30.6.20

Quetelet Lambert-Adolphe-Jacques, 1796-1874

QUETELET LAMBERT-ADOLPHE-JACQUES, 1796-1874

Adolphe Quetelet (1796-1874)

Sau khoảng một năm ở Paris tìm hiểu về thiên văn học và thống kê, Quetelet quay về Bỉ, quê hương ông, cuối năm 1823. Là giáo sư toán tại trường Athénée de Bruxelles và sớm là thành viên của Viện hàn lâm hoàng gia của thành phố này, ông nghiên cứu, trong số những lĩnh vực khác, những đều đặn (quy luật) xã hội để xác nhận là chúng tồn tại và cố gắng giải thích vì sao chúng xảy ra. Ông làm việc này trong ba tác phẩm chính ([1835] 1991, 1846, 1848) và trong nhiều chuyên luận chủ yếu được xuất bản trước năm 1855, thời điểm mà những vấn đề sức khoẻ huỷ hoại năng lực làm việc của ông.
Những đều đặn xã hội là việc những hiện tượng xã hội, đặc biệt là những hiện tượng “đạo đức”, phụ thuộc nhiều nhất vào “ý chí tự do của con người” (hôn nhân, tội phạm, tự tử) lặp lại với thời gian, tuy là không bất tận, ở cùng một địa bàn, trong mức độ ta xét đến hành động của số đông các cá thể, nghĩa là theo “số lượng lớn”. Quetelet tìm thấy sự xác thực của điều này, vốn được biết từ lâu (được I. Kant trình bày trong phần đầu của tác phẩm “Idee zu einer allgemeinen Geschichte in welbürgerlicher Absicht” năm 1784) trong các thống kê quốc gia mà các nước châu Âu công bố lúc bấy giờ, trong đó có nước Pháp với số liệu của cơ quan tư pháp tội phạm. Cho tới thời điểm đó chưa bao giờ một tập dữ liệu như thế được thu thập, phân loại và không có những con số nào đầy ắp thông tin bằng: chúng cho thấy những tỉ suất thống kê là đặc biệt ổn định tuy không hoàn hảo, tất nhiên độ dài của chúng phụ thuộc vào độ dài của những tình huống của các hành động của con người. “Tính không đổi của các tỉ suất” chính là những đều đặn xã hội được phơi bày và đo lường.
Theo kiểu mẫu của những người đi trước ông là các nhà số học chính trị, Quetelet nối kết những đều đặn này với những quy luật tự nhiên cũng như với những đều đặn của những đặc điểm nhân trắc học mà chính ông ước lượng. Trật tự và tỉ lệ ngự trị khắp nơi. Chỉ cần không tính đến những trường hợp cá thể, bỏ qua cái riêng biệt để nhìn vào điều tổng quát.
Print Friendly and PDF

28.6.20

Thomas C. Holt: “Phải lùi về những năm 1850 để tìm thấy một số đông người da trắng biểu tình ủng hộ người da đen”

THOMAS C. HOLT: “PHẢI LÙI VỀ NHỮNG NĂM 1850 ĐỂ TÌM THẤY MỘT SỐ ĐÔNG NGƯỜI DA TRẮNG BIỂU TÌNH ỦNG HỘ NGƯỜI DA ĐEN”

Sylvain Bourmeau[*]
Thomas C. Holt (1942-)

