31.10.21

Đọc lại Tư bản (III)

Trần Hải Hạc

Đọc lại Tư bản (III)

LƯU Ý CỦA TÁC GIẢ - DỊCH GIẢ

Trần Hải Hạc (1945-)

Năm 2003, công trình nghiên cứu Pháp ngữ Relire Le Capital. Marx, critique de l’économie politique et objet de la critique de l’économie politique của Trần Hải Hạc ra mắt ở nhà xuất bản Page Deux (Lausanne, Thụy Sĩ) và gồm hai tập sách (t.1, 397 trang; t.2, 366 tr.). Từ đầu năm 2021, với nhan đề Đọc lại Tư bản. Marx, phê phán chính trị kinh tế học và đối tượng của phê phán chính trị kinh tế học, bản dịch tiếng Việt do tác giả tự thực hiện sẽ được công bố từng phần trên trang Phân tích kinh tế.

Phần thứ ba (III) bao gồm các nội dung như sau:

- Chương 2: Hình thái giá trị của sản phẩm lao động

- Thư mục

- Mục lục

Phần thứ hai (II): Hàng hóa như là hình thái của sản phẩm lao động.

- Tiêu đề I: Vấn đề tồn tại của giá trị và khái niệm về lao động trừu tượng.

- Chương 1: Lao động trừu tượng – cụ thể.

- Thư mục

- Mục lục

Do không có đầy đủ bản Việt ngữ các trước tác của Marx, dịch giả chọn sử dụng bản Pháp ngữ của các tác phẩm và tự chuyển ngữ. Trong thư mục, các văn bản của Marx được xếp theo thứ tự năm xuất bản tác phẩm gốc hoặc năm Marx biên soạn bản thảo, tiếp theo là nhan đề tiếng Việt của tác phẩm và quy chiếu của văn bản tiếng Pháp. Đặt ở phía sau mỗi chương, các chú thích trích dẫn tác phẩm của Marx gồm có tên của văn bản Việt ngữ và quy chiếu đến văn bản Pháp ngữ.

Khi chuyển ngữ một số thuật ngữ của Marx chưa được thông dụng, lần đầu chúng tôi kèm theo từ Pháp ngữ trong dấu ngoặc đơn, đồng thời phía sau đây chúng tôi gom các thuật ngữ đó trong một bảng đối chiếu Việt - Pháp. Khi cần thiết, chúng tôi bổ sung bảng thuật ngữ với những chú giải về chọn lựa cách chuyển ngữ.

Print Friendly and PDF

30.10.21

Hỗn độn là gì? Lời giải thích từ một nhà khoa học hệ thống phức hợp

HỖN ĐỘN LÀ GÌ? LỜI GIẢI THÍCH TỪ MỘT NHÀ KHOA HỌC HỆ THỐNG PHỨC HỢP

Mitchell Newberry

Những thay đổi rất nhỏ, giống như cánh bướm vỗ, có thể được khuếch đại xuống phía hạ lưu trong một hệ thống hỗn độn. Catherine Falls Commercial/Khoảnh khắc qua Getty Images

Sự Hỗn độn [Chaos] gợi lên hình ảnh đám khủng long chạy như điên trong Công viên kỷ Jura, hay đứa con mới biết đi của bạn tôi đang phá nát phòng khách.

Trong một thế giới hỗn độn, bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra. Luôn có chuyện này chuyện kia xảy ra mọi lúc mọi nơi, được thúc đẩy bởi bất kỳ loại xung lực ngẫu nhiên nào.

Nhưng sự Hỗn độn có ý nghĩa sâu xa hơn trong mối quan hệ với vật lý và khoa học khí hậu, nó liên quan việc làm thế nào những hệ thống xác định – như thời tiết hoặc hành vi của một đứa trẻ mới biết đi - về cơ bản là không thể đoán trước được.

Print Friendly and PDF

29.10.21

“Thiên nhiên”, một ý tưởng tiến hoá qua các nền văn minh

“THIÊN NHIÊN”, MỘT Ý TƯỞNG TIẾN HÓA QUA CÁC NỀN VĂN MINH

Fabrice Flipo[1] Frédéric Ducarme[2]

Trái ngược với suy nghĩ thông thường, hầu hết các quan niệm về thiên nhiên đều bao gồm con người. art_inthecity / Flickr

Thường có xu hướng đối lập sự đa dạng của các nền văn hóa, thành quả của trí tưởng tượng sáng tạo vô tận của nhân loại, với “thiên nhiên”, là một thực tại không biến đổi và khách quan.

