có thể cung cấp các dịch vụ y tế và sức khỏe cho các đối tượng theo quy định của Sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ trong giới hạn 50/100 tổng số giao dịch mà HTX cung cấp.

4. Thành lập

Theo Luật Dân sự, một pháp nhân, dù là hoạt động vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, có thể ra đời bằng cách đăng ký thành lập (Điều 33, Luật Dân sự). Bất kỳ loại hình HTX nào cũng phải được đăng ký thành lập tại trụ sở chính của pháp nhân đó. Mỗi văn phòng đăng ký có một sổ đăng ký cho HTX.

Các HTX được điều chỉnh theo tám luật đặc biệt về HTX phải được cơ quan có thẩm quyền tương ứng cho phép thành lập. Ví dụ, để thành lập một HTX nông nghiệp cấp huyện, tối thiểu 20 người khởi xướng trở lên thỏa điều kiện tư cách thành viên phải chuẩn bị điều lệ, đạt được sự chấp thuận tại hội nghị thành lập và được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi và Thực phẩm theo Điều 15 của Đạo luật HTX Nông nghiệp[5]. Một mẫu tiêu chuẩn của các điều khoản tổ chức (điều lệ mẫu) được cung cấp bởi bộ có thẩm quyền giám sát tương ứng với các loại hình HTX ở Hàn Quốc.

Những người muốn thành lập HTX tiêu dùng phải được Ủy ban Thương mại Công bằng cho phép trước khi đăng ký. Số lượng người khởi xướng tối thiểu là 30 (Điều 21(1), Đạo luật HTX Tiêu dùng) và số thành viên tối thiểu để thành lập là 300 (Điều 4(1), Sắc lệnh Thực thi Đạo luật HTX Tiêu dùng)[6].

Các yêu cầu pháp lý để thành lập hai loại hình HTX theo Đạo luật Khung là khác nhau tùy theo loại hình. Trong trường hợp HTX xã hội, cần có sự cho phép thành lập của Bộ Chiến lược và Tài chính (Điều 85, Đạo luật Khung) nhưng trong trường hợp loại hình HTX còn lại thì không cần sự cho phép mà chỉ cần thông báo bản điều lệ HTX với cơ quan có thẩm quyền đối với trụ sở kinh doanh của HTX (Điều 15, Đạo luật Khung).

Thủ tục thành lập của từng loại hình HTX theo Đạo luật Khung như sau:

< HTX nói chung >

Chuẩn bị điều lệ (bởi ít nhất 5 người khởi xướng) hội nghị thành lập thông báo bản điều lệ với cơ quan có thẩm quyền góp vốn bởi các thành viên đăng ký thành lập với văn phòng đăng ký có thẩm quyền đối với địa điểm kinh doanh chính của HTX (Điều 15; Điều 19; Điều 61, Đạo luật Khung)

< HTX xã hội >

Chuẩn bị điều lệ (bởi ít nhất 5 người khởi xướng) hội nghị thành lập xin phép Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính góp vốn bởi các thành viên đăng ký thành lập với cơ quan đăng ký có thẩm quyền đối với trụ sở kinh doanh của HTX (Điều 85; Điều 106, Đạo luật Khung)

Không giống như các luật đặc biệt về HTX, không có quy định về số lượng thành viên tối thiểu để thành lập trong Sắc lệnh Thực thi Đạo luật Khung. Vì vậy, có thể coi số lượng thành viên tối thiểu để thành lập bằng với số lượng người khởi xướng tối thiểu được quy định trong Đạo luật Khung.

Dưới đây là những vấn đề nên được đưa vào điều lệ của HTX hoặc HTX xã hội (Điều 16; Điều 86, Đạo luật Khung):

a. Mục tiêu;

b. Tên và trụ sở kinh doanh;

c. Tiêu chuẩn của thành viên và đại biểu thành viên;

d. Các vấn đề liên quan đến việc tham gia, rút khỏi và chấm dứt tư cách thành viên HTX;

e. Giá trị 1 đơn vị đóng góp, phương thức và thời hạn đóng góp, giới hạn số đơn vị đóng góp cho mỗi thành viên;

f. Các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của thành viên;

g. Các vấn đề liên quan đến việc phân phối thặng dư và xử lý thâm hụt;

h. Các vấn đề liên quan đến phương pháp tích lũy và sử dụng các quỹ dự trữ;

i. Các vấn đề liên quan đến phạm vi kinh doanh và kế toán;

j. Các vấn đề liên quan đến các bộ phận và cán bộ điều hành;

k. Các vấn đề liên quan đến phương thức thông báo công khai;

l. Các vấn đề về giải thể;

m. Các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng các khoản đóng góp;

n. Các vấn đề khác cần thiết cho hoạt động của đại hội thành viên và hội đồng quản trị.

Đạo luật Khung quy định rằng khi số lượng thành viên giảm xuống dưới số lượng tối thiểu trong thời gian tồn tại của HTX, việc cho phép thành lập HTX xã hội sẽ bị thu hồi do vi phạm các yêu cầu thành lập (Điều 112 “Thu hồi giấy phép thành lập”). Đạo luật HTX Nông nghiệp hoặc Đạo luật HTX Tiêu dùng có quy định tương tự về việc thu hồi giấy phép này (Điều 167, Đạo luật HTX Nông nghiệp; Điều 82, Đạo luật HTX Tiêu dùng). Tuy nhiên, đối với HTX nói chung được tổ chức theo Đạo luật Khung, không có quy định cụ thể khi số lượng thành viên giảm xuống dưới mức tối thiểu.

5. Tư cách thành viên

Các quy định pháp lý liên quan đến việc kết nạp thành viên mới, giới hạn số đơn vị đóng góp cổ phần, quyền biểu quyết bình đẳng của các thành viên và rút khỏi HTX nhìn chung giống nhau trong tất cả chín luật HTX ở Hàn Quốc.

Đạo luật Khung quy định rằng HTX không được từ chối thư gia nhập HTX với tư cách là thành viên của một cá nhân mà không có lý do chính đáng nếu người đó đủ điều kiện trở thành thành viên (Điều 21). Mỗi thành viên phải đóng góp ít nhất một đơn vị vốn góp, theo quy định tại điều lệ và số cổ phần đóng góp của mỗi thành viên không được vượt quá 30% tổng số đơn vị đóng góp (Điều 22).

