29.11.23

Phương Nam Toàn Cầu đang nổi lên - nhưng chính xác Phương Nam Toàn Cầu là gì?

PHƯƠNG NAM TOÀN CẦU ĐANG NỔI LÊN - NHƯNG CHÍNH XÁC PHƯƠNG NAM TOÀN CẦU LÀ GÌ?

Tác giả: Jorge Heine

Giám đốc lâm thời của Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Tầm xa Frederick S. Pardee, Đại học Boston

Thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Wilson và thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cựu đại sứ Chile tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi.

The world turned upside down. iStock/Getty Images Plus

Việc nhiều quốc gia hàng đầu ở Châu Phi, Châu ÁChâu Mỹ Latinh không sẵn lòng đứng về phía NATO trong cuộc chiến ở Ukraine đã một lần nữa làm nổi bật thuật ngữ “Phương Nam Toàn Cầu/Global South”.

Một tiêu đề gần đây đặt câu hỏi: “Tại sao lại có nhiều nước của Phương Nam Toàn Cầu ủng hộ Nga?”; một tiêu đề khác tuyên bố: “Ukraine tranh thủ ‘Phương Nam Toàn Cầu’ nhằm thách thức Nga”.

Nhưng thuật ngữ đó có nghĩa là gì và tại sao nó lại trở nên phổ biến trong những năm gần đây?

Phương Nam Toàn Cầu chỉ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đôi khi được mô tả là “đang phát triển”, “kém phát triển hơn” hoặc “kém phát triển”. Nhiều quốc gia trong số này - mặc dù không phải tất cả - đều nằm ở Nam bán cầu, phần lớn ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.

Nhìn chung, các quốc gia này nghèo hơn, có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao hơn và có tuổi thọ thấp hơn cũng như điều kiện sống khắc nghiệt hơn so với các quốc gia ở “Phương Bắc Toàn Cầu/Global North - tức là các quốc gia giàu có hơn chủ yếu nằm ở Bắc Mỹ và Châu Âu, cộng thêm một số quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và những nơi khác.

Print Friendly and PDF

27.11.23

Trải nghiệm khách hàng, động cơ đổi mới và tăng trưởng bền vững

TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG, ĐỘNG CƠ ĐỔI MỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Dominique Gribot-Carroz | 20/02/2023

Mùa hè năm 2022, trong môi trường tài chính ngày càng khó khăn, Contentsquare, một công ty cung cấp các giải pháp phân tích trải nghiệm trực tuyến, đã vung ra 600 triệu đô la để thực hiện chương trình “trải nghiệm khách hàng của tương lai.”

Cả một biểu tượng cho trải nghiệm khách hàng[1]!

Trải nghiệm khách hàng, vốn đã trở thành một ngành học, một nghề đa diện, dường như đang trải qua một thời đại hoàng kim, nhờ các công cụ và dữ liệu ngày càng tinh vi hơn.

Khi nói đến thời đại hoàng kim là nói đến “mỏ vàng”: biết cách quản trị trải nghiệm khách hàng đến mức xuất sắc sẽ mở ra nhiều tiềm năng sáng tạo giá trị bền vững.

Đó cũng là một mỏ tài năng: trải nghiệm khách hàng mở ra những cơ hội mới, đặc biệt đối với những ứng viên tìm việc có chuyên môn về thống kê học và định lượng học, như các sinh viên tốt nghiệp trường ENSAE.

Vì thế, xin chào mừng các bạn đến với một thế giới nơi mà dữ liệu là vua, nơi mà các phân tích không ngừng được cải thiện gần như theo thời gian thực!

Trải nghiệm khách hàng thống trị một vương quốc rộng lớn, luôn đổi mới với tốc độ tối đa, trong mọi lĩnh vực hoạt động có sự cạnh tranh dưới một hình thức nào đó.

Có vài người còn loan báo một mô hình xã hội mới, một chủ nghĩa tư bản tập trung vào giá trị cho khách hàng, đối lập với chủ nghĩa tư bản truyền thống, vốn chỉ quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông.

Trong mọi trường hợp, hơn bao giờ hết, sự chính trực và tôn trọng người khác (và khách hàng) là điều cần thiết để hướng dẫn hành động của các doanh nghiệp, vượt ra ngoài sự theo đuổi lợi nhuận thuần túy và sự tuân thủ đơn thuần các quy định.