Toàn bộ các cuộc biểu tình được tổ chức tại Mỹ sau khi George Floyd bị cảnh sát giết tạo thành một biến cố lịch sử hàng đầu. Thật vậy, phải lùi về giữa thế kỷ XIX mới tìm thấy sự tham gia với tầm cỡ tương tự của người da trắng trong cuộc đấu tranh cho công bằng chủng tộc. Đó là phân tích của nhà sử học Thomas C. Holt, giáo sư ở Chicago, và là một trong những chuyên gia giỏi nhất về cộng đồng kiều dân người châu Phi ở Mỹ và về phong trào đòi các quyền công dân mà ông là người hoạt động tích cực trong những năm 1960.
Tháng sáu năm 1963, lúc đó đang là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Howard, Thomas Holt đến ở nhà cha mẹ ông vài ngày ở Danville, Virginia, trước khi đi New York với dự định làm việc trong mùa hè để kiếm tiền trả học phí. Một hôm, mẹ ông gọi ông nghe radio: người ta nghe những tiếng la hét, tiếng đấm đá, một phóng viên trực tiếp phát đi thông tin cảnh sát đàn áp dữ dội một cuộc biểu tình được tổ chức trước tòa án thành phố. Ngày hôm sau, chàng trai trẻ Tom tham gia một đoàn biểu tình mới, bị bắt và bị tù vài ngày. Ghé qua Danville trên đường đi đến thủ đô Liên bang để chuẩn bị tổ chức cuộc tuần hành lớn đi về Washington (March on Washington) vào tháng tám cùng năm (1963), Tiến sĩ Martin Luther King đã đồng ý dẫn đầu một cuộc biểu tình mới tại địa phương mà sau đó Tom Holt lại bị bắt và bị bỏ tù hai tuần. Gặp gỡ với King ở Danville rồi Washington và rộng hơn là những cuộc biểu tình mùa hè năm 1963 đánh dấu một bước ngoặt đối với Holt, mùa hè năm đó ông không đi New York làm việc mà tham gia Student Nonviolent Coordinating Committee (Ủy ban phối hợp sinh viên bất bạo động), và vào năm học mới ông đã chuyển từ học kỹ sư sang học văn chương. Ngày nay, Thomas C. Holt là giáo sư lịch sử Mỹ và Mỹ-Phi tại Đại học Chicago. Cựu chủ tịch Hội Lịch sử Mỹ, ông là một trong những người am hiểu nhất lịch sử cộng đồng di tản người châu Phi ở Mỹ và Jamaica. Đáng chú ý mới đây ông là tác giả của Children of Fire: A History of African Americans (Những đứa con của lửa: lịch sử của người Mỹ gốc châu Phi) và đang chuẩn bị một quyển sách về phong trào các quyền công dân. Ông chia sẻ với AOC quan điểm của ông về các cuộc biểu tình mang tính lịch sử sau cái chết của George Floyd, hiện nay vẫn còn tiếp diễn tại Mỹ và tại nhiều nước khác.
Print Friendly and PDF

26.6.20

Thuật toán và sự điều tiết lãnh thổ

THUẬT TOÁN VÀ SỰ ĐIỀU TIẾT LÃNH THỔ
Dominique Cardon[i] Maxime Crépel[ii]
Uber, Waze, Airbnb … Các thuật toán chi phối các nền tảng này đều dựa trên sự tối ưu hóa dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng, chứ không phải trên một chuẩn mực tập thể, chính trị hay đạo đức. Việc lên án chúng đã bóc trần sự cai trị ngầm của các thiết kế kỹ thuật ….
Tiểu luận được trích dẫn từ cuốn sách của bộ PUF/Vie des Idées xuất bản ngày thứ tư 28 tháng 8 năm 2019: Gouverner la ville numérique (Quản lý thành phố số hóa) do Antoine Courmont và Patrick Le Galès làm chủ biên.
Print Friendly and PDF

