30.1.18

Thời kinh tế học mang tính cấp tiến

THỜI KINH TẾ HỌC MANG TÍNH CẤP TIẾN
Marshall SteinbaumBernard Weisberger
Katherine Streeter cho tờ The Chronicle Review
Vào ngày 1 tháng 5 năm 1886 – cùng ngày với việc tổ chức Knights of Labor [Các Hiệp sĩ lao động] kêu gọi cuộc tổng đình công dẫn đến cuộc bạo loạn Haymarket ở Chicago, một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về bạo lực lao động trong lịch sử nước Mỹ – một giáo sư trẻ về kinh tế chính trị tại Đại học Yale tên là Arthur Hadley đã gửi một lá thư cho đồng nghiệp Henry Carter Adams tại Đại học Michigan để bày tỏ sự miễn cưỡng gia nhập Hiệp hội Kinh tế nước Mỹ (AEA, American Economic Association) vừa mới được sáng lập, trong đó Adams là thành viên của ủy ban chấp hành.
AEA đã được quan niệm như là một thách thức mới nổi đối với giới kinh tế chính thống cổ điển. Cương lĩnh sáng lập của nó tuyên bố rằng, “Chúng tôi coi nhà nước là một cơ quan giáo dục và đạo đức mà sự hỗ trợ tích cực là một điều kiện không thể thiếu của sự tiến bộ của con người” – một quan điểm gây tranh cãi làm cho Hadley lo lắng. Ông viết cho Adams:
Việc cho rằng các nguyên lý là đúng, chỉ làm cho nguy cơ hiểu sai càng nghiêm trọng hơn. ... Sự thông cảm của tôi đã thể hiện rất mạnh mẽ ở nhiều khía cạnh với phong trào. Những khuynh hướng của tôi đã dẫn tôi đến việc tham gia phong trào ngay từ đầu. Nhưng tôi sợ, và vẫn còn sợ, việc vướng vào một quan điểm có thể gây hại cho tôi và cả cho người khác, khi mà tôi có vẻ như bênh vực những biện pháp và châm ngôn mà tôi không thể không coi là cực đoan nguy hiểm.
Nói cách khác, sẽ không thành vấn đề nếu một mệnh đề là đúng đắn. Điều phải được xem xét là những hàm ý triệt để không hay có thể có – và cách thức mà chủ nghĩa cấp tiến đó có thể làm hoen ố phần còn lại của giới kinh tế khi tập hợp lại thành hiệp hội.
Print Friendly and PDF

29.1.18

Sự phân chia khó khăn của cải trên thế giới



SỰ PHÂN CHIA KHÓ KHĂN CỦA CẢI TRÊN THẾ GIỚI

1% những người giàu nhất trên thế giới hưởng lợi 82% của cải được sản xuất trong năm 2017. Đây là nhận định của bản báo cáo mới nhất của Oxfammột mạng lưới của 20 tổ chức đoàn kết quốc tế – về sự bất bình đẳng được công bố vào đêm trước khi khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), hàng năm, tập trung các nhà chính trị và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận những thách thức lớn của toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng bất bình đẳng chắc chắn là điều có thật. Ở cấp độ toàn cầu, từ năm 1980 đến năm 2016, 1% tầng lớp hàng đầu đã nắm bắt gấp đôi sự tăng trưởng so với một nửa của tầng lớp ở dưới đáy. Tuy nhiên, phương pháp luận được Oxfam sử dụng đã bị tranh cãi. Một mặt, bởi vì nó đánh đồng của cải với tài sản ròng của các hộ gia đình (có nghĩa là tổng tài sản, mà từ đó khấu trừ các khoản nợ của họ). Theo cách tiếp cận này, một cá nhân có nợ nần cao – như một sinh viên Mỹ chẳng hạnsẽ nghèo hơn một nông dân của vùng Nam Á. Một phê phán khác của nhà kinh tế học Alexandre Delaigue từ năm 2015 là: việc xác định "người giàu" và "người nghèo" ở cấp độ toàn cầu là điều vô cùng phức tạp, khi các quốc gia có những tình huống khác nhau.
Print Friendly and PDF