Mỗi thành viên có một phiếu bầu khi biểu quyết về một nghị quyết hoặc cuộc bầu cử, bất kể số đơn vị cổ phần đóng góp của họ (Điều 23(1)); Điều 91). Nếu số đơn vị cổ phần đóng góp của mỗi thành viên hoặc HTX thành viên của liên đoàn HTX vượt quá giới hạn về số lượng đơn vị đóng góp, hoặc nếu quyền biểu quyết cho một nghị quyết hoặc cuộc bầu cử của thành viên không bình đẳng, thì sẽ bị phạt hành chính (Điều 119 (2) “Phạt hành chính”).

Thành viên của HTX có thể rút khỏi HTX bằng cách thông báo cho HTX về ý định rút khỏi của mình (Điều 24). Thành viên rút khỏi (hoặc bị chấm dứt tư cách thành viên) HTX hoặc HTX xã hội có thể yêu cầu hoàn trả phần đóng góp của mình theo cách thức được quy định trong điều lệ (Điều 26; Điều 89). Tuy nhiên, nếu HTX không thể thanh toán đầy đủ các khoản nợ bằng tài sản của mình, HTX có thể yêu cầu thành viên rút khỏi thanh toán phần thiếu hụt theo tỷ lệ khi tính toán số tiền được hoàn trả (Điều 27; Điều 90, Đạo luật Khung).

Đạo luật HTX Nông nghiệp có một điều khoản liên quan đến các thành viên liên kết. Một HTX nông nghiệp cấp huyện có thể kết nạp một cư dân địa phương sống trong khu vực hoạt động với tư cách là thành viên liên kết nếu người đó phù hợp để sử dụng dịch vụ của HTX, như được quy định trong điều lệ (Điều 20). Trong trường hợp này, HTX có quyền yêu cầu thành viên liên kết nộp phí gia nhập và các chi phí.

Nội dung các quy định pháp lý của Đạo luật HTX Nông nghiệp về liên kết (Điều 28(1)), đóng góp một đơn vị cổ phần (Điều 28(3)), nguyên tắc “một thành viên, một phiếu bầu” (Điều 26) và rút khỏi HTX (Điều 29, 31, 32) giống như quy định trong Đạo luật Khung.

6. Quản trị

Hệ thống quản trị của HTX bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị và kiểm toán viên.

Trong trường hợp HTX nông nghiệp cấp huyện, đại hội đại biểu có thể thay cho Đại hội thành viên, theo quy định tại điều lệ. Trong trường hợp này, tất cả các đại diện phải là thành viên (Điều 42. Đạo luật HTX Nông nghiệp).

Một HTX nông nghiệp cấp huyện nên có từ 7 đến 25 thành viên HĐQT và 2 kiểm toán viên trong đó có Chủ tịch HĐQT. Ít nhất hai phần ba thành viên HĐQT phải là thành viên HTX. Một HTX có thể có hai thành viên HĐQT thường trực bao gồm cả Chủ tịch HĐQT, nhưng Đạo luật HTX Nông nghiệp có các điều khoản ngoại lệ đối với các HTX có quy mô kinh doanh như tài sản vượt quá mức nhất định được quy định trong Sắc lệnh Thực thi Đạo luật HTX Nông nghiệp. Chủ tịch của HTX quy mô lớn này phải là người không thường trực và HTX có một thành viên HĐQT thường trực không phải là thành viên HTX và một kiểm toán viên thường trực không phải là thành viên HTX (Điều 45(1) ~ (4)). Tất cả các thành viên HĐQT hoặc kiểm toán viên khác không thường trực phải là thành viên danh dự (Điều 45(7)).

Đạo luật HTX Nông nghiệp đã đưa ra một điều khoản nhằm thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào HĐQT năm 2016. Điều 45(8) của Đạo luật quy định rằng HTX địa phương nên phân bổ ít nhất 1/5 số thành viên HĐQT cho các thành viên nữ và những HTX có hơn 30% tổng số thành viên HTX là nữ thì phải có ít nhất một nữ thành viên HĐQT.

Trong trường hợp của Đạo luật Khung, các quy định pháp lý liên quan đến quản trị khác với Đạo luật HTX Nông nghiệp. Về nguyên tắc, hệ thống quản trị của HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung bao gồm Đại hội thành viên, HĐQT và kiểm toán viên, nhưng những HTX có số thành viên dưới 10 người có thể chọn không tổ chức HĐQT theo nghị quyết của một cuộc họp đại hội thành viên (Điều 32(5)). Ngoài ra, một HTX được quy định bởi Sắc lệnh của Tổng thống khi xem xét bản chất hoạt động kinh doanh, thành phần của các thành viên, v.v. có thể chọn không có kiểm toán viên theo nghị quyết của một cuộc họp đại hội thành viên (Điều 34(5)).

Không có quy định pháp lý nào trong Đạo luật Khung rằng các thành viên HĐQT và kiểm toán viên có thể không phải là thành viên, nhưng các điều lệ mẫu do Bộ Chiến lược và Tài chính đưa ra quy định rằng những người không là thành viên có thể được bầu làm thành viên HĐQT trong phạm vi 1/5 tổng số thành viên HĐQT và được bầu làm kiểm toán viên trong phạm vi một nửa tổng số kiểm toán viên, theo khuyến nghị của HĐQT (Điều 47, điều lệ mẫu cho HTX; Điều 46, điều lệ mẫu cho HTX xã hội). Toàn bộ số lượng thành viên HĐQT và phương thức bầu thành viên HĐQT và kiểm toán viên sẽ được quy định bởi điều lệ (Điều 34, Đạo luật Khung).

Điều 29 của Đạo luật Khung quy định các vấn đề thuộc thẩm quyền nghị quyết của Đại hội thành viên như sau:

a. Sửa đổi điều lệ;

b. Thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ điều lệ;

c. Bầu, miễn nhiệm cán bộ điều hành;

d. Phê duyệt kế hoạch và kinh phí kinh doanh;

e. Phê duyệt báo cáo quyết toán;

f. Phê duyệt báo cáo kiểm toán;

g. Sáp nhập, chia tách, giải thể, tạm ngừng kinh doanh HTX;

h. Chấm dứt tư cách thành viên;

i. Hoàn trả các khoản đóng góp cho các thành viên khi rời khỏi HTX (bao gồm cả những ai bị bãi bỏ tư cách thành viên);

j. Các vấn đề được quy định bởi điều lệ là tùy thuộc vào nghị quyết của cuộc họp đại hội thành viên;

k. Các vấn đề khác mà chủ tịch hoặc HĐQT xét thấy cần đưa ra đại hội thành viên để giải quyết.

