29.9.22

Posner Richard A.: Economic Analysis of Law

Posner Richard A.

ECONOMIC ANALYSIS OF LAW

(Little Brown & Co., 1973; 5th ed., Aspen Law & Business. 1998)

Richard Posner (1939-)

Richard A. Posner là tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 200 bài viết. Tốt nghiệp đại học Yale (1959) và Harvard (1962), ông bắt đầu sự nghiệp như là thư kí cho thẩm phán Brenman ở Tối cao Pháp viện Hoa Kì, trước khi được bổ nhiệm làm phụ tá cho một thành viên của Federal Trade Commission (Uỷ ban thương mại liên bang). Kể từ năm 1981, ông là thẩm phán tại Toà phúc thẩm liên bang, vùng thứ sáu. Là một nhà thực hành luật pháp, ông cũng có một sự nghiệp hàn lâm nổi bật, đưa ông từ Standford Law School đến đại học Chicago. Đặc biệt chính trong đại học này mà ông đã sáng lập tạp chí Journal of Legal Studies (1972).

Các công trình của Posner đề cập những chủ đề rất đa dạng như luật pháp và văn chương, triết học chính trị hay lịch sử luật pháp. Tuy nhiên, luật gia lỗi lạc này được giới hàn lâm biết đến trước hết vì những công trình của ông về kinh tế luật mà ta có thể định nghĩa như việc áp dụng những công cụ phân tích và tiêu chí đánh giá của các nhà kinh tế vào việc giải thích và đánh giá những quy tắc pháp lí. Với việc công bố Economic Analysis of Law năm 1973, thật vậy kinh tế luật tự khẳng định như một trào lưu trí thức thống trị trong học thuyết pháp luật Mĩ. Với tác phẩm này, những lập luận của lập luận kinh tế được triển khai trong những lĩnh vực đa dạng nhất: sở hữu, hợp đồng, trách nhiệm dân sự, luật hình sự, tổ chức hệ thống pháp luật, luật lao động, luật hiến pháp, ... Từ nay, kinh tế luật cung cấp cho các luật gia một phương pháp tổng quát nhằm suy nghĩ về chức năng của các định chế pháp luật. Tuy nhiên cách đặt vấn đề do Posner đề xuất còn đi xa hơn vì ông bảo vệ luận điểm về tính hiệu quả kinh tế của Common Law (thông luật). Luận điểm này muốn rằng Common Law phải được giải thích (không hoàn toàn) rõ, như một hệ thống cho phép tối đa hoá của cải của xã hội (Posner, 1998, trang 27), nghĩa là những thẩm phán của các toà án anglo-saxon ra những quyết định như thể là mục tiêu ngầm ẩn của họ là hiệu quả kinh tế. Quan điểm này có lẽ là cội nguồn của sự đứt gãy của phong trào kinh tế luật trong những năm 1980, đặc biệt khi một số triết gia về luật pháp bắt đầu bàn luận về hiệu lực của ý niệm hiệu quả như là mục tiêu của những quy tắc pháp luật (Dworkin, 1980).

Print Friendly and PDF

27.9.22

Sau sự kiện Roe, phụ nữ ở Mỹ đúng khi lo ngại về giám sát kỹ thuật số – và đó không chỉ là các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

SAU SỰ KIỆN ROE, PHỤ NỮ Ở MỸ ĐÚNG KHI LO NGẠI VỀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT SỐ – VÀ ĐÓ KHÔNG CHỈ LÀ CÁC ỨNG DỤNG THEO DÕI CHU KỲ KINH NGUYỆT

Ảnh: Shutterstock
Việc đảo ngược vụ Roe kiện Wade của tòa án tối cao Hoa Kỳ vào tuần trước là bước ngoặt quan trọng trong chính trị Hoa Kỳ. Phán quyết rút lại sự bảo vệ của hiến pháp đối với quyền phá thai và đẩy vấn đề này cho các bang, khoảng một nửa trong số đó dự kiến ​​sẽ cấm phá thai.

Không giống như lần gần đây nhất, vào khoảng nửa thế kỷ trước, khi phá thai cũng là bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, chúng ta giờ đây sống trong kỷ nguyên giám sát kỹ thuật số tràn lan nhờ vào internet và điện thoại di động. Dữ liệu kỹ thuật số có thể được sử dụng để xác định, theo dõi và buộc tội những phụ nữ tìm cách phá thai.