26.1.18

Xã hội dân sự và ba chiều kích về bất bình đẳng ở Ba Lan sau 1989

XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ BA CHIỀU KÍCH VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở BA LAN SAU 1989

Grzegorz Ekiert, Jan Kubick, và Michal Wenzel
Mục tiêu của nghiên cứu này là trình bày tình trạng xã hội dân sự ở Ba Lan sau thời kì cộng sản và đánh giá sơ bộ về vai trò của nó trong việc giảm bất bình đẳng về chính trị, dân sự và kinh tế vốn được thừa hưởng từ chế độ cũ và tạo ra bởi quá trình biến đổi sau 1989. Chúng tôi cho rằng xã hội dân sự của Ba Lan mạnh mẽ và năng động hơn nhiều so với giả định thông thường và tác động của nó đối với việc hoạch định chính sách là có ý nghĩa quan trọng.
Mặc dù có một niềm tin trái ngược được chia sẻ rộng rãi, chủ nghĩa xã hội nhà nước từng là một hệ thống tạo ra và tái sinh các bất bình đẳng đáng kể. Trong khi các nhà lãnh đạo của nhà nước ấy tuyên bố đấu tranh cho bình đẳng xã hội, nhưng quyền lực chính trị lại được tập trung ở những người đứng đầu trong hệ thống có thứ bậc của đảng-nhà nước. Sự tham gia của người dân bị theo dõi chặt chẽ và chịu những ràng buộc võ đoán. Về mặt kinh tế, mặc dù sự phân phối thu nhập khá quân bình, nhưng có nhiều lĩnh vực tiếp cận cơ hội cực kì không công bằng (việc làm, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, du lịch nước ngoài v.v.) và (cả trong phân phối) hàng tiêu dùng và dịch vụ[1]. Tiếp cận được dựa trên một tiêu chuẩn chính trị: các đảng viên, đặc biệt ở các vị trí cao, được hưởng những đặc quyền đáng kể. Điều quan trọng nhất là tầng lớp tinh hoa của đảng-nhà nước có quyền tiếp cận các nguồn lực mà các công dân bình thường chỉ có thể mơ ước. Sự bất bình đẳng như vậy đã ăn sâu bám rễ, được tái sản sinh, và ngày càng được thừa kế.
Print Friendly and PDF

24.1.18

Trung Quốc, đổi mới sáng tạo như là vec-tơ của sự thay đổi cấu trúc

TRUNG QUỐC: ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NHƯ LÀ VEC-TƠ CỦA SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC

Một đội người Trung Quốc đang xếp các robot thành hàng để phá kỷ lục thế giới về số lượng các robot nhảy múa cùng lúc tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (Đông Bắc), vào ngày 30/7/2016. Kỷ lục bị phá vỡ với 1.007 robot đồng loạt nhảy múa trong một phút. (Ảnh bản quyền: Zhao Jianpeng/Imaginechina/via AFP)
Ngày nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn hạ cánh kinh tế. Tốc độ tăng trưởng đã giảm đều đặn trong vòng mười năm qua. Sự thặng dư các đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất từ nay đang gặp khó khăn trong việc thể hiện thành sự gia tăng năng suất. Tình trạng mất hiệu quả này kéo theo phải chuyển đổi từ một mô hình sản xuất tăng trưởng dựa vào xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp sang một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng và dịch vụ trong nước. Nhưng động cơ kinh tế Trung Quốc, được nuôi dưỡng bởi một nguồn lực lao động chi phí thấp trong nhiều thập niên qua, khó có thể làm thay đổi mô hình sản xuất của họ. Trung Quốc dường như đang bị sa lầy trong “chiếc bẫy thu nhập trung bình”.
Print Friendly and PDF