Print Friendly and PDF

26.11.23

Tuổi trẻ Trung Quốc rất ổn!

TUỔI TRẺ TRUNG QUỐC RẤT ỔN!

Tác giả: David Bartel[*]

Thay vì tuân theo đòi hỏi của xã hội về sự thành công, một bộ phận của tuổi trẻ Trung Quốc chọn “nằm dài” (tang ping), đến độ “buông bỏ” (bailan) (Nguồn: SCMP)

“Nằm dài”, “buông bỏ” những đòi hỏi của xã hội, tiêu hết đồng lương của mình vào cuối tháng… Một bộ phận những người trẻ Trung Quốc, đi tìm một ý nghĩa của cuộc sống khác với những người lớn tuổi và với chủ nghĩa phát triển, chọn rút lui khỏi cuộc đua tranh kinh tế-xã hội gắn liền với Trung Quốc của các cuộc Cải cách và gắt gao hơn nữa bởi “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình.

Trong những năm 1990, người Nhật đã sáng chế ra karōshi (過労死), chết vì làm việc quá sức. Năm 2016, may thay chính phủ Nhật Bản đã làm chủ được sự việc và năm 2019, chính phủ đã giới hạn số giờ làm thêm mỗi tháng là 100 giờ! Đối với Makoto Iwashi, thuộc hiệp hội Nhật về quyền của người lao động, chính phủ chỉ đơn giản nói: “Nếu bạn làm việc nhiều đến thế, bạn có thể chết – nhưng bạn có thể làm việc nhiều như thế.

Vào thời kỳ đó, phương Tây bỏ qua những lời phê bình bằng cách chỉ ra những gốc rễ văn hóa của một sự sai lạc như thế và chúng sẽ không xảy ra “ở nơi chúng ta”. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lao động thế giới đã công bố một nghiên cứu vào tháng ba năm 2021, trong đó họ thông báo rằng vào năm 2016, trên toàn thế giới, có 745.000 người chết hoặc vì tai biến mạch máu não, hoặc do thiếu máu cơ tim trực tiếp liên quan đến những tuần làm việc ít nhất là 55 giờ. Vậy là vấn đề đã lan rộng ra quốc tế và từ nay vượt khỏi những người bạn Nhật chăm chỉ để đặt câu hỏi về mối quan hệ của chúng ta đối với lao động ăn lương.

Print Friendly and PDF

25.11.23

Kĩ sư-triết gia: những nhà tư tưởng của tương lai, những người hành động

KỸ SƯ-TRIẾT GIA: NHỮNG NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA TƯƠNG LAI, NHỮNG NGƯỜI HÀNH ĐỘNG

Tác giả: François L’Yvonnet

Giáo sư triết học, phụ trách xuất bản

Richard Robert ghi lại

Tóm tắt

  • Nếu sự tư biện triết học truyền thống gặp khó khăn trong việc tìm một chỗ đứng ngày nay, thì nổi lên một gương mặt mới: người kỹ sư-triết gia.
  • Là người quan sát và là tác nhân của những diễn biến công nghệ đang biến đổi thế giới của chúng ta, kỹ sư-triết gia có một cảm nhận sâu sắc về lợi ích chung và tự cảm thấy mang một trách nhiệm.
  • Kỹ sư-triết gia sống trong một thời kỳ bị ám ảnh bởi các cuộc khủng hoảng: vậy là họ dựa vào những lời hứa bị phản bội của quá khứ để soi sáng những biến đổi tương lai.
  • Ngày nay đổi mới sáng tạo hòa hợp cùng tự nhiên, thay vì tìm cách chế ngự nó như trong triết lý cổ điển.
  • Kỹ sư-triết gia đề nghị một cách nhìn nhấn mạnh đến sự hòa nhập hoạt động của con người vào một môi trường, đó là sinh thái theo nghĩa chính xác của thuật ngữ này.

Ngày trước Pascal và Leibniz là hiện thân của hình ảnh triết gia nhà khoa học. Có phải hình ảnh này đã biến mất?

François L’Yvonnet

Thế kỷ XX đã có một biến đổi to lớn, với sự phát triển và lan rộng chưa từng có của các tri thức khoa học và kỹ thuật, sự lan rộng này hạn chế những tham vọng của triết học truyền thống về sự quan tâm của mình đối với tất cả các tri thức, như Bergson vẫn còn làm. Các khoa học trở nên độc lập, và sự tư biện triết học khó tìm được chỗ đứng của mình.