Print Friendly and PDF

25.9.22

Những nhận xét đậm tính phê phán về triết lý giáo dục của Paulo Freire

NHỮNG NHẬN XÉT ĐẬM TÍNH PHÊ PHÁN VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA PAULO FREIRE

M. Agus Nuryatno

Khoa Tarbiyah[*] và Giảng dạy UIN Sunan Kalijaga Yogyakarta

(Thư điện tử: agusnuryatno@yahoo.com; HP. 081804328865)

Tóm tắt: Telaah Kritis terhadap Filsafat Pendidikan Paulo Freire. Artikel ini membahas filsafat pendidikan Paulo Freire berbasiskan riset kepustakaan. Pembahasan dibagi ke dalam tiga bagian: (a) filsafat tentang manusia; (b) arkeologi kesadaran manusia; dan (c) politik pendidikan. Filsafat manusia Paulo Freire dapat dikategorikan sebagai humanisme Marxis-Kristen, karena berbasiskan pada gagasan-gagasan yang berkembang dalam diskursus Marxis dan Kristen. Arkeologi kesadaran manusia yang dikonseptualisasi Freire merupakan sebuah studi tentang bentuk fundamental kesadaran manusia, dan bentuk-bentuk ini dapat dilihat melalui cara manusia memahami dan menerima realitas eksistensial yang melingkupinya, yaitu apakah mereka melihatnya secara magis, naif, atau kritis. Filsafat pendidikan Freire juga didasarkan pada asumsi bahwa pendidikan itu politik. Dengan bahasa lain, semua aktivitas pendidikan itu memiliki implikasi, kualitas, dan konsekuensi politis, karena semuanya berpengaruh terhadap subjektivitas manusia.

Các từ khóa: filsafat pendidikan [triết lý giáo dục], filsafat manusia [triết lý về con người], arkeologi kesadaran manusia [khảo cổ học về ý thức con người], politik pendidikan [tính chính trị trong giáo dục]

LỜI DẪN NHẬP

Thư mục của Paulo Freire đã ngày càng tăng dần ở hai thập kỷ qua cùng với việc quan tâm tới sự tái phát kiến triết lý giáo dục của ông trong những bối cảnh khác nhau. Tổng tập các văn bản của ông có thể chia thành một vài thể loại (Nuryatno, 2008: 35-37) như sau; thứ nhất, các văn bản do chính Freire viết; thứ hai, các văn bản do ông viết với sự cộng tác của những tác gia khác; thứ ba, các văn bản được viết bởi các học giả chỉ thảo luận về cuộc đời và tư tưởng của ông; thứ tư, các văn bản được viết để so sánh tư tưởng của ông với các vị học giả khác; và thứ năm, các văn bản được viết để minh chứng cho sức ảnh hưởng của Freire trong các bối cảnh xã hội nhất định, hoặc trong một nỗ lực áp dụng lý thuyết hay phương pháp luận của ông ở những bối cảnh xã hội khác nhau.

Freire “được coi như là một trong những nhà tư tưởng khai phóng quan trọng bậc nhất (nếu không nói là quan trọng nhất) của thế kỷ XX” (Peter Robert, 1999: 35). Người ta đã cảm nhận được sức ảnh hưởng của ông trong cộng đồng người Maori (tộc người bản xứ ở New Zealand) kể từ thập niên 1970, khi họ bắt đầu nhận ra được tình trạng bị áp bức và bị bóc lột của mình, rồi họ bắt đầu đặt ra những câu hỏi sâu sắc và rất hệ trọng về nền chính trị thống trị. Họ cảm nhận rằng Freire không chỉ mang lại cho họ một thứ ngôn ngữ để bày tỏ tiếng lòng của họ, mà còn cung cấp nhiều ý tưởng và chiến lược để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống khi họ nhận ra rằng họ đang là những người bị đô hộ ngay trên chính mảnh đất quê hương. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tộc người Maori với Freire không phải là theo đường tuyến tính, tức không phải theo nghĩa là các tác phẩm của Freire đã cung cấp một bản kế hoạch chi tiết cho sự khai phóng. Mà thay vào đó, họ chỉ tìm đến Freire sau khi đã tiến hành các cuộc kháng cự và đấu tranh. Hiện nay, các tác phẩm của Freire đã củng cố sự quyết tâm của họ và đem lại cho họ định hướng, sự khẳng định và mang lại tính chính danh [validity] cho hành động của họ.