Tuy nhiên, chính ý tưởng về thiên nhiên thay đổi theo thời gian và không gian, và các biến đổi này quy định mối quan hệ của chúng ta với thế giới.

Trước tiên, chúng ta hãy nói rằng các nền văn hóa khác nhau không xem xét tự nhiên theo cùng một cách: nếu chúng ta dịch từ châu Âu có nguồn gốc Latinh là “thiên nhiên/nature” sang các ngôn ngữ khác trên thế giới, thì những từ tương đương với nó - zì rán trong tiếng Trung Quốc, tabî'a trong tiếng Ả Rập, prakti trong tiếng Hindi… - đều mang một nền tảng từ nguyên, ngữ nghĩa, văn hóa và triết học khiến chúng trở thành những khái niệm rất khác biệt.

Do đó, bản dịch tạo ra ảo giác về một sự tương ứng mà trên thực tế chỉ có một sự tương tự ít nhiều mơ hồ.

Print Friendly and PDF

28.10.21

Khí hậu: Châu Á-Thái Bình Dương trước thách thức của COP26

KHÍ HẬU: CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA COP26

Hubert Testard

Cuộc biểu tình của các nhà hoạt động trẻ tuổi vì khí hậu ở Ấn Độ nhân ngày “Thứ Sáu vì tương lai”, ngày 1 tháng 10 năm 2021. (Nguồn: Eco-business)

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), châu Á-Thái Bình Dương đang dẫn đầu trở lại về lượng tăng mức phát thải khí nhà kính vào năm 2021. Trong giai đoạn phục hồi tăng trưởng kinh tế châu Á này, việc tiêu thụ than, dầu hỏa và khí đốt vô độ không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc. Nó còn mở rộng đến Ấn Độ và Đông Nam Á. Theo xu hướng, từ nay châu Á-Thái Bình Dương hiện chiếm hơn ba phần tư mức tăng về phát thải khí nhà kính trên thế giới. Trước thực tế này, chính phủ các nước châu Á đang ráo riết chuẩn bị cho hội nghị COP26 sẽ được tổ chức tại Glasgow từ ngày 31 tháng 10 đến 12 tháng 11. Khu vực Đông Á – Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản – có những tham vọng lớn hơn, trong khi phần còn lại của châu Á-Thái Bình Dương thì tìm cách làm tốt với chi phí thấp hơn. Nhìn chung, chúng ta vẫn còn cách xa mục tiêu kiềm chế nhiệt độ thời tiết tăng ở mức 1,5 độ do Liên hợp quốc đề ra.

COP26 sẽ diễn ra vào thời điểm mà nhu cầu năng lượng toàn cầu đang có một mức tăng chưa từng có là 4,6% cho năm 2021, làm đảo ngược hơn nữa mức giảm 4% do đại dịch gây ra vào năm 2020. Cuối năm 2021, lượng phát thải CO2 dự kiến gn với mc vào năm 2019 (-1%). Sự phục hồi kinh tế làm tăng thêm nghi ngờ về khả năng các Nhà nước giữ cam kết về mục tiêu trung hòa carbon trong dài hạn. Châu Á là trung tâm của sự bùng nổ đó về nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Print Friendly and PDF

27.10.21

Ta có thể học để trở thành duy lí hơn không?

TA CÓ THỂ HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH DUY LÝ HƠN KHÔNG?