Nhưng cùng lúc ta thấy nổi lên một gương mặt mới: kỹ sư-triết gia. Họ không là hiện thân của một trường phái cụ thể, cho dù số người đại diện của họ xuất thân từ cùng một trường đại học (alma mater), là trường trọng điểm Đại học Bách khoa (École polytechnique). Điều mà họ có chung, và không phải là không có mối liên hệ với việc phục vụ Nhà nước được kết hợp với ngôi trường này, là một sự quan tâm sâu sắc đến lợi ích chung, dựa trên nhận thức về một trách nhiệm. Là những thành viên của tầng lớp tinh hoa được định hướng để điều hành đất nước (hoặc chí ít là điều hành các tổ chức quan trọng), họ thấy mình mang ơn. Họ cũng là những kỹ sư tổng quát, nắm vững một diện rộng các kiến thức thực hành và lý thuyết, và họ quan sát sát sao những diễn biến công nghệ đang biến đổi thế giới: nhiệm vụ của họ là làm sáng tỏ những diễn biến này.

Print Friendly and PDF

23.11.23

Noam Chomsky và Trí tuệ nhân tạo

NOAM CHOMSKY VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Tác giả: Michael Hesse
Người dịch: Nguyễn Hàn Giang

Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa học máy [Machine Learning] và tư duy của con người. [ND: Kể từ thập niên 1970 cho đến nay, Chomsky luôn được thừa nhận là một trong những nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Mỹ cũng như của thế giới].

Sống trong thời kỳ đầy thử thách và nhiều triển vọng, con người dễ dàng được truyền cảm hứng. Nhà văn Jorge Luis Borges đã nói rằng, trong trường hợp đó, bạn tồn tại giữa những khả năng của hài kịch và bi kịch. Trong thời đại của chúng ta, các ứng dụng như ChatGPT mang lại nhiều hứa hẹn và đồng thời sinh ra cảm giác là con người đối mặt với một mối nguy hiểm chưa biết. Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky tự hỏi: Ứng dụng này có phải là trí tuệ nhân tạo (AI) thực sự không? Rồi chúng có thể suy nghĩ như con người, một cách khái quát và với các kết luận hợp lý không? Và những cỗ máy AI như vậy có hưởng quyền tương tự như con người nếu chúng có ý thức?

Những cuộc tranh luận như thế không phải là mới, như Chomsky nhấn mạnh. Máy tính vạn năng của nhà điều khiển học Alan Turing đã gây ra làn sóng phản đối ngay từ thập niên 1940. Turing đã loại bỏ sự khác biệt giữa máy móc và sự tính toán của con người chỉ trong một cú đánh dứt điểm. Do đó, Turing tự hỏi làm thế nào người ta có thể chứng minh rằng máy móc cũng sở hữu trí tuệ nhân tạo. Năm 1948, ông đưa ra câu trả lời: một con người ngồi đối diện với máy Turing mô phỏng khả năng trí tuệ. Khi mà con người không thể phân biệt được bất kỳ sự khác biệt nào giữa họ và máy móc, bài kiểm tra đã được thông qua và bằng chứng đã được cung cấp để chứng minh rằng, máy móc cũng có thể suy nghĩ như con người.

Print Friendly and PDF

22.11.23

Giới thiệu sách Danh nhân khoa học và lược sử khoa học thế giới và Đáp lời “Bài giới thiệu” của tác giả

Một cuốn sách sử khoa học

DANH NHÂN KHOA HỌC VÀ LƯỢC SỬ KHOA HỌC THẾ GIỚI

Hà Dương Tường

Thay lời nói đầu

Sách sử, như càng ngày càng được thừa nhận rộng rãi, không thể chỉ được gói ghém trong việc thuật lại những diễn biến chính trị của một quốc gia, những công việc “triều chính” đối nội hay đối ngoại của nó, những quyết định của người cầm quyền dù là để bảo đảm cho sự vận hành trôi chảy của xã hội hay chỉ để bảo vệ vị thế quyền lực của mình, những cuộc chiến tranh với nước ngoài dù là bị động hay chủ động, v.v.. Sử còn phải bao gồm những ghi chép về cuộc sống tinh thần và vật chất của xã hội, của những con người trong đó, ứng xử của họ với nhau và với thiên nhiên. Những loại sách chuyên ngành, sử kinh tế, văn hoá, sử báo chí, sử khoa học... ra đời (từ lâu ở Âu Mỹ) để đáp ứng những nhu cầu ghi chép đó, nhưng có vẻ còn rất ít được quan tâm ở Việt Nam.

