31.8.21

Đọc lại Tư bản (II)

Trần Hải Hạc

Đọc lại Tư bản (II)

LƯU Ý CỦA TÁC GIẢ - DỊCH GIẢ.

Trần Hải Hạc (1945-)

Năm 2003, công trình nghiên cứu Pháp ngữ Relire Le Capital. Marx, critique de l’économie politique et objet de la critique de l’économie politique của Trần Hải Hạc ra mắt ở nhà xuất bản Page Deux (Lausanne, Thụy Sĩ) và gồm hai tập sách (t.1, 397 trang; t.2, 366 tr.). Từ đầu năm 2021, với nhan đề Đọc lại Tư bản. Marx, phê phán chính trị kinh tế học và đối tượng của phê phán chính trị kinh tế học, bản dịch tiếng Việt do tác giả tự thực hiện sẽ được công bố từng phần trên trang Phân tích kinh tế.

Phần thứ hai (II) bao gồm các nội dung như sau:

- Tiêu đề 1: Vấn đề tồn tại của giá trị và khái niệm về lao động trừu tượng.

- Chương 1: Lao động trừu tượng – cụ thể.

- Thư mục

- Mục lục

[Xem lại Lời nói đầu và Lời dẫn nhập]

Do không có đầy đủ bản Việt ngữ các trước tác của Marx, dịch giả chọn sử dụng bản Pháp ngữ của các tác phẩm và tự chuyển ngữ. Trong thư mục, các văn bản của Marx được xếp theo thứ tự năm xuất bản tác phẩm gốc hoặc năm Marx biên soạn bản thảo, tiếp theo là nhan đề tiếng Việt của tác phẩm và quy chiếu của văn bản tiếng Pháp. Đặt ở phía sau mỗi chương, các chú thích trích dẫn tác phẩm của Marx gồm có tên của văn bản Việt ngữ và quy chiếu đến văn bản Pháp ngữ.

Khi chuyển ngữ một số thuật ngữ của Marx chưa được thông dụng, lần đầu chúng tôi kèm theo từ Pháp ngữ trong dấu ngoặc đơn, đồng thời phía sau đây chúng tôi gom các thuật ngữ đó trong một bảng đối chiếu Việt - Pháp. Khi cần thiết, chúng tôi bổ sung bảng thuật ngữ với những chú giải về chọn lựa cách chuyển ngữ.

Print Friendly and PDF

30.8.21

Cuộc chạy đua vào vũ trụ của các tỷ phú: biểu tượng cuối cùng của nỗi ám ảnh sai lầm của chủ nghĩa tư bản về sự tăng trưởng

CUỘC CHẠY ĐUA VÀO VŨ TRỤ CỦA CÁC TỶ PHÚ: BIỂU TƯỢNG CUỐI CÙNG CỦA NỖI ÁM ẢNH SAI LẦM CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VỀ SỰ TĂNG TRƯỞNG

Tác giả: Tim Jackson

Sao Hỏa không phải là nơi để nuôi dạy con của bạn, Chuyên gia tên lửa trong tác phẩm kinh điển vượt thời gian của Elton John đã than thở như vậy. Trên thực tế, sao Hỏa lạnh như địa ngục. Nhưng điều đó dường như không làm lo lắng một thế hệ doanh nhân vũ trụ mới đang có ý định chiếm lĩnh “biên giới cuối cùng” càng nhanh càng tốt.

Đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không phải là một người rầu rĩ ghét công nghệ. Khi đã hết phong tỏa, cuộc hạ cánh của tàu thăm dò tự lái Perseverance của Nasa trên bề mặt hành tinh đỏ vào đầu năm nay là một vụ nổ thần thánh. Khi xem cuộc hạ cánh này, nó nhắc nhở tôi rằng tôi đã từng một lần dẫn đầu một cuộc tranh luận ở trường trung học để bảo vệ một kiến nghị: chúng ta tin rằng nhân loại nên vươn tới các vì sao.