Print Friendly and PDF

23.9.22

Vì sao Ngân hàng Trung ương Châu Âu muốn số hóa đồng euro

VÌ SAO NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU MUỐN SỐ HÓA ĐỒNG EURO

Tác giả: Marc-Olivier Strauss-Kahn

Tổng giám đốc danh dự Ngân hàng Pháp quốc (BDF)

[Bài viết này là tổng hợp một phân tích chuyên sâu được đăng trên variances.eu, tạp chí dành cho hội cựu sinh viên Trường ENSAE Paris. Để đọc bài viết gốc, xin nhấp vào đây.]

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến sẽ công bố, vào giữa năm 2021, một dự án về đồng euro kỹ thuật số, sẽ được hiện thực hóa từ nay trong 5 năm tới. Hoa Kỳ có thể theo sau, nhưng muộn hơn, với đồng “đô la kỹ thuật số” của họ. Dự án Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã làm tốn rất nhiều giấy mực. Nói một cách dễ hiểu: đồng euro kỹ thuật số này là gì, vì sao nó lại được ECB quan tâm và cách triển khai nó như thế nào?

Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương (MNBC) là gì?

Xin nhắc lại, duy chỉ các loại tiền vật chất – tiền xu và tiền giấy được gọi là tiền “tín dụng” (tức là được tín nhiệm), do một Nhà nước có chủ quyền phát hành và có mệnh giá hợp pháp trong một nước: các loại tiền đó không thể bị từ chối thanh toán ở nước đó. Cái gọi là “bút tệ” (được hình thành một phần từ tiền gửi ngân hàng) do các ngân hàng tạo ra, bị giám sát và được điều tiết, và có thể được chuyển nhượng qua các phương tiện điện tử. Hai hình thức tiền tệ này tiền tín dụng và bút tệ cùng thực thi ba chức năng của tiền tệ: đơn vị hạch toán, phương tiện thanh toán và dự trữ giá trị (miễn là lạm phát vẫn ở mức thấp).

Print Friendly and PDF

21.9.22

Sự gia tăng nghiên cứu về bất bình đẳng: Liệu mở rộng các lĩnh vực có giúp ngăn chặn bất công?

SỰ GIA TĂNG NGHIÊN CỨU VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG: LIỆU MỞ RỘNG CÁC LĨNH VỰC CÓ GIÚP NGĂN CHẶN BẤT CÔNG?

Chuyên môn sâu rộng và sự tham gia trực tiếp của những người bị ảnh hưởng sẽ giúp nghiên cứu về bất bình đẳng có ý nghĩa hơn.

Virginia Gewin

Sasha Henriques lo lắng rằng dữ liệu chỉ dẫn cho các nhà tư vấn di truyền không mang tính đại diện. Ảnh: Ekow Oliver

Vida Maralani bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu xem giáo dục trên thực tế có phải là tấm vé đến với sự tiến bộ kinh tế xã hội và giảm bất bình đẳng như cô được dạy hay không. Maralani, giám đốc lâm thời của Trung tâm Nghiên cứu Bất bình đẳng tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cho biết: “Tôi đã đánh giá một số chính sách xã hội tốn kém nhất mà chính phủ từng tài trợ để ngăn chặn tình trạng bỏ học.” Tuy nhiên, cô nhận thấy rằng các chính sách nhắm vào trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ bỏ học có hiệu quả hữu hạn. “Những đứa trẻ này không di chuyển ra khỏi khu xóm mình ở và mẹ chúng không có thêm nguồn lực nào so với trước đây,” cô nói. "Những bất lợi bao quanh cộng đồng của họ không thay đổi."

Print Friendly and PDF

19.9.22

Giới thiệu sách hay: Kinh tế Nhật Bản - Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973

Giới thiệu sách hay

KINH TẾ NHẬT BẢN - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KỲ 1955-1973[*]

Hà Dương Tường

Trong một bài viết mang nhan đề “4.000 ngày thay đổi Việt Nam” trên báo Tuổi Trẻ ngày 26.1.2020, tác giả Trần Văn Thọ đã cho đóng khung ở cuối bài nhận xét này:

Trong thời cận đại, những nước thành công trong việc rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước hầu như đều trải qua một giai đoạn tăng trưởng cao (trên dưới 10%) trong một thời gian dài. Điển hình là Nhật Bản 18 năm (1955 - 1973), Hàn Quốc 13 năm (1982 - 1995) và Trung Quốc gần 30 năm (1983 - 2011). Việt Nam chưa bao giờ có một giai đoạn phát triển cao như vậy.

