31.3.22

Phê bình lý lẽ theo chủ trương giảm tăng trưởng

PHÊ BÌNH LÝ LẼ CỦA CHỦ TRƯƠNG GIẢM TĂNG TRƯỞNG

Tác giả Eric Chaney | đăng ngày 14/01/2022 | Changement climatiqueMacroéconomie | 3 

Bài viết này là một phiên bản đã được biên tập và cập nhật của bài báo đã được Telos đăng ngày 20 tháng 9 năm 2021.

Năm 1972, báo cáo Meadows ủng hộ mức tăng trưởng bằng 0 để ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, dẫn đến một thảm họa cho nhân loại. Khi tích hợp tăng trưởng kinh tế và sử dụng nguyên liệu thô vào cùng một mô hình, nhóm nghiên cứu của Club de Rome [Câu lạc bộ Roma] đã đưa ra một phiên bản hiện đại về sự mâu thuẫn giữa tăng trưởng theo cấp số nhân và tính hữu hạn của tài nguyên, vốn đã được Thomas Malthus ghi nhận vào năm 1798. Mặc dù các kết luận thảm khốc của báo cáo Meadows không đạt được mục tiêu cảnh báo, nhưng trường phái tư tưởng theo Malthus vẫn tồn tại. Trường phái này được tìm thấy ở những người chủ trương “giảm tăng trưởng”, được coi là giải pháp thay thế đáng tin duy nhất cho một sự điều tiết kinh tế toàn cầu, vốn được coi là không có khả năng ngăn chặn những thảm họa sinh thái trong tương lai. Tuy được thừa hưởng những phân tích mang tính công nghệ, kinh tế và xã hội, trường phái giảm tăng trưởng vẫn có những khiếm khuyết tương tự như báo cáo Meadows: một sự đánh giá vô cùng thấp về động thái, độ nhạy cảm đối với những biến động của các giá tương đối và khả năng đổi mới của các nền kinh tế thị trường. Và, khi đối mặt với nhu cầu cấp thiết phải giảm mạnh lượng phát thải khí nhà kính (GHG) trên thế giới, và thậm chí đảo ngược lượng phát thải đó theo thời gian ở các nước công nghiệp phát triển, thì các đề xuất giảm tăng trưởng không đáng tin trong khuôn khổ các nền dân chủ tự do. Khi đánh giá thấp, thậm chí phủ nhận vai trò của đổi mới, bằng cách bỏ qua quá trình phi vật thể hóa các nền kinh tế hiện đại, đã được khởi xướng từ hai mươi năm qua, các đề xuất giảm tăng trưởng đó làm xói mòn cơ hội thành công trong việc làm giảm mức phát thải, mà không làm giảm mức sống.

Print Friendly and PDF

30.3.22

Sự ra đời của nền sinh thái chiến tranh

SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN SINH THÁI CHIẾN TRANH

Cuộc xâm lược Ukraine đã mở ra một ma trận chiến lược và chính trị mới cho những năm Hai mươi.

Để các chính sách khí hậu đáp ứng được lịch sử, nền sinh thái chiến tranh phải trở thành chính sách xã hội.

Pierre Charbonnier[*]

Sự sững sờ của những ngày đầu tiên đang được tiếp nối, như mọi khi, bởi sự kinh hoàng bình thường của các cuộc oanh tạc và những người tị nạn chiến tranh. Tiếp theo thời gian cuồng loạn của các cuộc tấn công đầu tiên sẽ là thời gian, yếu ớt hơn và ít ngoạn mục hơn, của các cuộc đàm phán và thỏa hiệp. Như nhiều người dự đoán, hòa bình hứa hẹn sẽ cay đắng đối với Ukraine, vì các điều kiện mà chế độ Nga đặt ra để ngừng bắn và có một thỏa thuận là rất nghiêm ngặt, và sự cam kết quân sự của châu Âu và Mỹ cũng không chắc chắn.

Immanuel Kant (1724-1824)
Pierre Charbonnier (1983-)

Tuy nhiên, giữa những bất ổn do chiến tranh gây ra, việc mở đầu cuộc xung đột công khai ở sườn phía Tây của Vladimir Putin đã bộc lộ một đường đứt gãy không thể tránh khỏi.