Print Friendly and PDF

29.8.21

Nghiên cứu hạ cấp hay sự phê phán hậu thực dân tính hiện đại


NGHIÊN CỨU HẠ CẤP HAY SỰ PHÊ PHÁN HẬU THỰC DÂN TÍNH HIỆN ĐẠI

Jacques POUCHEPADASS[i]

Ghi chú của người dịch: Trong hai bài trước đây về các trào lưu hậu thực dân và hậu hiện đại được đăng trên Phân Tích Kinh Tế [Nghiên cứu hậu thực dân/Post Colonial Studies và nghiên cứu thuộc địa/Colonial Studies: Thách thức và tranh luậnPhỏng vấn Thomas Brisson: Sự phê phán hậu thực dân Phương Tây được tiến hành ngay từ trung tâm của Phương Tây], người dịch đã dùng cụm từ Nghiên cứu thứ yếu để dịch từ Subaltern Studies. Nhưng trong bài này, người dịch đã dùng Nghiên Cứu Hạ Cấp vì thấy từ Hạ Cấp phù hợp hơn với ý nghĩa của từ Subaltern (thuộc hạ, cấp dưới). Mong các độc giả thông cảm cho sự điều chỉnh này và hy vọng sẽ tiếp tục đóng góp để bản dịch được hoàn chỉnh hơn. Xin đa tạ.

Ranajit Guha (1922-)

NGHIÊN CỨU HẠ CẤP (Subaltern Studies) là một bộ sách tập thể do NXB Oxford University Press xuất bản từ năm 1982, ban đầu chỉ tính bao gồm ba tập, nay đã lên đến mười tập. Các tập mang phụ đề là Bài viết về Lịch Sử và Xã Hội Nam Á. Sự thành công quốc tế của bộ sách, được các cuộc tranh luận lý thuyết và phương pháp luận mà nó khơi dậy nuôi dưỡng trong giới nghiên cứu khoa học xã hội, trước hết là ở Ấn Độ, sau đến các nước anglo-saxon thật là đáng khen đối với một bộ tuyển tập chuyên khảo như vậy. Mỗi tập đã được tái bản nhiều lần và một bộ khổ sách bỏ túi, được đóng gói bằng các tông, bao gồm cả mười tập đã được xuất bản mới đây. Tập I đến VI xuất bản từ năm 1982 đến 1986 là do nhà sử học bengali Ranajit Guha (sinh năm 1923), người sáng lập, tạo cảm hứng và sinh khí cho tập thể ban biên tập gồm sáu rồi mười người, làm chủ biên[1]. Định hướng tri thức ban đầu vừa mang tính lý thuyết và cả chính trị là một chủ nghĩa mác xít phê phán có mối tương quan mật thiết với Gramsci và các nhà sử học cấp tiến Anh như Edward Thompson. Sau đó Guha đã nhường quyền chủ biên các tập sau cho các đồng nghiệp trẻ hơn mà vẫn tiếp tục cộng tác vào sự nghiệp chung[2]. Mười tập đã được xuất bản, với một trình độ trung bình rất cao, đã tập hợp hơn bốn mươi tác giả. Đa số các nhà nghiên cứu, đặc biệt những người nằm trong tập thể ban biên tập, đều đã cho xuất bản nhiều công trình khác cùng định hướng, mà một số đã có một tiếng vang lớn[3]. Tất cả những công trình nghiên cứu này rốt cuộc cũng đã tạo nên một trào lưu trong các khoa học xã hội chuyên về Ấn Độ, mà sự nhiệt tình ban đầu phần nào đã giảm bớt vì nó bị loãng đi trong những trào lưu rộng lớn hơn, nhưng với một ảnh hưởng rõ rệt trên các nhà nghiên cứu của các vùng khác của Phương Nam, đặc biệt là ở Nam Mỹ[4]. Như tất cả các cuộc phiêu lưu tri thức tập thể, cuộc phiêu lưu này cũng đã mang dấu ấn của những bất đồng nội bộ, những thay đổi định hướng, những sự ly khai, những sự tập hợp vốn phản ảnh một vài cuộc tranh luận chủ yếu của phương pháp luận và khoa học xã hội trong hai mươi năm vừa rồi trên quy mô toàn cầu. Một thành viên sáng lập như Sumit Sakar, một người đồng hành như Ramachandra Guha cũng đã ly khai với nhóm và đã biểu lộ một cách nổi bật sự bất đồng của họ với xu hướng hậu hiện đại mà bộ sách đã theo từ những năm cuối của thập niên 1980 (một sự tái định hướng đã đưa nhóm lên môi trường quốc tế nhưng cũng đã làm cho nó mất đi phần nào sự quan tâm của quần chúng ngay tại Ấn Độ). Nhiều người khác, như David Hardiman, vẫn còn là thành viên của tập thể, vẫn còn trung thành với một quan niệm về lịch sử xã hội nay không còn là đường lối thống trị của bộ sách. Sự phân tích theo văn học các diễn ngôn và những nghiên cứu về “giới” (hiện còn được gọi là lịch sử phụ nữ ở Pháp) đã xâm nhập vào bộ sách một cách mạnh mẽ, cùng lúc với việc bộ sách tiếp nhận nhiều thành viên mới (Gyan Prakash, Susie Tharu).

