31.7.20

Tại sao các trường đại học nên tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sinh thái và khí hậu

TẠI SAO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÊN TUYÊN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ SINH THÁI VÀ KHÍ HẬU

Không có thiên nhiên, không có tương lai”. Sinh viên giương cao tấm biển khẩu hiệu trước Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg vào ngày 15 tháng 3 năm 2019. Patrick Hertzog/AFP
Các trường đại học tự hào về việc chuẩn bị cho sinh viên của mình một tương lai tươi sáng. Nhưng trước cuộc khủng hoảng khí hậu, nơi các thảm họa, với cường độ và tác động “chưa từng có tiền lệ”, trở thành chuẩn mực, thì sẽ hứa hẹn tương lai nào cho sinh viên chúng ta? Trước sự xuống cấp của môi trường và sự biến mất rất quan trọng của môi trường đa dạng sinh học, các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác nên ưu tiên chuẩn bị thích ứng cho sinh viên và nhân viên của mình trước những thời cuộc ngày càng khó khăn.
Biến đổi khí hậu và hủy hoại môi trường ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh đời sống, bao gồm những gì chúng ta cần đến nhiều nhất hoặc những gì chúng ta coi trọng nhất: nước sinh hoạt, thực phẩm, hệ sinh thái, hệ động vật, sự an toàn, nhà ở, năng lượng, giao thông, sức khỏe, các cộng đồng và nền kinh tế. Những nhu cầu cơ bản của rất nhiều người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, đang bị đe dọa.
Đối mặt với những cuộc xung đột gây ra bởi sự biến đổi khí hậu, tình trạng di cư ồ ạt, những ảnh hưởng lên sức khỏe, thì những chi phí kinh tế và sự xuống cấp của môi trường là những thách thức vô cùng to lớn. Đơn giản là không có thách thức nào lớn hơn việc đối phó với tình trạng cấp bách về sinh thái và khí hậu: các trường đại học nợ sinh viên của mình trong việc đi đầu giải quyết các vấn đề nói trên.
Print Friendly and PDF

30.7.20

Thống kê đạo đức

THỐNG KÊ ĐẠO ĐỨC


Cụm từ “thống kê đạo đức” xuất hiện trong một tiểu sử tô hồng năm 1829: Statistique morale de la France, ou biographies des hommes remarquables dans tous les genres (Thống kê đạo đức của nước Pháp, hay các tiểu sử tô hồng về những nhân vật lỗi lạc thuộc mọi lĩnh vực). Trong một lá thư ngày 11.11.1831 gởi cho A. Quetelet và trong tác phẩm Essai năm 1833, A. M. Guerry để nghị gọi bằng cụm từ trên việc nghiên cứu xu hướng của các cá nhân từ phía mà các xu hướng này có thể xem xét được. Phía này được đại diện bởi những hiện tượng mà các xu hướng tạo ra: hôn nhân, sinh sản, tội ác và mọi biểu hiện định lượng khác của các ý thức và cảm xúc. Các hiện tượng này được xem là phơi bày một đặc điểm: chúng xuất hiện theo một tần số ít nhiều giống nhau năm này qua năm khác.
Từ đâu có tính từ “đạo đức” đặc trưng cho một quan niệm thống kê được quan niệm như thế? Điều này xuất phát từ yếu tố thứ hai của sự phân loại rốt ráo thể chất/tinh thần (physique/moral) của P.-G.-J. Cabanis trong tác phẩm Rapports du physique et du moral de l’homme de 1796-1805 của ông và có nghĩa là “liên quan đến năng lực tinh thần (facultés morales)”. Sự phân đôi này nằm ở cội nguồn của việc thiết lập lớp các khoa học đạo đức (sciences morales) của Institut de France (Học viện Pháp quốc) năm 1795 và của tổ chức có tên đồng âm (Académie des sciences morales et politiques) năm 1832. Hệ quả là các khoa học đạo đức là một lĩnh vực mà thống kê đạo đức là một thành tố và tính thống nhất của lĩnh vực không được đảm bảo bởi việc nghiên cứu luân lí học (la morale). Mặc dù hai mảng nghiên cứu, tinh thần (moral) và luân lí (morale), cuối cùng chồng lên nhau, thống kê đạo đức không ra đời như là xã hội học của luân lí học.
Print Friendly and PDF