24.6.20

Thung lũng Silicon, cột trụ cuối cùng của mô hình Mỹ

THUNG LŨNG SILICON, CỘT TRỤ CUỐI CÙNG CỦA MÔ HÌNH MỸ

Với cuộc khủng hoảng y tế, các đại gia công nghệ đã gia tăng sự thống trị của họ lên một nền kinh tế Mỹ trong cảnh đình đốn.
Trụ sở chính công ty Apple ở Cupertino, California, ngày 28 tháng 4 năm 2017. JUSTIN SULLIVAN / AFP
Trước hiện tượng trên, Aaron Levie, một trong những nhân vật ở Thung lũng Silicon, đã rất ngạc nhiên hồi đầu tháng Năm. “Năm 2020, người ta tiếp tục nói về những gì sẽ thay đổi thế giới vào năm 2000: hội nghị qua truyền hình, không sử dụng giấy, thương mại trực tuyến. Sự khác biệt là bây giờ ‘có một đòi hỏi phải làm điều đó’”, theo lời của CEO của Box, một công ty phần mềm phi vật thể hóa, người đã chứng kiến nhu cầu của các dịch vụ trên đám mây (Cloud) bùng nổ. Và cuối cùng thì công nghệ đã sẵn sàng, ông kết luận.
Theo một cách nào đó, Thung lũng Silicon đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của virus. Ngay từ những ca lây nhiễm đầu tiên, họ đã cho nhân viên làm việc ở nhà. Hai tháng rưỡi sau, họ là cột trụ cuối cùng - cùng với đồng đô-la - của một mô hình Mỹ bị lung lay.
Không còn nỗi sợ nghiện màn hình; các mạng xã hội đã đánh bóng lại hình ảnh của họ. Một cuộc khảo sát được các tổ chức Knight Foundation và Gallup công bố vào ngày 10 tháng 3 cho thấy, đối với 47% người Mỹ, các công ty công nghệ đã tạo ra “nhiều vấn đề hơn những gì họ đã giải quyết” (chỉ có 15% số người được hỏi nói ngược lại). Nhưng, kể từ khi có lệnh cách ly [kiểm dịch], người ta lại ủng hộ họ. Màn hình, đó là các buổi “apero visio [nhậu qua màn hình]”, story-time [giờ đọc truyện]” với cảnh những ông bà [nội ngoại] bị cấm đến thăm viếng, sự khuếch đại giọng nói của các nhân viên điều dưỡng hơn là giọng nói của những kẻ gây hấn. Phải chăng Internet đã tốt đẹp trở lại?, tờ New York Times đã tự hỏi như vậy vào ngày 1 tháng Tư.
Print Friendly and PDF

23.6.20

Cuộc khủng hoảng Covid-19 cho ta biết được những gì về Trung Quốc và thế giới?

CUỘC KHỦNG HOẢNG COVID-19 CHO TA BIẾT DƯỢC NHỮNG GÌ VỀ TRUNG QUỐC VA THẾ GIỚI?

Phỏng vấn Alice EKMAN[1] do Pierre VERLUISE[2] thực hiện


Đâu là những ý tưởng sai lầm về Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình? Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã nêu bật những điểm nào về bản chất của chế độ Trung Quốc? Cơn đại dịch này cho ta biết những gì về sự cạnh tranh giữa các tác nhân? Làm sao so sánh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc? Cuộc cạnh tranh công nghệ sẽ diễn tiến như thế nào? Các nước khác sẽ phải đối phó với những thách thức chiến lược nào trong những năm sắp tới?
Trên là những câu hỏi mà Alice Ekman sẽ trả lời một cách rõ ràng nhân dịp sự xuất bản cuốn sách mới của bà “Rouge vif. L’idéal communiste chinois (Đỏ thắm. Lý tưởng cộng sản của Trung quốc)”, NXB L’Observatoire. Phỏng vấn được Pierre Verluise thực hiện cho Diploweb.com.
* * *
Alice Ekman là một nhà phân tích về Châu Á ở Viện Nghiên Cứu của Liên Minh Châu Âu về các vấn đề an ninh (EUISS).
Pierre Verluise (P. V.): Đâu là những ý tưởng sai lầm về Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình?
Alice Ekman (A. E.): Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng Trung Quốc đã sang trang chủ nghĩa cộng sản từ thời điểm cải cách và mở cửa được Đặng Tiểu Bình khởi xướng từ năm 1978. Trước hết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) đã không ngừng khẳng định theo chủ nghĩa cộng sản từ năm 1949, và Tập Cận Bình cũng đã khẳng định điều này một cách mạnh mẽ từ khi được bầu vào chức tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) váo tháng 11 năm 2012, còn mạnh hơn cả người tiền nhiệm là Hồ Cẩm Đào (2002-2012). Sau nữa, sự khẳng định này không chỉ mang tính tu từ, nó được đi kèm với những quyết định có những hậu quả cụ thể trên xã hội Trung Quốc - từ sự củng cố việc giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lê tại các trường đại học cho đến sự thành lập các chi bộ đảng ngày càng nhiều tại các công ty tư nhân. Sau cùng là sự thừa nhận di sản của Lênin và Mao của Trung Quốc là điều cần thiết để hiểu được sự cấu trúc hóa, vận hành và các phương pháp của hệ thống chính trị hiện nay. Đó chắc hẳn là một hệ thống lai tạp, một sự hỗn hợp độc nhất của nhiều nguồn ảnh hưởng và thành tố (thuộc thời đế chế, liên xô, maoít, dân tộc chủ nghĩa, v.v.). Tuy vậy, phần của các ảnh hưởng “đỏ” trong sự hỗn hợp này không được xem thường, vì nó tiếp tục tác động mạnh mẽ trên các quyết định của các chính sách nội bộ và ngoại giao. Tính thực dụng vẫn hiện hữu trong nội bộ ĐCSTQ, đặc biệt trong sự thực thi cụ thể những quyết định, cùng tồn tại với cái khung ý thức hệ vốn định hình trước hết các quyết định này. Điều này không cản trở điều kia.
Print Friendly and PDF

22.6.20

Địa chính trị là gì?