22.1.18

Erving Goffman - Người khám phá cái siêu nhỏ

CÁI CHẾT CỦA NHÀ XÃ HỘI HỌC ERVING GOFFMAN. NGƯỜI KHÁM PHÁ CÁI SIÊU NHỎ
Pierre Bourdieu
Erving Goffman (1922-1982)

Nhà xã hội học Canada Erving Goffman đã qua đời ngày 19 tháng 11 năm 1982 tại Philadelphie vào tuổi 60. Pierre Bourdieu, giáo sư tại Học Vin Pháp Quốc, người đã giới thiệu sự nghiệp của Goffman ở Pháp qua việc xuất bản các tác phẩm của Goffman ở nhà xuất bản Editions de Minuit, giúp cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của sự nghiệp của Goffman.    
Sự nghiệp của Goffman là sản phẩm hoàn hảo nhất của một cách độc đáo và hiếm có nhất để làm xã hội học: đó là cách nhìn thực tại xã hội từ một khoảng cách rất gần và rất lâu, cách mặc áo trắng của người thầy thuốc để xâm nhập vào bệnh viện tâm thần và tự xây dựng một chỗ đứng ngay tại nơi xảy ra vô số những sự tương tác cực nhỏ mà sự điều hợp tạo nên đời sống xã hội.
Goffman là người đã giúp xã hội học khám phá cái siêu nhỏ: cái mà chính các lý thuyết gia không có đối tượng và các nhà quan sát không có khái niệm không thể thấy được và do đó cũng không được biết đến vì nó có v quá rõ ràng, cũng như mọi thứ được xem như là hiển nhiên. Một thí dụ thôi, sự mô tả mà Goffman đã đưa ra về chu kỳ của điếu thuốc mà ta có thể nhận thấy được trong một vài khu của các bệnh viện tâm thần.
Print Friendly and PDF

20.1.18

Bitcoin, tiền kỹ thuật số và blockchain: ảo ảnh hay phép lạ

BITCOIN, TIỀN KỸ THUẬT SỐ VÀ BLOCKCHAIN: ẢO ẢNH HAY PHÉP LẠ?

MATTHIEU MONTALBAN, Đại học Bordeaux
Những thực tiễn liên quan đến Bitcoin và blockchain (chuỗi khối hay công nghệ chuỗi khối) đang bắt đầu lan rộng. Đối với một số người, đó chỉ là một vật dụng mới lạ, hoặc là một trò bịp, đối với một số người khác đó là một cuộc cách mạng thực sự có thể làm biến đổi hệ thống tiền tệ và tài chính, hoặc thậm chí cả hệ thống kinh tế, một cách lâu dài. Trong bài viết này, chúng tôi điểm qua nguồn gốc, những tiềm năng và rủi ro liên quan đến các loại tiền kỹ thuật số và blockchain. Bài viết này sẽ tập trung vào các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Sau khi giới thiệu nền tảng triết học của các loại tiền kỹ thuật số, chúng tôi sẽ xem xét những nguyên nhân và lợi thế giải thích sự phát triển của Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Sau đó chúng tôi sẽ thảo luận về những hạn chế của chúng và những phê phán có thể có.