Tác giả: El Mahdi El Mhamdi[*]

Tóm tắt

  • Chúng ta phân biệt hai loại lập luận logic: diễn dịch và quy nạp. Phương pháp diễn dịch có những giới hạn của nó, điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu phát triển năng lực sử dụng lập luận quy nạp của chúng ta.
  • Trong quá khứ, diễn dịch đã đóng một vai trò chính yếu trong xã hội, cũng như trong sự hình thành nền dân chủ vốn dựa trên năng lực lấy các quyết định đã được thông tin đầy đủ và đã được cân nhắc của công dân.
  • Ngày nay, sức mạnh của tự động hóa suy diễn trong đời sống hàng ngày của chúng ta tạo nên một mối đe dọa cho năng lực này, ví dụ như qua việc lan truyền các “tin giả”.
  • Sự phát triển gần đây của tự động hóa quy nạp có thể được xem là một mối nguy cho phương pháp khoa học và tính độc lập của lập luận của chúng ta. Như vậy, giáo dục logic học cho các thế hệ tương lai đã trở thành một yêu cầu cấp bách.

Hơn một năm sau khi đại dịch bắt đầu, việc thiếu nguồn lực về truyền thông khoa học, sự lạm dụng khoa học luận tồi và một lề lối quản trị toàn cầu gây tranh cãi - như việc phân phối vắc xin đã cho thấy - còn đưa đến hậu quả là mỗi ngày có hàng ngàn tử vong lẽ ra có thể tránh được. Ngay cả trong các nền dân chủ phương Tây, các chính trị gia vẫn gặp khó khăn để hiểu vai trò của sự lây nhiễm qua đường không khí, và do đó đã lấy những biện pháp trọng yếu nhằm tạo luồng gió nhiều hơn trong những môi trường khép kín. Trong lúc đó, sự hoài nghi đối với vắc xin – cho dù nó đang bị tiêu trừ nữa – vẫn là một thiệt hại phụ lâu dài do sự rối loạn của cảnh quan truyền thông và của “dịch nhiễu loạn thông tin” gây nên.

Print Friendly and PDF

26.10.21

Khi lý thuyết trò chơi dẫn chúng ta đi bộ

KHI LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI DẪN CHÚNG TA ĐI BỘ

Gaëtan Fournier, Claire Lapique Aurore Basiuk

Theo lý thuyết trò chơi, cạnh tranh tự do không phải lúc nào cũng mang tính lý tưởng đối với xã hội. Với quan điểm này, các nhà kinh tế học Gaëtan Fournier và Marco Scarsini đã nghiên cứu sự cạnh tranh về không gian giữa nhiều người bán với nhau. Người bán sẽ chọn địa điểm bán hàng để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Trong mô hình của các nhà nghiên cứu, việc theo đuổi lợi nhuận cá nhân dẫn đến những tình thế ổn định nhưng không mấy thuận lợi cho lợi ích chung.

Ảnh của nasa trên unplash

Vì sao tiệm những người thợ làm tóc luôn ở trên cùng một con phố? Có ích gì khi tất cả các nhà hàng và quán cà phê đều cùng tập trung quanh một nơi? Làm sao giải thích những giờ lang thang trên đường, và rồi, đột nhiên, xuất hiện đến ba cây xăng ở cùng một nơi? Ngoài sự cạnh tranh về giá cả hoặc chất lượng, còn có sự cạnh tranh về không gian. Khoảng cách trở thành nguồn lực được chia sẻ và địa điểm là đối tượng tranh chấp.

Print Friendly and PDF

25.10.21

Đây là cách AI có thể mở khóa tài năng tiềm ẩn trong môi trường làm việc

 

ĐÂY LÀ CÁCH AI CÓ THỂ MỞ KHÓA TÀI NĂNG TIỀM ẨN TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Kate Whiting

Việc đánh giá thấp kỹ năng của chúng ta là một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên từ một nghiên cứu thí điểm mới. Hình ảnh: Unsplash / Firmbee.com

AUDIO: LISTEN TO THE ARTICLE

Bài viết này là một bài tham luận tại Hội nghị thượng đỉnh về tái thiết lập công việc (Jobs Reset Summit)

  • Lực lượng lao động của các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng đang phải đối mặt với ‘sự gián đoạn kép’ do tự động hóa và tác động kinh tế của COVID-19.
  • Nhóm ngành hàng tiêu dùng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã hợp tác với Unilever, Walmart, Accenture và SkyHive trong một nghiên cứu thí điểm sử dụng AI (Trí tuệ Nhân tạo) để lập bản đồ các kỹ năng của người lao động và nối khớp chúng với các vai trò công việc mới nổi.
  • Cuộc nghiên cứu thí điểm phát hiện ra rằng mọi người có thiên kiến (bias) ​​c hu khiến h đánh giá thp b k năng ca mình.
  • Sẽ chỉ mất sáu tháng để mọi người được đào tạo lại kỹ năng cho các vai trò mới trong các phòng ban chức năng hoàn toàn khác.
  • Các công ty có trách nhiệm nâng cao kỹ năng cho người lao động để giúp họ có thể làm việc trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Print Friendly and PDF