HĐQT bao gồm Chủ tịch và các thành viên HĐQT. Các vấn đề do HĐQT quyết định như sau (Điều 33):

a. Các vấn đề liên quan đến tài sản của HTX và việc thực hiện các công việc kinh doanh;

b. Triệu tập cuộc họp đại hội thành viên và đưa ra nội dung chương trình nghị sự;

c. Thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định;

d. Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và kinh phí đề xuất;

e. Các vấn đề được chỉ định là tùy thuộc vào nghị quyết của HĐQT theo quy chế, hoặc theo điều lệ;

f. Những vấn đề quan trọng khác đối với hoạt động của HTX hoặc những vấn đề do chủ tịch đưa ra để giải quyết.

Một HTX phải có ít nhất ba thành viên HĐQT, trong đó có một chủ tịch và ít nhất một kiểm toán viên như là các cán bộ điều hành. Nếu một cán bộ điều hành gây ra bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào cho HTX do vi phạm quy chế, hoặc bất kỳ điều khoản nào trong điều lệ hoặc do lơ là nhiệm vụ của mình, thì anh ấy/cô ấy có trách nhiệm liên đới bồi thường cho HTX về tổn thất hoặc thiệt hại đó. Nếu một cán bộ điều hành gây ra bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào cho bên thứ ba do lơ là nhiệm vụ của mình bởi hành động cố ý hoặc do sơ suất nghiêm trọng, thì cán bộ điều hành đó có trách nhiệm liên đới bồi thường cho bên thứ ba về tổn thất hoặc thiệt hại đó (Điều 39 “Nhiệm vụ và Trách nhiệm của Cán bộ Điều hành”, Đạo luật Khung).

7. Hoạt động kinh doanh

Các HTX được thành lập theo tám luật đặc biệt về HTX có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh được quy định trong luật tương ứng. HTX nông nghiệp, HTX ngư nghiệp, HTX lâm nghiệp, HTX sản xuất thuốc lá, tất cả đều là HTX đa mục tiêu. Các HTX này có thể tiến hành các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm cùng với hoạt động kinh tế trong ngành của mình. HTX doanh nghiệp vừa và nhỏ không được phép tiến hành các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm nhưng có thể thực hiện dự án tương trợ cho các thành viên. Trong trường hợp HTX tiêu dùng, chỉ có liên hiệp HTX tiêu dùng, chứ không phải HTX cơ sở, mới có thể tham gia vào một dự án tương trợ.

Trái ngược với các HTX theo luật đặc biệt mà hoạt động kinh doanh của chúng bị hạn chế nghiêm ngặt bởi các luật HTX có liên quan, một HTX được thành lập theo Đạo luật Khung có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh trong bất kỳ ngành nào cần thiết để hoàn thành các mục tiêu thành lập được quy định trong điều lệ. Chỉ hoạt động tài chính hoặc bảo hiểm là không được phép tham gia (Điều 45(3)).

HTX xã hội là một ngoại lệ. Điều 93(1) của Đạo luật Khung quy định các hoạt động kinh doanh mà mỗi HTX xã hội có thể tham gia như sau:

a. Các chương trình góp phần phát triển cộng đồng địa phương, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương, nâng cao quyền, lợi ích và phúc lợi của cư dân và giải quyết các vấn đề khác mà cộng đồng địa phương gặp phải;

b. Các chương trình cung cấp các dịch vụ xã hội cho những người yếu thế trong các lĩnh vực phúc lợi, dịch vụ y tế hoặc môi trường;

c. Các chương trình giải quyết việc làm cho những người yếu thế;

d. Các dự án do chính quyền trung ương hoặc địa phương ủy thác;

e. Các dự án khác góp phần thúc đẩy dịch vụ công.

Hoạt động kinh doanh chính được quy định tại Điều 93(1) của Đạo luật phải chiếm ít nhất 40% tổng giá trị của toàn bộ hoạt động kinh doanh của một HTX (Điều 93(2)). Mặc dù Điều 45(3) không cho phép các HTX theo Đạo luật Khung được tham gia vào bất kỳ hoạt động tài chính hoặc bảo hiểm nào, HTX xã hội có thể cho vay các khoản vay nhỏ và cung cấp các chương trình tương trợ cho các thành viên như các hoạt động kinh doanh bên cạnh hoạt động kinh doanh chính của HTX nhằm tăng cường phúc lợi chung, với điều kiện là các khoản vay nhỏ không được vượt quá hai phần ba trong tổng số tiền góp vốn (Điều 94).

8. Vốn và tài chính

Tất cả các luật HTX ở Hàn Quốc đều quy định rằng một thành viên phải đóng góp ít nhất một đơn vị cổ phần, theo quy định tại các điều lệ và giới hạn số lượng đơn vị đóng góp cho mỗi thành viên. Điều 22 của Đạo luật Khung quy định rằng số đơn vị đóng góp của mỗi thành viên không được vượt quá 30% tổng số đơn vị đóng góp. Trong trường hợp Đạo luật HTX Tiêu dùng, giới hạn vốn góp tối đa cho mỗi thành viên là 20% tổng số cổ phần (Điều 15(2)). Đạo luật HTX Nông nghiệp quy định rằng một thành viên phải đóng góp các đơn vị cổ phần không ít hơn số lượng được quy định trong điều lệ (Điều 21), nhưng không có quy định nào về giới hạn số cổ phần tối đa.

Vốn của HTX hoặc HTX xã hội được tổ chức theo Đạo luật Khung là tổng số tiền đóng góp của các thành viên (Điều 18(4); Điều 87(4)), Đạo luật Khung không có quy định pháp lý nào cho phép HTX phát hành công cụ tài chính hoặc kết nạp thành viên đầu tư.

Đối với HTX nông nghiệp cấp huyện, có ba loại vốn. Ngoài phần vốn đóng góp (paid-in capital contributions), HTX nông nghiệp cấp huyện có thể yêu cầu các thành viên góp một phần hoặc toàn bộ phần lãi được chia theo mức độ góp vốn - cổ tức (dividends) hoặc phần lãi được chia theo mức độ sử dụng dịch vụ - hoàn tiền bảo trợ (patronage) vào phần vốn cổ phần - vốn góp (share capital) của mình, như được quy định trong điều lệ (Điều 21-3; Điều 22). Ngoài ra, HTX Nông nghiệp cấp huyện cũng như Liên đoàn HTX Quốc gia có thể phát hành vốn cổ phần ưu đãi (preferred shares) có quyền nhận phần cổ tức ưu tiên hơn so với cổ phần phổ thông (common shares) nhưng không có quyền biểu quyết (Điều 21-2; Điều 147, Đạo luật HTX Nông nghiệp). Giá trị một đơn vị cổ phần ưu đãi phải bằng với giá trị cổ phần phổ thông và tổng giá trị cổ phần ưu đãi không được vượt quá một nửa tổng số vốn (Điều 147, Đạo luật HTX Nông nghiệp).

