30.5.20

“Tất cả trừ Trung Quốc”: Washington tăng tốc tấn công, Bắc Kinh sẵn sàng phản công

“TẤT CẢ TRỪ TRUNG QUỐC”: WASHINGTON TĂNG TỐC TẤN CÔNG, BẮC KINH SẴN SÀNG PHẢN CÔNG
Jean-Raphaël Chaponnière
Tổng thống Donald Trump. (Nguồn: Guardian)
Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc, đã họp từ ngày 21 tháng 5 tại Bắc Kinh, lẽ ra đã ăn mừng thành công của kế hoạch mười năm của Trung Quốc. Nhưng chính phủ đã quyết định không đặt ra một mục tiêu tăng trưởng: họ đề xuất một kế hoạch phục hồi 2% GDP, trong khi cuộc xung đột với Hoa Kỳ đang trở nên trầm trọng hơn một cách đáng ngại.
Vào năm 2013 ở Astana [thủ đô của Kazakhstan], trên đường trở về từ Moscow và từ một hội nghị thượng đỉnh của G20 bàn về [các dự án] cơ sở hạ tầng, Tập Cận Bình đã nói về dự án “Một vành đai, Một con đường”, tên gọi chính thức của các “Con đường tơ lụa mới” vào thời điểm đó. Sáu tháng sau, ông trình bày “Con đường tơ lụa trên biển” ở Jakarta. Như tên gọi của chương trình đồ sộ này có cảm giác quá giống như một chiến lược đã được xác định ở Bắc Kinh, nên nó đã được chính phủ đổi tên thành “Sáng kiến vành đai và con đường” hay BRI, những người đã giữ lại tên gọi bằng tiếng Trung là “Yidai Yilu” (带一路), “nhất lộ nhất đái”.
Print Friendly and PDF

29.5.20

Từ SARS đến Covid-19: tại Hồng Kông, một đạo luật chống phản loạn, hai đại dịch

TỪ SARS ĐẾN COVID-19: TẠI HỒNG KÔNG, MỘT ĐẠO LUẬT CHỐNG PHẢN LOẠN, HAI ĐẠI DỊCH

Tamara Lui
Bà đặc khu trưởng Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga [Carrie Lam], tại một cuộc họp báo về dự luật an ninh quốc gia mới được chính phủ Bắc Kinh công bố vào ngày 22 tháng 5 năm 2020. (Nguồn: Reuters)
Lịch sử không chỉ lặp lại ở Hồng Kông: nó đang được khuếch đại. Luật dễ gây bùng nổ về chống phản loạn đã được Bắc Kinh đưa lại vào chương trình nghị sự ngay giữa cuộc chiến chống virus corona. Dự luật này đã từng gây ra những cuộc biểu tình lớn đầu tiên vào năm 2003 tại Hồng Kông tiếp theo sau dịch SARS. Dự luật cho phép đàn áp bất kỳ sự phản đối nào chống lại chính quyền Trung Quốc và báo hiệu sự chấm dứt các quyền tự do dân sự gắn với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Liệu các cuộc biểu tình có tiếp tục diễn ra với cường độ như vào năm 2019 hay không?
Print Friendly and PDF

28.5.20

Phương pháp luận cá thể và phương pháp luận tổng thể 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG THỂ