Cuốn sách Kinh tế Nhật Bản - Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973 tập trung trình bày điển hình thứ nhất, “để cung cấp một tham khảo cho những bàn luận về mục tiêu năm 2045 của Việt Nam” (Lời nói đầu sách), “bàn luận” mà tác giả đã phác hoạ vài nét trong bài viết nói trên, đặt mục tiêu là “làm thay đổi Việt Nam, thay đổi diện mạo Việt Nam trên trường quốc tế và thay đổi hẳn cuộc sống của người Việt Nam cả chất và lượng” trong 4.000 ngày, từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2030, một mục tiêu theo ông là có thể thực hiện được, nếu có chiến lược, chính sách đúng đắn, kèm theo là những cải cách cần thiết. Vì “nếu có khát vọng trở thành đất nước giàu mạnh để thực hiện các cải cách cần thiết và các chính sách thích hợp” thì, theo ông, thập niên 2020 sẽ là giai đoạn tăng trưởng cao của Việt Nam, “kết quả có thể lớn hơn dự tưởng” khi các nguồn lực trong và ngoài nước được giải phóng, được tận dụng.

Print Friendly and PDF

17.9.22

Phẩm chất phải chăng là điều kiện cho sự hài hoà hoá thống kê châu Âu

PHẨM CHẤT PHẢI CHĂNG LÀ ĐIỀU KIỆN CHO SỰ HÀI HOÀ HOÁ THỐNG KÊ CHÂU ÂU[1]

Alain Desrosières

Alain Desrosières (1940-2013)

Các cuộc tranh luận gần đây giữa các nhà thống kê châu Âu về việc hài hoà hoá, tích hợp và phẩm chất các thống kê xã hội thường mang một màu sắc chuẩn tắc: nên tiến hành như thế nào? Đối với những chuyên gia có trách nhiệm xây dựng và hài hoà hoá khung thống kê châu Âu, cách nhìn này là điều bình thường. Tuy nhiên, bất lợi của nó là có xu hướng tẩy xoá những căng thẳng và mâu thuẫn cố hữu của một hoạt động khoa học, nhắm đến việc sản xuất những kiến thức, đồng thời lại có tính xã hội nhằm sản sinh một ngôn ngữ chung làm điểm tựa cho cuộc tranh luận xã hội. Đặc thù của thống kê công cộng (so với những vũ trụ khác như khoa học và hành chính) là nối kết chặt chẽ hai chiều kích này, mỗi chiều kích lấy chiều kích kia làm chỗ dựa. Tuy nhiên sẽ là phong phú khi phân biệt hai chiều kích này, về mặt phân tích và lịch sử, để kiến giải nhiều cuộc tranh luận về việc hài hoà hoá (các phương pháp và sản phẩm) hay về phẩm chất (theo quan điểm của nhà thống kê, hay của người sử dụng là “khách hàng”) các thống kê trên. Một cái khung kiến giải như vậy được đề xuất dưới đây, trước hết từ tiền thân của nó là hệ thống tài khoản quốc gia, rồi nhân những tranh luận gần đây về việc xây dựng và sử dụng các thống kê xã hội châu Âu, bằng cách xem xét những gì có thể chuyển vị từ trường hợp đầu sang trường hợp sau, với những hệ quả trên vấn đề phẩm chất của các sản phẩm thống kê.

Những thao tác đo lường kéo theo những đòi hỏi kĩ thuật đặc thù, so sánh được với những yêu cầu của khoa đo lường cổ điển trong các khoa học tự nhiên, được bổ sung, trong trường hợp của những đại lượng kinh tế và xã hội, bằng những quy tắc của phép tính xác suất, nếu các phép đo này được tiến hành trên các mẫu. Những đòi hỏi và quy tắc này hợp thành “phương pháp luận thống kê”, một thể những kĩ thuật được hình thức hoá, tự động hoá và giảng dạy trong các trường thống kê. Ngược lại, những cách sử dụng các phép đo trên kéo theo những đòi hỏi khác, về mặt ngữ nghĩa và thực tiễn, gắn liền với những mạng lập luận khoa học hay chính trị có dành chỗ cho các phép đo này. Một cách trình bày chuẩn tắc việc xây dựng một hệ thống thống kê xã hội nhấn mạnh một cách tự phát đến “sự hội tụ tất yếu” của hai kiểu đòi hỏi này, được trình bày là bổ sung cho nhau, vì tính đáng tin (xã hội) của các phép đo này chỉ có thể dựa trên việc triển khai một phương pháp luận tốt.