Trên mặt báo này, chúng tôi đã giới thiệu những cuốn sách sử tạm gọi là “phi chính thống” như thế, gần đây nhất là cuốn “Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” của Trần Viết Ngạc, thuộc lĩnh vực lịch sử báo chí. Cũ hơn, là bài viết về cuốn sách rất giá trị của sử gia Philippe Peycam, “Làng báo Sài Gòn 1916-1930”. Dưới đây xin nhảy sang lĩnh vực lịch sử khoa học, thể loại còn có quá ít sách vở so với yêu cầu hiển nhiên của một xã hội đang có tham vọng “sánh vai cùng bè bạn năm châu” đi vào con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tất nhiên phải nói tới những cuốn sách đầy chất học thuật của NXB Tri Thức, với nỗ lực kiên trì, bền bỉ của người giám đốc đầu tiên của nó, GS Chu Hảo, trước khi ông phải từ bỏ chức vụ này vì những lý do chính trị mà hẳn là nhiều người còn nhớ. Ngoài những bản dịch các tác phẩm của những nhà khoa học lừng danh trong tủ sách Tinh hoa như Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein, Vật lý và triết học của Werner Heisenberg, Sự hình thành tinh thần khoa học của Gaston Bachelard, Ngẫu nhiên và tất yếu của Jacques Monod..., những người muốn đi sâu vào khoa học có thể nào không tìm đọc (ít nhất là một vài bài trong lĩnh vực mình quan tâm) năm cuốn kỷ yếu về khoa học và giáo dục đại học mà TS Nguyễn Xuân Xanh là người chủ trì cùng với một số nhà khoa học trong và ngoài nước. Tôi muốn nói tới các cuốn “Mừng Max Planck, nhà khai sáng thuyết lượng tử 150 tuổi”, “400 năm thiên văn học & Galileo Galilei”, “150 năm Thuyết tiến hoá & Charles Darwin”, “Đại học Humboldt 200 năm”, “Hạt Higgs và mô hình chuẩn, cuộc phiêu lưu kỳ thú của khoa học”. Bạn đọc có thể bấm vào đường dẫn trên đây để đọc các bài giới thiệu về năm cuốn kỷ yếu này của TS Nguyễn Xuân Xanh. Mới đây hơn là cuốn Cơ học lượng tử & Thuyết tương đối: Hai trụ cột của vật lý hiện đại của GS Phạm Xuân Yêm.

Print Friendly and PDF

21.11.23

Ý tưởng về tăng trưởng xanh đang mất dần sức hút với các nhà nghiên cứu chính sách khí hậu

KHẢO SÁT GẦN 800 HỌC GIẢ TIẾT LỘ: Ý TƯỞNG VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH ĐANG MẤT DẦN SỨC HÚT VỚI CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHÍ HẬU

Ý tưởng “tăng trưởng xanh” rất hấp dẫn nhưng nó đang mất dần sức hút đối với các nhà nghiên cứu chính sách khí hậu. Shutterstock

Khi chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen lên phát biểu Thông điệp Liên bang vào ngày 13 tháng 9, bà đã trình bày phần lớn nội dung theo kịch bản sẵn có. Mô tả tầm nhìn của mình về một châu Âu thành công về mặt kinh tế và bền vững trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu, bà kêu gọi EU đẩy nhanh sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sạch, “từ gió đến thép, từ pin đến xe điện”. “Khi nói đến Thỏa thuận Xanh Châu Âu, chúng tôi bám sát chiến lược tăng trưởng của mình”, von der Leyen cho biết.

