18.11.23

Trung Quốc giảm nhẹ hoá đơn năng lượng nhờ giá dầu chiết khấu của Nga

TRUNG QUỐC GIẢM NHẸ HÓA ĐƠN NĂNG LƯỢNG NHỜ GIÁ DẦU CHIẾT KHẤU CỦA NGA

Tác giả: Karine IshiiCamille MacaireArthur Stalla-Bourdillon

Đối mặt với các lệnh trừng phạt của châu Âu, Nga đã chuyển hướng một phần xuất khẩu dầu thô sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc được hưởng một mức giá chiết khấu nhập khẩu dầu từ Nga, cho thấy tác động của các biện pháp trừng phạt đã vượt ra ngoài phạm vi dòng chảy giữa Nga và châu Âu.

Biu đ 1: Giá du thô nhp khu ca Trung Quc theo xut x và giá du Brent (US$/thùng)

Ngun: Tng cc Hi quan Trung Quc, CEIC và Ngân hàng Pháp quc. Chú thích: giá trung bình đng trong 3 tháng

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã cấu hình lại việc nhập khẩu dầu thô

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế chậm lại, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc không tăng trong năm 2022, thậm chí còn ghi nhận một mức giảm rất nhẹ về khối lượng (-1%). Nhưng sự ổn định này che giấu một sự cấu hình lại các nguồn gốc nhập khẩu: trong năm 2022, các dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga tăng 8,2% và nhập khẩu dầu thô từ Malaysia tăng gần gấp đôi (+90,6%). Trong các ấn phẩm gần đây (Babina et al., 2023Hilgenstock et al., 2023), khi tìm cách phân tích diễn tiến xuất khẩu hydrocarbon của Nga, bài viết này nhắm đến việc đánh giá mức độ mà Trung Quốc được hưởng lợi từ hệ quả của tình hình mới sau khi cuộc chiến ở Ukrana nổ ra.

Xu hướng nêu trên tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2023. Tỷ trọng dầu Nga trong nhập khẩu của Trung Quốc tính theo khối lượng, đứng ở mức khoảng 15,5% kể từ năm 2018, tăng +1,4 điểm phần trăm (pp) vào năm 2022, rồi tăng +1,7pp vào giữa năm 2023 (tức là +3,1pp trong vòng 18 tháng), để đạt mức 18,6% trong tổng số dầu nhập khẩu trong nửa đầu năm 2023. Như vậy, sự gia tăng tỷ trọng khối lượng dầu Nga trong nhập khẩu của Trung Quốc kể từ năm 2008 đã tăng tốc kể từ năm 2022, khiến Nga trở thành nước cung cấp dầu chính của Trung Quốc, nhiều hơn cả Ả Rập Saudi (16,5%) và Iraq (10,5%). Với mức tăng +3,4pp trong năm 2022 và +2,1pp trong nửa đầu năm 2023 (tức là +5,5pp trong vòng 18 tháng) về tỷ trọng hàng nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc, sự tiến triển này đặc biệt khác thường đối với Malaysia, nước đã xuất khẩu một lượng lớn dầu sang Trung Quốc vào năm 2022, lớn hơn cả sản lượng sản xuất dầu hàng năm của những năm trước: điều này gợi ý cho thấy Malaysia có thể tái xuất dầu từ các nước khác và có thể là từ Nga. Trong nửa đầu năm 2023, Malaysia trở thành nước cung cấp dầu lớn thứ 4 cho Trung Quốc, trong khi họ chỉ đứng ở vị trí thứ 9 vào năm 2021.

Biu đ 2: S thay đi th phn ca các nước cung cp du thô trong nhp khu ca Trung Quc, v khi lượng.

Ngun: Tng cc Hi quan Trung Quc, CEIC và Ngân hàng Pháp quc. Chú thích: 2023 là na đu năm 2023

Trung Quốc hưởng lợi từ giá dầu chiết khấu được nhập khẩu từ Nga và Malaysia

Nếu chiến tranh đã khiến giá năng lượng, trong tổng thể, gia tăng đáng kể từ cuối tháng 2 năm 2022, thì giá dầu Nga gần như ngay lập tức đã bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá so với mức giá tham chiếu quốc tế, như giá dầu Brent. Thật vậy, sự miễn cưỡng của các bên tham gia thị trường trong việc mua dầu Nga, kết hợp với các lệnh trừng phạt được các nước EU và G7 công bố và sau đó dần được triển khai, đã dẫn đến một mức giá chiết khấu đáng kể dầu thô Nga. Kết quả từ khoảng cách giá có vẻ như đã giúp Trung Quốc hưởng lợi thông qua việc nhập khẩu dầu từ Nga, và hầu như chắc chắn từ Malaysia một cách gián tiếp. Các biện pháp trừng phạt được đề cập bao gồm: một mặt, chính sách mức trần giá (“price cap”), nhằm cấm bất kỳ công ty phương Tây nào vận chuyển dầu Nga – và bảo hiểm cho hoạt động vận chuyển này, nếu mức giá dầu Nga được tính đắt hơn một ngưỡng nhất định nào đó (được thiết lập ở mức 60 US$/thùng dầu thô); mặt khác, một lệnh cấm vận nhắm đến việc cấm gần như toàn bộ việc EU nhập khẩu dầu từ Nga.