Kể từ thế kỉ XIX, những phương pháp được các khoa học xã hội triển khai đã là đối tượng của những cuộc bàn luận sôi nổi. Những cuộc bàn luận này đã được xem xét lại suốt các thập niên trước trong khuôn khổ của một cuộc tranh luận xuyên suốt bởi sự căng thẳng giữa phương pháp luận cá thể và phương pháp luận tổng thể. Tính đa dạng của những ý nghĩa được gán cho hai thuật ngữ này, và đặc biệt cho thuật ngữ đầu, là cội nguồn của những nhầm lẫn hay hiểu lầm góp phần làm cho cuộc tranh luận có một chiều hướng ý thức hệ.
“Cuộc tranh luận về các phương pháp”
Carl Menger (1840-1921)
Gustav Schmoller (1838-1917)
Việc xuất bản vào năm 1883 tác phẩm Những nghiên cứu về phương pháp của các khoa học xã hội và đặc biệt của kinh tế chính trị học của Carl Menger là thời điểm đánh dấu điều được gọi là “cuộc tranh luận về phương pháp luận” (Methodenstreit). Nằm trong sự tiếp nối của cuộc xung đột truyền thống đối lập giữa, một mặt, phương pháp trừu tượng và suy diễn của các nhà cổ điển và, mặt khác, cách tiếp cận cụ thể và quy nạp của các nhà duy sử luận, cuộc tranh luận này là sự đối đầu giữa các lí thuyết gia Áo của cuộc cách mạng cận biên - chủ yếu là Menger - với các tác giả đại diện cho trào lưu “duy sử luận” đặc biệt là Gustav Schmoller. Chống lại Schmoller, người bảo vệ một cách tiếp cận tổng thể, tác giả của Principes d’économie politique (Các nguyên lí chính trị học) ([1871] 1907) nhấn mạnh rằng có thể phát biểu những quy luật kinh tế tổng quát, cho dù chúng chỉ áp dụng cho những hiện tượng xã hội đặc biệt, và nói rõ là các quy luật này chỉ có ý nghĩa khi xuất phát từ hành vi duy lí của các tác nhân. Bác bỏ đồng thời duy sử luận và thuyết duy cơ quan, Menger cũng nói đến “những hệ quả không chờ đợi của các hành động tự nguyện”.
Print Friendly and PDF

25.5.20

10 bài học chống Covid-19 của châu Á

10 BÀI HỌC CHỐNG COVID-19 CỦA CHÂU Á
Trong một báo cáo nhiều trang, Viện Montaigne so sánh các giải pháp của châu Á chống virus corona. Một cẩm nang hướng dẫn sinh tồn để vượt qua cuộc khủng hoảng y tế.
Jérémy André (phóng viên tại Hồng Kông)
16/04/2020 | Le Point.fr
Một mặt, sáu quốc gia và khu vực ở châu Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn QuốcNhật BảnSingapore, Đài Loan) với 1,6 tỷ dân và chỉ có 105.000 ca được xác nhận nhiễm virus corona mới với 3.750 ca tử vong. Mặt khác, Liên minh châu Âu: gần 450 triệu dân, hơn 750.000 ca nhiễm virus corona và gần 70.000 ca tử vong. Bất luận niềm tin có thể đặt vào các số liệu của Trung Quốc là thế nào đi nữa nhưng độ tin cậy của các số liệu thống kê ở các nước châu Á khác là điều không thể nghi ngờ. Không thể phủ nhận, châu Á đã tìm được cách để ngăn chặn Covid-19, điều mà châu Âu chưa làm theo.
Cho đến nay, vẫn còn thiếu một tổng hợp rộng rãi để so sánh một cách sâu rộng, cân nhắc tính hữu dụng tương đối của các biện pháp châu Á và đặt câu hỏi về những gì chúng ta có thể chuyển đổi sang Pháp. Chương trình châu Á của Viện Montaigne, do nhà nghiên cứu khoa học chính trị Mathieu Duchâtel dẫn đầu, đã giải quyết điều đó. Kết quả là một bản báo cáo dài 100 trang, khác xa với những lời sáo rỗng về tính chất văn hóa của người châu Á có kỷ luậtdễ bảo, hoặc những mớ hỗn độn chính trị cho rằng tất cả các Nhà nước trong khu vực đều có một lá bài duy nhất, một bản chất được cho là có tính cưỡng bức. Tóm lại là một hộp công cụcần thiết với mười bài học dưới đây.
Print Friendly and PDF