29.7.20

Trung Quốc: tiết kiệm đang làm chậm lại sự phục hồi của tiêu dùng

TRUNG QUỐC: TIẾT KIỆM ĐANG LÀM CHẬM LẠI SỰ PHỤC HỒI CỦA TIÊU DÙNG

Mức tiêu dùng trong các hộ gia đình vẫn ở mức thấp ở Trung Quốc vào năm 2020. Bằng cách tạo ra một hiệu ứng giàu có, sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, vốn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, đã có thể thúc đẩy một thiểu số người dân mua hàng, nhưng phần lớn các hộ gia đình đã chọn cách tiết kiệm nhiều hơn. (Nguồn: Ejinsight)
Nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi, nhưng sự phục hồi này sẽ phụ thuộc đặc biệt vào tác động của kế hoạch phục hồi kinh tế được Bắc Kinh thông qua vào cuối tháng Năm. Vì lẽ người dân Trung Quốc chưa sẵn sàng tiêu dùng theo mọi hướng.
Trung Quốc vừa công bố các kết quả kinh tế trong quý II năm 2020. Các kết quả đó được cả thế giới quan tâm: diễn biến sự đoán định tình hình của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - nước nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, với 10% tổng kim ngạch - có một tác động toàn cầu: kinh nghiệm của Trung Quốc, nước đầu tiên bị dịch bệnh xâm nhập, được các nước khác dõi theo.
Print Friendly and PDF

28.7.20

Voltaire và Montesquieu, nhằm làm sáng tỏ khủng hoảng khí hậu hiện nay

VOLTAIRE VÀ MONTESQUIEU, NHẰM LÀM SÁNG TỎ KHỦNG HOẢNG KHÍ HẬU HIỆN NAY
Thibaut Dauphin[*]
Tác phẩm của Simon Mathurin Lantara “Hoàng hôn” (thế kỷ XVIII).
Ngày nay, khi đề cập đến rối loạn khí hậu, hai lập trường đối kháng nhau xuất hiện rõ rệt trong các cuộc thảo luận công cộng. Lập trường thứ nhất là sự sụp đổ, dường như là phổ biến tại Pháp. Lập trường thứ hai, chịu ảnh hưởng của những phân tích của GIEC, (Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu - Groupe d'experts intergouvernemental sur l'évolution du climat), duy trì niềm hy vọng khống chế được tác động của khủng hoảng.
Thật lạ lùng là tranh luận giữa Montesquieu và Voltaire vào thế kỷ XVIII minh họa rất rõ hai lập trường này, tuy thế kỷ này còn xa lạ với những vấn đề môi trường hiện đại.
Và về vấn đề này, liệu các triết gia của quá khứ có thể chỉ dẫn cho chúng ta các giải pháp của tương lai?
Print Friendly and PDF

27.7.20

Đối mặt với cuộc tấn công của Trung Quốc, châu Âu nổi giận

ĐỐI MẶT VỚI CUỘC TẤN CÔNG CỦA TRUNG QUỐC, CHÂU ÂU NỔI GIẬN
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Charles Michel, và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Brussels, ngày 22 tháng 6 năm 2020. Ảnh: Yves Herman/Pool/AFP
Trong nhiều tháng qua, các quan chức Trung Quốc đã không ngừng khẳng định mong muốn thiết lập một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa với châu Âu. Nhưng trái với những mong muốn tốt đẹp này, đại dịch Covid-19 đã đẩy các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và EU xuống mức thấp nhất kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cách nay 45 năm.
Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc hàng năm, diễn ra trực tuyến vào ngày 22 tháng 6, đã không dẫn đến những kết quả được mong đợi. Ngược lại, hội nghị đã nhấn mạnh đến những khác biệt không thể hòa giải về các vấn đề như luật an ninh quốc gia mới ở Hồng Kông, vấn đề an ninh mạng và nhân quyền. Ngoài ra, không có một tiến triển nào được ghi nhận trên mặt trận kinh tế, Trung Quốc đã không đáp lại lời kêu gọi của EU trong việc hoàn tất một thỏa thuận chung về đầu tư, điều mà EU hết sức cần đến để giải quyết những vấn đề về trợ cấp và thị trường công.
Sự hợp tác trên các chủ đề gay go khác như tình trạng biến đổi khí hậu, quản trị toàn cầu (trong đó có việc cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới) và phát triển bền vững có vẻ như chỉ giới hạn ở những phát ngôn đơn thuần. Ngay cả sự hợp tác Trung-Âu về việc phát triển vắc-xin chống lại Covid-19 vẫn ở mức độ khiêm tốn.
Print Friendly and PDF