Tư cách thành viên liên kết (associate membership) được quy định tại Điều 20 của Đạo luật HTX Nông nghiệp giống như các thành viên đầu tư. HTX nông nghiệp cấp huyện có thể kết nạp một người sống trong khu vực hoạt động làm thành viên liên kết nếu người đó phù hợp để sử dụng các dịch vụ của HTX. HTX có thể thu phí gia nhập và các chi phí đối với thành viên liên kết (Điều 20). Các luật đặc biệt khác về HTX như Đạo luật HTX Ngư nghiệp, Đạo luật HTX Lâm nghiệp, v.v. cũng có quy định tương tự về thành viên liên kết.

Theo Đạo luật Khung, thành viên rút khỏi (bao gồm cả thành viên bị chấm dứt tư cách) HTX hoặc HTX xã hội có thể yêu cầu hoàn trả vốn cổ phần đã đóng góp của mình từ năm tài chính ngay sau năm tài chính mà họ rút khỏi (bao gồm cả thời gian khi bị chấm dứt tư cách thành viên), theo quy định của điều lệ. Vốn cổ phần sẽ được xác định dựa trên tài sản và nợ phải trả của HTX tính đến năm tài chính mà một thành viên rút khỏi (Điều 26 và 89).

Đạo luật HTX Nông nghiệp quy định quyền hợp pháp tương tự đối với việc hoàn trả vốn cổ phần đã góp cho thành viên rút khỏi (bao gồm cả thành viên bị chấm dứt tư cách) tại Điều 31 và Điều 32.

9. Phân bổ Thặng dư

Tất cả các luật HTX ở Hàn Quốc đều có các quy định pháp lý liên quan đến trích quỹ bắt buộc theo luật quy định và quỹ tự nguyện. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm thặng dư mà HTX phải dành làm quỹ bắt buộc là khác nhau tùy theo loại hình HTX.

Theo Đạo luật Khung, khi HTX có thặng dư sau khi đã quyết toán cuối năm tài chính, HTX đó phải trích không ít hơn 10% số thặng dư làm quỹ bắt buộc cho đến khi số tiền đạt gấp ba lần tổng số tiền góp vốn vào cuối năm tài chính có liên quan (Điều 50). Trong trường hợp HTX xã hội, tỷ lệ này là 30% (Điều 97).

Không có quy định pháp lý nào về sự phân biệt giữa lợi nhuận từ các giao dịch giữa HTX với các thành viên và lợi nhuận phát sinh từ các nguồn khác (bao gồm cả từ các giao dịch với những người không là thành viên) trong Đạo luật Khung hoặc bất kỳ luật đặc biệt về HTX nào khác.

HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung, ngoại trừ HTX xã hội, có thể phân phối thặng dư cho các thành viên, theo quy định của điều lệ, chỉ sau khi trích lập phần thặng dư để bù đắp các khoản lỗ và sau đó trích lập quỹ bắt buộc và quỹ tự nguyện (Điều 51(2)). Việc phân phối thặng dư cho thành viên có thể được thực hiện theo khối lượng giao dịch với HTX (khoản hoàn tiền bảo trợ) hoặc theo tỷ lệ vốn góp. Khi HTX phân phối cho thành viên, khoản hoàn tiền bảo trợ không được ít hơn 50% tổng số tiền cổ tức và phần cổ tức không được vượt quá 10% số tiền đã đóng góp (Điều 51(3)).

HTX xã hội không được phép phân phối phần thặng dư cho thành viên (Điều 98(2). Nếu sau khi bù đắp các khoản lỗ mà phần thặng dư vẫn còn thì tiếp tục trích lập quỹ bắt buộc theo Điều 97, HTX xã hội phải trích lập quỹ tự nguyện (Điều 98, Đạo luật Khung).

Đối với Đạo luật HTX nông nghiệp, việc trích lập thặng dư phải được thực hiện theo thứ tự bù lỗ, trích lập quỹ bắt buộc, chuyển thặng dư sang giai đoạn tiếp theo, trích quỹ tự nguyện, sau cùng mới phân phối cho thành viên (Điều 68(2)).

Nếu sau khi bù lỗ mà còn phần thặng dư, HTX nông nghiệp địa phương sẽ dành ít nhất 10% số thặng dư để làm quỹ bắt buộc theo luật quy định cho đến khi số tiền đạt gấp ba lần giá trị ròng của HTX (Điều 67(1)). HTX nông nghiệp địa phương sẽ chuyển không ít hơn 20% số thặng dư sang năm tài chính tiếp theo để chi cho giáo dục và các hoạt động hỗ trợ quản trị kinh doanh (Điều 67(3)). Cũng có thể trích quỹ tự nguyện theo quy định của điều lệ (Điều 67(4)).

Việc phân phối thặng dư cho các thành viên trong HTX nông nghiệp nên được thực hiện theo thứ tự như sau: hoàn tiền bảo trợ theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX, cổ tức theo mức độ góp vốn trong giới hạn quy định theo điều lệ, sau đó chia cổ tức cho các thành viên liên kết trong HTX nông nghiệp tương ứng với các giao dịch của họ với HTX (Điều 68(3)). HTX có thể yêu cầu thành viên góp một phần hoặc toàn bộ cổ tức thêm vào vốn đóng góp của mình (Điều 21-3). HTX cũng có thể yêu cầu thành viên chuyển một phần hoặc toàn bộ khoản hoàn tiền bảo trợ thành vốn cổ phần của họ, như được quy định trong điều lệ (Điều 22, Đạo luật HTX Nông nghiệp).

10. Xử lý tài sản còn lại

Trường hợp HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung giải thể và tài sản còn lại vẫn còn sau khi trả nợ, HTX sẽ bán tài sản đó theo quy định tại điều lệ (Điều 59(1)). Điều đó có nghĩa là tài sản còn lại có thể được chia cho các thành viên theo quy định của điều lệ HTX. Đạo luật Khung cũng quy định rằng khi một HTX thay đổi loại hình tổ chức của mình, HTX có thể quyên góp phần lợi nhuận giữ lại được tích lũy như một quỹ dự trữ cho liên đoàn HTX hoặc HTX khác, theo quy định của điều lệ (Điều 59(2)).

