29.9.17

Bằng kiểm duyệt, Trung Quốc muốn khuất phục trường Cambridge và các tạp chí nghiên cứu của trường


BẰNG KIỂM DUYỆT, TRUNG QUỐC MUỐN KHUẤT PHỤC TRƯỜNG CAMBRIDGE VÀ CÁC TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG
Liệu Trung Quốc có kiểm duyệt toàn bộ các tạp chí học thuật của phương Tây trên Internet cũng như trong các thư viện không? (Ảnh bản quyền: Pan Zhiwang / Imaginechina / via AFP)
Đối mặt với sự kiểm duyệt của Trung Quốc, liệu trường Cambridge có còn là một thành trì bất khả xâm phạm không? Hai tạp chí nghiên cứu do trường đại học danh tiếng của Anh xuất bản đã quyết định không khuất phục trước các yêu cầu của Bắc Kinh, đòi hỏi họ phải chặn một số bài viết. Tuy nhiên, một vài ngày trước đó, NXB Cambridge University Press đã bước đầu đồng ý cấm khoảng 300 bài viết của tạp chí China Quarterly, được cho là làm tổn hại đến chính quyền Trung Quốc, làm dấy lên một cao trào phản đối phẫn nộ trong giới nghiên cứu.
Liệu các nhà nghiên cứu nước ngoài có sớm bị kiểm duyệt ở Trung Quốc không? Các tạp chí China Quarterly,Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên cứu châu Á] đã trải qua một tình trạng choáng váng trong thời gian gần đây. Hôm qua Thứ hai, 21/8/2017, nhà xuất bản chung của họ, NXB Cambridge University Press, đã quyết định không khuất phục trước yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc và đã khôi phục quyền truy cập khoảng 315 bài viết của tạp chí China Quarterly. Trong thực tế, vào hôm thứ Sáu, 18/8/2017, NXB Cambridge University Press [CUP] đã chấp nhận sự ngăn chặn này. Các bài viết này chủ yếu viết về những vấn đề được coi là nhạy cảm đối với nhà chức trách Trung Quốc: phong trào Thiên An Môn năm 1989, cuộc Cách mạng Văn hóa, vấn đề Tây Tạng, Đài Loan hoặc Tân Cương. Quyết định này mang tính “tạm thời” để có thời gian đàm phán với nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Print Friendly and PDF

28.9.17

Vốn xã hội và kinh tế


VN XÃ HI VÀ KINH T

Trần Hữu Dũng[*]
Tóm tắt
Hướng đến một phương án hội nhập các ý niệm về thể chế và văn hoá vào khung phân tích kinh tế chính thống, bài này sẽ lược duyệt, và đánh giá vài lý thuyết gần đây có vẻ có ích cho mục đích đó. Cụ thể là ý niệm “vốn xã hội”, manh nha từ Pierre Bourdieu, nhưng trở thành phổ thông sau các đóng góp của James Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto, và nhiều tác giả khác.

Trong hành trình tìm kiếm một “chìa khoá vàng” để giải thích hiện tượng tăng trưởng và phát triển kinh tế, với hi vọng chắc chiết “liều thuốc mầu” cho các quốc gia cần mở mang, giới kinh tế học đã đưa ra nhiều lý thuyết, đại loại có thể chia làm hai dòng chính. Dòng thứ nhất là kinh tế học tân cổ điển, trong đó số lượng vốn vật chất và trình độ công nghệ là quan yếu. Dòng thứ hai gồm các lý thuyết về thể chế, trong đó lịch sử, xã hội, và văn hoá -- nói chung là những đặc tính thể chế theo nghĩa rộng -- là trung tâm.
Print Friendly and PDF