25.7.20

Phía sau bức màn: Phật giáo đã được vũ khí hóa như thế nào trong Chiến tranh Lạnh

PHÍA SAU BỨC MÀN: PHẬT GIÁO ĐÃ ĐƯỢC VŨ KHÍ HÓA NHƯ THẾ NÀO TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
Hoa Kỳ đã cố gắng kích động các nhóm Phật giáo chống cộng ở Đông Nam Á với những hậu quả nghiêm trọng cho chính trị ngày nay trong khu vực.
Tang Chhin Sothy AFP/Getty
Ngày 23 Tháng 03 Năm 2018
Trong số các tín ngưỡng lớn trên thế giới, Phật giáo thường được mô tả là một tôn giáo của hòa bình, khoan dung và từ bi. Cuộc gặp gỡ giữa phương Tây với Phật giáo phần lớn được kết tinh qua yoga, các phong trào Hippi, Hollywood và các câu nói của Dalai Lama được chia sẻ trên mạng Facebook. Nhưng chỉ cần lướt qua những tin tức mới xuất phát từ thế giới Phật giáo thì chúng đã cho thấy một tình trạng bạo lực hơn.
Tại Myanmar, các nhà sư theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã khuyến khích một cuộc thập tự chinh diệt chủng người Rohingya theo đạo Hồi sống trong nước. Tại Thái Lan, chính phủ đã đáp trả cuộc nổi dậy kéo dài của người gốc Mã Lai theo đạo Hồi ở các tỉnh phía nam của nước này bằng cách khích lệ một chủ nghĩa quân phiệt Phật giáo, khuyến khích các nhà sư ở các đền chùa địa phương liên minh với các lực lượng vũ trang. Và tại Sri Lanka, người Sinhalese đa số theo đạo Phật đã tham gia vào cuộc nội chiến đầy thù hận chống lại những người Tamil thiểu số theo đạo Hindu trong nhiều thập kỷ. Gần đây, những người theo chủ nghĩa dân tộc Phật giáo ở đó đã gây ra các cuộc bạo loạn chống Hồi giáo.
Print Friendly and PDF

24.7.20

Một Ủy ban chuyên gia về các thách thức kinh tế quan trọng? Có thật vậy chăng?

MỘT ỦY BAN CHUYÊN GIA VỀ CÁC THÁCH THỨC KINH TẾ QUAN TRỌNG? CÓ THẬT VẬY CHĂNG?
Việc bổ nhiệm Jean Tirole và Christian Gollier vào Ủy ban chuyên gia về các thách thức kinh tế quan trọng không có tính chất gợi ý là chúng ta sẽ thay đổi lộ trình. Niềm tin vào thị trường hoàn hảo vẫn là la bàn chỉ hướng cho các “chuyên gia” này.
Jean Tirole và Christian Gollier vừa được tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm vào Ủy ban chuyên gia về các thách thức kinh tế quan trọng, Jean Tirole là đồng chủ tịch (cùng với Olivier Blanchard) và Christian Gollier phụ trách phần khí hậu. Tôi nghĩ sẽ không mấy rủi ro khi đánh cược rằng hai cuộc bổ nhiệm này có ít cơ may đưa đến những biến đổi cần thiết để thực sự đương đầu với những thách thức kinh tế trong tương lai.
Print Friendly and PDF

23.7.20

Uỷ ban Blanchard-Tirole gây ngạc nhiên bởi sự thuần nhất cao độ, bởi tính chất của một nhóm khép kín

“ỦY BAN BLANCHARD-TIROLE[*] GÂY NGẠC NHIÊN BỞI SỰ THUẦN NHẤT CAO ĐỘ, BỞI TÍNH CHẤT CỦA MỘT NHÓM KHÉP KÍN”