Print Friendly and PDF

28.8.21

Làm thế nào để tiết kiệm một tỷ liều vắc xin phòng Covid-19

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM MỘT TỶ LIỀU VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Chad P. Bown

Sự sụt giảm của tỷ lệ hiệu quả của vắc xin CureVac vào tháng 6 vừa qua đã ảnh hưởng đến việc sản xuất hơn một tỷ liều vắc xin. Giờ đây khi đã có giải pháp để hãng dược phẩm này của Đức định hướng lại chuỗi cung ứng của họ, thì một câu hỏi được đặt ra: liệu họ có nên làm điều đó hay không?

Trong khoảng thời gian một tháng vào mùa hè này, hơn một tỷ người đột nhiên không được tiếp cận vắc xin phòng Covid-19. Vào giữa tháng 6, hãng CureVac đã báo cáo tỷ lệ hiệu quả đối với vắc xin RNA thông tin của họ chỉ ở mức 47%, ảnh hưởng đến hơn một tỷ liều vắc xin (cần phải tiêm hai liều) mà công ty đã lên kế hoạch sản xuất trước cuối năm 2022[1]. Vào giữa tháng 7, Johnson & Johnson đã cắt giảm kế hoạch giao hàng dự kiến từ 400 triệu xuống đến 500 triệu liều vắc xin tiêm một liều của họ, do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đóng cửa hoạt động một doanh nghiệp, thuộc nhà máy, đang gặp khó khăn, trong 4 tháng.

Print Friendly and PDF

27.8.21

Paul M. Sweezy, một người mác-xít trên đất Mỹ

PAUL M. SWEEZY, MỘT NGƯỜI MÁC-XÍT TRÊN ĐẤT MỸ

Gilles Dostaler

Paul Sweezy (1910-2004)

Là nhà lý thuyết nổi tiếng của kinh tế học mác-xít, nhưng phi chính thống, Paul Sweezy phân tích chủ nghĩa tư bản độc quyền và đưa ra một diễn giải mới về giá trị và giá cả.

Paul Sweezy tin rằng tác phẩm của Marx là một đóng góp không thể thiếu cho sự hiểu biết về các nền kinh tế tư bản.

Là người xã hội chủ nghĩa và mác-xít, Paul Sweezy, trong những năm 1940 và 1950, là một nhân vật hiếm trong số các nhà kinh tế học Mỹ. Tuy nhiên, cuốn Theory of Capitalist Development (Lý thuyết phát triển tư bản chủ nghĩa), xuất bản năm 1942 và được dịch ra nhiều thứ tiếng, đã làm cho ông trở thành một trong những nhà lý thuyết nổi tiếng nhất thế giới về kinh tế học mác-xít. Người thầy và bạn của ông, Joseph Schumpeter, cho rằng cuốn sách trên đến nay là dẫn nhập hay nhất vào lý thuyết của Karl Marx. Sweezy, trong một thời gian ngắn, là người có niềm tin vào chủ nghĩa tự do và học thuyết tân cổ điển vào buổi đầu khởi nghiệp. Thậm chí ông còn thực hiện một chuyến đi đến Trường London School of Economics để làm việc cùng với Friedrich Hayek. Chính trong thời gian ấy mà niềm tin của ông bị chao đảo và ông quyết định tập trung vào việc làm cho người ta biết đến chủ nghĩa Mác tại Hoa Kỳ và làm cho nó được tôn trọng trong giới hàn lâm.