Kế hoạch của hầu như không quá khác biệt. Khái niệm tăng trưởng xanh – ý tưởng cho rằng các mục tiêu môi trường có thể tương thích với tăng trưởng kinh tế liên tục – vẫn là quan điểm kinh tế chính thống chung của các tổ chức lớn như Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

OECD đã hứa sẽ “tăng cường nỗ lực theo đuổi các chiến lược tăng trưởng xanh […], thừa nhận rằng xanh và tăng trưởng có thể song hành với nhau”, trong khi Ngân hàng Thế giới kêu gọi “tăng trưởng xanh toàn diện” trong đó “tăng trưởng xanh là cần thiết, hiệu quả và chi phí phải chăng”. Trong khi đó, EU đã định nghĩa tăng trưởng xanh là

“cơ sở để duy trì mức độ việc làm và đảm bảo các nguồn lực cần thiết để tăng phúc lợi công […] chuyển đổi sản xuất và tiêu dùng theo cách dung hòa giữa tăng GDP với các giới hạn về môi trường”.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát của chúng tôi với gần 800 nhà nghiên cứu chính sách khí hậu từ khắp nơi trên thế giới cho thấy sự hoài nghi lan rộng đối với khái niệm này ở các nước có thu nhập cao, trong bối cảnh ngày càng có nhiều tài liệu cho rằng nguyên tắc này có thể không khả thi cũng như không đáng mong đợi. Thay vào đó, các mô hình hậu tăng trưởng thay thế bao gồm “giảm tăng trưởng” [degrowth] và “tăng trưởng trung lập” [agrowth] đang được quan tâm.

Print Friendly and PDF

19.11.23

Trung Đông: sự trở lại của “chính nghĩa của Palestine”

TRUNG ĐÔNG: SỰ TRỞ LẠI CỦA “CHÍNH NGHĨA CỦA PALESTINE”

Myriam Benraad[1]

Cuộc biểu tình ủng hộ Palestine ở Cairo, ngày 18 tháng 10 năm 2023. Khaled Desouki/AFP

Các cuộc biểu tình được tổ chức ở nhiều quốc gia Ả Rập và Hồi giáo để ủng hộ người dân Dải Gaza, kể từ khi vùng đất nhỏ bé của người Palestine bị Israel pháo kích cả ngày lẫn đêm để đáp trả các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, đã đặt lại vấn đề về “chính nghĩa của Palestine” vào tâm điểm của các cuộc thảo luận.

Cuộc bùng nổ lớn ở Trung Đông thực sự đã đặt lại tương lai của người Palestine vào hàng đầu của các cuộc thảo luận, ở Gaza cũng như ở Cisjordanie và Đông Jerusalem, nơi tình hình đã bùng lên trong những ngày gần đây. Chính nghĩa của người Palestine – một công thức, như chúng ta sẽ thấy, bao hàm nhiều ý nghĩa, đôi khi rất khác nhau – dường như đã đoàn kết dư luận quần chúng trong thế giới Ả Rập-Hồi giáo, và như thế từ nhiều thập kỷ rồi. Nhưng chính xác Chính nghĩa của người Palestine là gì, và trong mức độ sự leo thang hiện nay của cuộc xung đột có thể củng cố những tình cảm này của người dân các quốc gia này?

Print Friendly and PDF

18.11.23

Trung Quốc giảm nhẹ hoá đơn năng lượng nhờ giá dầu chiết khấu của Nga

TRUNG QUỐC GIẢM NHẸ HÓA ĐƠN NĂNG LƯỢNG NHỜ GIÁ DẦU CHIẾT KHẤU CỦA NGA

Tác giả: Karine IshiiCamille MacaireArthur Stalla-Bourdillon

Đối mặt với các lệnh trừng phạt của châu Âu, Nga đã chuyển hướng một phần xuất khẩu dầu thô sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc được hưởng một mức giá chiết khấu nhập khẩu dầu từ Nga, cho thấy tác động của các biện pháp trừng phạt đã vượt ra ngoài phạm vi dòng chảy giữa Nga và châu Âu.

Biu đ 1: Giá du thô nhp khu ca Trung Quc theo xut x và giá du Brent (US$/thùng)

Ngun: Tng cc Hi quan Trung Quc, CEIC và Ngân hàng Pháp quc. Chú thích: giá trung bình đng trong 3 tháng

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã cấu hình lại việc nhập khẩu dầu thô

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế chậm lại, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc không tăng trong năm 2022, thậm chí còn ghi nhận một mức giảm rất nhẹ về khối lượng (-1%). Nhưng sự ổn định này che giấu một sự cấu hình lại các nguồn gốc nhập khẩu: trong năm 2022, các dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga tăng 8,2% và nhập khẩu dầu thô từ Malaysia tăng gần gấp đôi (+90,6%). Trong các ấn phẩm gần đây (Babina et al., 2023Hilgenstock et al., 2023), khi tìm cách phân tích diễn tiến xuất khẩu hydrocarbon của Nga, bài viết này nhắm đến việc đánh giá mức độ mà Trung Quốc được hưởng lợi từ hệ quả của tình hình mới sau khi cuộc chiến ở Ukrana nổ ra.