Để đáp lại hành động xâm lược lãnh thổ và quân sự của Nga, vốn chỉ có thể gợi lên trong ý thức phương Tây còn mang dấu ấn của chủ nghĩa hòa bình theo Kant và của ý tưởng về sự lỗi thời có tính lịch sử của chiến tranh như là dấu hiệu của sự lạc hậu, châu Âu và Hoa Kỳ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Ban đầu có chọn lọc, nhắm vào các “nhà tài phiệt” nổi tiếng của Nga và các cơ cấu quyền lực của Điện Kremlin, sau đó các biện pháp này đã được mở rộng ra toàn bộ cơ cấu kinh tế và tài chính của Nga, có nguy cơ làm suy yếu người dân hơn là chính phủ của họ. Trong bối cảnh mà khả năng răn đe hạt nhân nhận được trở lại một sự thích đáng nhất định và ngăn chn việc gửi quân, chúng ta đang chứng kiến ​​một cuộc chiến tranh bất đối xứng, trong đó các phương tiện được hai phe đối lập đầu tư là hoàn toàn không đồng nhất. Đáp lại các cuộc bắn phá và gửi quân, chiến lược quân sự và việc chiếm đóng lãnh thổ trực tiếp trong không gian tiếp giáp của cuộc đối đầu thực tế, là sự tổ chức có phối hợp để tách Nga khỏi hệ thống thương mại và tài chính quốc tế.

Print Friendly and PDF

29.3.22

Chiến tranh ở Ukraine: Đối mặt với các lệnh trừng phạt, liệu Trung Quốc có thể tiếp tục gắn kết với Nga?

CHIẾN TRANH Ở UKRAINE: ĐỐI MẶT VỚI CÁC LỆNH TRỪNG PHẠT, LIỆU TRUNG QUỐC CÓ THỂ TIẾP TỤC GẮN KẾT VỚI NGA?

Pierre-Antoine Donnet

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: Lowy institute)

Trong khi cách đây không lâu, giới chức trách Trung Quốc dường như ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin, thì giờ đây Trung Quốc có vẻ như đang dần giữ khoảng cách với Nga trong cuộc chiến với Ukraine. Bắc Kinh không thể không nhận ra nguy cơ, đến lượt họ, trở thành mục tiêu của các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính, có tiềm năng tàn phá đối với nền kinh tế của họ.

Dấu hiệu mới đây không thể nhầm lẫn, tập đoàn hóa dầu khổng lồ Sinopec Group thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, vào hôm thứ sáu ngày 25 tháng 3, đã thông báo đình chỉ các cuộc đàm phán với đối tác Nga về một khoản đầu tư quan trọng cũng như về việc thành lập một liên doanh ở Nga trong lĩnh vực khí đốt. Khoản đầu tư đó trị giá 500 triệu US$ cho việc xây dựng một nhà máy hóa chất. Tuyên bố này của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu châu Á có vẻ như là hệ quả của việc giới lãnh đạo Trung Quốc lo ngại sẽ trở thành mục tiêu trừng phạt tiếp theo của phương Tây nếu Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Moscow.

Về mặt chính thức, chính phủ Trung Quốc tiếp tục tuyên bố phản đối mọi ý tưởng trừng phạt [Nga] và tuyên bố Trung Quốc sẽ tiếp tục giao dịch về kinh tế và thương mại với Nga, đồng thời từ chối lên án cuộc xâm lược của quân đội Nga ở Ukraine. Thậm chí gần đây, Bắc Kinh còn bày tỏ sự phản đối đối với việc loại Nga khỏi nhóm G20 theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

Nhưng đằng sau diễn ngôn chính thức đó, có vẻ như ngày càng rõ là có một cuộc tranh luận trong nội bộ giới nắm quyền ở Trung Quốc về việc cần tiến hành phân tích ở cấp cao nhất và rút ra những bài học từ hậu quả của cuộc xâm lược Ukraine. Thực vậy, Bắc Kinh giờ đây đang lo ngại việc các công ty Trung Quốc sẽ trở thành nạn nhân của các lệnh trừng phạt mà phương Tây cho biết họ sẵn sàng áp đặt lên Trung Quốc nếu nước này tiếp tục công khai ủng hộ Tổng thống Nga.