Florence Jany-Catrice
Chủ tịch Hội kinh tế chính trị học Pháp (l’Association française d’économie politique /AFEP)
Nhà kinh tế học Florence Jany-Catrice, trong một diễn đàn của báo  Le Monde, lấy làm tiếc là thành phần của ủy ban Blanchard-Tirole “Về các thách thức kinh tế quan trọng “chỉ phản ánh tầm nhìn thiên về thị trường tự do và duy sản xuất của kinh tế học “mainstream” (thuộc dòng chủ lưu)
Ngày 21/6/2020
DIỄN ĐÀN
Florence Jany-Catrice (1964-)
Sự hụt hơi rõ ràng và quá trình sụp đổ đang diễn ra của mô hình kinh tế tự do bị tài chính hóa của chúng ta ngày càng gây lo lắng và sửng sốt. Cuộc khủng hoảng y tế hiện nay đã đưa ra ánh sáng một cách sống động tính chất mỏng manh không thể tưởng tượng được của nền kinh tế: chỉ một con virus cũng đủ để đẩy các nền kinh tế châu Âu vào nỗi lo âu khôn cùng về việc phải ngừng sản xuất, một việc chưa từng có trong lịch sử.
Về phương diện trí tuệ, sự sút giảm vô cùng khốc liệt này cho ta biết rất nhiều điều về thế giới của chúng ta và về cách chúng ta sống trong đó. Trước tiên, sự hy sinh các dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ y tế, cho những mệnh lệnh của sản xuất công nghiệp và hàng hóa thuộc về một thời đại khác bị trả giá đắt: trước đây người ta đã biết chi phí xã hội, bây giờ biết thêm chi phí kinh tế. Cuối cùng thì chúng ta sẽ mất bao nhiêu mạng sống và bao nhiêu tỷ euro cho ý chí quyết liệt cắt giảm chi phí phòng ngừa y tế, cho nỗi ám ảnh việc định giá dịch vụ y tế và cho chiến lược không tồn kho?
Print Friendly and PDF

22.7.20

Khí hậu, bất bình đẳng, tuổi già... Emmanuel Macron và nhóm các nhà kinh tế học cùng suy nghĩ về thời hậu khủng hoảng

KHÍ HẬU, BẤT BÌNH ĐẲNG, TUỔI GIÀ... EMMANUEL MACRON VÀ NHÓM CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC CÙNG SUY NGHĨ VỀ THỜI HẬU KHỦNG HOẢNG
Marie Charrel, Cédric Pietralunga Antoine Reverchon
Ngày 29 tháng 5 năm 2020
Ủy ban các chuyên gia quốc tế này, dưới sự điều hành của các nhà kinh tế học người Pháp, Jean Tirole và Olivier Blanchard, có nhiệm vụ phải đưa ra các khuyến nghị có tính dài hạn về những “thách thức kinh tế lớn liên quan đến các vấn đề khí hậu, bất bình đẳng và tuổi già.
Emmanuel Macron, trong một chuyến viếng thăm nhà cung cấp thiết bị ô-tô Valeo, ở Etaples (Pas-de-Calais), vào ngày 26 tháng 5. LUDOVIC MARIN / AFP
Trên giấy tờ, việc tuyển chọn thành viên ủy ban rất hấp dẫn. Để chuẩn bị cho thời hậu Covid-19, Emmanuel Macron quyết định vấn kế của một số nhà kinh tế học nổi tiếng nhất. Nhiệm vụ của “ban chuyên gia về những thách thức kinh tế lớn”, mà nguyên thủ quốc gia chính thức thành lập vào ngày thứ Sáu 29 tháng 5, nhân một buổi hội thảo truyền hình tại Điện Elysée: đưa ra những khuyến nghị có khả năng truyền cảm hứng cho các chính sách công, xoay quanh các chủ đề về “khí hậu, bất bình đẳng và “tuổi già. Như thế, không có gì liên quan đến sự phục hồi kinh tế và phản ứng với cuộc suy thoái kinh tế mà châu Âu đang ngụp lặn. Nhưng thay vì những suy nghĩ có tính dài hạn, trong khi, kể từ cuộc họp của nhóm G7 ở Biarritz vào mùa hè năm 2019, tổng thống nói muốn xét lại học thuyết kinh tế của mình.
Print Friendly and PDF