25.9.17

Richard Cantillon, nhà lý thuyết tiền tệ hàng đầu của thế kỷ XVII


RICHARD CANTILLON, NHÀ LÝ THUYẾT TIỀN TỆ HÀNG ĐẦU CỦA THẾ KỶ XVII
Gilles Dostaler

Là người theo chủ nghĩa thế giới, nhà ngân hàng và nhà đầu cơ, Richard Cantillon tự vấn về sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm và giá cả của chúng. Phân tích tiền tệ của ông đã làm cho ông trở thành một nhà tư tưởng hàng đầu trong thời đại ông.
Minh họa về cuộc khủng hoảng tài chính năm 1720 tại Paris. Richard Cantillon đã tiên đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán gây ra bởi John Law.
Kinh tế học cũng có những đứa con bị nguyền rủa. Rosa Luxemburg bị ám sát, Friedrich List thì tự tử. Ban đầu người ta tin rằng những ngọn nến còn cháy dỡ đã thiêu rụi căn nhà ở London của nhà tài chính giàu có người Pháp gốc Ireland Richard Cantillon, cho tới khi phát hiện cơ thể ông bị đâm. Các gia nhân bị nghi ngụy trang một vụ giết người dã man bằng một vụ hỏa hoạn, nhưng cuối cùng được tha bổng. Josef Denier, người đầu bếp của Cantillon suốt mười một năm nay, đã bị sa thải một tuần trước khi xảy ra vụ giết người. Ông thận trọng đi lưu vong ở Hà Lan. Người ta không biết chính xác tuổi của Cantillon vào thời điểm diễn ra các sự kiện đáng buồn nói trên. Tuổi của ông dao động từ 37 đến 54 tuổi.
Print Friendly and PDF

24.9.17

Bất bình đẳng và tăng trưởng: sự nổi lên của một hệ tư tưởng toàn cầu từ năm 1990 đến năm 2010

BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ TĂNG TRƯỞNG: SỰ NỔI LÊN CỦA MỘT HỆ TƯ TƯỞNG TOÀN CẦU TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010

Franois Bourguigon[*]
Kể từ những năm 1950 cho đến nay, quan hệ bất bình đẳng-tăng trưởng-nghèo đói đã nuôi dưỡng nhiều cuộc tranh luận hàn lâm sôi nổi, các cuộc tranh luận này đã định hình chính sách của các Nhà nước và định chế quốc tế. Lịch sử tư tưởng của các khoa học kinh tế cho thấy là có những chuyển đổi của hệ ý tăng trưởng và việc ưu tiên dần dần cho sự tích luỹ các tài sản sản xuất của những nhóm chịu thiệt thòi nhất. Điều này được cụ thể hoá trong các công cụ đo lường, các chương trình xã hội và những phương thức điều hành chính sách công.
Bình đẳng về cơ hội, mở rộng hệ ý về phát triển
Trước khi Ngân hàng thế giới, vào đầu những năm 2000, nắm lấy các ý niệm bất bình đẳng và bình đẳng, một cuộc tranh luận náo nhiệt diễn ra trong cộng đồng hàn lâm về tính đa chiều của nghèo đói lẫn mối liên hệ giữa nghèo đói và tăng trưởng, hay giữa nghèo đói và hiệu quả kinh tế. Phác hoạ lại lịch sử các ý tưởng cho phép đặt các cuộc tranh luận này trên những nền tảng lí thuyết trước khi tìm hiểu bằng cách nào các ý tưởng trên được phổ biến trong các giới thực hành.
Print Friendly and PDF

22.9.17

Con đường tơ lụa: biên niên sử về một sự phục sinh



CON ĐƯỜNG TƠ LỤA: BIÊN NIÊN SỬ VỀ MỘT SỰ PHỤC SINH
Như vào thời con đường tơ lụa lịch sử, một nhà buôn trà và đàn lạc đà của ông rông ruổi qua thành phố Zhangye, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. (Ảnh: WANG JIANG/IMAGINECHINA)
Tập Cận Bình đã tạo lập thương hiệu của ông. Ông muốn làm nó trở thành một di sản của ông. Vị chủ tịch của Trung Quốc đã giương cao “con đường tơ lụa mới” của ông như là ngọn cờ của một nước Trung Quốc tự tin, không còn mặc cảm: ngọn cờ của một kiến trúc sư vĩ đại của cán cân quyền lực quốc tế. Nhưng làm thế nào để sáng kiến này thành hình? Cho đến gần đây, khái niệm của chính phủ Trung Quốc có hơi hướm giống như một nhãn hiệu, một công cụ đảm bảo tính nhất quán của nhiều dự án cơ sở hạ tầng, tất cả được đưa ra trước khi hình thành công thức. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, đã có nhiều tiến độ của Bắc Kinh về mặt tài chính và công trình, phản bác cách nhìn trên. Hãy quay trở lại, theo các bản đồ, nguồn gốc và sự hóa thân từng bước của một trong những sáng kiến địa chính trị tham vọng lớn nhất của thế kỷ XXI: sự phục sinh con đường tơ lụa.
Print Friendly and PDF