ĐỊA CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?

Rudolf Kjellén (1864-1922)
Friedrich Ratzel (1844-1904)
Địa chính trị là một khoa học nhân văn nghiên cứu những tác động của địa lý đối với các quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế, và ngược lại. Khoa học này là xưa cũ, nhưng tên của nó (gồm từ “géo”, là đất theo tiếng Hy Lạp, và “politique”) lại xuất hiện khá trễ. Thật vậy, thuật ngữ này do Rudolf Kjellén, giáo sư khoa học chính trị Thụy Điển, sáng tạo ra vào đầu thế kỷ XX (Stormakterna, 1905), lúc đó chỉ khoa học nghiên cứu các mối tương quan giữa địa lý các quốc gia và chính sách của họ. Ông lấy ý từ các công trình của nhà địa lý học người Đức Friedrich Ratzel, và nhất là từ tác phẩm Địa lý chính trị của tác giả này (1897). Trong tác phẩm này, Ratzel đã cố gắng so sánh quốc gia với một sinh vật luôn tìm cách tăng trưởng.
Geopoliticus, Salvador Dalí (1943)
Print Friendly and PDF

21.6.20

Người da đen đáng được sống, một cuộc tranh cãi kinh tế

NGƯỜI DA ĐEN ĐÁNG ĐƯỢC SỐNG, MỘT CUỘC TRANH CÃI KINH TẾ
Một cuộc tranh cãi về học thuật và thế hệ liên quan đến phong trào chống phân biệt chủng tộc đã dẫn đến việc cách chức tổng biên tập của một trong những tạp chí kinh tế lớn nhất. Cần có thời gian để thay đổi thế giới. Ít nhất là một thế hệ?
Sự việc bắt đầu với một loạt các dòng tweet về phong trào “Người da đen đáng được sống” vào ngày 4 tháng 6 giữa hai giáo sư kinh tế thuộc Đại học Chicago. Vị giáo sư thứ nhất là Harald Uhlig, sinh năm 1960, tổng biên tập của Tạp chí Kinh tế Chính trị [Journal of Political Economy], một tạp chí học thuật rất có uy tín, được xếp hạng thứ tư trên thế giới, cựu chủ nhiệm khoa kinh tế tại Đại học Chicago, mà tự thân khoa đó cũng được xếp hạng thứ tư về khoa kinh tế trên thế giới, đứng sau Đại học Harvard và trên Đại học Princeton. Vị giáo sư thứ hai là Simon Mongey, một đồng nghiệp trẻ [của Harald Uhlig] sinh ra trong những năm 1980, giảng viên thuộc cùng khoa kinh tế, chưa vào biên chế chính ngạch. Trong các dòng tweet đầu tiên của mình, Uhlig [người lớn tuổi hơn] tố cáo những hành vi cướp bóc và bạo lực trong các cuộc biểu tình và cáo buộc những người tổ chức [cuộc biểu tình] là đồng phạm khi làm ngơ trước các hành vi nói trên. Mongey [người trẻ tuổi hơn] đáp lại rằng mọi cuộc đàm luận về cướp bóc là một sự phân tâm khỏi chủ đề trung tâm, đó là hành vi bạo lực của cảnh sát chống lại người Mỹ gốc Phi. Cuộc thảo luận bắt đầu, vượt ngoài khuôn khổ của vấn đề cướp bóc, giọng điệu của Uhlig trở nên rất ngạo mạn: “Đã đến lúc cần có sự tham gia của giới trẻ trưởng thành [...], thật hay khi phản đối [...] và yêu sách nhiều thứ khi còn trẻ và không quan tâm đến vấn đề trách nhiệm. Hãy tận hưởng! Hãy thể hiện bản thân! Nhưng đừng phá phách, được chứ? Và hãy trở về nhà trước 8 giờ tối.