Print Friendly and PDF

28.3.22

Ukraine: TotalEnergies sẽ ngừng mua dầu Nga từ nay đến cuối năm 2022

UKRAINE: TOTALENERGIES SẼ NGỪNG MUA DẦU NGA TỪ NAY ĐẾN CUỐI NĂM 2022

Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Pháp đã làm rõ lập trường của họ bằng cách từ bỏ gia hạn hoặc ký kết các hợp đồng dầu hỏa mới xuất xứ từ Nga.

The HuffPost thực hiện cùng với AFP

Ảnh: GONZALO FUENTES VIA REUTERS. TotalEnergies cho biết họ đang tìm các nguồn cung thay thế khác, sau khi thông báo sẽ ngừng mua dầu của Nga từ nay đến cuối năm.

CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE - Đôi khi bị chỉ trích vì vẫn ở lại hoạt động tại Nga, TotalEnergies đã có động thái tránh xa một chút với đất nước chiến lược này, bằng cách thông báo sẽ ngừng mua dầu hoặc các sản phẩm dầu của Nga, muộn nhất là vào cuối năm nay.

Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Pháp đã giải thích, vào hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 3, trong một thông cáo báo chí, về “các biện pháp bổ sung” trước “cuộc xung đột ngày càng tồi tệ” ở Ukraine, gần một tháng sau cuộc xâm lược của Nga.

“TotalEnergies đơn phương quyết định không ký kết hoặc gia hạn các hợp đồng mua dầu và các sản phẩm dầu của Nga, tiến đến ngừng mọi giao dịch mua dầu hoặc sản phẩm dầu của Nga, càng sớm càng tốt và chậm nhất vào cuối năm 2022,” theo tuyên bố của tập đoàn.

Print Friendly and PDF

27.3.22

Làm thế nào mà việc điều tra dân số Hoa Kỳ lại cho ra đời công ty xử lý dữ liệu đầu tiên cách đây 125 năm – và khởi động ngành công nghiệp máy tính của Mỹ

LÀM THẾ NÀO MÀ VIỆC ĐIỀU TRA DÂN SỐ HOA KỲ LẠI CHO RA ĐỜI CÔNG TY XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐẦU TIÊN CÁCH ĐÂY 125 NĂM – VÀ KHỞI ĐỘNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÁY TÍNH CỦA MỸ

Ngày 1 tháng 12 năm 2021, 1 giờ 36 phút chiều giờ GMT

David Lindsay Roberts

Chiếc máy điện cơ được dùng trong cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1890 này là hệ thống xử lý dữ liệu tự động đầu tiên. Niall Kennedy/Flickr, CC BY-NC

Hiến pháp Hoa Kỳ yêu cầu phải tiến hành tính tổng điều tra dân số vào đầu mỗi thập kỷ.

Cuộc điều tra dân số này vốn mang ý nghĩa chính trị và sẽ vẫn tiếp tục như thế. Điều này thể hiện rõ qua những tranh cãi trong thời gian chuẩn bị cho cuộc điều tra dân số năm 2020.

Tuy nhiên, không nhiều người biết đến tầm quan trọng của cuộc tổng điều tra dân số trong việc phát triển ngành công nghiệp máy tính của Hoa Kỳ, một câu chuyện tôi có kể trong cuốn sách của mình, “Cộng hoà số: Những câu chuyện bất ngờ của các nhà toán học Mỹ xuyên suốt lịch sử” [Republic of Numbers: Unexpected Stories of Mathematical Americans through History]. Trong đó bao gồm việc thành lập công ty xử lý dữ liệu tự động đầu tiên, Công ty Máy lập bảng biểu, cách đây 125 năm vào ngày 3 tháng 12 năm 1896.