23.5.20

Phương pháp luận cá thể 1

PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁ THỂ
Individualisme méthodologique / Methodological Individualism
Phương pháp cốt giải thích những hiện tượng kinh tế và xã hội từ những hành vi cá nhân. Các nhà lí thuyết tân cổ điển đòi hỏi vận dụng mạnh mẽ phương pháp này để suy ra (hay để dự báo) những qui luật từ những lựa chọn (dựa trên nguyên lí duy lí) của các tác nhân. Tuy nhiên, người ta có thể ủng hộ phương pháp cá thể mà không nghĩ rằng phương pháp này hướng dẫn mọi sự lựa chọn của con người (dù cho sự kết hợp của nguyên lí duy lí với phương pháp cá thể là điểm hấp dẫn nhất của phương pháp này).
Phương pháp luận cá thể thường được đem đối lập với phương pháp luận tổng thể. Phương pháp thứ nhất chủ trương đi từ cá thể (những cá nhân) đến tổng thể (xã hội) trong lúc phương pháp thứ hai theo một cách tiếp cận ngược lại, tức đi từ tổng thể (một xã hội nhất định) để xem bằng cách nào những quyết định cục bộ được lồng vào một khung chung.
Điểm mạnh của phương pháp cá thể là để cho phân tích xuất phát từ một điểm có giới hạn rõ ràng, một “cá nhân” mà nhà lí thuyết có thể gán cho những đặc tính chính xác và những mục tiêu nhất định (ví dụ tối đa hoá sự thoả mãn hay lợi nhuận của cá nhân ấy). Vậy thì có thể sử dụng những kĩ thuật và ngôn ngữ toán học; điều mà đối với nhiều người là một đảm bảo của tính khoa học. Kinh tế học vi mô hoàn toàn được xây dựng trên quan điểm này.
Điểm yếu chính của phương pháp cá thể là, ngoại trừ trường hợp Robinson (một nhân vật dù sao cũng phải có thân sinh...), không có hành vi cá nhân nào mà không qui chiếu về xã hội. Dấu hiệu của nhược điểm này là các nhà lí thuyết tân cổ điển - có lẽ là những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất phương pháp luận cá thể - trong các phân tích của họ, viện đến những thực thể tập thể như hộ gia đình và doanh nghiệp (mà hình dạng có thể thay đổi với từng xã hội). Vả lại mô hình cạnh tranh hoàn hảo, mô hình qui chiếu của họ, giả định một hình thái tổ chức xã hội rất đặc biệt và gò bó (tất cả đều phải thông qua “trung ương”).
Print Friendly and PDF

21.5.20

Không có gì chứng minh virus Corona được tạo ra trong phòng thí nghiệm: bên dưới dịch nhiễu loạn thông tin về Covid-19

KHÔNG CÓ GÌ CHỨNG MINH VIRUS CORONA ĐƯỢC TẠO RA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM: BÊN DƯỚI DỊCH NHIỄU LOẠN THÔNG TIN VỀ COVID-19

6/4/2020
Không, người này không chế tạo ra virus gây chết người. CDC/UnsplashCC BY-SA

Ngày 15 tháng 4 năm 2020, trên Fox News, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố sẽ “thực hiện một cuộc điều tra thấu đáo về tất cả những gì chúng ta có thể biết về cách virus corona đã phát tán trên toàn cầu và gây ra thảm họa hiện nay”. Tuy không nói đây là một sáng tạo của con người, ông đã nêu rõ có thể là virus đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Vậy hiện nay chúng ta đã biết gì về nguồn gốc của virus Sars-Cov-2?

Đại dịch Covid-19 đang làm rung chuyển các hệ thống y tế, các nền kinh tế và đảo lộn những thói quen của chúng ta cũng là nguồn gốc của điều mà nữ bác sĩ Sylvie Briand, giám đốc Phòng các đại dịch và bệnh dịch thông thường của Tổ chức Y tế Thế giới, đã định danh một cách tinh tế là dịch nhiễu loạn thông tin, là những tin đồn và tin giả về sự lây lan của virus.

Ta có thấy trên trang mạng Conspirancy Watch cả một rừng lý thuyết bình dân về Covid-19.
Print Friendly and PDF

19.5.20

Khủng hoảng khí hậu được công chúng nhìn nhận như “vấn đề quan trọng nhất” qua cuộc thăm dò

KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU ĐƯỢC CÔNG CHÚNG NHÌN NHẬN NHƯ “VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG NHẤT” QUA CUỘC THĂM DÒ

Cuộc thăm dò ý kiến của người dân đến từ 8 quốc gia cho thấy khủng hoảng khí hậu được nhìn nhận với mức độ ưu tiên cao hơn cả vấn đề di cư và khủng bố.
Theo cuộc thăm dò ý kiến ở 8 quốc gia, phần lớn người dân đều công nhận khủng hoảng khí hậu như một “tình trạng khẩn cấp” và cho rằng những nhà chính trị đang thất bại trong việc giải quyết vấn đề này, cũng như việc họ đang ủng hộ lợi ích của “các ông lớn ngành dầu khí” trên phúc lợi của người dân.
Cuộc khảo sát (diễn ra trước cuộc biểu tình về khí hậu được dự kiến là lớn nhất thế giới vào thứ Sáu ngày 20/9/2019) cho thấy biến đổi khí hậu được nhìn nhận như vấn đề quan trọng nhất mà thế giới đang gặp phải, hơn cả di dân, khủng bố và kinh tế toàn cầu ở 7/8 nước được khảo sát. Tại Mỹ, biến đổi khí hậu được xếp thứ 3 sau khủng bố và dịch vụ y tế vừa khả năng chi trả.
Print Friendly and PDF