Tuy nhiên, trong thực hành chuyên nghiệp hằng ngày, các nhà thống kê thường vấp phải sự căng thẳng giữa hai đòi hỏi trên mà họ phải khéo léo kết hợp, cho dù những bài viết của họ có xu hướng tẩy xoá vấn đề, vì các công cụ và ngôn ngữ cần thiết để thể hiện vấn đề không được hình thức hoá và giảng dạy, và cũng vì họ ngại những hiểu lầm. Khi mở chiếc hộp Pandora này ra, liệu có nguy cơ làm suy yếu một thiết kế vốn đã là tốn kém mà tính chính đáng xã hội cần được tái khẳng định liên tục, đặc biệt trong những thời kì siết chặt ngân sách? Nhưng khi không hệ thống hoá việc trình bày các vấn đề này, vốn là những vấn đề bình thường và cố hữu của chính ngay bản chất của thông tin thống kê, sẽ có nguy cơ là ta phải xử lí lần lượt tuỳ theo từng trường hợp một, một cách ngây thơ và “tức thì” nhân những cuộc tranh cãi đặt lại vấn đề phép đo này hay phép đo khác: chỉ số giá cả, thất nghiệp, nghèo khó hay thâm hụt công cộng.

Print Friendly and PDF

15.9.22

Sống trong một thành phố “dữ liệu hoá”

SỐNG TRONG MỘT THÀNH PHỐ “DỮ LIỆU HÓA”

Các tác giả: Hallam Stevens[*]Manoj Harjani[**]

Tại Singapore, những công nghệ “thông minh” đa dạng đã được triển khai để chống lại đại dịch: nước thải bị giám sát, đã thiết lập một hệ thống thiết bị có khả năng phân tích hơi thở để dò tìm và phát hiện sự hiện hiện của virus… Mối nguy là những công nghệ này có khả năng thiết lập một cách bền vững một sự giám sát sinh học, đòi hỏi nam nữ cư dân phải thường xuyên tuân thủ những quy phạm về y tế công cộng.

Singapore là một “thành phố thông minh”, một thành phố thông minh và được liên kết dữ liệu. Những dữ liệu về số hành khách được sử dụng để giảm tải các xe buýt, các dự án mới về phát triển nhà ở của nhà nước được thiết kế với những cảm biến nhằm hỗ trợ người cao tuổi, và từ nay đang có nhiều dịch vụ công trực tuyến. Dịch Covid-19 chỉ đẩy nhanh hơn việc phát triển và tiếp nhận các công nghệ số. Năm 2020, Institute for Management Development (IMD) – Viện phát triển quản lý – đã đề cử Singapore là “thành phố thông minh nhất thế giới”.

Tất nhiên, Singapore không phải là thành phố duy nhất muốn biến đổi không gian đô thị của mình thành một trung tâm (hub) về dò tìm, giám sát và số hóa. Thành phố thông minh là một hiện tượng toàn cầu. Ngoài sự xuất hiện của Zurich và Helsinki trong danh sách do Viện phát triển quản lý (IMD) thiết lập, danh sách 50 thành phố hàng đầu còn bao gồm các thành phố ở Trung Đông, ở Mỹ, Úc và châu Âu. Người ta ước tính rằng việc “thông minh hóa” các thành phố lớn này sẽ làm cho cư dân của chúng giàu có và năng động hơn, đồng thời làm cho thương mại hiệu quả hơn và chính phủ đáp ứng nhanh chóng hơn.

Nhưng Singapore cho ta cơ hội quan sát một thành phố thông minh đang hoạt động mạnh mẽ. Thật vậy, quốc gia-thành phố này có mặt trong số những thành phố tiến xa nhất trên con đường này – đến độ nó được xem như là “một phòng thí nghiệm sống” về thử nghiệm các công nghệ và những chính sách riêng có của thành phố thông minh. Quả vậy, trên thành phố đảo này, ta có thể bắt đầu nhận biết một vài hiệu ứng mà thành phố thông minh có thể gây ra cho các cá nhân và cộng đồng.

Print Friendly and PDF

13.9.22

Các giải thưởng toán học có vấn đề về giới – liệu có sửa đổi được chăng?

CÁC GIẢI THƯỞNG TOÁN HỌC CÓ VẤN ĐỀ VỀ GIỚI – LIỆU CÓ SỬA ĐỔI ĐƯỢC CHĂNG?