Trong trường hợp HTX xã hội, tài sản còn lại không được chia cho thành viên. Khi HTX xã hội giải thể, quyền sở hữu tài sản còn lại sau khi trả nợ và các khoản vốn đóng góp sẽ được trao cho một trong những tổ chức sau đây theo cách thức quy định tại điều lệ (Điều 104):

a. Liên đoàn cấp cao hơn của HTX xã hội;

b. HTX xã hội có mục đích tương tự;

c. Công ty phi lợi nhuận hoặc công ty dịch vụ công;

d. Kho bạc quốc gia.

Đạo luật HTX Nông nghiệp có các điều khoản liên quan đến người thanh lý tài sản và nghĩa vụ của người thanh lý này nhưng không có quy định cụ thể về cách phân chia tài sản còn lại khi HTX giải thể. Điều 86 của Đạo luật HTX Nông nghiệp chỉ quy định rằng tài sản còn lại sẽ được xử lý theo quy định tại điều lệ trừ khi được quy định trong luật.

11. Hợp tác giữa các HTX

Tất cả các luật HTX ở Hàn Quốc đều có quy định pháp lý về liên đoàn nhằm thúc đẩy lợi ích chung của HTX.

Đạo luật Khung quy định rằng mỗi HTX, liên đoàn HTX, HTX xã hội hoặc liên đoàn HTX xã hội phải nỗ lực hợp tác qua lại với các HTX khác, HTX theo Đạo luật khác, HTX nước ngoài và các tổ chức quốc tế có liên quan, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và phát triển dự án hợp tác chung. Khi cần đạt được điều này, HTX, liên đoàn HTX, HTX xã hội hoặc liên đoàn HTX xã hội có thể tổ chức và điều hành một hội đồng với các HTX khác hoặc HTX hay liên đoàn theo các Đạo luật khác (Điều 8).

Trường hợp HTX dự định thành lập liên đoàn HTX hoặc liên đoàn HTX xã hội, ít nhất ba HTX đủ điều kiện thành viên chuẩn bị điều lệ với tư cách là người khởi xướng và báo cáo việc thành lập liên đoàn cho Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính theo nghị quyết tại hội nghị thành lập (Điều 71).

Đạo luật HTX nông nghiệp quy định trong Điều 10 rằng các HTX cơ sở, liên đoàn quốc gia, công ty cổ phần nông nghiệp và các công ty con của nó cần nỗ lực hợp tác lẫn nhau, thúc đẩy sự hiểu biết và phát triển liên kết với các HTX khác, HTX theo các đạo luật HTX khác và các tổ chức hợp tác ở các nước khác.

Trong trường hợp các HTX có ý định thành lập liên đoàn HTX nông nghiệp quốc gia, ít nhất mười lăm HTX phải chuẩn bị điều lệ với tư cách là người khởi xướng và được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn cho phép theo nghị quyết tại hội nghị thành lập (Điều 121, Đạo luật HTX Nông nghiệp).

12. Thuế

Không có bất kỳ loại thuế đặc biệt nào chỉ áp dụng cho HTX. HTX phải tuân theo hệ thống thuế chung. Ngoài ra, luật thuế của Hàn Quốc không xem “hoàn tiền bảo trợ” là khác với “cổ tức” và đối xử với chúng khác nhau, cũng như không quy định miễn thuế đối với lợi nhuận được trích cho các quỹ bắt buộc hoặc tài sản không chia.

Các HTX được thành lập theo tám luật đặc biệt về HTX được ưu đãi về thuế theo các quy định sau của Đạo luật Hạn chế Thuế Đặc biệt:

- Thuế suất thuế doanh nghiệp ưu đãi đối với thu nhập của HTX (Điều 72)

- Các khoản khấu trừ thu nhập, v.v. đối với các quỹ tương trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (Điều 86-3)

- Miễn thuế thu nhập đối với cổ tức chia cho thành viên của các HTX kinh doanh tài chính (hiệp hội tín dụng, HTX nông nghiệp, HTX ngư nghiệp, HTX lâm nghiệp, HTX sản xuất thuốc lá, HTX tín dụng cộng đồng), không quá mười triệu won mỗi người (Điều 88-5, Đạo luật Hạn chế Thuế Đặc biệt)

Mặc dù có ưu đãi về thuế đối với các HTX được tổ chức theo 8 luật đặc biệt về HTX, nhưng các HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung thì không được hưởng bất kỳ ưu đãi thuế nào.

Bên cạnh ưu đãi về thuế theo Đạo luật Hạn chế Thuế Đặc biệt, các HTX theo tám luật HTX đặc biệt được miễn đánh giá công khai của chính quyền trung ương hoặc chính quyền địa phương (ví dụ, Điều 8, Đạo luật HTX Nông nghiệp).

Trong số các HTX theo Đạo luật Khung, chỉ có các HTX xã hội được miễn đánh giá công khai của chính quyền trung ương hoặc chính quyền địa phương (Điều 99, Đạo luật Khung)

13. Chính phủ khuyến khích phát triển HTX

Trước đây, chính phủ Hàn Quốc coi HTX là một công cụ để phát triển kinh tế. Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính và hỗ trợ cho các HTX thông qua thuế ưu đãi và các biện pháp khác. Chính phủ đã đóng góp rất nhiều vào sự tăng trưởng về số lượng của các lĩnh vực HTX ở Hàn Quốc, nhưng việc tham gia quá sâu vào hoạt động của các HTX đã làm tổn hại đến đặc tính cơ bản của HTX chẳng hạn như sự tham gia tự nguyện của thành viên.

Đạo luật Khung quy định rõ rằng Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, cơ quan giám sát HTX theo Đạo luật Khung, phải tôn trọng quyền tự chủ của HTX khi giám sát HTX (Điều 111) và sự hợp tác giữa chính quyền trung ương và các tổ chức công không nên xâm phạm quyền tự chủ của HTX (Điều 10(1)).