24.10.21

Hiểu biết về chủ nghĩa xã hội giúp thấu hiểu chủ nghĩa tư bản

PTKT: Nhà kinh tế Janos Kornai vừa qua đời hôm 18.10.2021 tại Budapest, ở tuổi 93. Chúng tôi đăng dưới đây bản dịch bài phỏng vấn ông trên tờ báo giấy Le Monde ngày 2.7.1996.

“HIỂU BIẾT VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GIÚP THẤU HIỂU CHỦ NGHĨA TƯ BẢN”

Erik Izraelewicz phỏng vấn Janos Kornai
(Le Monde, 2 tháng 7 năm 1996)
Với sự sụp đổ của bức tường Berlin, “chuyển đổi học” (“transitologie”) đột ngột trở thành một bộ môn mới của khoa học kinh tế. Giáo sư đang thiết lập một lí thuyết tổng quát về hệ thống xã hội chủ nghĩa. Phải chăng như thế là hơi muộn và ít nhiều vô ích?
Chủ nghĩa cộng sản đã từng là một trong những thách thức chủ yếu của lịch sử thế kỉ XX. Tôi tin rằng có ít nhất ba lí do khiến cho ngày nay một hiểu biết tốt về hệ thống xã hội chủ nghĩa vẫn còn là điều cần thiết. Lí do thứ nhất là vì vẫn còn những nước do đảng cộng sản cầm quyền và do đó chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại. Đặc biệt, đó là trường hợp của Trung Quốc, một trong những cường quốc trên thế giới. Lí do thứ hai là để hiểu hay tác động đến sự chuyển đổi, cần phải biết điểm xuất phát. Cảm nhận về mục tiêu (chủ nghĩa tư bản), hướng muốn đi đến (nền kinh tế thị trường) là không đủ, còn phải biết mình từ đâu đến (chủ nghĩa xã hội). Lí do thứ ba là có một lí thuyết về chủ nghĩa xã hội cũng cho phép hiểu biết tốt hơn một số thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
Print Friendly and PDF

23.10.21

Cứu sống hay để chết – Thảm hoạ và y đức

Hồ sơ: Ý nghĩa của các thảm họa

CỨU SỐNG HAY ĐỂ CHẾT

Thảm họa và y đức

Tác giả: Frédérique Leichter-Flack[*]


Những điều kiện cực đoan trong tình huống thảm họa khiến không thể thực hành hoạt động y tế khẩn cấp giúp cho mỗi nạn nhân đều nhận được sự chăm sóc thích hợp. Lúc đó phải lựa chọn, phân loại sàng lọc, và đôi khi để chết. Bằng cách theo dõi những cuộc điều tra do Sheri Fink thực hiện tại Nouvelle Orléans (New Orleans) sau khi cơn bão Katrina đi qua, F. Leichter-Flack chỉ ra sự cần thiết phải chuẩn bị khía cạnh đạo đức trong thảm họa.

Frédérique Leichter-Flack (1974-)

“Chúng ta đã không sẵn sàng như lẽ ra có thể”, đó là kết luận của Anderson Cooper, phóng viên thường trú tại New Orleans đã bị tàn phá bởi cơn bão Katrina vào tháng tám năm 2005[1]. Có phải bài học chính của một thảm họa là phải chuẩn bị tốt hơn cho thảm họa tiếp theo? Giữa quy mô rộng lớn của thảm họa do cơn cuồng phong Katrina gây ra, tính dễ bị tổn thương xã hội trầm trọng hơn, vốn đã bị tích lũy và không được quan tâm từ nhiều năm qua, đã góp phần biến đổi, qua những diễn biến của điều bất ngờ và sự phơi nhiễm của con người, một hiện tượng tự nhiên thành thảm họa quốc gia – và phải tính đến những bài học của biến cố này. Nhưng thực ra chính là sự bất lực của các cơ quan Nhà nước – và đặc biệt là của FEMA (Federal Emergency Management Agency), Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang – trong việc quản lý các thảm họa và những cứu trợ khẩn cấp cốt yếu –, trong suốt “tuần thảm họa Katrina” đã bị lên án gay gắt[2].