19.9.17

Chúng ta có một nghĩa vụ đạo lý: nỗ lực xây dựng một xã hội bình đẳng hơn

Sự thể là chính Marx cũng đã không nói nhiều về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa cộng sản, cũng như về chủ nghĩa tư bản. Ông viết về xã hội tư sản... 

Bài trả lời phỏng vấn cuối cùng của Eric Hobsbawm:
CHÚNG TA CÓ MỘT NGHĨA VỤ ĐẠO LÝ: NỖ LỰC XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI BÌNH ĐẲNG HƠN[1]

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)
Wlodek Goldkorn thực hiện vào tháng Năm 2012 - L’Espresso, 01/10/2012
Vũ Ngọc Thăng dịch

Bằng một kiểu thang máy hộp, Eric Hobsbawm xuống cái cầu thang dốc nhà ông tại khu Highgate ở London, không xa nơi an nghỉ của người thầy lớn và người truyền cảm hứng cho ông: Karl Marx. Ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn. Ông đã được 95 tuổi, tuy nhiên, khi mà cơ thể cho thấy dấu hiệu của tuổi tác, thì đầu óc ông, người được coi là nhà sử học đương đại lớn nhất, vẫn là của một chàng trai trẻ. Ông đang viết một luận văn về Tony Judt, một trí thức người Anh mất sớm cách đây hai năm. Nói chuyện với BBC, ông chủ động hơn bao giờ hết. Ông chưa bao giờ thôi không còn là người Mácxít. Với cuộc phỏng vấn này của "L'Espresso", một trong những lần cực hiếm mà ông nhận lời, ông đã yêu cầu được gửi các câu hỏi qua điện thư, thế là buổi phỏng vấn được bắt đầu theo cái sườn đã thỏa thuận, nhưng chỉ sau một vài phút thì nó chuyển sang một cuộc đối thoại cô đúc và tự nhiên với người phỏng vấn. Ông vào chuyện:

“Anh đã hỏi tôi liệu có khả thể một chủ nghĩa tư bản mà không có những cuộc khủng hoảng hay không?". Không thể. Khởi từ Marx, chúng ta biết rằng chủ nghĩa tư bản hoạt động thông qua những cuộc khủng hoảng và những lần tái cấu trúc. Vấn đề là ở chỗ chúng ta chưa thể biết mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay, bởi chúng ta vẫn đang chìm trong đó.
Print Friendly and PDF

18.9.17

Con đường tơ lụa: quay trở lại một trục huyền thoại


CON ĐƯỜNG TƠ LỤA: QUAY TRỞ LẠI MỘT TRỤC HUYỀN THOẠI

Alexandre Gandil & Antoine Richard
Đàn lạc đà và người chăn nó tại trại lều (của người Mông Cổ) Adjar, trên bản vẽ lịch sử của con đường tơ lụa (Ảnh: LEMAIRE STEPHANE / HEMIS. FR / AFP)
Trong gần 2.000 năm, con đường tơ lụa là câu nói cửa miệng của mọi người, trong tất cả các túi tiền và tất cả các sàn giao dịch. Và tình hình dường như lặp lại ngày nay. Không một tuần nào trôi qua mà chính phủ Trung Quốc không công khai đề cập đến con đường tơ lụa, được hồi sinh thông qua dự án hàng đầu của họ Một vành đai Một con đường – nhất đới, nhất lộ.
Print Friendly and PDF

15.9.17

Ngăn chặn sự bất bình đẳng



NGĂN CHẶN SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG

Phân tích | Ngăn chặn sự bất bình đẳng

Ngày: 24/10/2016
Các khu vực: Mỹ La tinh, Thế giới, Chile
Thế giới đã trở nên giàu có hơn bao giờ hết, nhưng sự bất bình đẳng cũng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết ở rất nhiều quốc gia tại phương Nam cũng như phương Bắc. Làm thế nào để lí giải xu hướng này? Những phương hướng hành động sắp tới là gì?
Print Friendly and PDF

13.9.17

Phỏng vấn Gregory Mankiw



Brian Snowdon, Howard R. Vane Peter Wynarczyk
Gregory Mankiw sinh tại Trenton, New Jersey năm 1958. Ông học xong đại học Princeton năm 1980 trước khi tốt nghiệp PhD kinh tế tại đại học Massasuchetts Institute of Technology vào năm 1984. Từ 1985, ông giảng dạy tại đại học Harvard và là giáo sư kinh tế tại đại học này.