Đạo luật Khung có nhiều biện pháp pháp lý khác nhau để thúc đẩy HTX:

Chính quyền trung ương và các tổ chức công nên hợp tác tích cực với các HTX trong các hoạt động kinh doanh của HTX, khi cần thiết có thể trợ cấp cho HTX trong hoạt động kinh doanh, nên lắng nghe ý kiến từ HTX và cố gắng phản ánh ý kiến của HTX. Họ cũng có thể tiến hành các hoạt động trao đổi và hợp tác với các tổ chức quốc tế, chính phủ và các tổ chức nước ngoài liên quan đến HTX (Điều 10, Đạo luật Khung).

Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, cơ quan có thẩm quyền đối với HTX theo Đạo luật khung, có thể hỗ trợ, chẳng hạn như tư vấn của chuyên gia và cung cấp thông tin trong các lĩnh vực quản lý, công nghệ, thuế, lao động, kế toán, v.v. cần thiết cho việc thành lập và hoạt động của HTX (Điều 10-2), và có thể cung cấp giáo dục và đào tạo để bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao năng lực của các thành viên HTX, v.v. cần thiết cho việc thành lập và hoạt động của HTX (Điều 10-3, Đạo luật Khung).

Theo Điều 11 của Đạo luật Khung, Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính nên xây dựng kế hoạch tổng thể ba năm một lần để thúc đẩy các hoạt động tự chủ của HTX và thành lập Hội đồng Thảo luận Chính sách HTX bao gồm những người có kiến thức phong phú và kinh nghiệm sâu rộng về HTX nhằm thảo luận những vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách về HTX.

Để nâng cao nhận thức về HTX và khuyến khích các hoạt động của HTX, chính quyền trung ương nên chỉ định ngày thứ Bảy đầu tiên của tháng 7 hàng năm là Ngày HTX và chỉ định một tuần ngay trước Ngày HTX là Tuần lễ HTX. Chính quyền trung ương và mỗi chính quyền địa phương sẽ cố gắng tổ chức các sự kiện và thực hiện các chương trình phù hợp với mục đích của Ngày HTX (Điều 12, Đạo luật Khung).

Các tổ chức công nên ưu tiên mua hàng hóa hoặc dịch vụ do HTX xã hội sản xuất (Điều 95-2(1)). Người đứng đầu tổ chức công phải thông báo cho Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính về kế hoạch mua hàng để tăng lượng mua hàng hóa hoặc dịch vụ do HTX xã hội sản xuất và kết quả mua hàng của năm trước đó (Điều 95-2(2), Đạo luật Khung).

Bên cạnh việc ưu tiên mua hàng HTX của các tổ chức công, các HTX xã hội có thể cho vay các khoản vay nhỏ và cung cấp các chương trình tương trợ cho các thành viên như là hoạt động kinh doanh bên cạnh hoạt động kinh doanh chính của HTX và được miễn các khoản phí của chính quyền trung ương và địa phương đối với hoạt động kinh doanh và tài sản của HTX xã hội (Điều 99, Đạo luật Khung).

IV. Mức độ thân thiện và những trở ngại của pháp luật

Nhìn chung người ta đồng ý rằng pháp luật về HTX của Hàn Quốc rất thân thiện với HTX. Đặc biệt, Đạo luật Khung về HTX được ban hành năm 2012 bổ sung cho tám luật đặc biệt về HTX hiện hành và có nhiều điều khoản hỗ trợ HTX đồng thời tôn trọng quyền tự chủ của HTX.

Tuy nhiên, các học giả và những người làm việc thực tế trong HTX chỉ ra một số quy định có thể cản trở sự phát triển của HTX như sau:

Quy chế Độc quyền và Đạo luật Thương mại Công bằng không áp dụng cho hoạt động của tất cả các loại hình HTX hoặc liên đoàn HTX được tổ chức theo 9 luật HTX ở Hàn Quốc, trừ khi những hoạt động đó là hành vi thương mại không lành mạnh trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể (Điều 13(3)). Điều 5 của Sắc lệnh Thực thi Đạo luật Khung về HTX thậm chí còn nêu rõ các yêu cầu để được miễn trừ vì chúng được quy định tại Điều 13(3) của Quy chế Độc quyền và Đạo luật Thương mại Công bằng. Giáo sư Jaeil Song, chuyên gia luật HTX, chỉ ra rằng một trong những yêu cầu “tương trợ giữa doanh nghiệp nhỏ hoặc người tiêu dùng” có thể hạn chế HTX phát triển thành HTX quy mô lớn, điều có thể thấy ở nhiều nước tiên tiến. Ông nói rằng điều khoản miễn trừ của luật chống độc quyền đối với HTX nên được thay đổi để các HTX bất kể quy mô kinh doanh có thể được miễn áp dụng luật chống độc quyền như trong trường hợp Đạo luật Capper-Volstead, luật chống độc quyền của Mỹ. Tại Hoa Kỳ, HTX được miễn trừ khỏi luật chống độc quyền bất kể quy mô kinh doanh, miễn là quyền sở hữu, quyền kiểm soát quyết định và phân phối thặng dư của HTX được thực hiện theo phương thức của HTX. Ông nói rằng các HTX quy mô lớn như Sunkist có thể xuất hiện được là nhờ vào Đạo luật Capper-Volstead.

Nhiều học giả Hàn Quốc về HTX bao gồm Donyun Kim (2002), Hyoengsoo Jeon (2013) và Jaeil Song (2013) chỉ trích việc các bộ của chính phủ xây dựng điều lệ HTX chuẩn (điều lệ mẫu). Các bộ của chính phủ giám sát chín luật HTX đã xây dựng điều lệ và công bố dưới dạng Thông báo của Bộ cho những người muốn thành lập HTX. HTX được tổ chức theo tám luật đặc biệt về HTX sau này muốn thay đổi điều lệ phải được sự đồng ý của Bộ giám sát. Trong trường hợp HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung, không có yêu cầu phê duyệt khi thay đổi điều lệ, dù cho điều lệ mẫu do Bộ Chiến lược và Tài chính xây dựng. Các học giả về HTX cho rằng điều lệ mẫu cần được lập bởi liên đoàn HTX chứ không phải bởi các cơ quan có thẩm quyền bởi vì điều lệ là các quy tắc nội bộ của một HTX với tư cách là một tổ chức tự chủ. Đạo luật HTX của Đức có một điều khoản đảm bảo quyền tự chủ của điều lệ HTX. Ở Nhật Bản, điều lệ mẫu cho HTX nông nghiệp do liên đoàn HTX xây dựng.