Mạng sống đáng giá bao nhiêu? Các nhà kinh tế học chiếm lĩnh vấn đề này khi đối diện với chấm dứt cách ly

MẠNG SỐNG ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU? CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC CHIẾM LĨNH VẤN ĐỀ NÀY KHI ĐỐI DIỆN VỚI CHẤM DỨT CÁCH LY
Một mạng sống đáng giá bao nhiêu? Vấn đề làm day dứt các nhà triết học, nhưng cũng là một cuộc tranh luận khuấy động các nhà kinh tế học từ nhiều thập kỷ qua và lại được tung ra trước viễn cảnh của ngưng cách ly, đồng nghĩa với sự đánh đổi giữa hiểm nguy gây chết người và những tàn phá về kinh tế hay xã hội. Vào ngày 6 tháng 5, khi đại dịch virus corona đã làm cho hơn 250.000 người chết trên thế giới, để biết việc khởi động lại nền kinh tế Mỹ có phải trả giá bằng các mạng người không, người ta đã hỏi Donald Trump và ông đã thừa nhận: “Có thể điều đó sẽ xảy ra”.
Daniel Hamermesh (1943-)
Bryce Wilkinson
Các biện pháp cách ly, một mặt đóng băng hoạt động kinh tế, mặt khác làm bùng phát thất nghiệp và tình trạng bấp bênh. Mỹ đã mất hơn 20 triệu việc làm chỉ trong vòng một tháng. Ở Pháp, theo INSEE (Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế quốc gia), một tháng cách ly đã làm GDP (tổng sản phẩm nội địa) giảm 3%. “Có một sự đánh đổi: những mạng sống mất đi thay cho những thiệt hại về kinh tế, tất cả các nhà kinh tế đều biết điều đó”, nhà kinh tế Mỹ Daniel Hamermesh đã viết như vậy trên trang mạng của Viện nghiên cứu lao động IZA (Institute of Labor Economics).
Một vài người đã bắt đầu tính toán. Ví dụ, Bryce Wilkinson, trong một bài báo của nhóm thảo luận tự do The New Zealand Initiative, ước lượng rằng tiêu tốn 6,1% GDP để cứu tối đa 33.600 mạng người là hợp lý. “Trước khi tiêu tốn nhiều hơn, nên tự hỏi phải chăng ta sẽ không cứu sống nhiều người hơn nếu đầu tư vào cải thiện đường sá cho an toàn hơn, hoặc vào những biện pháp y tế khác”.
Print Friendly and PDF

17.5.20

Cứu mạng sống con người hay tăng trưởng kinh tế, các quốc gia đang đối diện với thế tiến thoái lưỡng nan

CỨU MẠNG SỐNG CON NGƯỜI HAY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CÁC QUỐC GIA ĐANG ĐỐI DIỆN VỚI THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Thierry Weil
Các chỉ số kinh tế hiện nay có thực sự thúc đẩy chúng ta đi đến những quyết định tốt hơn? Andreas Solaro / AFP
Ý tưởng gán một cách tiên thiên một giá trị tiền tệ cho sự sống của một con người là không chấp nhận được. “Một mạng sống không là gì cả nhưng không có gì bằng một mạng sống”, André Malraux đã đúc kết như vậy. Tuy nhiên, một quốc gia phải thường xuyên chọn lựa để bảo vệ công dân của mình: nên làm điều gì hơn, trang bị cho các bệnh viện, khuyến khích tiêm chủng, tổ chức các phong trào vận động chống hút thuốc lá, hạn chế tốc độ xe trên đường, đấu tranh chống lại nạn bị gạt ra ngoài lề, nghèo đói và neo đơn?
André Malraux (1901-1976)
Nhận thức của chúng ta thường bị thiên lệch: chúng ta dễ phản ứng với một tai nạn máy bay làm 300 người chết hơn là con số thống kê của cơ quan phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. Một tai nạn thang máy khủng khiếp sẽ dẫn tới việc yêu cầu chủ nhân các căn hộ thực hiện những tiêu chuẩn quy phạm tốn kém hơn rất nhiều so với hoạt động phòng ngừa tai nạn trong nhà.
Trên lý thuyết, những đánh giá về kinh tế sẽ giúp tối đa hóa việc đạt được sự an sinh của tập thể (trong đó có việc giảm những nguy cơ cho sức khỏe) với một mức chi phí nhất định, được giới hạn bởi sự đồng thuận về thuế của công dân, mà sự đồng thuận này thay đổi tùy theo hoàn cảnh.
Print Friendly and PDF