Print Friendly and PDF

“Novaya Gazetta” muốn bán đấu giá giải thưởng Nobel Hòa bình của ông để giúp Ukraine

“NOVAYA GAZETA” MUỐN BÁN ĐẤU GIÁ GIẢI THƯỞNG NOBEL HÒA BÌNH CỦA ÔNG ĐỂ GIÚP UKRAINE

Tổng biên tập báo Dmitry Muratov cho biết số tiền quyên góp được từ giải thưởng Nobel của ông sẽ được dành cho quỹ vì người tị nạn Ukraine.

The HuffPost thực hiện cùng với AFP

ẢNH: PER OLE HAGEN VIA GETTY IMAGES. Dmitry Muratov, vào ngày 10 tháng 12 năm 2021 tại Oslo, tại buổi lễ trao Giải Nobel Hòa bình, cùng với nhà báo Maria Ressa vì những nỗ lực đấu tranh của họ vì lợi ích của quyền tự do ngôn luận.

CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE - Một món quà dành cho người dân Ukraine. Trên trang web của ông, tổng biên tập tờ báo Nga Novaya Gazeta vào hôm 22 tháng 3 đã thông báo ông sẽ tặng huy chương Giải Nobel Hòa bình nhận được vào năm 2021.

Dmitry Muratov, nhà lãnh đạo tờ báo đối lập, đã quyết định trao lại giải thưởng của ông, một cách tượng trưng, cho những người tị nạn từ đất nước đang có chiến tranh với Nga, nhằm quyên góp nhiều tiền nhất có thể cho Quỹ vì người tị nạn. Trên trang web của tờ báo, ông đã kêu gọi, bằng tiếng Nga, các nhà đấu giá lớn, để một trong số các nhà đấu giá đó, có thể chào bán giải thưởng Nobel trong một cuộc đấu giá trong tương lai.

Như Franceinfo nhớ lại, vào tháng 10 năm ngoái, nhà báo Dmitry Muratov đã tuyên bố ông sẽ không sử dụng “một xu” trong số tiền thưởng kèm theo giải Nobel Hòa bình của ông, và số tiền đó sẽ được quyên góp cho nhiều quỹ, cũng như cho các “phương tiện truyền thông độc lập và tự chủ” khác, đấu tranh vì quyền tự do ngôn luận.

Một ngày sau ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraine, tờ Novaya Gazeta đặc biệt nổi bật trên làng báo Nga khi cho đăng, một cách rõ ràng trên trang nhất, thông điệp phản chiến: “NGA. PHÁO KÍCH. UKRAINE”.

Print Friendly and PDF

26.3.22

Trygve Haavelmo (1911-1999)

HAAVELMO Trygve (1911-1999)

Trygve Haavelmo (1911-1999)
Ragnar Frisch (1895-1973)

Tryggve Haavelmo sinh tại Skedsmo, Na Uy, năm 1911. Sau khi tốt nghiệp đại học Oslo năm 1933, ông trở thành người phụ tá của Ragnar Frisch (Nobel 1969) tại Viện kinh tế. Trong thời gian chiến tranh ông ở Hoa Kì, tốt nghiệp tiến sĩ đại học Harvard năm 1941 và cùng năm đó cùng với Marschak lập một xêmina kinh trắc học ở New York. Ông quan hệ chặt với ủy ban Cowles kể từ 1943 khi Marschak lãnh đạo ủy ban này và trở thành thành viên của ủy ban kể từ năm 1946. Trở về Na Uy năm 1947, ông là giáo sư đại học Oslo năm 1948. Chủ tịch Hội kinh trắc năm 1957, ông về hưu năm 1979 trước khi được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1989.

Print Friendly and PDF

Nga đang sử dụng sở hữu trí tuệ như một chiến thuật chiến tranh như thế nào

NGA ĐANG SỬ DỤNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHƯ MỘT CHIẾN THUẬT CHIẾN TRANH NHƯ THẾ NÀO

Đăng ngày 18 tháng 3 năm 2022, 7 giờ 23 phút sáng giờ EDT

ApostolisBril / Shutterstock

Là một phần của cuộc tấn công trí mạng nhằm vào Ukraine, Nga đã thực hiện một bước đi hiếm thấy là sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ như một chiến thuật chiến tranh. Vào đầu tháng 3, chính phủ Nga đã ban hành một nghị định nói rằng các công ty Nga không còn nghĩa vụ phải đền bù cho chủ sở hữu của các bằng sáng chế, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ và kiểu dáng công nghiệp đến từ các quốc gia “không thân thiện”. Đây là những quốc gia phương Tây đã ban hành các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, bao gồm cả Anh và Mỹ.