Print Friendly and PDF

26.8.21

234 nhà khoa học đọc hơn 14.000 bài nghiên cứu để viết báo cáo khí hậu UPCC – Đây là điều bạn cần biết và tại sao nó là vấn đề lớn

234 NHÀ KHOA HỌC ĐỌC HƠN 14.000 BÀI NGHIÊN CỨU ĐỂ VIẾT BÁO CÁO KHÍ HẬU IPCC - ĐÂY LÀ ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VÀ TẠI SAO NÓ LÀ MỘT VẤN ĐỀ LỚN

Với cháy rừng, hạn hán và bão cực mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, những cảnh báo về khí hậu đang bắt đầu có ý nghĩa cá nhân. Ảnh: Peter Parks/AFP via Getty Images

Tác giả: Stephanie Spera

Hàng trăm nhà khoa học trên khắp thế giới vừa công bố một báo cáo mới đánh giá tình trạng khí hậu toàn cầu. Đây là một vấn đề lớn. Báo cáo được các chính phủ và các ngành công nghiệp ở khắp mọi nơi sử dụng để hiểu các mối đe dọa phía trước.

Vậy những nhà khoa học này là ai, và đánh giá quan trọng này xem xét những vấn đề nào?

Hãy chuẩn bị sẵn sàng làm quen với một số từ viết tắt. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn cách thực hiện báo cáo IPCC và một số điều khoản mà bạn gặp khi xem công bố của báo cáo vào ngày 9 tháng 8 năm 2021.

Print Friendly and PDF

25.8.21

WHO và các nhà khoa học chống đối tiêm liều vắc xin thứ ba cho tất cả người dân ở Hoa Kỳ

WHO VÀ CÁC NHÀ KHOA HỌC CHỐNG ĐỐI TIÊM LIỀU VẮC-XIN THỨ 3 CHO TẤT CẢ NGƯỜI DÂN Ở HOA KỲ

Ngày 19/08/2021

Quyết định của Mỹ đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ: các chuyên gia cho rằng mục tiêu ưu tiên vẫn là tiêm phòng vắc-xin cho càng nhiều người càng tốt.

Antoine Beau

Vì sao các nhà khoa học lại chống đối mãnh liệt liều vắc-xin thứ ba? Một thông báo trên tờ Nature giải thích: “Việc gia tăng các mức độ tiêm chống COVID-19 sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các biến thể mới vốn có khả năng lây lan nhiều hơn biến thể Delta”. FREDERIC J. BROWN VIA AFP

CORONAVIRUS – Một làn sóng phẫn nộ. Hôm thứ Tư ngày 18 tháng 8, giới chức trách y tế Hoa Kỳ đã thông báo cho biết tất cả người dân Mỹ nào đã tiêm vắc-xin cách đây hơn tám tháng đều có thể tiêm liều vắc-xin Pfizer và Moderna thứ ba, bắt đầu từ ngày 20 tháng 9.

Antoine Flahault (1960-)

Thông báo này sau đó đã bị cộng đồng khoa học quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Rất nhiều chuyên gia và định chế đều cho rằng việc tiêm liều vắc-xin tăng cường này cho tất cả người dân Mỹ trong độ tuổi phải tiêm vắc-xin là điều không cần thiết, thậm chí còn phản tác dụng trong cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19.