Print Friendly and PDF

22.10.21

Giải “Nobel” kinh tế 2021 công nhận sự vượt trội của kinh tế học thực nghiệm

GIẢI “NOBEL” KINH TẾ CÔNG NHẬN SỰ VƯỢT TRỘI CỦA KINH TẾ HỌC THỰC NGHIỆM

Lionel Ragot[*]

Năm nay các nhà kinh tế David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens đã nhận giải của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Nobel, được gọi là “giải Nobel kinh tế”. Giải này tôn vinh một cách tiếp cận thực nghiệm trong kinh tế học, gây thiệt thòi cho kinh tế học lí thuyết.

David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens, ba người được giải của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel, 2021. Ảnh: Wei Xeichao/XINHUE-REA

Khi trọng thưởng David Card (Đai học California ở Berkeley), Joshua Angrist (MIT) và Guido Imbens (Standford), Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thuỵ Điển khép lại một loạt trao giải “Nobel” cho những nhà kinh tế đã góp phần biến đổi sâu rộng nghiên cứu kinh tế trong ba mươi năm qua. Một chỉ báo tốt của sự thay đổi này, mà một số tác giả còn gọi là một cuộc cách mạng, là vị trí được các tạp chí quốc tế lớn dành cho các bài viết lí thuyết đã công bố: từ gần 60% vào đầu những năm 1980, con số này sụt xuống dưới 20% vào đầu những năm 2010 (Hamermesch, 2012).

Trong khoảng thời gian này, kinh tế học thường nghiệm đã thế chỗ kinh tế học lí thuyết, không chỉ vì ngày càng có nhiều công trình thường nghiệm, nhưng nhất là vì sự phát triển của các cách tiếp cận thực nghiệm trong các công trình này. Các cách tiếp cận này mang lại một tính chặt chẽ về mặt phương pháp luận đôi khi còn thiếu của các nghiên cứu thường nghiệm và mở lớn cửa cho chúng đi vào các tạp chí uy tín nhất. Điều này giải thích cho việc bước ngoặt này còn được gọi là cuộc “cách mạng tín nhiệm”.

Print Friendly and PDF

21.10.21

Các học giả nhận giải Nobel kinh tế 2021 đã chỉ cho những nhà kinh tế cách biến thế giới thực thành phòng thí nghiệm của họ

CÁC HỌC GIẢ NHẬN GIẢI NOBEL KINH TẾ 2021 ĐÃ CHỈ CHO NHỮNG NHÀ KINH TẾ CÁCH BIẾN THẾ GIỚI THỰC THÀNH PHÒNG THÍ NGHIỆM CỦA HỌ

Tác giả: David A. Jaeger

Việc ủy ​​ban Nobel trao gii thưởng kinh tế hc năm 2021 cho David Card, Josh Angrist và Guido Imbens đánh dấu đỉnh cao của cuộc cách mạng về cách các nhà kinh tế tiếp cận thế giới từ hơn 30 năm trước. Cho tới những năm 1980, các cuộc thử nghiệm không phổ biến trong kinh tế học. Hầu hết các nhà kinh tế làm việc trong lĩnh vực kinh tế học ứng dụng đều dựa trên dữ liệu từ các cuộc khảo sát (như điều tra dân số) hoặc từ các nguồn hành chính (như an sinh xã hội).

Vào khoảng cuối những năm 1980, các nhà kinh tế học lao động nói riêng bắt đầu suy ngẫm sâu sắc về cách ước lượng tốt hơn tác động của các hiện tượng như nhập cư hoặc lương tối thiểu. Tương tự như cách thức mà, ví dụ, các công ty dược phẩm kiểm nghiệm một loại thuốc mới, các nhà kinh tế này muốn làm theo cách thức để sàng lọc những biến khác, có thể gây ra các tác động tương tự. Cùng với đó là việc tập trung mới vào dữ liệu và đo lường các cá nhân và hành vi của họ.