Nhiều HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung phàn nàn về việc đối xử không công bằng bởi các nguồn luật khác. HTX bị loại trừ bởi nhiều luật cung cấp cơ sở pháp lý cho các tổ chức chính phủ hỗ trợ tài chính hoặc phi tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì hình thức tổ chức kinh doanh đủ điều kiện nhận hỗ trợ của chính phủ chỉ giới hạn ở những công ty được tổ chức theo Đạo luật Thương mại. Các HTX được tổ chức theo Đạo luật Khung được đối xử giống như bất kỳ công ty tạo ra lợi nhuận nào khác theo Đạo luật Thương mại về thuế hoặc các vấn đề khác. Hơn nữa, HTX không được hưởng thuế ưu đãi theo Đạo luật Hạn chế Thuế Đặc biệt giống như các HTX được tổ chức theo tám luật đặc biệt về HTX. Hay như HTX xã hội được quy định rõ ràng trong Đạo luật Khung là phi lợi nhuận (Điều 2) được chỉ định là một tổ chức đủ điều kiện nhận các khoản đóng góp nhưng không được đưa vào Đạo luật Hạn chế Thuế Đặc biệt với tư cách là một HTX được hưởng ưu đãi thuế. Nhiều luật lệ đối xử bất công với HTX liên quan đến các nguồn quỹ chính sách của chính phủ và các chương trình hỗ trợ khác khiến HTX rơi vào thế bất lợi trên thị trường cạnh tranh.

Một nhược điểm khác của HTX khi không phải là một công ty theo Đạo luật Thương mại - đó là khi một công ty được tổ chức theo Đạo luật Thương mại chuyển đổi thành HTX xã hội theo Điều 105-2 của Đạo luật Khung. Trong trường hợp đó, HTX xã hội được chuyển đổi từ một công ty phải nộp thuế cao hơn như thể nó là một tổ chức mới thành lập, so với trường hợp thay đổi loại hình tổ chức từ loại này sang loại khác giữa các công ty được tổ chức theo Đạo luật Thương mại[7].

Trong trường hợp khác, một HTX được đối xử giống như một công ty theo Đạo luật Thương mại mà không xem xét các đặc trưng của HTX. Chính quyền địa phương ở các vùng ven thủ đô của Hàn Quốc áp đặt thuế mua bất động sản cao hơn và các khoản phí bổ sung đối với một công ty được thành lập trong vùng để tránh tình trạng quá tải. Quy tắc thuế cấp tỉnh này cũng được áp dụng cho HTX hoặc HTX xã hội, mặc dù HTX xã hội được tổ chức vì lợi ích chung.

V. Tóm tắt và Kết luận

Có tám luật đặc biệt về HTX và một luật chung (Đạo luật Khung về HTX) thuộc thẩm quyền của các bộ khác nhau của chính phủ Hàn Quốc. Bắt đầu với Đạo luật HTX Nông nghiệp năm 1957, tám luật HTX đặc biệt lần lượt được ban hành với cách tiếp cận từ trên xuống của chính phủ như một công cụ để thực hiện các chính sách phát triển ngành. Đạo luật Khung được ban hành vào năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu về các HTX mới nổi lên trong xã hội công nghiệp hóa cao của Hàn Quốc.

Báo cáo này xem xét các điều khoản của hai luật đặc biệt về HTX (Đạo luật HTX Nông nghiệp và Đạo luật HTX Tiêu dùng) và Đạo luật Khung về 13 mục, đồng thời thảo luận về mức độ thân thiện của luật HTX của Hàn Quốc đối với các HTX và đâu là những trở ngại hoặc rào cản pháp lý cản trở sự phát triển của HTX.

Các nguyên tắc HTX của ICA làm cơ sở cho khuôn khổ pháp lý của HTX được phản ánh trong tất cả các luật HTX ở mức độ ít nhiều, mặc dù bất kỳ luật HTX nào cũng không đề cập đến các nguyên tắc của ICA một cách rõ ràng. Nhìn chung, các luật HTX của Hàn Quốc phản ánh các nguyên tắc HTX của ICA tại thời điểm ban hành. Đạo luật HTX Nông nghiệp không có quy định pháp lý về Nguyên tắc ICA thứ 7, được đưa ra vào năm 1995 - “Quan tâm đến cộng đồng”, trong khi cả Đạo luật HTX Tiêu dùng được ban hành năm 1999 và Đạo luật Khung năm 2012 đều phản ánh Nguyên tắc thứ 7. Đạo luật Khung chứa tất cả bảy nguyên tắc xuyên suốt Đạo luật. Ngoài ra, không giống như các luật đặc biệt về HTX, Đạo luật Khung định nghĩa rõ ràng thế nào là một HTX và một HTX xã hội.

Tư cách thành viên mở và rút khỏi HTX một cách tự nguyện, giới hạn số cổ phần đóng góp đối với mỗi thành viên, quyền biểu quyết bình đẳng, quỹ bắt buộc theo luật định, cơ cấu quản trị cơ bản và hoàn trả cổ phần cho thành viên khi rút khỏi HTX là những đặc điểm pháp lý phổ biến của các luật HTX ở Hàn Quốc. Ngoại trừ các HTX xã hội, tất cả các luật HTX đều cho phép HTX phân phối thặng dư cho các thành viên dưới dạng cổ tức hoặc hoàn tiền bảo trợ, hoặc phân phối tài sản còn lại cho các thành viên khi HTX giải thể.

Đạo luật HTX Nông nghiệp, luật HTX đầu tiên ở Hàn Quốc, được dùng làm nguyên mẫu cho các luật đặc biệt khác về HTX được ban hành ở giai đoạn sau. Nó đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng những thay đổi của xã hội Hàn Quốc từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp và để phản ứng với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế đang tiến triển của Hàn Quốc. Đạo luật HTX Nông nghiệp hiện cho phép đại hội đại biểu thành viên, tư cách thành viên liên kết, việc sử dụng dịch vụ của người không phải là thành viên, cổ phần ưu đãi, cổ phần quay vòng (chuyển đổi cổ tức/hoàn tiền bảo trợ thành cổ phần của thành viên), hệ thống quản trị yêu cầu thành viên HĐQT không phải là thành viên hTX và kiểm toán viên không phải là thành viên HTX tùy thuộc vào quy mô của HTX, v.v.. Sự kiểm soát của chính phủ đối với các HTX nông nghiệp đã giảm dần trong những năm qua, nhưng các HTX nông nghiệp vẫn chịu sự hướng dẫn đáng kể của Sắc lệnh Thực thi và Quy tắc Thực thi.

