17.4.24

‘Ngụy suy chi phí chìm’ là gì? Liệu nó có bao giờ là một điều tốt hay không?

‘NGỤY SUY CHI PHÍ CHÌM’ LÀ GÌ? LIỆU NÓ CÓ BAO GIỜ LÀ MỘT ĐIỀU TỐT HAY KHÔNG?

Tác giả: Aaron Nicholas

Eugene Shelestov/Pexels

Bạn đã bao giờ ăn một bữa sáng kém chất lượng ở khách sạn trong một kỳ nghỉ chưa? Bạn không thực sự thích những lựa chọn đồ ăn do khách sạn cung cấp, nhưng vì được suất ăn sáng miễn phí khi đặt phòng ở khách sạn, nên bạn buộc bản thân phải ăn ở đó thay vì đi ra đường tìm một quán cà phê.

Các nhà kinh tế họcnhững nhà khoa học xã hội cho rằng hành vi như vậy có thể xảy ra do “ngụy suy chi phí chìm” – chúng ta không có khả năng phớt lờ những chi phí đã chi ra và không thể thu hồi được. Trong ví dụ về suất ăn sáng ở khách sạn, chi phí chìm là mức giá bạn phải trả cho gói dịch vụ của khách sạn: tại thời điểm quyết định ăn sáng ở đâu, chúng ta không thể thu hồi được những chi phí đó và do đó không thể phớt lờ được.

Các ví dụ tương tự bao gồm từ việc biện minh cho việc đọc nốt một cuốn sách bình thường, đang đọc giữa chừng (hoặc xem nốt xê-ri truyền hình nào đó) dựa trên khoảng thời gian trước đó đã “dành cho” hoạt động đọc (hoặc xem), cho đến việc ít có khả năng rời khỏi các nhóm khép kín như các hội nữ sinh và những câu lạc bộ thể thao nếu đã rất nỗ lực để hoàn tất nghi thức nhập hội.

Mặc dù không hợp lý song những hành vi này đều quá phổ biến, vì vậy việc chúng ta nhận ra được xu hướng này sẽ rất hữu ích. Trong một số hoàn cảnh, bạn thậm chí có thể sử dụng nó vì lợi ích của chính bạn.

Những chi phí chìm có thể tác động lên các quyết định mang tính được mất

Mặc dù có vẻ tương đối tầm thường song các ví dụ trên cho thấy mức độ phổ biến của ngụy suy chi phí chìm. Và nó có thể tác động lên nhiều quyết định mang tính được mất hơn trong cuộc sống của chúng ta.

Hãy mường tượng rằng trước đây Bob đã mua một căn nhà với giá 1 triệu đô-la. Sau đó, thị trường nhà ở trên toàn quốc sụp đổ. Tất cả các căn nhà hiện nay đều rẻ hơn 20%, và Bob chỉ có thể bán căn nhà của mình với giá 800.000 đô-la. Bob đang nghĩ đến việc nâng cấp lên một căn nhà lớn hơn (và giờ đây, chúng có giá bán rẻ hơn!), nhưng anh sẽ cần bán căn nhà hiện tại của mình để trả tiền cọc.

Tuy nhiên, anh từ chối nâng cấp vì nhận thấy lỗ 200.000 đô-la so với giá mua nhà ban đầu mà anh đã trả là 1 triệu đô-la. Bob đang phạm phải sai lầm liên quan đến chi phí chìm bằng cách để giá mua nhà ban đầu ảnh hưởng lên việc ra quyết định của bản thân – duy chỉ có giá bán hiện tại và giá bán dự kiến ​​ca căn nhà mi là điu quan trng.

Bob có thể hành động một cách phi lý trí, song anh chỉ là con người. Một phần lý do khiến chúng ta khó có thể phớt lờ những khoản lỗ như vậy là vì về mặt tâm lý, những khoản lỗ nổi bật hơn so với những khoản lời – điều này được gọi là nỗi ngại mất mát (loss aversion).

Nếu không còn có thể cứu chữa được nữa, bạn có thể dễ từ bỏ một dự án chế tác. Tim Masters/Shutterstock

Mặc dù hầu hết chứng cứ cho ngụy suy chi phí chìm đều bắt nguồn từ các quyết định cá nhân, song nó cũng có thể ảnh hưởng lên những quyết định của các nhóm. Trên thực tế, đôi khi nó được gọi là ngụy suy Concord, vì cả hai chính phủ Pháp và Anh vẫn tiếp tục tài trợ cho chiếc máy bay siêu thanh có số phận bi đát này rất lâu sau khi [người ta nhận ra] nó không còn khả thi về mặt thương mại.