20.7.20

Phương Pháp Quy Nạp (A. Virieux-Reymond, 1970)

PHÉP QUY NẠP
MUỐN
ĐI TỪ SỰ KIỆN ĐẾN ĐỊNH LUẬT
(1966)
Tác giả: Antoinette Virieux-Reymond[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*


Sadi Carnot (1796-1832)
(...) Ta nhận thấy có hai trình tự sự kiện và một tương quan giữa hai trình tự đó, thế là ta nâng tương quan này lên thành định luật. Ví dụ, Sadi Carnot[2] phát hiện ra rằng tất cả các động cơ đốt [nhiệt] đều có cùng một đặc trưng cơ bản: sự sản xuất ra công luôn luôn đi kèm với “sự chuyển ca-lo-ri từ một cơ thể có nhiệt độ cao sang một cơ thể khác có nhiệt độ thấp hơn”. Một sự quan sát, sau khi được thảo luận kỹ, đã dẫn tới nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học.
Print Friendly and PDF

16.7.20

Kinh tế học có khiến người học phân biệt giới tính không?

Bottom of Form
KINH TẾ HỌC CÓ KHIẾN NGƯỜI HỌC PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH KHÔNG?
Martin Anota[*]
Nữ giới có tỷ lệ đại diện thấp ở mọi cấp bậc trong ngành nghề kinh tế, từ các vị trí giảng dạy và nghiên cứu ở đại học cho đến các cơ quan phụ trách chính sách kinh tế [Boring và Zignago, 2018; Lundberg và Stearns, 2019; Lundberg, 2020]. Thành phần nữ giới so với tổng số lại càng ít ở các vị trí quản lý cao nhất: tấm trần kính vẫn tồn tại dai dẳng trong ngành của chúng ta.
Tỷ lệ đại diện của nữ giới thấp trong ngành kinh tế đưa đến những hậu quả bất lợi cho ngành và rốt cuộc là cho cả cộng đồng. [Bayer Rouse, 2016]. Thật vậy, trong nội bộ các nhà kinh tế, nữ giới và nam giới không đồng ý với nhau về nhiều vấn đề, đáng chú ý là những vấn đề liên quan đến lương tối thiểu, bảo hiểm y tế, bình đẳng về cơ hội trên thị trường lao động và ngay chính trong ngành nghề kinh tế [May và cộng sự, 2013]. Như vậy, tình trạng thiếu đa dạng trong đội ngũ các nhà kinh tế có thể giới hạn những vấn đề mà ngành có thể khảo sát và giảm bớt khả năng đáp ứng chúng một cách hiệu quả. Do đó, khi các nhà kinh tế và những công trình của họ được huy động để tham gia vào những cuộc thảo luận công khai và soạn thảo các chính sách công, tỷ lệ đại diện thấp của nữ giới trong khoa học kinh tế được thể hiện qua việc chấp thuận những chính sách thiên lệch không chỉ bất lợi cho nữ giới mà còn là yếu kém đối với toàn cộng đồng.
Print Friendly and PDF

15.7.20

Frédéric Keck: “Nên điều tiết các chợ động vật ở các thành phố Trung Quốc, chứ không cấm”