Đối với dầu nhập khẩu từ Nga sang Trung Quốc, mức giá chiết khấu đã được cụ thể hóa ngay từ tháng 4 năm 2022 và đã đạt đỉnh điểm vào tháng 7 (-19% so với các nước cung cấp khác). Mức giá chiết khấu này xoay quanh mức giá một thùng dầu Brent (khoảng 80 US$/thùng) vào tháng 12 năm 2022, tháng mà lệnh cấm vận và “mức trần giá” bắt đầu được áp dụng, nhưng mức giá chiết khấu đó, một lần nữa, đã chệch khỏi mức giá trần nói trên, vào năm 2023. Từ mức 73 US$/thùng vào tháng 1 xuống 67 US$/thùng vào tháng 6, giá dầu mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga vẫn cao hơn mức giá trần (60 US$/thùng) nhưng lại thấp hơn giá dầu Brent (trung bình -10% trong nửa năm). Khoảng cách so với mức giá trung bình mà các nước cung cấp khác áp dụng cũng đã tăng lên vào năm 2023 (-12,7% trong nửa đầu năm 2023 so với -10,4% trong năm 2022). Đối với dầu nhập khẩu từ Malaysia, mức giá chiết khấu hiện hữu trước cuộc chiến tranh ở Ukraine (-7% vào năm 2021) đã tăng, kể từ tháng 4, lên mức trung bình là -18,9% vào năm 2022 và -17,6% vào năm 2023.

Các mức giá chiết khấu này, được ghi nhận kể từ năm 2022, so với mức giá nhập khẩu trung bình, không bao gồm mức giá từ Nga và Malaysia, sẽ cho phép Trung Quốc giảm nhẹ hóa đơn năng lượng là 6,6 tỷ US$ vào năm 2022 và 4 tỷ US$ trong nửa đầu năm 2023 đối với dầu nhập khẩu từ Nga, và tiết kiệm được 4,9 tỷ euro vào năm 2022 và 2,7 tỷ US$ vào năm 2023 đối với dầu nhập khẩu từ Malaysia. Thế nên, Trung Quốc sẽ tiết kiệm được 18 tỷ euro trong 18 tháng (khoảng 3,5% tổng giá trị nhập khẩu dầu thô).

Cấu hình lại nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tự nhiên, nhưng không mang lại những cơ hội tương tự

Đối với khí đốt hóa lỏng tự nhiên (LNG), rủi ro thấp hơn vì nhập khẩu LNG của Trung Quốc vào năm 2022 tương đương 12% hóa đơn nhập khẩu dầu của Trung Quốc xét về mặt giá trị. Đối với thị trường này, cầu tăng mạnh của châu Âu, trước nhu cầu thay thế khí đốt từ Nga đã dẫn đến những áp lực về giá. Trường hợp không có các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu LNG của Nga, Trung Quốc đã không thể hưởng lợi từ các mức giá chiết khấu tương tự như những gì được ghi nhận đối với xuất khẩu dầu thô Nga. Trung Quốc chắc chắn đã tăng nhập khẩu LNG từ Nga (+42% về khối lượng trong năm), chủ yếu gây bất lợi cho Australia, nhưng Nga vẫn là nước cung cấp LNG cho Trung Quốc ở mức khiêm tốn (biểu đồ 3). Tỷ trọng xuất khẩu LNG của Australia đã giảm 5,7% trong hai năm, đứng ở mức 33,8% khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 6 năm 2023, và tỷ trọng xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ, vốn đã tăng đáng kể từ năm 2017 đến năm 2021 và đạt 11,4% vào năm 2021, cuối cùng đã giảm xuống còn dưới 3% vào năm 2023. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu LNG của Qatar và Nga trong tổng khối lượng nhập khẩu đã tăng lần lượt là +13,3pp và +5,9pp trong 18 tháng.

Biu đ 3: S thay đi th phn ca các nước cung cp LNG trong tng khi lượng nhp khu ca Trung Quc.

Ngun: Tng cc Hi quan Trung Quc, CEIC và Ngân hàng Pháp quc

Dữ liệu của hải quan không cho thấy mức giá chiết khấu đối với LNG xuất xứ từ Nga hoặc Qatar. Ngược lại, trong khi giá nhập khẩu LNG từ Qatar tương đương với giá nhập khẩu LNG từ Australia được áp dụng vào năm 2022, thì mức giá LNG của Nga lại cao hơn rất nhiều (+42% so với giá của Australia). Tuy nhiên, mức giá cao này có vẻ như đã dần được tiêu trừ trong nửa đầu năm 2023.

Biu đ 4: Giá nhp khu LNG ca Trung Quc theo nước xut x (US$/tn)

Ngun: Tng cc Hi quan Trung Quc, CEIC và Ngân hàng Pháp quc. Chú thích: giá trung bình đng trong 3 tháng

Từ góc độ của Nga, việc định hướng lại xuất khẩu sang các nước không liên kết, như Trung Quốc, cho phép Nga bù đắp một phần thiệt hại gắn liền với sự sụt giảm nhập khẩu của các nước tây phương, điều này phần nào giải thích khả năng vượt qua các cú sốc của nền kinh tế Nga trong năm 2022. Tuy nhiên, việc áp dụng liên tục mức giá chiết khấu dầu Nga đối với nhập khẩu của Trung Quốc cho thấy tác động của các biện pháp trừng phạt đã vượt ra ngoài các dòng chảy giữa Nga và châu Âu.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: La Chine allège sa facture énergétique grâce au pétrole russe décoté, Banque France, ngày 27/09/2023.

Print Friendly and PDF