Print Friendly and PDF

20.10.21

Tạ Văn Tài: Người phụ nữ qua luật pháp và tập quán Việt Nam

 

TẠ VĂN TÀI: NGƯỜI PHỤ NỮ QUA LUẬT PHÁP VÀ TẬP QUÁN VIỆT NAM

TÍNH LIÊN TỤC VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG VAI TRÒ

CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

Tạ Văn Tài

Harvard Law School & Luật sư tại Massachusetts

ĐỖ THỊ THU TRÀ chuyển ngữ từ tiếng Anh

Lời giới thiệu. Bài nghiên cứu dưới đây của GS Tạ Văn Tài, chuyên gia luật pháp, cho thấy bức tranh được tu chỉnh so với thành kiến truyền tụng về quyền và vai trò người phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến cho tới hiện đại. Đó cũng là một cách vinh danh người phụ nữ Việt Nam. Xin giới thiệu. NXX

✩✩✩

Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình và xã hội, vì “phụ nữ nắm một nửa bầu trời”, như Mao Trạch Đông từng nói, và ở Hoa Kỳ, phụ nữ quyết định chiến thắng chính trị cho các ứng cử viên vào thời điểm hiện tại. Sự thay đổi vai trò của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử là một nghiên cứu về sự hòa nhập của nhiều nền văn hóa: văn hóa bản địa Việt Nam, văn minh Trung Hoa, ảnh hưởng của văn hóa Pháp và các nước phương Tây khác. Những ảnh hưởng này vẫn còn để lại dấu vết cho đến thời điểm hiện tại, dù ở trong nước hay trong cộng đồng người Việt hải ngoại bên ngoài Việt Nam. Vì vậy, một khảo sát về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội trong suốt chiều dài lịch sử sẽ cho phép chúng ta thấy được vai trò đó có tính liên tục và sự thay đổi như thế nào.

Chúng ta sẽ không kể lại những công lao to lớn của các nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam, như Hai Bà Trưng đánh đuổi các lãnh chúa thực dân Trung Hoa, giành độc lập cho Việt Nam năm 40-43 sau Công Nguyên, hay Bà Triệu (249 sau Công Nguyên) người cũng từng chiến đấu chống người Trung Hoa, hoặc các nhà cách mạng Cô Giang và Cô Bắc, những người hoạt động chống Pháp, mặc dù những nữ anh hùng này có thể giúp  chúng ta nhận biết về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong đời sống xã hội, vai trò đã có trong thời kỳ trước phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong thế giới hiện đại. Đúng hơn, ở đây chúng ta quan tâm đến vai trò kinh tế, xã hội và địa vị pháp lý của những người phụ nữ Việt Nam “bình thường” trong suốt chiều dài lịch sử, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.

Print Friendly and PDF

19.10.21

Học giả nhận giải Nobel David Card chứng minh người nhập cư không làm giảm lương của người lao động bản xứ

HỌC GIẢ NHẬN GIẢI NOBEL DAVID CARD CHỨNG MINH NGƯỜI NHẬP CƯ KHÔNG LÀM GIẢM LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG BẢN XỨ

Arvind Magesan

Ngày 15 tháng 10 năm 2021 6.35 sáng AEDT

David Card là người Canada, học giả nhận giải Nobel kinh tế năm 2021, một hình mẫu ở Berkeley, California. Card, giáo sư ở Đại học California, Berkeley, đã nhận được giải thưởng cho nghiên cứu của mình về lương tối thiểu và tình trạng nhập cư. (Ảnh AP / Noah Berger)

Các nhà kinh tế học ứng dụng dành phần lớn thời gian của họ để cố gắng tìm ra các câu trả lời có ý nghĩa — tức các tác động nhân quả — từ dữ liệu quan sát.

Không giống như các ngành khoa học tự nhiên, chúng ta không thể tiến hành các cuộc thí nghiệm để trả lời các câu hỏi lớn trong lĩnh vực của chúng ta. Ví dụ, nếu muốn biết việc tăng lương tối thiểu ảnh hưởng như thế nào lên tỷ lệ thất nghiệp, thì chúng ta phải dựa vào dữ liệu thực từ người sử dụng lao động, người lao động và khách hàng.