Print Friendly and PDF

20.6.20

Khi thống đốc các ngân hàng trung ương săn đuổi những Thiên nga xanh

KHI THỐNG ĐỐC CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG SĂN ĐUỔI NHỮNG THIÊN NGA XANH
Vào Tháng 1, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã công bố một bản báo cáo về “Thiên nga xanh”. Đằng sau tiêu đề gây tò mò đó đối với một tài liệu xuất phát, không phải từ một tổ chức của các nhà cầm điểu học, mà từ một định chế quốc tế chuyên về các vấn đề bình ổn tài chính, ẩn giấu một tham chiếu đến thuật ngữ “Thiên nga đen” được Nassim Nicholas Taleb đại chúng hóa trong tác phẩm có cùng tiêu đề.
Từ Thiên nga đen đến Thiên nga xanh
Nassim Nicholas Taleb (1960-)

Điều mà Taleb mô tả về Thiên nga đen (viết hoa để phân biệt với loài chim chân màng) là một sự kiện có ba đặc điểm sau: Đó có vẻ như là một ý kiến lệch lạc vì không có điều gì trong quá khứ chỉ ra, một cách thuyết phục, rằng nó có khả năng xảy ra; tác động của nó là đáng kể; sau đó, chúng ta xây lên một tập hợp những lập luận giải thích sự xuất hiện của nó, cái mà Taleb gọi là tính dự báo có tính hồi cố chứ không phải nhìn về tương lai. Thêm vào đặc tính trên, theo Taleb, là việc chúng ta có xu hướng hành xử như thể những con Thiên nga đen không tồn tại. Đây là trường hợp đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, trong đó việc đo lường rủi ro loại trừ khả năng về Thiên nga đen.
Thiên nga xanh chỉ một Thiên nga đen về khí hậu, có nghĩa là những rủi ro tài chính có hệ thống phát nguồn từ khí hậu, mà dữ liệu trong quá khứ không cho chúng ta biết bất cứ điều gì về những sự kiện tài chính cực đoan sắp tới. Tương lai sẽ không là sự tiếp diễn của quá khứ.
Print Friendly and PDF

18.6.20

#JamaisSansElles: Nam nữ đồng hành không được lùi bước

#JamaisSansElles: NAM NỮ ĐỒNG HÀNH KHÔNG ĐƯỢC LÙI BƯỚC

DIỄN ĐÀN. Khủng hoảng y tế đang làm suy yếu những tiến bộ gần đây về nâng cao sự tham gia bình đẳng và khả năng hiển thị của phụ nữ trong doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp cam kết tham gia.
Tatiana F-Salomon[*]
Có dấu hiệu của một sự biến chuyển sâu sắc của xã hội và của thế giới việc làm, ngày càng có thêm doanh nghiệp thông qua những hiến chương đổi mới sáng tạo được phát triển cùng với đối tác là phong trào #JamaisSansElles (Không bao giờ vắng nữ giới - sau đây sẽ để nguyên tiếng Pháp - ND), từ năm 2016, phong trào này đã đưa ra những hành động cụ thể và tức thì để nâng cao sự tham gia bình đẳng và khả năng hiển thị của phụ nữ ở các cấp ra quyết định và các vị trí quản lý và có tính đại diện. Trong khi đại dịch Covid-19 làm suy yếu những tiến bộ gần đây trong lãnh vực này, thì ngày nay các doanh nghiệp tái khẳng định cam kết của họ trong bối cảnh của khủng hoảng y tế.
“Chỉ cần có một cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế hoặc tín ngưỡng là các quyền của phụ nữ bị đặt lại vấn đề.” Cùng với lời cảnh báo của Simone de Beauvoir, ngày nay chắc phải thêm vào: Chỉ cần có một cuộc khủng hoảng y tế…
Print Friendly and PDF

16.6.20

Kỷ nguyên tân tự do đang đến hồi cáo chung. Tiếp theo là gì?