FRÉDÉRIC KECK: “NÊN ĐIỀU TIẾT CÁC CHỢ ĐỘNG VẬT Ở CÁC THÀNH PHỐ TRUNG QUỐC, CHỨ KHÔNG CẤM”
Baptiste Fallevoz phỏng vấn Frédsric Keck
Hai cư dân sống ven sông gần chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh, ngày 13 tháng 6 năm 2020. (Nguồn: Thaipbs)
Ngày 12 tháng 6, thành phố Bắc Kinh đã công bố việc phát hiện một ổ virus corona mới xung quanh chợ bán sĩ Tân Phát Địa (Xinfadi), một khu chợ thực phẩm khổng lồ. Khi tuyên bố “sẵn sàng chiến đấu”, chính quyền địa phương đã phong tỏa trở lại 11 quận và triển khai các phương tiện khổng lồ để truy ngược các chuỗi truyền nhiễm virus. Các nhà chức trách đảm bảo: “Tình hình đang được kiểm soát.” Nhà nhân học Frédéric Keck, chuyên gia về khủng hoảng y tế liên quan đến các bệnh động vật, đã xem xét sự cố này cũng như những thách thức về hình ảnh tượng trưng của đại dịch này đối với Trung Quốc. Ông cũng đề cập đến tầm quan trọng của các “khu chợ ẩm ướt”, đã bị bài xích rất nhiều kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng.
PHỎNG VẤN
Frédéric Keck là nhà nhân chủng học và nhà sử học về triết học, là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp [CNRS, Centre National de la Recherche Scientifique]. Ông lãnh đạo Phòng thí nghiệm nhân học xã hội. Là chuyên gia về khủng hoảng y tế liên quan đến các bệnh động vật, ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu ở châu Á. Cuốn sách mới nhất của ông, Les sentinelles des pandémies: chasseurs de virus et observateurs d’oiseaux aux frontières de la Chine [Những lính canh đại dịch: thợ săn virus và người trông chim ở biên giới Trung Quốc], vừa được Zones sensibles xuất bản.
Frederick Keck, giám đốc Phòng thí nghiệm nhân học xã hội tại Trường khoa học xã hội cao cấp Pháp (EHESS).
Print Friendly and PDF

13.7.20

Tính thời sự của Karl Polanyi

TÍNH THỜI SỰ CỦA KARL POLANYI
Alain Caillé[i]Jean-Louis Laville[ii]
Không ai có thể chối cãi tầm quan trọng của Karl Polanyi đối với khoa học xã hội và tư tưởng chính trị. Thật vậy, ông là một trong rất ít tác giả mà ý nghĩa của sự nghiệp khoa học, đặc thù, chỉ có thể được nhận thức dưới ánh sáng của dự án đạo đức và chính trị mà nó muốn khởi xướng, và vì vậy, với một ý đồ chính trị, cũng độc đáo không kém, chỉ có thể chấp nhận được nếu nó được kết nối với nhân học tổng quát, nền tảng trên đó nó được xây dựng, vốn sẽ được sự lao động thuần túy khoa học chứng thực. Ưu điểm của sự lựa chọn các bài mà Michele Cangiani và Jérôme Maucourant giới thiệu cho chúng ta là đã chứng thực cho sự nối kết chặt chẽ giữa hai chiều kích khoa học và đạo đức của tư tưởng của Polanyi. Một sự nối kết vừa là sức mạnh vừa là điểm yếu của nó. Điểm yếu vì tất cả những sự thất bại khoa học, tất cả những đề xuất cụ thể bị bác bỏ đều làm cho sự vững vàng của dự án tổng thể bị suy yếu. Nhưng cũng là cái sức mạnh của tư tưởng của Polanyi vì chính tầm sâu rộng của nó, cũng giống như tư tưởng của Karl Marx hay của Max Weber, tạo nên một sự miễn dịch đối với những sự phủ nhận chi tiết.

POLANYI, NHÀ NHÂN HỌC VÀ SỬ HỌC[1]