Print Friendly and PDF

18.1.18

Khái niệm bóc lột: từ học thuyết Marx sang học thuyết tân cổ điển

KHÁI NIỆM BÓC LỘT: TỪ HỌC THUYẾT MARX
SANG HỌC THUYẾT TÂN CỔ ĐIỂN 


Trần Hải Hạc
Đại học Paris XIII
 Cách đây ba năm - năm 2002 -, nổi lên ở Việt Nam cuộc thảo luận về vấn đề bóc lột: nhân câu hỏi “đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân hay không?”, Đảng cộng sản Việt Nam có kêu gọi tranh luận, phản biện trong tinh thần tự do tư tưởng[1]. Một số bài thuyết trình tại các cuộc hội thảo được xuất bản trong tập sách Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Quốc Tế, Lương Minh Cừ (chủ biên), 2003]. Tham gia đầu tiên từ nước ngoài vào cuộc thảo luận này là bài Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết giá trị thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại của Vũ Quang Việt trình bày tại hội thảo hè Maine 2002 [tu chỉnh và đăng lại trong Thời Đại Mới số này]. Đó là khởi điểm của một số trao đổi, tranh luận, trong đó có bài Học thuyết Marx, Đảng cộng sản Việt Nam và vấn đề bóc lột mà tôi có viết cho hội thảo hè Munchen 2003 [Thời Đại số 8, 2003 - xem những trao đổi với Vũ Quang Việt trên www.viet-studies.org/Munchen2003.htm].[2]
Print Friendly and PDF

16.1.18

Tưởng nhớ Bernard Maris, nhà tư tưởng phê phán

TƯỞNG NHỚ BERNARD MARIS, NHÀ TƯ TƯỞNG PHÊ PHÁN

Ngày thứ Tư, 7 tháng 1 năm 2015, nhà kinh tế học Bernard Maris đã bị sát hại tại văn phòng của tuần san Charlie HebdoLà người đồng hành từ lâu của tạp chí Alternatives Economiques, ông luôn chia sẻ mối quan tâm của chúng ta về một nền giáo dục kinh tế mang tính phê phán. Chúng tôi đăng lại ở đây bài viết của người viết xã luận của chúng tôi, Christian Chavagneux, được đăng một ngày sau cái chết của Bernard Maris. Christian Chavagneux là người đã cùng làm việc với Bernard Maris trong nhiều năm trong chương trình On n'arrête pas l'éco [Chúng ta không ngừng nói về kinh tếtrên đài France Inter. Christian Chavagneux đã vinh danh Bernard Maris thay mặt cho toàn thể đội ngũ biên tập viên chúng tôi.
Không, nhưng anh đã nghe đó BernardMọi người đều nói đến “nhà kinh tế học Bernard MarisTôi nghe được tiếng đáp của anh từ đâyAh, bọn ngốc!”. Từ cuốn sách đầu tiên đến cuốn sách cuối cùng của anh, anh chưa bao giờ ngừng chế giễu giới quyền uy các nhà kinh tế học có môn bài mà những bài viết của họ, theo như anh đã viết, đối với thực tế kinh tế giống như các ô chữ đối với văn bản của Proust!
Print Friendly and PDF

14.1.18

Phỏng vấn Victoria Chick

PHỎNG VẤN VICTORIA CHICK 

Howard R. Vane và Peter Wynarczyk

Victoria Chick sinh năm 1936 tại Berkeley, California, nơi bà đã học và tốt nghiệp BSc năm 1958 và MA năm 1960. Từ 1963 bà giảng dạy tại London University College, trở thành Reader năm 1984 rồi giáo sư năm 1993.
Victoria Chick, mặc dù rất ghét những nhãn hiệu, được biết đến như là một nhà kinh tế hậu keynesian và đã có nhiều đóng góp cho trường phái này. Những cuốn sách của bà gồm: The Theory of Monetary Politicy (Gray-Mills, 1973; 2nd edition, Blackwell, 1977), Mcroeconomics after Keynes: A Reconsideration of the General Theory (Phillip Allan, 1983), và On Money, Method and Keynes: Selected Essays by Victoria Chick (Macmilan/St Martin’s Press, 1992), P. Arestis và S. C. Dow chủ biên.
Những bài viết của bà được biết đến nhiều nhất là: “The Nature of the Keynesian Revolution: A Reassessment”, Australian Economic Papers (1978), “Monetary Increases and their Consequences: Streams, Backwater and Floods”, in A. Ingham và A. M. Ulph (chủ biên), Demand, Equilibrium and Trade: Essays in Honor of Ivor F. Pearce  (Macmillan, 1984), “The Evolution of the Banking System and the Theory of Saving, Investment and Interest”, Economie et Sociétés (1986), “A PostKeynesian Perspective  on the Relationbetween Banking and Regional Development”, viết chung với S. C. Dow, in P. Arestis (chủ biên),  Post Keynesian Monetary Economics: New Approaches to Financial Modelling (Edward Elgar, 1988) và “Hicks and Keynes on Liquidity Preference: A Methodological Approach”, Review of Political Economic  (1991).