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Nga có thể sử dụng sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như các phát minh có bằng sáng chế hay các thiết kế thời trang, mà không cần phải trả tiền hay phải tìm kiếm sự đồng thuận từ những người chủ sở hữu của các quyền [sở hữu trí tuệ] đó. Những công ty chịu ảnh hưởng không thể buộc những kẻ bắt chước người Nga tôn trọng các bằng sáng chế và các thiết kế của họ.

Việc này hợp pháp hóa một cách hiệu quả chuyện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở một quốc gia vốn được biết đến là không có khả năng bảo vệ thỏa đáng các tài sản vô hình. Năm ngoái, Nga đã bị chính phủ Mỹ đưa vào “danh sách theo dõi ưu tiên” liên quan đến các quốc gia không bảo vệ các tài sản trí tuệ của Mỹ một cách thích đáng.

Bước đi của Vladimir Putin rõ ràng là một phản ứng trước các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây và trước việc đình chỉ các đặc quyền thương mại của Nga. Đây cũng là lời đáp trả cho việc nhiều công ty đa quốc gia quyết định ngừng kinh doanh với các công ty Nga.

Các biện pháp trừng phạt và những sự tẩy chay đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế Nga đến mức quốc gia này hiện đang trên bờ vực phá sản với lãi suất tăng gấp đôi. Thị trường chứng khoán vẫn đang đóng cửa trong nhiều tuần và đồng rúp đã rớt giá thảm hại.

Print Friendly and PDF

25.3.22

Bọn trẻ có đúng không trong hoạt động vì khí hậu?

BỌN TRẺ CÓ ĐÚNG KHÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG VÌ KHÍ HẬU?

Tác giả: DARON ACEMOGLU

Các nhà hoạt động trẻ dẫn đầu các cuộc đình công ở trường học và các cuộc biểu tình lớn trên khắp thế giới đã mang lại hiệu quả cao trong việc gióng lên hồi chuông cảnh báo về biến đổi khí hậu. Nhưng nếu phong trào không muốn chỉ đơn thuần là một ánh chớp nhoáng như ngọn lửa rơm, thì cần phải áp dụng các mục tiêu chính sách thực tế mà công chúng rộng rãi hơn có thể ủng hộ.

CAMBRIDGE - Sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong khí quyển đã khiến nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu tăng gần 1°C trong thế kỷ qua. Cộng đồng khoa học không nghi ngờ gì rằng những thay đổi này là hệ quả trực tiếp từ hoạt động của con người. Tuy nhiên, dường như ngày càng không có khả năng chúng ta có thể giảm phát thải khí nhà kính đủ để ngăn chặn và sau đó đảo ngược sự nóng lên toàn cầu.

Những cái giá phải trả cho thất bại này - mực nước biển dâng cao, dân chúng di dời hàng loạt, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm mới - được cho là sẽ rất thảm khốc, ngay cả khi không tính đến những “rủi ro đuôi”[1] thực sự là tai họa mà Martin Weitzman quá cố của Đại học Harvard đã xác định. Và phần lớn cái giá phải trả sẽ do giới trẻ ngày nay gánh chịu.

Print Friendly and PDF

Ukraine, cái giá của thời gian

UKRAINE, CÁI GIÁ CỦA THỜI GIAN

André Markowicz[1]

Văn bản này đã được công bố trên trang Facebook công khai của André Markowicz.

Cuộc xâm lược Ukraine khiến chúng ta rơi vào một mối quan hệ mới với thời gian. Một mặt, thời gian ngắn, khi mà hàng trăm sinh mạng bị tan nát; mặt khác, thời gian dài sẽ chứng kiến ​​sự sụp đổ của chế độ Putin. Giữa hai khoảng thời gian này – ta phải đứng vững.