Marx, Weber và Polanyi
Karl Marx (1818-1883)
Max Weber (1864-1920)
Tất nhiên, không phải là ngẫu nhiên mà ta nhắc đến Marx và Weber. Trên nhiều phương diện, Polanyi có thể được xem như là người kế thừa độc đáo nhất của họ. Một kẻ kế thừa lai dựa trên người này để cố gắng vượt qua hay chế ngự người kia. Điểm chung của ba tác giả này khiến cho họ không có tính thời sự và làm cho họ lại càng đáng quý hơn nữa, là họ đã nêu lên sự hoài nghi đối với tính tự nhiên của khái niệm Con Người Kinh Tế (Homo Oeconomicus). Tất nhiên họ không phải là những người duy nhất làm điều này, nhưng ta không thấy ai, ngoại trừ Marcel Mauss, đã làm việc này với một sức mạnh như vậy. Tầm quan trọng của sự hoài nghi này cần phải được xác định một cách vắn tắt. Từ nay, một điều gần như là xác thực được ấn định gần như khắp mọi nơi được - trong diễn ngôn chính trị, kinh tế, sử học, xã hội học, cũng như trong lý lẽ thông thường thống trị -, điều cho rằng, luôn luôn và ở mọi thời đại, con người đã là một con người kinh tế, tức là một cá nhân biết tính toán chỉ nghĩ đến việc tối ưu hóa cái lợi ích của chính bản thân. Nói một cách khác, đó là một cá nhân, trong toàn bộ các mối quan hệ của mình, ứng xử giống như một người tiêu thụ hay nhà đầu tư trên thị trường sản phẩm và dịch vụ, muốn thu hoạch nhiều nhất đối với số tiền đã bỏ ra, hay, nói chung, cho năng lượng mà hắn đã tốn. Ý thức hệ thống trị (doxa) cho rằng nếu cái sự thật này đã không xuất hiện một cách rõ ràng cho đến nay, là vì trong các xã hội trước đây, sức nặng (mạnh) của tôn giáo, của những ảo tưởng, của những sự lừa phỉnh và của những sự thống trị đã cản trở sự biểu hiện toàn diện bản chất tính toán của con người. Nhưng tính hiện đại đã xé rách cái màn của những ảo tưởng này và cùng lúc cổ vũ cho nền dân chủ và thị trường, cái này là điều kiện của cái kia.
Print Friendly and PDF

12.7.20

Trung Quốc: Virus Corona đang làm suy mòn “Con đường tơ lụa mới” như thế nào?

TRUNG QUỐC: VIRUS CORONA ĐANG LÀM SUY MÒN “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI” NHƯ THẾ NÀO
Trong quý đầu của năm 2020, số lượng những dự án được dán nhãn “Con đường tơ lụa mới” đã giảm 15,6%. (Nguồn: Asia Society)
Tiếp sau sự sụt giảm đáng kể các khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, sự tài trợ vào những dự án được dán nhãn “Con đường tơ lụa mới” cũng đã giảm mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng virus corona. Xu hướng lâu dài hay gián đoạn tạm thời?
Năm 2020, hai cột trụ của toàn cầu hóa đã sụp đổ. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự đoán kim ngạch thương mại thế giới sẽ giảm 30%, một mức giảm chưa từng có tiền lệ kể từ năm 1945. Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, United Nations Conference on Trade and Development), cơ quan đo lường các luồng đầu vào và đầu ra của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và thực hiện khảo sát các doanh nghiệp lớn về ý định đầu tư của họ, dự báo là sau khi giảm từ năm 2015 và phục hồi nhẹ vào năm 2019, các nguồn vốn FDI sẽ co lại 40% vào năm 2020 và, lần đầu tiên kể từ năm 2005, sẽ giảm xuống dưới mốc 1.000 tỷ US$. UNCTAD dự báo nguồn vốn FDI sẽ còn giảm thêm (từ 5 đến 10%) vào năm 2021.
Diễn biến này liên quan đến Trung Quốc. Từ năm 2010 đến năm 2019, quốc gia này đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ về các luồng đầu vào nguồn vốn FDI – trung bình 122 tỷ US$ mỗi năm – và đứng thứ ba về các luồng đầu ra nguồn vốn FDI sau Hoa Kỳ và Nhật Bản – trung bình 129 tỷ US$. Trong quý đầu năm 2020, trong khi Trung Quốc tiếp tục thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, thì nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài đã sụp đổ cùng với các khoản vay mà các ngân hàng Trung Quốc được phép tài trợ cho các dự án của “Con đường tơ lụa mới”, “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” hay BRI, theo tên gọi chính thức.
Print Friendly and PDF

10.7.20

Cần dân chủ hoá doanh nghiệp để làm sạch hành tinh

“CẦN DÂN CHỦ HÓA DOANH NGHIỆP ĐỂ LÀM SẠCH HÀNH TINH”