Cuộc phỏng vấn Victoria Chick diễn ra trong văn phòng bà tại University College ở London ngày 8 tháng ba 1993.
Print Friendly and PDF

12.1.18

Những đồng tiền thay thế để làm biến đổi xã hội

NHỮNG ĐỒNG TIỀN THAY THẾ ĐỂ LÀM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
Marie FARE, nhà kinh tế, UMR Triangle, Đại học Lumière Lyon II.
Từ những năm 1980, đã có nhiều làn sóng đồng tiền địa phương, đồng tiền xã hội và đồng tiền bổ túc nổi lên, từ phương Bắc đến phương Nam, thúc đẩy những cơ năng và mô hình đa dạng.
Người ta gọi các mô hình đó là LETS (Local Exchange Trading System, Hệ thống giao dịch thương mại địa phương). Chúng ra đời vào những năm 1982-1983 ở Canada và là sự khởi đầu của một làn sóng chưa từng có trong lịch sử đương đại của các đồng tiền xã hội và bổ túc (viết tắt là MSC, monnaies sociales et complémentaires). Kể từ đó, sự xuất hiện và phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, của các đồng tiền này đã thúc đẩy những năng và mô hình đa dạng. Thực tế của việc sử dụng và mục đích của các công cụ trao đổi địa phương về sản phẩm, dịch vụ và hiểu biết mới là gì? Các giới hạn và điều kiện để phát triển chúng là gì? Tổng quan.
Việc triển khai một đồng tiền xã hội và bổ túc tự thân nó không phải là một mục đích, nhưng ngược lại là để giúp đạt được một số mục tiêu đồng tiền quốc gia chưa đáp ứng được. Có ba mục tiêu chính: hỗ trợ sự phát triển địa phương, làm tăng giá trị các hành vi về sinh thái và tăng cường sự hỗ trợ và đoàn kết lẫn nhau. Nếu một số các đồng tiền này được tạo ra và phát triển trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế (đồng Wir ở Thụy Sĩ trong những năm 1930, hay đồng Trueque Argentina vào đầu những năm 2000), thì có những đồng tiền khác được tạo ra với viễn cảnh làm biến đổi xã hội (quá trình chuyển đổi) từ nhận định là một cuộc khủng hoảng nhiều chiều kích (kinh tế, xã hội, môi trường và biểu tượng) đòi hỏi phải có những phản ứng mang tính hệ thống. Thế nhưng, tiền tệ mang tính đặc biệt "dễ bảo" và có thể tăng củng cố việc quảng bá và triển khai bền vững nhiều mục tiêu về xã hội, kinh tế và môi trường.
Print Friendly and PDF

10.1.18

Triết học đã bén rễ



Suy nghĩ nhân đọc Trò Chuyện Triết Học của Bùi Văn Nam Sơn

TRIẾT HỌC ĐÃ BÉN RỄ[1]

NGUYỄN XUÂN XANH
"Tư tưởng chúng ta là số phận chúng ta."[2]
Arthur Schopenhauer
"Con người càng thiếu hiểu biết về chính mình, càng hoang mang hơn trước tương lai đầy bất trắc."[3]
Bùi Văn Nam Sơn

(I)