Print Friendly and PDF

17.11.23

Giải Goncourt, lịch sử một sự ra đời gian truân

GIẢI GONCOURT, LỊCH SỬ MỘT SỰ RA ĐỜI GIAN TRUÂN

Tác giả: Gabrielle Hirchwald*

Edmond de Goncourt par Nadar. Wikimedia

Nếu cái tên Goncourt được chuyển đến hậu thế nhờ giải thưởng văn học nổi tiếng nhất, tưởng cũng nên nhắc lại là nó được đề ra bởi hai anh em, Jules và Edmond, là những nhà văn đồng thời là nhân chứng và tác nhân của nửa sau thế kỷ XIX. Đàng sau giải Goncourt và Viện Hàn Lâm Goncourt ẩn giấu một câu chuyện đầy sóng gió mà người ta đã quên nguồn gốc của nó.

Nếu ta chỉ có thể chúc mừng người được giải là Hervé Le Tellier về tác phẩm L’Anomalie (Điều bất thường), thì năm nay (năm 2020 – năm đại dịch Covid hoành hành – ND) tác giả này sẽ phải chấp nhận một sự nồng hậu ảo. Thật vậy, giải Goncourt đã được trao trong những điều kiện chưa từng xảy ra: những cuộc thảo luận từ xa, thời gian trao giải bị lùi lại, không có những vui thú tiệc tùng, không có những phóng viên ham muốn thu thập được những tuyên bố đầu tiên của người đạt giải, không có những tập hợp rình rang của đám đông trước tiệm ăn Drouant. Tóm lại là trong sự im lặng cá nhân trước màn hình trực tuyến, của viện sĩ hàn lâm đối diện với sự đơn độc của mình, người hạnh phúc được giải thưởng bị cuốn hút vào một niềm xúc động qua trung gian màn hình, xa, rất xa với sự sôi động truyền thông quen thuộc và với tinh thần hào hiệp như mong muốn của Edmond de Goncourt.

Print Friendly and PDF

16.11.23

Chuyện Hồi giáo và chiến tranh Israel-Palestine hiện nay

CHUYỆN HỒI GIÁO VÀ CHIẾN TRANH ISRAEL-PALESTINE HIỆN NAY

Hà Dương Tường

Hôm trước, trên Facebook của một người bạn (dưới đây, tôi sẽ gọi là A), tôi gặp một câu nói theo tôi là quá “kinh khủng” nên đã viết mươi dòng trả lời. Bạn đó đã sửa lại câu nói trên bài viết của mình và xoá cái “còm” của tôi (vì không còn đối tượng). Nhưng một người bạn khác, từ Pháp đang về thăm nhà, cho biết cái nhìn đáng sợ mà tôi phản bác trong lời bình kia vẫn khá phổ biến trong một số trí thức Hà Nội mà anh gặp, từ đó anh đề nghị tôi khôi phục lại trao đổi giữa tôi và A để đăng trên “tường” nhà tôi. Khôi phục thì bất tiện vì có vẻ như một cuộc đôi co có tính cá nhân, trong khi đây là một vấn đề thuộc một lĩnh vực rộng hơn: cái nhìn của người Việt Nam về thế giới bên ngoài. Vì thế, tôi viết lại dưới đây một vài ý xuất phát từ lời bình nói trên, và thêm một vài ý khác chung quanh cuộc chiến tranh Israel-Palestine hiện nay.