DIỄN ĐÀN
Tập thể
Tám nhà nghiên cứu nữ, trong đó có Julie Battilana, Isabelle Ferreras và Dominique Méda, với sự tham gia của 3000 đồng nghiệp, kêu gọi đổi mới việc phân quyền trong các doanh nghiệp, điều kiện của chuyển đổi sinh thái thật sự.
Văn bản này, được phát hành trên 27 phương tiện truyền thông của 23 nước trên khắp năm châu, đã có trên 3000 nhà nghiên cứu nam và nữ thuộc 600 đại học ký tên, trong đó có Isabelle Berrebi-Hoffmann, Craig Calhoun, Christophe Dejours, Emmanuel Dockès, Nancy Fraser, Axel Honneth, Eva Illouz, Jean Jouzel, Lawrence Lessig, Chantal Mouffe, Thomas Piketty, Katharina Pistor, Dani Rodrik, Hartmut Rosa, Saskia Sassen, Pablo Servigne, Laurent Thévenot, Gabriel Zucman
Đọc danh sách đầy đủ và được thường xuyên cập nhật những người ký tên tại: www.democratizingwork.org
Diễn đàn. Cuộc khủng hoảng này dạy ta điều gì?
Trước tiên là không thể giản lược những người làm việc thành “nguồn lực”. Các thu ngân viên, người giao hàng, y tá, dược sĩ, bác sĩ, tất cả nam cũng như nữ tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục sống được trong thời gian cách ly là một minh chứng sinh động. Cơn đại dịch này cũng cho ta thấy bản thân lao động không thể bị giản lược thành một hàng hoá. Chăm sóc sức khỏe, bảo trợ và đồng hành cùng những người dễ bị tổn thương nhất đều là những hoạt động cần được bảo vệ tránh khỏi các quy luật duy nhất của thị trường, nếu không chúng ta vẫn có nguy cơ gia tăng bất bình đẳng đến độ hy sinh những người yếu thế nhất và nghèo túng nhất.
Để tránh xảy ra một kịch bản như vậy, cần phải làm gì? Dân chủ hóa doanh nghiệp - nghĩa là tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào việc ra quyết định. Và không còn xem việc làm là một hàng hoá - nghĩa là tập thể bảo đảm một việc làm hữu ích cho mọi người, nam cũng như nữ.
Print Friendly and PDF

9.7.20

Đại dịch virus corona: những gì khoa học có thể cho biết (và những gì không thể cho biết)

ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA: NHỮNG GÌ KHOA HỌC CÓ THỂ CHO BIẾT (VÀ NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CHO BIẾT)

Tỷ lệ tử vong, lây nhiễm, miễn dịch, điều trị, vắc-xin... Các nhà nghiên cứu đã đạt được nhiều tiến bộ về tất cả các chủ đề nói trên, nhưng vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch virus corona, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã tìm cách tìm hiểu rõ hơn về virus Sars-Cov2 và tìm cách chống lại sự lây nhiễm của Covid-19. Ảnh: SLAVEMOTION VIA GETTY IMAGES
TIN KHOA HỌC - Chỉ chưa đầy sáu tháng trước, vào ngày 23 tháng 1, thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc đã bị phong tỏa để ngăn chặn sự lây nhiễm của một chủng virus mới, Sars-Cov2. Đến ngày 7 tháng 7, đại dịch virus corona đã lây nhiễm hơn 11,4 triệu người trên thế giới. Căn bệnh mà nó gây ra, Covid-19, đã dẫn đến sự tử vong của ít nhất 535.000 người, trong đó có hơn 200.000 người được thống kê ở châu Âu. Những số liệu tất yếu đã bị ước lượng thấp.
Một số quốc gia đã ngăn chặn thành công sự lây nhiễm của virus. Những quốc gia khác, như Hoa Kỳ, đang chứng kiến ​​dch bnh bùng phát tr li. Dù thế nào đi nữa thì đại dịch còn lâu mới kết thúc, và nguy cơ xảy ra một làn sóng dịch bệnh thứ hai vẫn luôn hiện hữu.
Từ hơn sáu tháng nay, phần lớn các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng tìm hiểu rõ hơn chủng virus mới này. Từng bước một, từng nghiên cứu một, họ đã bắt đầu tích lũy được một số bằng chứng, cho phép nhìn rõ vấn đề hơn một chút. Nếu các nhà khoa học có vẻ đồng thuận ở một số điểm cụ thể, thì vẫn còn điều không chắc chắn đối với nhiều vấn đề, và thế giới phải tin vào hoạt động của khoa học đương thời để chống lại đại dịch virus corona.
Print Friendly and PDF