Bùi Văn Nam Sơn
Thứ năm, ngày 28/6/2012, tác phẩm Trò chuyện triết học của Bùi Văn Nam Sơn được ra mắt chính thức cùng với đại diện Sài gòn Tiếp Thị, nơi đã chuyển tải các bài viết triết lý trong tập sách trên hai năm qua, cùng với đại diện của nxb Tri Thức và Cty Sách Thời Đại. Thành phần cử toạ không phải chỉ là những “nhà triết học tháp ngà”, mà đến từ nhiều thành phần xã hội: sinh viên, nhà giáo, giáo sư đại học, bác sĩ… Đó là một buổi trò truyện thú vị hơn hai tiếng đồng hồ rất sôi động, chứng tỏ sự quan tâm lớn của nhiều giới đến triết học.
Với sự tích luỹ tám năm qua và một chuỗi công bố những tác phẩm kinh điển của triết học cổ điển Đức, với những cố gắng và năng lực phi thường, bắt đầu từ quyển kinh điển Phê phán lý tính thuần tuý của Immanual Kant năm 2004, tác phẩm triết học thế giới đầu tiên ở Việt Nam đã đem lại cho Bùi Văn Nam Sơn giải Phan Châu Trinh rất xứng đáng, quyển sách Trò chuyện triết học bốn trăm trang được viết cho đại chúng của tác giả có thể nói đánh dấu một sự kiện có ý nghĩa trong sinh hoạt trí thức của thành phố: Triết học đã bén rễ trên mảnh đất này.
Đọc Trò chuyện triết học, người ta có cảm tưởng đang bước lên những bậc thang ngày càng cao của “tháp ngà triết học”, không phải để tách rời khỏi xã hội, mà để nhìn qua các cửa sổ thấy được thế giới nhiều hơn, xa hơn, và để trở lại hiểu xã hội nhiều hơn. Triết học phương Tây đã từng được đưa lên trời rồi kéo xuống đất, nay được Bùi Văn Nam Sơn đem về Việt Nam và đưa vào tờ báo thị trường cho công chúng. Quyển sách quá đẹp, quá hay, có tính học thuật cao mà lại bình dị, xen lẫn với những vần thơ Việt Nam tươi mát. Bùi Văn Nam Sơn với tri thức uyên bác đã rút ngắn được từ kho báu triết học phương Tây thành những mạch văn tài tình đượm chất nhận thức cho những người Việt Nam bình dị.
Print Friendly and PDF

8.1.18

Hồ sơ Paradise, về cơ bản, vấn đề với các thiên đường thuế là gì?

“HỒ SƠ PARADISE”: VỀ CƠ BẢN, VẤN ĐỀ VỚI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ LÀ GÌ?

Cuộc tranh luận về các thiên đường thuế không chỉ giới hạn  sự cạnh tranh đơn thuần giữa những quốc gia đánh thuế nhiều và những quốc gia đánh thuế ít.
LE MONDE | 09. 11. 2017
Các thiên đường thuế, đã kết thúc rồi!” Tám năm sau khi thông báo vang dội của Nicolas Sarkozy, “Hồ sơ Paradise”, một lần nữa, vừa mang lại bằng chứng cho thấy Tổng thống Pháp đã nói hơi quá sớm. Bởi vì nếu đã thực hiện được những tiến bộ mang tính quyết định trong những năm gần đây, theo nhịp độ của nhiều vụ bê bối tài chính khác nhau, thì vấn đề vẫn còn nguyên vẹn.
Print Friendly and PDF

6.1.18

Kinh tế toán học

KINH TẾ TOÁN HỌC

Mathematical Economics
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 ARROW, 1972 DEBREU, 1983 HARSANYI, 1994 KANTOROVITCH, 1975 KLEIN, 1980 NASH, 1994 SEN, 1998.
Ngày nay kinh tế học hình thức hoá bao phủ một phổ cực kì rộng những chủ đề nghiên cứu trong số này, có thể kể lí thuyết cân bằng chung, tài chính toán học, lí thuyết lựa chọn xã hội, lí thuyết trò chơi vận dụng một số công cụ toán học còn đa dạng hơn nữa từ topo đại số đến những phương trình đạo hàm riêng ngẫu nhiên qua đến phân tích tổ hợp, hình học vi phân, phân tích không trơn hay lí thuyết những hệ động hỗn độn. Đến độ mà điều gây ấn tượng truớc hết cho nhà toán học, có lẽ là sự sinh sôi nảy nở của những mô hình có vẻ là không hoà giải được. Có một mối liên hệ nào chăng về mặt khái niệm giữa định lí Gibbard-Satterthwwaite và folk theorem (định lí dân gian)? Mặt khác, trước một số phát triển có tính kĩ thuật của nhũng công trình đương đại, nhà kinh tế có thể nghi ngờ là bộ môn của mình chỉ là cái cớ cho những bài tập hình thức không có liên quan gì đến những mối bận tâm lí thuyết của mình. Ví dụ chứng minh sự tồn tại của giá trị Shapley trong khuôn khổ không khả vi (xem Mertens, 1988) có cải thiện được gì hiểu biết của chúng ta về các hiện tượng kinh tế?
Print Friendly and PDF