15.5.20

Thế giới có thể mất đi một nửa các bãi biển cát vào năm 2100. Nhưng vẫn chưa quá muộn để cứu lấy chúng

THẾ GIỚI CÓ THỂ MẤT ĐI MỘT NỬA CÁC BÃI BIỂN CÁT VÀO NĂM 2100. NHƯNG VẪN CHƯA QUÁ MUỘN ĐỂ CỨU LẤY CHÚNG
Giáo sư trưởng, Trung tâm Nghiên cứu về Biến đổi khí hậu, Đại học New South Wales (Úc)
Với nhiều vùng duyên hải, mực nước biển dâng là một cuộc khủng hoảng chực chờ đang đe dọa xã hội, sinh kế và hệ sinh thái ven biển. Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí khoa học Nature Climate Change đã báo cáo rằng thế giới sẽ mất đi khoảng một nửa các bãi biển cát có giá trị vào năm 2100, khi đại dương xâm lấn đất liền cùng với sự dâng lên của mực nước biển.
Các bãi biển cát chiếm khoảng một phần ba số bờ biển trên thế giới. Và Úc, với gần 12.000 ki-lô-mét đang trong nguy cơ, có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới cố gắng lượng hóa sự xói mòn của biển. Với kịch bản lượng khí nhà kính đạt mức cao nhất, kết quả rất đáng lo ngại, nhưng việc giảm khí thải sẽ giúp giảm tốc độ xói mòn bờ biển.
Hy vọng lớn nhất của chúng ta cho tương lai của các đường bờ biển trên thế giới và những bãi biển mang tính biểu tượng của Úc là giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức thấp nhất có thể bằng cách giảm khẩn cấp lượng khí thải nhà kính.
Print Friendly and PDF

13.5.20

Sự bất trắc triệt để của virus Corona


SỰ BẤT TRẮC TRIỆT ĐỂ CỦA VIRUS CORONA

Sự bất trắc triệt để (radical uncertainty) nảy sinh khi chúng ta biết điều gì đó, nhưng không đủ để cho phép chúng ta tự tin hành động. Và đó là một tình huống tất cả chúng ta gặp phải quá thường xuyên
Ảnh vi điện tử truyền của các hạt virus SARS-CoV-2, được phân lập từ một bệnh nhân. Ảnh: Flickr / NIAID, được sử dụng trong Creative Commons 2.0
Khi chúng tôi bắt đầu viết một cuốn sách về sự bất trắc triệt để vào hai năm trước, hoàn thành vào năm ngoái và thống nhất ngày công bố là ngày 5 tháng 3 năm 2020, chúng tôi không biết - làm sao mà chúng tôi biết được chứ? - là thế giới vào đúng thời điểm đó sẽ rơi vào tình trạng bất định triệt để bởi một sự kiện bất trắc triệt để. Nhưng như chúng tôi đã viết trong cuốn sách đó, “chúng ta phải phòng trước việc sẽ bị ảnh hưởng bởi một bệnh dịch truyền nhiễm do một loại virus chưa từng tồn tại”. Không vui vẻ gì khi thấy cảnh báo này thành hiện thực.
Nassim Nicholas Taleb (1960-)
Donald Rumsfeld (1932-)
Covid-19 đã được mô tả là một “thiên nga đen”. Không phải vậy. Nhà giao dịch quyền chọn nay trở thành nhà hiền triết Nassim Nicholas Taleb đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ đáng nhớ này để mô tả những gì mà chính trị gia đã trở thành hiền triết (kém thành công hơn) Donald Rumsfeld mô tả một “unknown unknown” [điều ta chưa biết mà ta còn không biết là ta chưa biết]. Người châu Âu đã từng tin rằng tất cả thiên nga đều rặt màu trắng - vì tất cả những con thiên nga châu Âu đều có màu trắng - cho đến khi những người đi khai hoang châu Úc quan sát thấy có thiên nga đen. Việc quan sát thấy một con thiên nga đen không phải là một sự kiện có xác suất thấp; đó là một sự kiện không thể tưởng tượng được, với kiến ​​thc ca người châu Âu về thiên nga. Khi những người tù bị đi khai hoang bước chân lên đoàn tàu First Fleet, không ai trong số họ có thể suy đoán khả năng (huống hồ là xác định xác suất của khả năng) rằng có thể có những con thiên nga không phải màu trắng ở Úc. Ý nghĩ đó không nảy ra trong đầu họ.
Print Friendly and PDF