Chung quanh một khẳng định đáng sợ

Vấn đề ở đây là cái nhìn của một bộ phận người Việt (và có lẽ cũng không phải chỉ của người Việt) về một bên của cuộc chiến đó. Thể hiện qua câu khẳng định này:

Hồi giáo là hiểm hoạ toàn cầu, khi họ không muốn, không thể và sẽ không sống hoà bình với ai, kể cả với chính họ”.

mà theo A, xuất phát từ cảm xúc mãnh liệt của bạn khi nghe tin về vụ thảm sát ngày 7/10 của Hamas ở Israel. Tôi sẽ trở lại chuyện đó sau. Trước mắt xin tập trung vào câu nói, theo tôi là một lời kết tội hàm hồ đối với cả một tôn giáo có hàng tỉ tín đồ trên khắp thế giới, mà tuyệt đại đa số không liên quan gì tới nhóm khủng bố Hamas. Đúng là có một bộ phận người Hồi (trong các nước A-rập) rất chống người Do Thái nói chung và Israel nói riêng, qua đó tỏ thái độ “thông cảm” với hành động của Hamas, nhưng cái gì cho phép kết luận là họ “không muốn, không thể và sẽ không sống hoà bình với ai”? Dưới đây, trong chú thích số 1[1], tôi sẽ dẫn một nghiên cứu chứng minh sự sai trái của khẳng định này đối với Hồi giáo A-rập, nhưng còn đối với Hồi giáo nói chung? Lĩnh vực dĩ nhiên quá to lớn và phức tạp để có thể trả lời trong một bài viết ngắn (mà thực ra, phải nói thẳng thắn là bản thân người viết không có đủ tri thức để trả lời), vậy thì, chỉ xin nêu ra đây vài “gạch đầu dòng” thiết nghĩ cũng đủ cho mọi người cẩn trọng hơn khi đưa ra những khẳng định động trời như trên kia.

Print Friendly and PDF

15.11.23

Sinh nhật trang Phân Tích Kinh Tế và ra mắt kênh Podcast

KỶ NIỆM TRANG PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ RA MẮT KÊNH PODCAST

Kính chào Quý bạn đọc!

Nhân kỷ niệm ngày ra mắt và bước sang năm hoạt động thứ 10 của trang PHÂN TÍCH KINH TẾ (15.11.201415.11.2023), hôm nay chúng tôi giới thiệu một dịch vụ mới, đó là “NGHE ĐỌC BÀI VÀ TIN CỦA PTKT GIÙM BẠN”, đồng thời nhắc lại một số tiện ích sẵn có trên trang để bạn đọc tiện tra cứu và sử dụng.

Lần kỷ niệm trước, PTKT đã giới thiệu về một phương tiện trình bày dữ liệu và thông tin rất hữu ích, đó là Biểu đồ động (Infographics). Nếu bạn bỏ lỡ bài quan trọng này thì xin vào đây để xem. Kỳ này, thể theo yêu cầu của một số bạn đọc kể cả các cộng tác viên của PTKT, chúng tôi đã bắt tay xây dựng kênh Podcast trên ba nên tảng phổ biến nhất hiện nay là Acast, GoogleSpotify nhằm hỗ trợ cho bạn đọc thích nghe hơn là đọc hoặc muốn tranh thủ nắm thông tin, học tập trong khi di chuyển hay làm việc khác. Tuỳ theo sở thích riêng để bạn chọn nền tảng ưa thích cho mình, chúng tôi đảm bảo nội dung nghe được trên 3 nền tảng này đều như nhau.

Nếu bạn truy cập PTKT bằng laptop hay PC thì 3 kênh sẽ xuất hiện lần lượt nhưng cách nhau một quãng ở thanh bên phải của trang nhằm tạo thuận lợi cho bạn đọc dễ dàng truy cập dù đang đọc ở bất kỳ vị trí nào của trang. Hình minh hoạ như sau:

Print Friendly and PDF

14.11.23

Vai trò nào cho BRICS trong nền kinh tế thế giới?

VAI TRÒ NÀO CHO BRICS TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI?

Mary-Françoise Renard

Giáo sư kinh tế học, Đại học Clermont Auvergne (UCA)

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi vào tháng 8 năm ngoái. Marco Longari/AFP

Tự giải phóng mình khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới. Đây là mong muốn được BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 2023. Đây cũng là điều nổi lên trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của G77 kết thúc vào ngày 16 tháng 9 tại Havana.

Vấn đề không phải là cắt đứt với những cường quốc này mà là khẳng định bản thân khi đối mặt với chúng. Các quốc gia trên, giống như các quốc gia mới nổi khác, cho rằng họ đang phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ sự phát triển của các nền kinh tế tiên tiến, chẳng hạn như vấn đề môi trường, trong khi vẫn phải trả giá (cho sự phát triển này). Do đó, họ mong muốn hạn chế sự phụ thuộc và tăng quyền ra quyết định của mình.