Nhưng thật chẳng dễ dàng khi so sánh tỷ lệ thất nghiệp ở hai địa hạt pháp lý có chính sách lương tối thiểu khác nhau. Pháp chế về lương tối thiểu là một lựa chọn chính sách, và những lựa chọn này phụ thuộc vào vô số lực lượng kinh tế và chính trị có khả năng giải thích về tỷ lệ thất nghiệp. Điều đó có nghĩa là khả năng của chúng ta để tìm hiểu bất cứ điều gì về tác động của lương tối thiểu từ phép so sánh đơn giản kiểu “táo và cam” [tức, hai sự việc hoàn toàn khác nhau, không nên so sánh với nhau - ND] là rất hạn chế.

Nhà kinh tế học người Canada David Card đã nhận giải Nobel kinh tế năm nay chủ yếu là vì ông đã phát triển các phương pháp đáng tin cậy để trích xuất các tác động nhân quả từ loại dữ liệu quan sát này.

Print Friendly and PDF

18.10.21

Giới thiệu David Card, học giả nhận giải Nobel Kinh tế năm 2021, người đã khiến lương tối thiểu trở nên đáng trân trọng

GIỚI THIỆU DAVID CARD, HỌC GIẢ NHẬN GIẢI NOBEL KINH TẾ NĂM 2021, NGƯỜI ĐÃ KHIẾN LƯƠNG TỐI THIỂU TRỞ NÊN ĐÁNG TRÂN TRỌNG

Ngày 12 tháng 10 năm 2021 5.29 chiều AEDT

RITTANY HOSEA-SMALL / UC BERKELEY

Hàng năm, Ủy ban Công bằng Công sở (Fair Work Commission) của Úc xem xét có nên tăng lương tối thiểu hay không. Và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng năm đều cảnh báo việc này sẽ gây ra tình trạng mất việc làm.

Giải Nobel kinh tế năm nay đã được trao cho nhà kinh tế David Card công tác tại Hoa Kỳ vì công trình của ông cùng Alan Krueger đã đưa ra những phát hiện đảo ngược nhận thức này.

Trước Card và Krueger, “mọi người đều biết” việc áp đặt hoặc tăng lương tối thiểu sẽ gây ra tình trạng mất việc làm. Các nhà tuyển dụng sẽ không có đủ tiền để duy trì nhiều nhân viên.

Print Friendly and PDF

17.10.21

Giải Nobel kinh tế cho cuộc cách mạng Tín nhiệm

GIẢI NOBEL CHO CUỘC CÁCH MẠNG TÍN NHIỆM

Alex Tabarrok

Từ khóa: Các vấn đề hiện tại, Kinh tế học

David Card (1956-), Joshua Angrist (1960-) và Guido W. Imbens (1963-)

Giải Nobel thuộc về David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens. Nếu muốn tìm kiếm công trình khoa học của họ, bạn hãy nhìn quanh mình. Gần như toàn bộ các công trình thực nghiệm về kinh tế học mà bạn đọc trên báo chí phổ thông (và hàng tá khác không được đăng trên những tờ báo này) là nhờ phân tích các thí nghiệm tự nhiên với các kỹ thuật như phương pháp khác biệt kép [difference in differences], các biến công cụ [instrumental variables] và hồi quy gián đoạn [regression discontinuity]. Các kỹ thuật này rất mạnh nhưng người bình thường nào cũng có khả năng hiểu được ý tưởng đằng sau chúng, điều này mang lại lợi thế lớn cho các nhà kinh tế khi nói chuyện với công chúng. Ví dụ như nghiên cứu về mức lương tối thiểu nổi tiếng của Card và Krueger (1994) (và đây). Nghiên cứu này nổi tiếng nhờ phát hiện nghịch lý rằng việc bang New Jersey tăng lương tối thiểu vào năm 1992 không làm giảm việc làm tại các nhà hàng thức ăn nhanh và thậm chí có thể đã tăng công ăn việc làm. Nhưng điều thực sự làm bài báo trở nên tuyệt vời là sự sáng rõ của các phương pháp mà Card và Krueger sử dụng để nghiên cứu vấn đề.

Print Friendly and PDF