Tỷ lệ đại diện nữ trong số các nhà toán học đang được cải thiện. Nhưng những giải thưởng danh giá nhất của lĩnh vực này vẫn hầu như chỉ dành cho nam giới.

Davide Castelvecchi

Huy chương Fields được trao tại Đại hội Quốc tế các Nhà toán học [International Congress of Mathematicians], diễn ra bốn năm một lần. Ảnh: Carl de Souza/AFP qua Getty

Vào tháng 7, có tới bốn nhà toán học trẻ triển vọng nhất thế giới sẽ nhận được Huy chương Fields, một trong những danh hiệu cao quý nhất trong ngành này. Nhưng giải thưởng, được trao bốn năm một lần, chỉ từng vinh danh một phụ nữ kể từ khi ra mắt vào năm 1936.

Ngay cả khi khoa toán của một số trường đại học đã dần trở nên đa dạng hơn – và khi phụ nữ giành được tỷ lệ tiến sĩ lớn hơn trong một lĩnh vực gần như do nam giới thống trị trước đây – các giải thưởng cao nhất về toán học vẫn hầu như chỉ thuộc về đàn ông.

Print Friendly and PDF

11.9.22

Thời đại thái cực 1914 (14): Những thập niên khủng hoảng

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 – 1991 (14)

THE AGE OF EXTREMES

Tác giả: Eric J. Hobsbawm; Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao

PTKT: Kể từ tháng 8.2021, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

Phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

Phần thứ ba

SỤP ĐỔ

Chương 14

NHỮNG THẬP NIÊN KHỦNG HOẢNG

“Hôm trước có người hỏi tôi về khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ, tôi đã trả lời đó là điều tôi ít quan tâm nhất. Ở NCR [tên tắt của tập đoàn National Cash Register, chú thích của ND] chúng tôi quan niệm chúng tôi là một công ti toàn cầu có khả năng cạnh tranh, việc chúng tôi đặt đại bản doanh ở Hoa Kỳ là ngẫu nhiên như vậy thôi”.

Jonathan SCHELL, N. Y. Newsday, 1993

“Ở một cấp độ cốt yếu, nạn thất nghiệp ồ ạt có thể dẫn tới kết quả là sự tha hóa từng bước của giới trẻ đối với xã hội, theo những cuộc điều tra đương thời, họ còn muốn có công ăn việc làm, dù khó tìm tới đâu, và còn hi vọng thăng tiến đàng hoàng. Nói rộng hơn, đáng lo ngại là trong thập niên tới đây, trong xã hội, không những “ta” sẽ dần dần tách khỏi “họ” (hai nhóm này, nói một cách giản lược, là khối người lao động và giới quản lí), mà các nhóm trong khối đa số cũng sẽ chia năm xẻ bảy, giới trẻ và những người lao động ít được bảo hộ đối lập với khối những người lao động có kinh nghiệm và được bảo hộ.

Tổng thư kí OECD, Investing, 1983, tr. 15)

 

I

 

Lịch sử hai thập niên bắt đầu từ năm 1973 là lịch sử của một thế giới đã mất đi mọi quy chiếu, chìm ngập trong khủng hoảng và mất ổn định. Song phải đợi đến những năm 1980 mới thấy rõ là nền móng của Thời đại Hoàng kim đã rệu rã không phương cứu vãn. Thật vậy, tại các khu vực không cộng sản của thế giới phát triển, tính chất toàn cầu của cuộc khủng hoảng chỉ được thừa nhận, và tất nhiên chấp nhận, sau khi Liên Xô và khu vực “chủ nghĩa xã hội hiện tồn” ở châu Âu sụp đổ. Trong nhiều năm trời, các rối loạn kinh tế chỉ được coi là “suy thoái”. Hai chữ “khủng hoảng” gợi nhớ Thời đại Tai họa đã trở thành một điều cấm kỵ, sau một nửa thế kỷ sự “húy kỵ” ấy vẫn chưa hoàn toàn giải tỏa. Người ta không dám nói tới khủng hoảng, dường như sợ lời nói sẽ thành sự thật, mặc dầu vẫn phải thừa nhận rằng “tình trạng suy thoái” những năm 1980 là trở lực nghiêm trọng nhất từ 50 năm nay” – với công thức này, người ta tránh gọi tên những năm 1930. Cái nền văn minh đã nâng cấp xảo thuật ngôn ngữ của ngành quảng cáo thành một nguyên lí cơ bản về kinh tế, chính nó đã sa vào cạm bẫy của chính mình. Mãi tới đầu thập kỉ 1990, người ta mới bắt đầu – thí dụ như ở Phần Lan – thừa nhận rằng thực ra những rối loạn kinh tế hiện thời còn nặng nề hơn cả thời 1930.