11.5.20

Chống lại xã hội học về sự ngu ngốc: Garfinkel hay lí lẽ thông thường được khôi phục


CHỐNG LẠI XÃ HỘI HỌC VỀ SỰ NGU NGỐC: GARFINKEL HAY LÝ LẼ THÔNG THƯỜNG ĐƯỢC KHÔI PHỤC

Marie Talec[1]

DẪN NHẬP

Harold Garfinkel (1917-2011)

Là người phản biện Parsons và là học trò của Schutz, nhà xã hội học Mỹ Garfinkel là người sáng lập ra nhánh phương pháp luận dân dã được thành lập giữa năm 1950 và 1960 mà các nguyên tắc được ông giải thích trong cuốn: Nghiên cứu về phương pháp luận dân dã (1967). Cũng giống như các người tiền bối, điều được Garfinkel quan tâm trong suốt sự nghiệp của mình, trong khi vẫn áp đặt một phương pháp hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa hình thức của Parsons, là “hiểu hay giải thích một loại trật tự xã hội hay đạo đức (…), một loại trật tự hiện ra và được duy trì bất chấp tất cả những gì chia rẽ các thành viên một cách sâu sắc[2], một trật tự xã hội có những nền tảng được giấu kín trong thế giới bình thường của những cá nhân.
Theo Garfinkel, trật tự xã hội, đạo đức này bao gồm toàn bộ các hoạt động bình thường bị chi phối bởi những quy tắc xác định những chuẩn mực mà các cá nhân đã tán thành và dung nạp (một cách ý thức hay không) nó như là tự nhiên và hiển nhiên. Những chuẩn mực này hoạt động như những mật mã tạo nên một nền chung cho các mối tương tác hằng ngày.
Print Friendly and PDF

9.5.20

“Không trở lại với sự bình thường”: lời kêu gọi của 200 nghệ sĩ và nhà khoa học

“KHÔNG TRỞ LẠI VỚI SỰ BÌNH THƯỜNG”: TỪ ROBERT DE NIRO ĐẾN JULIETTE BINOCHE, LỜI KÊU GỌI CỦA 200 NGHỆ SĨ VÀ NHÀ KHOA HỌC

Một tập thể các nhà khoa học và văn nghệ sĩ, trong đó có Madonna, Cate Blanchett, Philippe Descola, Albert Fert, và do Juliette Binoche và Aurélien Barrau khởi xướng, đã đưa lên diễn đàn Le Monde lời kêu gọi các nhà lãnh đạo và công dân thay đổi một cách sâu sắc lối sống, lối tiêu thụ và nền kinh tế của chúng ta.
Diễn đàn. Đại dịch Covid-19 là một thảm kịch. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này có ưu điểm là kêu gọi chúng ta đối mặt với những vấn đề trọng yếu.
Bảng tổng kết thật đơn giản: Những “điều chỉnh” là không đủ, vấn đề có tính hệ thống.
Thảm họa sinh thái đang diễn ra thuộc về một “siêu khủng hoảng”: hủy diệt hàng loạt sự sống trên trái đất là điều không còn nghi ngờ gì nữa và tất cả các chỉ báo cho thấy mối đe dọa trực tiếp sự sống. Khác với một đại dịch, dù là nghiêm trọng, đây là một sự sụp đổ toàn diện mà hậu quả là vô cùng nặng nề.
Do đó, chúng tôi trịnh trọng kêu gọi các nhà lãnh đạo và công dân hãy rời xa tư duy logic yếu kém hiện vẫn còn chiếm ưu thế, để xây dựng lại một cách vững chắc các mục tiêu, giá trị và nền kinh tế của chúng ta.
Print Friendly and PDF