Chỉ với một vài từ, nhà thơ và dịch giả André Markowicz diễn tả sự căng thẳng này xác định chân trời của chúng ta ngày nay.

Một chiếc xe tăng bị phá hủy được nhìn thấy sau trận chiến giữa các lực lượng Ukraine và Nga trên con đường chính gần Brovary, phía bắc Kyiv, Ukraine, Thứ Năm, ngày 10 tháng 3 năm 2022. (Ảnh AP / Felipe Dana) / XFD101 / 22069509170385 // 2203101905

Cần có thời gian. Thời gian hôm nay ở Mariupol có nghĩa là ít nhất 1.200 người chết (có thể nhiều hơn nữa), không thể chôn cất người dân (những người, nếu được, sẽ được chôn trong các mồ tập thể), có hơn 200.000 cư dân, không nước, không điện, sắp không có thức ăn (chưa), mọi người sống (cố gắng sống, không, sống) trong các căn hầm, và khi các cuộc tấn công trực diện đã thất bại, và chúng sẽ thất bại, chúng ta đang ở trong tình trạng mà tôi đã nêu, sự tàn phá có hệ thống của các thành phố, đặc biệt, như ở Aleppo, các cuộc dội bom vào bệnh viện, trường học, tức là rõ ràng vào phụ nữ và trẻ em, để nghiền nát mọi người, để tinh thần của họ bị tàn phá. Đó là những gì đã xảy ra ở Grozny: một thành phố hoàn toàn bị san bằng, tâm thần người dân bị tổn thương, với một cuộc sống khốn cùng, và sau đó một quyền lực “địa phương” được xây dựng (trong khoảng thời gian vài năm nữa, sẽ rơi vào tay của Kadyrov[2]).

Print Friendly and PDF

24.3.22

Ba luận thuyết về bản chất của toán học (M. Black, 1933)

TÓM LƯỢC BA LUẬN THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CỦA TOÁN HỌC (1933)

Tác giả: Max Black*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Max Black (1909-1988)

Trước khi trình bày chi tiết về ba trường phái chính trong triết lý toán học, bắt đầu bằng một mô tả ngắn gọn về những đặc trưng tổng quát của cả ba luận thuyết mà chúng ta sẽ quan tâm, và tương quan giữa chúng với nhau[1], có thể sẽ hướng dẫn người đọc không quen thuộc với chủ đề này theo dõi dễ dàng hơn.

Ba trường phái tư tưởng được lựa chọn vì tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của chúng thường được phân biệt với các tên là Lô-gic Luận (Logistic), Hình Thức Luận (Formalistic), và Trực Giác Luận (Intuitionist)[2], với các nhà diễn giải đương thời nổi tiếng nhất của chúng là Bertrand Russell*, David Hilbert* và Luitzen Brouwer*, kể theo thứ tự. Các học thuyết của họ khác nhau nhiều, về phương pháp tiếp cận vấn đề cũng như trong những kết luận.

Print Friendly and PDF

Từ rất lâu trước khi tiếng súng nổ, đã có một cuộc tranh giành quyền lực về ngôn ngữ ở Ukraine

TỪ RẤT LÂU TRƯỚC KHI TIẾNG SÚNG NỔ, ĐÃ CÓ MỘT CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC VỀ NGÔN NGỮ Ở UKRAINE

Tác giả: Phillip M. Carter

Một phụ nữ cầm biểu ngữ có dòng chữ ‘ngôn ngữ là vũ khí’ được viết bằng tiếng Ukraine trong cuộc biểu tình phản đối dự luật năm 2020 mở rộng việc sử dụng tiếng Nga trong giáo dục công lập ở Ukraine. Ảnh: Evgen Kotenko / Ukrinform / Future Publishing via Getty Images

Việc Nga xâm lược Ukraine có liên quan gì đến ngôn ngữ?

Nếu bạn hỏi nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, câu trả lời là các chính sách của chính phủ Ukraine thúc đẩy việc sử dụng tiếng Ukraine là bằng chứng về “tội ác diệt chủng” đối với người dân tộc Nga ở miền đông nói tiếng Nga, và do đó cung cấp một phần lý do cho cuộc xâm lược.