Mối lo ngại đầu tiên, tính hữu ích của việc tiêm liều vắc-xin tăng cường này. Người Mỹ đã chọn phát động chiến dịch mới này cho tất cả những người đã được tiêm vắc-xin, khi chưa có sự đồng thuận về sự cần thiết của việc tiêm phòng này: “Chưa có lý do chứng cứ thuyết phục nào cho thấy tầm quan trọng của liều vắc-xin thứ ba, ngoại trừ một số trường hợp y tế rất đặc biệt,” theo lời của Antoine Flahault, nhà dịch tễ học tại Viện Y tế Toàn cầu thuộc Đại học Geneva, khi trả lời phỏng vấn của Le HuffPost.

Print Friendly and PDF

24.8.21

Tin tức trong tuần về tiêm vắc xin COVID: Thiếu niên Anh có thực sự cần tiêm chủng hơn người lớn ở nước ngoài chăng?

TIN TỨC TRONG TUẦN VỀ TIÊM VẮC XIN COVID: THIẾU NIÊN ANH CÓ THỰC SỰ CẦN TIÊM CHỦNG HƠN NGƯỜI LỚN Ở NƯỚC NGOÀI CHĂNG?

Ảnh: Monkey Business Images/Shutterstock

Tác giả: Rob Reddick

Gần 40 triệu người ở Vương quốc Anh đã tiêm hai liều vắc xin COVID. Điều này khiến Anh trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới, với gần 60% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Và với việc tiêm vắc xin sẽ sớm được triển khai cho những người 16 và 17 tuổi, con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Alex Richter, giáo sư và nhà tư vấn danh dự về miễn dịch học lâm sàng tại Đại học Birmingham, cho biết việc mở rộng tiêm chủng cho các nhóm tuổi trẻ hơn có một loạt lợi ích. Mặc dù bệnh nặng hiếm gặp ở những người trẻ tuổi, nhưng COVID mạn tính là một vấn đề và việc cho phép virus lưu hành mà không được kiểm soát ở những người trẻ tuổi sẽ làm gián đoạn cuộc sống của họ và những người thân yêu của họ. Tiêm phòng cho những người trẻ tuổi cũng làm giảm nguy cơ họ truyền virus cho những người thân cao tuổi, những người có thể dễ bị tổn thương mặc dù đã được tiêm phòng.

Nhưng bất chấp những lợi ích này, một số - bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới – lập luận rằng tốt hơn ta nên tiêm các loại vắc xin này cho những người dễ bị tổn thương ở những quốc gia có mức độ tiêm chủng thấp, vì đó là nơi vắc xin có thể sẽ có tác động lớn nhất. WHO đã đưa ra một lập luận tương tự về vắc xin tiêm tăng cường: rằng các nước giàu không nên cung cấp cho một số người tiêm liều thứ ba - ngay cả khi họ dễ bị tổn thương – trong khi nhiều nơi khác vẫn chưa nhận được liều đầu tiên.

Print Friendly and PDF

23.8.21

Chúng ta đã thua trong cuộc chiến ở Afghanistan từ lâu rồi

CHÚNG TA ĐÃ THUA TRONG CUỘC CHIẾN Ở AFGHANISTAN TỪ LÂU RỒI

Các tay súng Taliban ở Kabul hôm 16/8. (Stringer/EPA-EFE/REX/Shutterstock)

Fareed Zakaria

Nhà báo

Khi chúng ta theo dõi thảm kịch đang diễn ra ở Afghanistan thì trước tiên chúng ta hãy bỏ đi cái ảo tưởng rằng Hoa Kỳ đang duy trì hòa bình ở đó chỉ với vài nghìn quân và tình hình này sẽ có thể được giải quyết chỉ với cái cam kết khiêm tốn này. Trong vài năm qua, có vẻ như người Mỹ đã cho rằng bởi vì Washington đã tiến hành thỏa thuận với Taliban nên Taliban sẽ cân nhắc không tấn công các lực lượng của Mỹ và liên quân.