KỶ NGUYÊN TÂN TỰ DO ĐANG ĐẾN HỒI CÁO CHUNG. TIẾP THEO LÀ GÌ?
Rutger Bregman
Trong cơn khủng hoảng, điều từng là không thể tưởng tượng nổi lại bỗng trở thành điều hiển nhiên. Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi xã hội toàn diện kể từ thế chiến thứ hai. Và chủ nghĩa tân tự do đang hấp hối. Vậy nên, những ý tưởng mà cách đây chỉ vài tháng dường như bất khả, từ việc đánh thuế người giàu cao hơn cho tới chính phủ vững mạnh hơn, sẽ dần được hiện thực hóa.
Hình minh họa bởi Ralph Zabel, dành cho Correspondent
Có người bảo không nên chính trị hóa trận đại dịch này. Rằng làm như vậy chẳng khác nào tỏ ra cao đạo. Như kẻ cuồng tín thốt lên rằng đó là cơn thịnh nộ của đức Chúa Trời, hay phe dân túy phao tin về “virus Trung Quốc”, hay người quan sát thế sự dự báo rằng chúng ta cuối cùng cũng chạm cửa kỷ nguyên của tình yêu thương, sự quan tâm, và phúc lợi phổ quát cho mọi người.
Cũng có người nói đây chính là lúc để lên tiếng. Rằng những quyết định được thực hiện tại thời điểm này sẽ có tác động dài lâu đến nhiều mặt trong tương lai. Hay như chánh văn phòng nội các thời Obama phát biểu sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ năm 2008: “Chúng ta không bao giờ muốn bỏ phí [các cơ hội từ] một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.”
Trong vài tuần đầu của trận đại dịch, tôi từng có xu hướng nghiêng về phe lạc quan. Tôi từng viết về các cơ hội mà các cuộc khủng hoảng mang lại, nhưng bây giờ làm vậy có vẻ sống sượng, thậm chí phản cảm. Ngày qua ngày. Tình hình dần hé lộ rằng cuộc khủng hoảng này có thể kéo dài nhiều tháng, một năm, thậm chí lâu hơn. Và những biện pháp chống khủng hoảng áp dụng tạm thời trong ngắn hạn có thể trở thành trường cửu.
Lúc này không ai biết chuyện gì sẽ đến. Nhưng chúng ta không biết chính vì tương lai quá bất định, chúng ta cần phải bàn về nó.
Print Friendly and PDF

14.6.20

Tâm lý học kinh tế: ba điều duy nhất bạn cần biết

TÂM LÝ HỌC KINH TẾ: BA ĐIỀU DUY NHẤT BẠN CẦN BIẾT

Tâm lý con người dường quá cá thể, quá rắc rối và quá phức tạp đến mức ta khó có thể hiểu rõ nó như một khối thống nhất. Điều này không đúng. Dưới đây là ba thuộc tính cơ bản của quá trình tâm lý: tính nổi bật, chuỗi tư duy, và mỏ neo.
Isaac Newton từng nói “Tôi tính toán được các chuyển động thiên thể, nhưng chịu thua sự điên rồ của con người”. Đó là bình luận của ông khi ông mất một số tiền lớn do bong bóng chứng khoán của công ty South Sea. Trái với những gì ông ngầm cảnh báo, các nhà kinh tế đã tìm mọi cách ứng dụng các phương trình toán học lấy cảm hứng từ Newton để mô hình hóa hành vi kinh tế. Song lý thuyết lựa chọn duy lý về hành vi cá nhân mà các kinh tế gia phát triển trong nỗ lực ứng dụng toán học đã có những tiến bộ đáng kể như chính Newton có thể đã dự đoán.
Các nhà kinh tế học hành vi và các nhà tâm lý học đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp mà con người thậm chí chẳng hành xử ngay cả “như thể” là đang tối đa hóa lợi ích của mình trong một “không gian” hàng hoá rõ ràng và ổn định, theo cách tương tự với các hạt lượng tử tối đa hoá mất mát năng lượng trong không gian vật lý.
Print Friendly and PDF

12.6.20

Phân biệt chủng tộc là gì?

PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC LÀ GÌ?

