TRANH LUẬN: THÁCH THỨC “SẢN XUẤT CÁI CHÍNH TRỊ” CHO KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ XÃ HỘI TRONG THỜI ĐIỂM KHỦNG HOẢNG Y TẾ
Pierre Guibentif[1] và Maryse Bresson[2]
Kiểm tra các biện pháp an toàn ở Paris. Thomas Coex/AFP |
Gần đây, một câu hỏi ám ảnh nghiên cứu trong khoa học nhân văn và xã hội (KHNVXH): KHNVXH phục vụ cho cái gì? Điều này đặc biệt đã dẫn đến cuốn sách Covid-19, cái nhìn của các khoa học xã hội. Cuốn sách này khai triển câu trả lời sau: KHNVXH “tạo ra sự định hướng”.
Trong thời kỳ khủng hoảng y tế, câu trả lời này đáng được quan tâm, kể cả việc tránh xa nó. Dĩ nhiên, điều quan trọng trước hết là phải tái xác định vị trí của đại dịch và các ứng phó đối với nó trong bối cảnh xã hội của chúng, đặt chúng trong mối quan hệ với các bất bình đẳng xã hội, với những thay đổi gần đây của các Nhà nước, hoặc cả với các tương quan lực lượng địa chính trị. Một cái nhìn tổng thể về thực tế xã hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch chỉ có thể mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể xã hội.
Tiếp theo, điều quan trọng là phải xây dựng một ý tưởng rõ ràng về vị trí của hoạt động khoa học trong bối cảnh này. Hoạt động khoa học, và đặc biệt là khoa học y tế, là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển các liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, nó hoạt động cùng với các chính phủ, hoặc cả với những tác nhân kinh tế. Hiểu rõ hơn về các trò chơi tổ chức trong đó hoạt động khoa học diễn ra chỉ có thể mang lại lợi ích cho nghiên cứu, vượt quá lĩnh vực của KHNVXH.