Một ví dụ khác là cuộc xung đột vũ trang kéo dài gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho phe thua trận. Một số người có thể cho rằng không thể đầu hàng vì những thương vong của phe họ sẽ “vô ích”.


Đọc thêm: Các chuyến bay siêu thanh chuẩn bị quay trở lại – đây là cách họ có thể thành công khi [dự án] Concorde gặp thất bại


Việc nhận biết về những chi phí chìm có thể giúp mang lại lợi ích cho mình

Nếu thấy bản thân đang biện minh cho hành vi do các chi phí bạn đã phải trả trong quá khứ thay vì do những hoàn cảnh hiện tại hay các dự đoán về tương lai, bạn nên xem lại bản thân.

Việc xác định những chi phí chìm cho phép bạn cắt lỗ sớm và tiến về phía trước tìm kiếm những cơ hội mới, thay vì cứ gánh lỗ lớn hơn. Điều này được thể hiện rõ ràng trong ví dụ về nhà ở: thị trường nhà ở càng sụp đổ lớn bao nhiêu, thì giá bán của căn nhà có diện tích lớn lại càng rẻ bấy nhiêu; thậm chí, tình trạng sụp đổ càng lớn bao nhiêu thì khoản lỗ từ ​​vic bán căn nhà hin ti càng nhiu by nhiêu. Vì thế, khon l do l cơ hi do ngy suy chi phí chìm gây ra càng ln.

Nếu cảm thấy khó vượt qua được ngụy suy chi phí chìm, bạn có thể ủy thác việc ra các quyết định đó cho những người khác. Điều này có thể bao gồm việc quyết định nên đi ăn buffet hay đăng ký gói Netflix không, và cái quyết định sau có thể gặp khó khăn kép: một người nào đó có thể cảm thấy buộc phải xem phim liên tục do cấu trúc phí cố định [thuê bao] và, như đã nêu ở trên, buộc phải xem nốt xê-ri [truyền hình] nhạt nhẽo nào đó.

Biến những chi phí chìm thành lợi thế của mình

Khó khăn thứ hai, mặc dù ít rõ ràng hơn, là tích cực biến cái ngụy suy này thành lợi thế cho bản thân. Ví dụ như, nhiều người có thẻ thành viên phòng tập thể dục được yêu cầu thanh toán trước bất kể sẽ sử dụng bao nhiêu và bao lâu các cơ sở vật chất và trang thiết bị. Nếu cảm thấy khó phớt lờ những chi phí chìm, thì việc bạn chọn làm thành viên phòng tập thể dục có mức phí trả trước lớn hay những khoản phí tối thiểu trả cho mỗi lần sử dụng phòng tập có thể là một cách để bạn rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên.

Điều này cũng có thể áp dụng cho các hoạt động khác liên quan đến nỗi đau ngắn hạn để đạt được khoản lời dài hạn – chẳng hạn như, việc trả tiền cho một khóa học trực tuyến sẽ khiến bạn có nhiều khả năng gắn bó với nó hơn là tìm một khóa học miễn phí.

Nhưng hãy cảnh giác, điều này không có tác dụng với mọi thứ: có vẻ như việc chi tiêu hoang phí cho lễ cưới hay cho nhẫn đính hôn không có hiệu ứng “chi phí chìm” – việc chi tiêu này sẽ không làm tăng khả năng duy trì cuộc hôn nhân.


Đọc thêm: Thành viên phòng tập thể dục: cách tận dụng tối đa nó, theo ý kiến của một nhà khoa học về thể thao


Các từ khóa: Tâm lý học, Tiền bạc, Kinh tế học, Khoa học Nhận thức, Thiên kiến ​​Nhận thức

Aaron Nicholas

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

Aaron Nicholas

Giảng viên Cao cấp về Kinh tế học, Đại học Deakin

Tuyên bố công khai

Aaron Nicholas không làm việc, tư vấn, sở hữu cổ phần hoặc nhận tài trợ từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào sẽ được hưởng lợi từ bài báo này, và không có sự trực thuộc nào ngoài giới chuyên môn của bản thân.

Nguyễn Việt Anh dịch

Nguồn: What is the ‘sunk cost fallacy’? Is it ever a good thing?, The Conversation, Nov 27, 2023.

----

Bài có liên quan: Làm sao sử dụng kinh tế học hành vi để tác động lên xã hội

Print Friendly and PDF