Maud Navarre

Phân biệt chủng tộc nảy sinh do phải đối diện với những khác biệt của loài người. Nó biểu lộ trong các xã hội phương Tây hiện đại dưới nhiều hình thức (chế độ nô lệ, diệt chủng, tách biệt chủng tộc …). Ngày nay, vấn đề tương thích các nền văn hóa một lần nữa tiếp sức cho khái niệm này.
Có nhiều định nghĩa về phân biệt chủng tộc. Ví dụ, hai nhà nghiên cứu nữ Évelyne Heyer và Carole Reynaud-Paligot của Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) giải thích rằng phân biệt chủng tộc nghĩa là “cho rằng những khác biệt giữa các cá nhân, về mặt thể chất hay văn hóa, là có tính di truyền, bất biến và tự nhiên, nó thiết lập một hệ thống thứ bậc giữa các loại người, nó có thể được thể hiện bằng những cảm xúc và hành động đi từ phân biệt đối xử đến tiêu diệt kẻ khác”. Nói cách khác, phân biệt chủng tộc dựa trên ba trụ cột chính: phân loại các cá nhân thành từng nhóm (một phản xạ của trí óc con người, nhưng các tiêu chí phân loại thay đổi tùy theo bối cảnh xã hội lịch sử), xếp các nhóm theo thứ bậc (có nhóm được tăng giá trị, có nhóm bị giảm giá trị vì những lý do võ đoán) và giản lược chúng vào những đặc điểm chính, nghĩa là cho rằng những khác biệt này là không thể vượt qua, không thể tránh khỏi vì chúng tùy thuộc vào di truyền. Như vậy, phân biệt chủng tộc khác với tính bài ngoại, vì bài ngoại không nhất thiết xem kẻ khác là khác biệt không cách gì thay đổi được.
Print Friendly and PDF

10.6.20

Virus corona ở Đài Loan: Màn 2 của tiến trình “giải toàn cầu hóa theo kiểu Trung Hoa”

VIRUS CORONA Ở ĐÀI LOAN: MÀN 2 CỦA TIẾN TRÌNH “GIẢI TOÀN CẦU HÓA THEO KIỂU TRUNG HOA”
Bà Tổng thống Tsai Ing-wen [Thái Anh Văn] của Đài Loan tại Đài Bắc, vào ngày 24/4/2020. (Nguồn: Iowa Public Radio)
Hai nước đã hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ: Đài Loan và Việt Nam. Thế mà, cũng chính hai nước đó đã quản lý cuộc khủng hoảng virus corona ở châu Á một cách tốt nhất. Mặc dù có chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau, họ có chung một một sự nghi ngờ rất lớn đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày càng được cảm nhận là một mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia. Đây là hai quốc gia Đông Á đi đầu trong tiến trình “giải toàn cầu hóa kiểu Trung hoa, theo lời của nhà nghiên cứu Jean-Yves Heurtebise trên diễn đàn này. Tức một sự tách rời khỏi Trung Quốc, điều có vẻ như bất khả về mặt quan hệ công nghiệp cũng như là tất yếu về mặt quan hệ chính trị: sự thần phục vào ngành công nghiệp Made in China [Sản xuất tại Trung Quốc] đã trở thành con ngựa thành Troy trong một trật tự toàn cầu kiểu Trung hoaphi tự do.
Print Friendly and PDF

8.6.20

Tiền ở đâu?

TIỀN Ở ĐÂU?
Phỏng vấn Gabriel Zucman, do tạp chí Regards croisés sur l’économie thực hiện
Gabriel Zucman là nhà kinh tế học tại Đại học Berkeley, nhà đồng sáng lập World Inequality Database [Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thế giới], chuyên gia về các vấn đề tái phân phối và tránh thuế. Các công trình của ông được thế giới ghi nhận và các ý tưởng của ông truyền cảm hứng cho nhiều tác nhân trong xã hội dân sự cũng như các nhân vật chính trị, và mở đường cho một xã hội công bằng hơn và bình đẳng hơn.
Ông đã nhận lời để Regards croisés sur l’économie, một tạp chí mà ông đã tham gia thành lập cách đây mười hai năm, có một cuộc phỏng vấn độc quyền nhằm trả lời cho câu hỏi Tiền ở đâu?
Print Friendly and PDF

6.6.20

Coronavirus: Khi những người phụ nữ Trung Quốc tiến lên tuyến đầu chống bệnh dịch và kiểm duyệt

CHÂN DUNG PHỤ NỮ

CORONAVIRUS: KHI NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRUNG QUỐC TIẾN LÊN TUYẾN ĐẦU CHỐNG BỆNH DỊCH VÀ KIỂM DUYỆT