7.5.20

Về tính phù phiếm của kinh tế học chính quy: sự đánh đổi giữa hoạt động kinh tế và rủi ro y tế

VỀ TÍNH PHÙ PHIẾM CỦA KINH TẾ HỌC CHÍNH QUY: SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ RỦI RO Y TẾ

Michel Husson
“Tôi cảm thấy khiếp sợ giới kinh tế học từ khi tôi nghe một nhà kinh tế học nói là gã sợ rằng nạn đói ở Ireland không giết chết đến một triệu người và, như vậy chỉ vừa đủ để thực sự có ích.[1]
Hiện nay, tất cả các chính phủ đang mò mẫm tìm sự đánh đổi tối ưu giữa hoạt động kinh tế và rủi ro y tế. Một hệ quả của tình hình này là rọi ánh sáng vào tính phù phiếm của kinh tế học chính quy. Chủ đề về sự đánh đổi biểu lộ những giới hạn của kinh tế học này và ngầm chỉ các vấn đề chúng ta cần đối diện. Hãy bắt đầu bằng một văn bản nhại.
Print Friendly and PDF

5.5.20

Kinh tế học y tế


KINH TẾ HỌC Y TẾ

Medical economics
Lĩnh vực của kinh tế học về sức khoẻ quan tâm đến việc đánh giá kinh tế những chiến lược y tế, kinh tế học y tế đáp ứng nhu cầu hiểu biết mà những khó khăn ngày càng tăng trong việc ra những quyết định y tế gặp phải gợi lên. Khác với đánh giá y khoa thuần tuý vốn thuộc về một phương pháp giải thích tính đến một tiêu chuẩn chính, kinh tế học y tế, còn được gọi là đánh giá y tế-kinh tế, được lồng vào một phương pháp hỗ trợ ra quyết định có tính đến nhiều tiêu chuẩn cùng lúc.
Chính kể từ những năm 1970 mà kinh tế học y tế đã thật sự bắt đầu phát triển, vì những lí do khoa học lẫn kinh tế. Sự bùng nổ của những dữ liệu khoa học và việc nhân bội những phương tiện chẩn đoán và điều trị, gắn với mức độ bất trắc riêng của nghệ thuật y khoa, đã làm cho việc ra quyết định của các bác sĩ trở nên đặc biệt phức tạp. Mặt khác, sự đứt đoạn của tăng trưởng song song của của cải quốc gia và tăng trưởng của chi phí cho sức khoẻ diễn ra trong những năm 1975 đã làm cho việc điều tiết tiến hoá của chi tiêu sức khoẻ trở thành cần thiết. Do mọi hạn mức về chi tiêu sức khoẻ đều bị các tầng lớp nhân dân khó chấp nhận nên các tác nhân của hệ thống ưu tiên cho nguyên lí duy lí hoá, một nguyên lí phải vận dụng những phương pháp đánh giá y tế-kinh tế. Việc đánh giá này có những khó khăn đặc biệt trong số đó quan trọng nhất là khó khăn nhận diện và thể hiện kết quả của các thủ tục chăm sóc và khó khăn để có được tất cả những dữ liệu cần thiết. Như thế, kinh tế học y tế vấp phải, một mặt, sự thiếu vắng của một chỉ báo tổng hợp về một chiến lược chăm sóc và, mặt khác việc thiếu thông tin về thước đo sức khoẻ và về những dữ liệu liên quan đến các chi phí.
Print Friendly and PDF

3.5.20

Những mối quan hệ nguy hiểm giữa Tổ chức Y tế Thế giới và Trung Quốc đã ghi dấu lên cuộc khủng hoảng virus Corona


NHỮNG MỐI QUAN HỆ NGUY HIỂM GIỮA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VÀ TRUNG QUỐC ĐÃ GHI DẤU LÊN CUỘC KHỦNG HOẢNG VIRUS CORONA