Nhìn chung, các luật đặc biệt khác về HTX thì giống như Đạo luật HTX Nông nghiệp, nhưng Đạo luật HTX Tiêu dùng thì khác. Không giống như các luật đặc biệt khác về HTX, Đạo luật HTX Tiêu dùng không cho phép người không phải thành viên sử dụng dịch vụ ngoại trừ HTX y tế. Ngoài ra, theo luật thì các HTX tiêu dùng không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh tài chính hoặc bảo hiểm.

So với các luật đặc biệt về HTX, Đạo luật Khung ít hạn chế hơn trong việc thành lập, hoạt động kinh doanh, quản trị, v.v. và tôn trọng đặc điểm của HTX như là một tổ chức tự lực tự chủ. Các quy định pháp lý của Đạo luật Khung và Sắc lệnh cũng như Quy tắc Thực thi của nó đã phản ánh định hướng của pháp luật nhằm giảm thiểu tối đa sự kiểm soát và can thiệp của chính phủ trong khi tích cực thúc đẩy các hoạt động tự chủ của HTX. Đạo luật Khung bao gồm các điều khoản thúc đẩy các hoạt động tự chủ của HTX, bao gồm sự hợp tác của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và các tổ chức công, hỗ trợ quản lý, hỗ trợ giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể mỗi ba năm, thành lập Hội đồng Thảo luận Chính sách HTX trong Bộ Chiến lược và Tài chính, chỉ định Ngày HTX và Tuần HTX, v.v.. Tuy nhiên, Đạo luật Khung khá nghiêm ngặt trong việc thành lập và vận hành HTX xã hội và không cho phép phân phối thặng dư hoặc tài sản còn lại của HTX cho các thành viên, nhưng đồng thời, tích cực hỗ trợ HTX xã hội thông qua các điều khoản liên quan đến mua hàng ưu đãi của các tổ chức công, cho phép các thành viên vay vốn nhỏ và các chương trình tương trợ, miễn trừ khỏi các khoản phí của của chính quyền trung ương và địa phương, v.v..

Có một số trở ngại đối với sự phát triển của phong trào HTX như việc các cơ quan chính phủ đưa ra điều lệ mẫu cũng như một số yêu cầu hạn chế để được miễn áp dụng luật chống độc quyền, nhưng nhìn chung người ta đều đồng ý và thừa nhận rằng khung pháp lý HTX của Hàn Quốc khá thân thiện với HTX, nhất là từ khi Đạo luật Khung được ban hành.

Việc thành lập Đạo luật Khung là một bước đột phá trong lịch sử của phong trào HTX ở Hàn Quốc bằng cách thiết lập môi trường mở để tổ chức các HTX. Tuy nhiên, một điểm yếu được chỉ ra là Đạo luật Khung này chỉ bổ sung cho các luật đặc biệt về HTX hiện có hơn là hoạt động như luật chung cho tất cả các loại hình HTX. Việc phối hợp các luật đặc biệt về HTX và Đạo luật Khung thành một hệ thống gắn kết hữu cơ là nhiệm vụ lâu dài đối với phong trào HTX của Hàn Quốc. Về vấn đề này, hệ thống pháp luật HTX của Pháp có cả luật chung và luật đặc biệt có thể đáng được nghiên cứu.

Các HTX hiện đang gặp bất lợi do không được áp dụng các luật kinh tế khác có liên quan đến các chương trình hỗ trợ tài chính và phi tài chính của chính phủ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc kết nối Đạo luật Khung với các luật kinh tế khác này là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết để các HTX có thể cạnh tranh trên thị trường. Một nhóm các nhà nghiên cứu HTX hiện đang thực hiện nhiệm vụ này.

Xuất bản: tháng 10/2019

Phân tích khung pháp lý là một công cụ được phát triển trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác ICA-EU #coops4dev. Đây là cái nhìn tổng quan về khuôn khổ pháp lý quốc gia tại thời điểm viết bài. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này không nhất thiết là quan điểm của ICA và việc tham chiếu đến bất kỳ nội dung cụ thể nào cũng không cấu thành sự chứng thực hoặc khuyến nghị rõ ràng của ICA.

Người dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Nguồn:Legal Framework Analysis within the ICA-EU Partnership National Report of Republic of Korea”, ICA-AP, tháng 10/2019.




Chú thích của người dịch:

[1] “HTX trong sự phát triển” là một sáng kiến nhằm thúc đẩy trao đổi và hợp tác theo cách tiếp cận phát triển HTX hướng tới kết quả có sự tác động.

Dự án do HTX Châu Âu chủ trì và xây dựng dựa trên các hoạt động của Nền tảng Phát triển HTX Châu Âu (CEDP), một mạng lưới các tổ chức HTX Châu Âu hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.

Xem thêm tại: https://coopseurope.coop/development/index.html

[2] Theo tài liệu này thì ghi nhận là “kết thúc” (“ended”). Tuy nhiên, có quan điểm khác cho rằng chỉ là “đình chiến” (“armistice”) – (Nguồn: https://nghiencuuquocte.org/2019/07/27/ket-thuc-chien-tranh-trieu-tien/). Do đây không phải là chủ đề chính của bài dịch nên người dịch sẽ tuân thủ nguyên văn của tài liệu gốc.

[3] Đạo luật HTX Nông nghiệp hiện hành điều chỉnh ba loại hình HTX cơ sở (primary) - HTX nông nghiệp cấp huyện, HTX chăn nuôi cấp huyện và HTX theo mặt hàng và theo loại hình kinh doanh - và liên đoàn.

[4] Vì lý do này, có ý kiến cho rằng nên tách HTX xã hội ra khỏi Đạo luật Khung và nên điều chỉnh bởi luật riêng.

[5] Tuy nhiên, số lượng thành viên tối thiểu để thành lập được quy định cao hơn nhiều trong Sắc lệnh Thực thi Đạo luật Nông nghiệp - 300 đến 1.000 thành viên đối với HTX nông nghiệp cấp huyện, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, và 200 thành viên tùy theo mặt hàng và theo loại hình kinh doanh của HTX (Điều 2).

[6] Trong trường hợp HTX y tế, số lượng thành viên tối thiểu để thành lập là 500 người (Điều 4(2), Sắc lệnh Thực thi của Đạo luật HTX tiêu dùng)

[7] Đạo luật Thương mại phân loại các công ty thành năm loại - công ty hợp danh, công ty hợp danh hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hữu hạn (Điều 170)

Print Friendly and PDF