Một nữ y tá của bệnh viện Kim Ngân Đàn ở Vũ Hán tháo khấu trang ra sau một ngày làm việc, ngày 16/2/2020 (Nguồn: Chinatopix via AP)
Họ là nhà văn, bác sĩ cấp cứu, y tá, phóng viên hay ca sĩ. Những nữ anh hùng Trung Quốc thời nay chống chọi với những cối xay gió. Tuy nhiên, họ không ngần ngại lao vào cơn lốc do đại dịch Covid-19 gây ra. Mặc cho nguy cơ bị trả thù, họ quên cả thân mình, tên tuổi và danh tiếng, những phụ nữ này có mặt trên mọi tuyến đầu trong suốt cuộc khủng hoảng về y tế và xã hội này.
THÂN TA, TA QUÊN ĐI
Ngay từ lúc có thông báo phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23 tháng 1 vừa qua, thành phố sống trong tình trạng thiếu thốn toàn diện. Thiếu khẩu trang, y phục bảo hộ y tế, giường bệnh, nhân viên chăm sóc. Nhiều tỉnh đã sớm đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo địa phương về chi viện nhân viên. Nhiều bác sĩ và y tá đã ngay tức khắc giã từ gia đình và đi xuyên qua Trung Quốc mà không hề có ý niệm gì về thời gian công tác là bao lâu. Theo China Daily, có khoảng 42.000 “thiên thần áo trắng” (bạch y thiên sứ, 白衣天使) đã đến hỗ trợ trong suốt 76 ngày phong tỏa.
Print Friendly and PDF

4.6.20

Làm thế nào để trở thành nhà lô-gic học? Nghệ thuật suy luận (B. Russell, 1942)


LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÔ-GIC HỌC? NGHỆ THUẬT SUY LUẬN (1942)

Tác giả: Bertrand Russell*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Bertrand Russell (1872-1970)

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Bertrand Russell đã đăng trong tủ sách “Làm Thế Nào Để = How To Series” của nhà xuất bản Haldeman-Julius.
Để bản dịch dễ đọc hơn, chúng tôi đã thêm vào đây nhiều tiểu tựa và chú thích không có trong nguyên bản. Một số chú thích có thể được tìm lại sau này, dưới dạng được triển khai thêm, ở các phụ lục liên quan trong phần Phụ Lục.
*
Lô-gic học có thể được định nghĩa là nghệ thuật suy luận. Mọi người đều biết rút ra kết luận; theo nghĩa rộng, ngay cả động vật cũng có khả năng này. Nhưng sự suy luận của phần lớn người đời là cẩu thả và vội vàng; kinh nghiệm tiếp theo cho thấy là họ sai. Lô-gic học nhằm tránh những suy luận không đáng tin cậy như vậy; nó tương tự như loại quy tắc về chứng cớ trong luật pháp. Thường thì sự suy luận không có khả năng đem lại sự chắc chắn, nhưng nó có thể cung cấp một mức độ xác suất đủ cao để một người có lý trí dựa trên nó mà hành động. Quy tắc suy luận xác suất là phần khó nhất, song cũng là hữu ích nhất, trong lô-gic học.
Print Friendly and PDF

3.6.20

Liệu Virus Corona có làm cho các xã hội trở nên công bằng hơn không?

LIỆU VIRUS CORONA CÓ LÀM CHO CÁC XÃ HỘI TRỞ NÊN CÔNG BẰNG HƠN KHÔNG? THOMAS PIKETTY THĂM DÒ VIỄN CẢNH
Laura Spinney
Các kinh tế gia thảo luận tác động của đại dịch lên các nền kinh tế, các xã hội và toàn cầu hóa.
Thomas Piketty: “Để đưa xã hội tiến tới sự bình đẳng cần phải có sự biến chuyển lớn về xã hội và chính trị.” Hình: Joel Saget/AFP/Getty Images
Kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty là tác giả cuốn sách bán chạy nhất có tựa đề Capital in the Twenty-First Century (Tư Bản trong Thế Kỷ 21 - xuất bản năm 2013) và cuốn sách tiếp nối có tựa đề Capital and Ideology (Tư Bản và Hệ Tư Tưởng - xuất bản năm 2019), một tác phẩm khái lược 1000 năm lịch sử của sự bất bình đẳng.
Khi trao đổi với Guardian, ông cho biết ông đã suy nghĩ về những thời cơ mà trận đại dịch này có thể thúc đẩy xây dựng các xã hội công bằng hơn, bình đẳng hơn.
Print Friendly and PDF