Paul Benkimoun, Frédéric Lemaître[1] và Marie Bourreau[2]
PHÓNG SỰ | Covid-19, sự bùng nổ địa chính trị. Trong một loạt điều tra, báo “Le Monde” nêu trở lại những rạn nứt trong các cơ cấu đa phương do cuộc khủng hoảng y tế gây ra. Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới bị cáo buộc là đứng về phía Trung Quốc.
Gauden Galea
Cao Phú (1961-)
Ngày 31 tháng 12 năm 2019, văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - sẽ dùng chữ viết tắt này trong bài - ND) tại Bắc Kinh, nằm trong một khu ngoại giao, hoạt động chậm lại, cũng như các tổ chức quốc tế khác. Tổng giám đốc của văn phòng, bác sĩ Gauden Galea, người Malta (Man-ta), chuyên về các bệnh không lây nhiễm, đã trở về châu Âu. Tuy nhiên, chiều tối hôm trước, bác sĩ Cao Phú (高福), giám đốc trung tâm kiểm soát và phòng bệnh của Trung Quốc, đã phát hiện qua internet là ở Vũ Hán có một vài bác sĩ ở bệnh viện lo ngại về sự xuất hiện của một virus rất giống SARS, virus đã gieo kinh hoàng cho châu Á vào năm 2003.
Print Friendly and PDF

2.5.20

Tổng quan xã hội học Pháp: 1813-1915 (É. Durkheim, 1915)

TỔNG QUAN XÃ HỘI HỌC PHÁP: 1815-1915 (1915)

Tác giả: Émile Durkheim*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
Émile Durkheim (1858-1917)

Nguyên bản của bài viết này là một báo cáo bằng tiếng Ý, với tựa đề là “La sociologia e il suo domino scientifico”, đăng trên Rivista italiana di sociologia, số 4, năm 1900, tr. 127–148. Được dịch sang tiếng Pháp cùng năm, với tựa đề “La Sociologie et son domaine scientifique” (Xã Hội Học Và Lĩnh Vực Khoa Học Của Nó), bài báo cáo được tái bản dưới tựa rút gọn là “La Sociologie”, đăng trong La science française (Paris, Larousse, 1915, 2 q., xuất bản nhân dịp nước Pháp tham dự cuộc Triển Lãm Quốc Tế Toàn Cầu Tại San Francisco = Exposition universelle et internationale de San Francisco, năm 1915), và cuối cùng được tái bản trong Émile Durkheim, Textes I - Éléments d'une théorie sociale, Paris, Éd. de Minuit, 1975, tr. 13-36.
Về nội dung, bài viết muốn cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về sự khởi đầu và sự phát triển của xã hội học và các khoa học lân cận, từ đầu thế kỷ XIX (khoảng 1813) đến đầu thế kỷ XX (khoảng 1915). Thật ra, đây là một cái nhìn còn thiếu sót và khá thiên lệch, dù chỉ giới hạn vào tình hình ở Pháp hay mở ra cả Âu châu. Ở Pháp, một số tác giả bị bỏ quên[1]; và phần được báo cáo của các khoa học xã hội trong bài chủ yếu là tiêu biểu cho quan điểm thống trị của xã hội học lúc bấy giờ trên các môn học này: thực chứng (positivist), toàn thể luận (holist = cái toàn thể giải thích và quy định hành vi của các bộ phận) và duy xã hội luận (sociologist = xu hướng xem mọi hiện tượng xã hội như sản phẩm của cấu trúc hay tổ chức xã hội). Với định kiến phát triển các môn học nhân văn và xã hội theo điển mẫu (paradigm) và nhắm đến cùng một mục đích như các khoa học thực nghiệm, Durkheim (1858-1917) cho ta cảm tưởng rằng ông không biết hay không muốn biết tới sự xuất hiện và trưởng thành dần dần của một điển mẫu phát triển khác - nỗ lực đi tìm một lối tiếp cận đặc thù cho các Geisteswissenschaften (“khoa học tinh thần”) đang hình thành ở Đức (nơi ông từng đến học tập một thời gian ngắn, 1885-1887), trong trước tác của các tác giả có tác phẩm được xuất bản hầu như đồng thời với ông là Wilhelm Dilthey (1833-1911) và Maximilian Weber (1864-1920).
Print Friendly and PDF