Print Friendly and PDF

9.9.22

Nhiệt Động Học: từ máy hơi nước đến vũ trụ


NHIỆT ĐỘNG HỌC: TỪ MÁY HƠI NƯỚC ĐẾN VŨ TRỤ

Trương Văn Tân

If you cannot measure it, then it is not science.

William Thomson

Nơi nào có nhiệt thì nơi đó bị chi phối bởi các quy luật nhiệt động học. Nhiệt hiện hữu trong vũ trụ. Nên nhiệt động học là bộ môn vật lý có tầm mức vũ trụ. Nếu có người hành tinh ngoài kia thì có lẽ họ cũng tuân theo quy luật giống chúng ta trên quả đất. Nhiệt động học khởi nguyên 200 năm trước từ sự quan sát của Carnot về máy hơi nước. Công trình của Carnot được nối tiếp bởi các nhà khoa học khác trong đó có Clausius và Thomson đưa đến định luật thứ nhất nói về sự bảo toàn năng lượng và định luật thứ hai về entropy. Theo dòng thời gian, định luật thứ hai mang nhiều định nghĩa khác nhau, từ hiệu suất của máy hơi nước, hướng di chuyển của dòng nhiệt đến việc gia tăng liên tục entropy của vũ trụ. Boltzmann sử dụng thống kê học để định lượng entropy. Vật lý gặp thống kê như cá gặp nước. Đầu thế kỷ 20, Shannon triển khai khái niệm entropy mang sắc thái thống kê vào “thông tin học” dùng hệ thống nhị nguyên 0/1 để số hóa tất cả mọi thông tin tạo nên cuộc “cách mạng số hóa” ngày nay với internet và vi tính. Nhiệt động học có tác động lớn vào khoa học kỹ thuật cũng như văn hóa chính trị của xã hội loài người. Chúng ta hãy ngược dòng thời gian trở về 200 năm trước tìm hiểu những công trình nghiên cứu và tư duy suy luận của các thiên tài vật lý đã sáng tạo nên bộ môn “nhiệt động học”.

* * *

1. Mở đầu

Sovereign Hill là tên của một nơi tham quan du lịch ở thị trấn Ballarat cách thành phố Melbourne (Úc) 100 km về phía tây bắc. Ballarat và các vùng phụ cận đã từng là nơi hấp dẫn dân tứ xứ đổ xô về tìm vàng. Nơi đây thị trấn thiết lập một địa điểm mô phỏng vùng cư trú của lưu dân khắp nơi trên thế giới đến khu vực Ballarat đào mỏ vàng vào thế kỷ 19. Khi bước vào đó du khách sẽ có cảm giác trở về vài trăm năm trước với những con phố thời lập quốc của Úc, gần đó là một dòng nước nhỏ du khách có thể bới cát tìm những hạt vàng nhỏ li ti. Xa xa trên đồi người ta dựng lên một tòa nhà bên trong chứa một cỗ máy đãi vàng to lớn được vận hành bằng hơi nước có lịch sử gần 150 năm. Cỗ máy vẫn còn vận hành cho đến ngày hôm nay cho mục đích hấp dẫn du khách. Những đầu máy xe lửa chạy bằng than lấy hơi nước làm động lực vẫn được dùng cho đến thập niên 60 thế kỷ trước.

Trước khi máy hơi nước ra đời vào thế kỷ 18, con người vẫn tiếp tục sống trên tàn dư của xã hội ảm đạm thời trung cổ. Con người có tuổi thọ ngắn ngủi, nhiều bệnh tật lại nghèo khó. Tầng lớp thứ dân kiếm sống hằng ngày bằng cơ bắp của mình hay bằng sức lực của các loài động vật đã được thuần hóa. Tầng lớp quý tộc sung túc hơn nhưng sống trên sức lao động của giai cấp thứ dân. Việc phát minh đầu máy hơi nước tại Anh đã làm thay đổi bộ mặt xã hội nước Anh cũng như toàn thế giới. Người ta không còn sử dụng cơ bắp của chính mình hay các loài động vật. Cuộc sống con người trở nên thoải mái, hạnh phúc, giàu có hơn. Phú quý sinh lễ nghĩa. Xã hội phương Tây dần dần rũ bỏ lớp áo cổ lỗ thời trung cổ, tiến lên cuộc sống văn minh nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Người Anh bắt đầu làm đầu máy hơi nước cho xe lửa, tàu thuyền và đồng thời tiếp sức vào quá trình canh tân sản xuất của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Sự di chuyển và chuyên chở đường bộ bằng cơ bắp của con người và loài vật được thay thế bằng hơi nước trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Những chiến thuyền phương Tây chạy máy hơi nước mang súng thần công cũng nhanh chóng xuất hiện ở trời Đông.