Có nhiều tình huống rất khác nhau giữa các nước trong nhóm BRICS. Điểm chung chính giữa các nước này là họ đều là những nền kinh tế mới nổi nhờ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, biểu thị những thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế và không còn thuộc nhóm các nước đang phát triển tuy vẫn chưa gia nhập nhóm các nước phát triển.

Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg kết thúc với sự gia nhập của 6 quốc gia mới bắt đầu từ năm 2024: Ả Rập Saudi, Argentina, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ethiopia và Iran. Có rất nhiều ứng cử viên và một sự mở rộng rất có thể xảy ra trong tương lai. Hội nghị thượng đỉnh được rất nhiều phương tiện truyền thông theo dõi đã thành công, đặc biệt đối với Trung Quốc, vốn rất ủng hộ các sự gia nhập mới, liên quan đến các quốc gia mà họ đã có được những quan hệ vững chắc.

Những lý do của sự tiến hóa này là gì? Và hệ quả của nó có thể là gì?

Print Friendly and PDF

12.11.23

Phát biểu về giáo dục nghề

Phát biểu về giáo dục nghề tại cuộc

HỌP HỘI ĐỒNG HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày 9/11/2023

Nguyễn Xuân Xanh

Lời nói đầu. Dưới đây tôi xin đăng lại, với sự tu chỉnh và bổ sung đôi chút không đáng kể, bài phát biểu bằng văn bản của tôi cho buổi họp nói trên, được in lại trong TÀI LIỆU HỘI NGHỊ gửi cho 150 vị đại biểu. Tôi chỉ trình bày ngắn gọn bằng lời, để chuyển sang giới thiệu Kỹ sư Phạm Nam Hương trình bày Tủ sách dạy nghề Nhất Nghệ Tinh, với một bộ sách vô cùng hữu ích cho giáo dục nghề, và Kỹ sư Lê Tùng Hiếu, học viên nghề Việt Nam đầu tiên tại CHLB Đức năm 1959, một cây đại thụ của ngành cơ khí Việt Nam trụ vững qua mọi thời đại. Tôi sẽ có bài giới thiệu về anh Hiếu sau chi tiết hơn.

Nguyễn Xuân Xanh

Kính thưa quý vị lãnh đạo Thành phố,
Kính thưa các Anh Chị Hiệu trưởng, Lãnh đạo các trường cao đẳng và trung cấp dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

Kính thưa Quý vị Đại biểu,

Hôm nay là ngày hết sức trọng đại của giáo dục nghề Thành phố. Quyết định tiến hành giáo dục nghề song hành sẽ hết sức có ý nghĩa cho sự phát triển giáo dục và phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp của TP và cả vùng. Công nghiệp là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế.

Có được đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, điều đó sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đại học Stanford từng đào tạo chuyên gia, nhân sự khoa học, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu kỹ thuật cho những công ty vào thuê đất ở công viên của họ để khởi nghiệp, vì thế, họ đã thu hút được rất nhiều công ty khởi nghiệp để làm hạt nhân của cái sau này gọi là Thung lũng Silicon. Tương tự như thế, nếu có được các trường nghề chuyên nghiệp đào tạo cho ra thường xuyên đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, Thành phố cũng sẽ là điểm thu hút các nhà đầu tư.

Chúng ta cần phục hồi vai trò của những người thợ chuyên môn trong xã hội. Văn hóa khổng giáo đã xem nhẹ những nghề thủ công, đó là một sự hiểu sai lầm. Châu Âu đã phát triển mạnh mẽ nghề thủ công một nghìn năm nay, từ thời Trung cổ trung kỷ, thế kỷ 10, 11 trở đi, khi xã hội họ ổn định về chính trị và sung túc. Thế kỷ XIII họ đã xây dựng những nhà thờ Gothic vĩ đại, những kỳ quan thế giới, xây dựng bằng bàn tay của những người thợ thủ công và những dụng cụ thô sơ bấy giờ. Họ chỉ áp dụng hình học Euclid và tính toán. Trung cổ là thời gian châu Âu phát triển máy móc, và không ngừng cải tiến. Quý trọng những nghề thủ công, ứng dụng khoa học vào đó, xã hội họ đã nhanh chóng phát triển giàu mạnh. Chúng ta cần những thứ đó.

Print Friendly and PDF