Ta hãy để việc tuyên truyền như vậy sang một bên, có một thứ khác liên kết chiến tranh với ngôn ngữ: đó là quyền lực.

Từ rất lâu trước khi tiếng súng nổ, đã có một cuộc tranh giành quyền lực về ngôn ngữ trong khu vực - cụ thể là tiếng Ukraine có phải là một ngôn ngữ hay không. Cả những nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp lẫn những người Ukraine đều không gặp vấn đề gì khi nghĩ rằng tiếng Ukraine là một ngôn ngữ riêng biệt - nó có thể khác với tiếng Nga cũng như tiếng Tây Ban Nha khác với tiếng Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga từ lâu đã tìm cách phân loại nó như một phương ngữ của tiếng Nga.

Print Friendly and PDF

23.3.22

Covid-19 đã làm trầm trọng thêm rất nhiều bất bình đẳng xã hội như thế nào

Hồ sơ: Tại sao những bất bình đẳng xã hội gia tăng trong thế kỷ XXI?

COVID-19 ĐÃ LÀM TRẦM TRỌNG THÊM RẤT NHIỀU BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀOBottom of Form

Antonio de Lecea

Giáo sư về quản trị thương mại thế giới tại Viện Barcelona d’Estudis Internacionals

Yann Coatanlem

Tổng giám đốc DataCore Innovations LLC

Tóm tắt

  • Với khủng hoảng y tế, những bất bình đẳng hiện hữu (giữa nam và nữ, người da trắng và da đen, người giàu và người nghèo) đã trở nên trầm trọng hơn.
  • Những sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các loại bất bình đẳng cũng được tăng cường.
  • Cách ly đã làm cho những loại bất bình đẳng mới trở nên quan trọng hơn, từ sự cách biệt nhau vì kỹ thuật số (fracture numérique: sự khác biệt nhau ngày càng sâu sắc giữa những người tiếp cận được các phương tiện kỹ thuật số và những người không tiếp cận được -ND) đến khả năng làm việc từ xa.
  • Đối với trẻ em đang tuổi đi học và sinh viên, những bất bình đẳng này gay gắt thêm và gia tăng gấp bội, có thể đưa đến những số phận rất khác nhau.

Đại dịch Covid là một ví dụ hoàn hảo về hiệu ứng boomerang (tác động xấu ngược trở lại) của các khủng hoảng; nếu ta không cứu giúp một người đang gặp khó khăn về kinh tế, xã hội hay tâm lý, ta sẽ đối mặt với sự gia tăng những đứt gãy xã hội.

Print Friendly and PDF

Nền kinh tế Nga đang tiến đến sự sụp đổ

NỀN KINH TẾ NGA ĐANG TIẾN ĐẾN SỰ SỤP ĐỔ

Đăng ngày 10 tháng 3 năm 2022, 10 giờ 20 phút sáng, giờ EST

Những người Nga bình thường đang đối mặt với viễn cảnh giá cả tăng cao hơn khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với cuộc xâm lược Ukraine làm đồng rúp lao dốc. Việc đó khiến người ta bực bội xếp hàng tại các ngân hàng và các máy ATM vào hôm thứ Hai ở một quốc gia từng chứng kiến ​​nhiều hơn một thảm họa tiền tệ trong thời kỳ hậu Xô Viết. (Ảnh AP/Pavel Golovkin)

Để biện minh cho việc xâm lược Ukraine, Vladimir Putin đã tô vẽ Nga như một cường quốc bá chủ đang tái khẳng định tuyên bố đúng đắn của quốc gia này về sự vĩ đại của đế quốc. Tuy nhiên, ngay cả trước khi cuộc xâm lược diễn ra, các năng lực kinh tế của Nga vẫn khó có khả năng để duy trì một đế chế.

Giờ đây, các biện pháp trừng phạt bên ngoài đang khiến cho đồng rúp của Nga lao dốc, vị thế kinh tế của Nga tiếp tục suy giảm hơn nữa. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái của hôm nay, nền kinh tế Nga sẽ lớn thứ 22 thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không lớn hơn là bao so với bang Ohio.

Print Friendly and PDF