Tuy nhiên, đối với chính người Afghanistan, cuộc chiến đã ngày càng leo thang. Vào mùa hè năm 2019, Quân đội Afghanistan và lực lượng cảnh sát đã phải hứng chịu thương vong nặng nề nhất trong hai thập kỷ chiến đấu. Đó cũng là thời kỳ tồi tệ nhất cho thương vong của dân thường Afghanistan trong một thập kỷ. Vào năm 2018, khi Hoa Kỳ có quân số gấp 4 lần năm này thì cuộc giao tranh đã tàn khốc đến mức 282.000 thường dân Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa ở vùng nông thôn. Sự thất vọng đối với chính phủ Afghanistan và những người bảo trợ họ là Hoa Kỳ đang ngày càng gia tăng. Một cuộc khảo sát của chính phủ Hoa Kỳ được thực hiện vào năm đó cho thấy sự ủng hộ của Afghanistan dành cho quân đội Hoa Kỳ là 55%, đã giảm so với 90% của một thập kỷ trước đó.

Print Friendly and PDF

22.8.21

Tiêm chủng ở các nước phương Nam: Nên chăng khôi phục lại các cuộc thi tài về sáng kiến đổi mới?

 

TIÊM CHỦNG Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG NAM: NÊN CHĂNG KHÔI PHỤC LẠI CÁC CUỘC THI TÀI VỀ SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI?

Valérie Revest, Isabelle Liotard

Samira Guennif

Mặc dù có sự hỗ trợ to lớn từ các quỹ đầu tư công, số lượng vắc-xin được tiêm ở các vùng nghèo nhất vẫn không đủ. (Nguồn: Simon Maina/AFP)

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động để ngăn ngừa sự xuất hiện những biến thể có thể còn nguy hiểm hơn cả biến thể Delta. Điều này đòi hỏi một dự án khổng lồ, nhưng là điều cần thiết và trong tầm tay chúng ta: tiêm chủng cho thế giới.”

Trong bài phát biểu vào ngày 12 tháng 7 vừa qua, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp, Emmanuel Macron, đã kêu gọi đoàn kết hơn nữa với các nước nghèo nhất, đồng thời đưa ra lời hứa nước Pháp sẽ cung cấp “từ nay đến cuối năm nhiều chục triệu liều vắc-xin”.

Về chủ đề này, dữ liệu thu thập được từ nguồn dữ liệu mở Our world in data cho thấy một cái nhìn tổng quan về tình trạng bất bình đẳng khổng lồ liên quan đến chủ đề này.

Tiếp cận vắc-xin vô cùng bất bình đẳng giữa các nước

Tỉ lệ % dân số được tiêm ít nhất một liều

Print Friendly and PDF

21.8.21

Thời đại thái cực 1914 (1)

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 – 1991 (1)

THE AGE OF EXTREMES

Nguyễn Ngọc Giao dịch

PTKT: Kể từ tháng này, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

Phần thứ nhất

THỜI ĐẠI TAI HỌA

Chương 1

THỜI ĐẠI CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN

I

Edward Grey (1862-1933)

“Châu Âu đang tắt hết đèn. Sinh thời chúng ta sẽ không còn được thấy đèn thắp sáng trở lại”, ngoại trưởng Anh, Edward Grey, đã nói như vậy khi ông nhìn những ngọn đèn trong khu Whitehall (tập trung các cơ quan chính quyền trung ương) buổi tối ngày nước ông và nước Đức bước vào cuộc chiến tranh. Tại Wien, thủ đô nước Áo, nhà văn trào phúng Karl Kraus chuẩn bị bút mực để ghi lại và tố cáo cuộc chiến tranh trong một “bi kịch – phóng sự” 792 trang mà ông sẽ đặt tên là Những ngày cuối cùng của nhân loại. Nhà chính trị và nhà văn – không phải chỉ có hai người ấy – đều cho rằng cuộc Đại chiến đánh dấu sự tiêu vong của cả một thế giới. Nó không tiêu diệt loài người, nhưng trong thời gian 31 năm xung đột (kể từ ngày 28 tháng bảy 1914, khi Đế chế Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, đến ngày Nhật Bản đầu hàng không điều kiện, 14 tháng tám 1945, bốn ngày sau quả bom nguyên tử đầu tiên) có những lúc tưởng như một phần lớn nhân loại đã tới ngày tiêu ma. Nếu có thượng đế hay những vị thần linh – mà nhiều người tin là đấng sáng thế – thì chắc hẳn nhiều lúc thượng đế hay thần linh đã phải hối tiếc là mình đã tạo sinh ra thế giới này.