Năm 1858, pháo hạm Pháp bắn phá Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến thuộc địa hóa Việt Nam gần 100 năm. Cùng trong một thời kỳ, những chiếc tàu đen (kuroi fune) phương Tây lai vãng theo bờ biển Nhật Bản. Năm 1853, khi chiến hạm Mỹ của Đề đốc Perry ngang nhiên cặp bến Uraga gần Edo (Tokyo ngày nay), tầng lớp cai trị thuộc giai cấp võ sĩ (samurai) Nhật Bản rúng động. Nước Anh trở thành Đế quốc Đại Anh nơi mà “mặt trời không bao giờ lặn” uy danh lừng lẫy với những chiến hạm hiện diện khắp toàn cầu.

Quả thật, đầu máy hơi nước vô hình trung đã tạo ra một cuộc cách mạng xã hội và công nghiệp chưa từng thấy trong xã hội loài người. Chúng đã sâu xa biến đổi phương thức sinh hoạt của con người cũng như đã thay đổi toàn diện trật tự thế giới. Những biến đổi long trời lở đất từ đầu máy hơi nước thật ra chỉ là kết quả bề mặt của bộ môn khoa học có tên là “Nhiệt động học” (Thermodynamics). Sự thành hình của nhiệt động học kéo dài qua hai thế kỷ. Trong quá trình này nhiều thiên tài khoa học đã xuất hiện và đóng góp vào kho tàng tri thức khoa học của loài người. Đây là môn học thuộc phạm trù vật lý chú trọng vào sự tương quan của bốn khái niệm: năng lượng, entropy, nhiệt độ và áp suất. Entropy không phải là một từ phổ biến trong đời thường, nhưng cũng như ba khái niệm còn lại nó hiện hữu trong sinh hoạt hằng ngày mà ta không hề hay biết.

Khởi nguyên của “Nhiệt động học” là cỗ máy hơi nước khiêm tốn. Nói đơn giản, người ta đun nước và cho hơi nước vào một ống xi-lanh chứa piston. Hơi nước đẩy piston tạo ra lực đẩy, rồi sau đó sẽ ngưng tụ thành nước khiến piston trở lại vị trí ban đầu. Hơi nước lại ùa vào lặp lại quá trình đưa piston lên xuống tạo ra những lực đẩy liên tục thay thế cơ bắp con người và động vật làm “công” việc (work). Hãy tưởng tượng một thí nghiệm dùng cái lon nhôm nước ngọt đã bỏ. Ta cho vào lon một lượng nhỏ nước, bịt thật kín cái lon rồi đun nước trong lon để tất cả biến thành hơi nước. Bất thần ta cho cái lon vào một thùng nước lạnh. Hơi nước bên trong sẽ ngưng tụ thành nước tạo ra khoảng chân không khiến cho lon bẹp rúm lại giống như ta dùng búa đập vào lon. Tác dụng đập búa là do cơ bắp con người. Tác dụng của phình hơi nước và ngưng tụ nước trong cái lon, nguyên tắc của máy hơi nước, cho ra một “công” tương đương với tác động “đập búa”.

Người Anh là một dân tộc có tinh thần thực tiễn. Từ xưa họ đã giỏi về công nghệ (engineering). Năm 1769, khi châu Á còn “ngựa xe như nước” thì James Watt, người Tô Cách Lan (Scotland), đem nước Anh vào thời đại cơ khí hóa qua việc hoàn thiện đầu máy hơi nước tiên tiến nhất đương thời và cách mạng hóa các phương tiện giao thông, khai khẩn khoáng sản. Đó cũng là đầu máy mà người viết được chiêm ngưỡng trong những lần viếng thăm đồi Sovereign Hill (Hình 1).

Hình 1: Máy hơi nước James Watt có ống xi-lanh chứa piston (bên trái) tạo ra công làm chuyển động bánh xe (bên phải). (Nguồn: Wikipedia)
Print Friendly and PDF