4.1.18

Những quốc gia và trường đại học nào đang dẫn đầu về nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo?

NHỮNG QUỐC GIA VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÀO ĐANG DẪN ĐẦU VỀ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO?
Dữ liệu của Elsevier cho thấy Trung Quốc có rất nhiều bài viết khoa học trong lĩnh vực [trí tuệ nhân tạo] này, nhưng các nghiên cứu lại thiếu chất lượng.
Simon Baker
Nguồn: Getty
Trung Quốc đã có gần như gấp đôi số bài viết khoa học về trí tuệ nhân tạo, như là quốc gia kế tiếp được xếp hạng cao nhất về số lượng các bài viết khoa học được công bố trong lĩnh vực này, theo một phân tích dữ liệu cho tạp chí Times Higher Education (THE).
Dữ liệu, từ cơ sở dữ liệu Scopus của Elsevier cung cấp cho tạp chí THE, đã minh họa nỗ lực rất to lớn của Trung Quốc về nghiên cứu trong lĩnh vực này, với các nhà nghiên cứu trong cả nước có hơn 41.000 bài viết khoa học được công bố từ năm 2011 đến năm 2015.
Print Friendly and PDF

2.1.18

“Ta chưa hoàn toàn biết một khoa học khi chưa biết lịch sử của nó”


TA CHƯA HOÀN TOÀN BIẾT MỘT KHOA HỌC KHI CHƯA BIẾT LỊCH SỬ CỦA NÓ” (Auguste Comte)
Tác giả: Ernst Mach*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Ernst Mach (1838-1916)

Quyển sách này không nhằm giảng dạy những định lý của cơ học. Thay vì một giáo trình, độc giả sẽ tìm thấy ở đây một công trình giải thích và phê phán được thúc đẩy bởi tinh thần chống siêu hình [...]
Bất cứ ai quan tâm đến câu hỏi: nội dung của cơ học như một khoa học tự nhiên là gì, chúng ta đã xây dựng nó từ nguồn cội nào, như thế nào, và ta có thể xem nó như một vật sở hữu vững chắc đến mức nào, sẽ tìm thấy trong quyển sách này một số giải đáp sáng sủa – ít ra chúng tôi hy vọng như thế. Bởi vì trong thực tiễn giảng dạy, cái nội dung mang đến cho kẻ tư duy và khảo sát thiên nhiên sự quan tâm cùng với hứng thú lớn lao và được chia sẻ nhất này lại thường bị che khuất dưới những dụng cụ giáo khoa của khoa học hiện đại.
Những yếu tố cơ bản của các ý niệm mà khoa cơ học nghiên cứu đều được triển khai, hầu như hoàn toàn, từ loại công trình được thực hiện trên những trường hợp đặc thù và rất đơn giản của nhiều hiện tượng thuộc cơ giới. Phân tích những vấn đề đặc thù này dưới nhãn quan lịch sử vẫn còn là phương tiện, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất, để thâm nhập vào các nguyên lý cơ học thiết yếu; thậm chí còn có thể nói rằng chỉ bằng cách này ta mới có thể lĩnh hội được đầy đủ những kết quả tổng quát của môn học. [...]
Print Friendly and PDF