Print Friendly and PDF

20.8.21

Chìa khóa để hiểu rõ những đồ thị đã phát triển mạnh trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19

CHÌA KHÓA ĐỂ HIỂU RÕ NHỮNG ĐỒ THỊ ĐÃ PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG THỜI KỲ DỊCH BỆNH COVID-19

Émilien Schultz

Hơn bất kỳ sự kiện nào trước đây, dịch bệnh Covid-19 là sự kiện của các đường cong, biểu đồ, bản đồ và nhiều kỹ thuật trực quan hóa khác – “dataviz” đối với những người quen thuộc. Một tính đặc biệt góp phần hình thành nhận thức về tình hình. Thế nên, ngay từ những bước đầu tiên vào làm việc tại Bộ Y tế, Olivier Véran đã vẽ trực tuyến một biểu đồ để biện minh cho chiến lược “làm phẳng đường cong” của chính phủ.

Được nhiều tác nhân khác nhau, từ các định chế công cộng và khoa học cho đến người nghiệp dư, vận dụng việc lưu hành các đồ thị trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Vì sao lại xảy ra tình trạng tràn ngập các biểu diễn hiển thị hoá như thế? Các biểu trưng dịch bệnh đó đang chiếm vị trí nào và hệ quả của chúng lên cách thức xem xét những thách thức về quản lý y tế là gì?

Print Friendly and PDF

19.8.21

Tâm lý học Xã hội và Kinh tế học Hành vi: Ba điểm khác biệt chính

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VÀ KINH TẾ HỌC HÀNH VI: BA ĐIỂM KHÁC BIỆT CHÍNH

Bất chấp các ranh giới ngày càng mờ đi trong thực tiễn, những sự khác biệt vẫn còn đó.

Alain Samson

Nguồn: Creative Commons

Trong hơn 10 năm qua, Kinh tế học hành vi (BE) đã ngày càng trở nên phổ biến (xem biểu đồ các Xu hướng Google bên dưới). Theo BE, các quyết định kinh tế của con người thường ít được chỉ dẫn bởi những sở thích cố định, sự phân tích duy lý và những động cơ vị kỷ hơn là bởi các ảnh hưởng (thường mang tính ngữ cảnh cao) của nhận thức, cảm xúc và xã hội.

Sự châm ngòi đầu tiên cho việc phổ biến lĩnh vực này có lẽ là việc xuất bản của những cuốn sách như Predictably Irrational [Phi lý trí] (Ariely, 2008) và Nudge [Cú hích] (Thaler và Sunstein, 2008). Lấy cảm hứng từ cuốn sách sau [Nudge] và những sự phát triển khác trong lĩnh vực này, BE đã gây dựng nên một số lượng lớn văn bản về các ứng dụng trong thế giới-hiện thực cho sự thay đổi hành vi -nudging[*]. Lĩnh vực này kết hợp những ý tưởng từ một số bộ môn mang tính học thuật, đặc biệt là BE và Tâm lý học xã Hội (Socail Psychology - SP). Theo Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, SP “là bộ môn nghiên cứu xem các cá nhân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi những người khác, và bởi môi trường xã hội và môi trường vật chất của họ”. Các khái niệm điển hình về nudge từ SP bao gồm các chuẩn mực xã hội, sự cam kết, và sự mồi, cùng các khái niệm khác. Các ý tưởng về nudge có liên quan đến BE hơn thì bao gồm các mặc định, các tùy chọn chim mồi, và sự đóng khung, cùng vài ý tưởng khác. (Để có cái nhìn tổng quan về các kỹ thuật của nudge, tôi sẽ giới thiệu Dolan và cộng sự, 2012, Sunstein, 2014 và Johnson và cộng sự, 2012.) Nghiên cứu và thực hành nudge đã kết hợp BE và SP dưới các thuật ngữ chung của “khoa học hành vi” ứng dụng hay “những sự thấu hiểu về hành vi”.

Print Friendly and PDF