Gregory Mankiw là một trong những nhà kinh tế hàng đầu của kinh tế học keynesian mới. Trong số những quyển sách ông đã công bố, có thể kể: New Keynesian Economics, Vol. I, Imperfect Competition and Sticky Prices (MIT Press, 1991), viết chung với David Romer, New Keynesian Economics, Vol. II, Coordination Failures and Real Rigidities (MIT Press, 1991), viết chung với David Romer và Macroeconomics (Worth Publishers, 1994). Những bài viết của ông được biết đến nhiều nhất là:Intertemporal Substitution in Macroeconomics”, Quarterly Journal of Economics (1985), viết chung với Julio Rotemberg và Laurence Summers, Small Menu Costs and Large Business Cycles: A Macroeconomic Model of Monopoly”, Quarterly Journal of Economics (1985),TheNew Keynesian Economics and the Output-inflation Trade-offs”, Brookings Papers on Economic Activity (1965), viết chung với  Laurence Ball và David Romer,Real Business Cycles: A New Keynesian Perspective”, Journal of Economic Perspectives (1969),International Evidence on the Persistence of Economic Fluctuations, Journal of Monetary Economics  (1989),  viết chung với John Campbell,A Quick Reresher Course in Macroeconomics, Journal of Economic Litterature (1990),The Reincarnation of Keynesian Economics, European Economic Review (1992), “A Contribution to the Empirics of Economic Growth”, Quarterly Journal of Economics (1992), viết chung với David Romer và David Weil, The Growth of Nations”, Brookings Papers on Economic Activity (1995), và The Inexorable and Mysterious Tradeoff between Inflation and Unemployment”, Economic Journal (2001).
Cuộc phỏng vấn giáo sư Mankiw diễn ra trong văn phòng ông tại đại học Harvard ngày 18 tháng hai 1993 và sau đó được bổ sung bằng thư từ trong tháng hai và ba năm 1998.
Print Friendly and PDF

11.9.17

Các lý thuyết tiền tệ: mặt phải mặt trái


Những bí ẩn của tiền tệ

CÁC LÝ THUYẾT TIỀN TỆ: MẶT PHẢI MẶT TRÁI

Patrick CASTEX
Patrick Castex
Một số phân tích khẳng định rằng tiền tệ không gây ảnh hưởng đến sự vận hành thực của nền kinh tế, một số phân tích khác thì nói ngược lại. Nếu có khả năng gây ảnh hưởng nhiều, thì các chính sách tiền tệ cũng có những hạn chế.
Trước tiên chúng ta chỉ thấy có tiền tệ. Từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, với trường phái trọng thương, tiền tệ là thực tế của sự giàu có: tiền tệ, đó là vàng hay bạc. Khi cô nàng (tiền tệ) khỏe mạnh, thì giá cả tăng lên. Khi thiết lập một quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng tiền tệ trong lưu thông và tình trạng lạm phát, Jean Bodin đã phát triển lý thuyết định lượng tiền tệ đầu tiên, vào giữa thế kỷ XVI. Trước đây, lạm phát ("giá cả đắt đỏ mọi thứ" được lý giải bởi việc các quân vương "cắt xén" trọng lượng các kim loại quý trong các đồng tiền: cũng một đồng tiền đó nhưng có trọng lượng kim loại ít hơn sẽ cho phép mua ít hàng hơn. Nhưng chúng ta thấy lợi nhiều hơn hại ở sự việc trên: sự kích hoạt các giao dịch trao đổi thương mại và sự cắt giảm lãi suất thực tế (một khi tình trạng lạm phát đã hạ) đã được các nhà buôn và các quân vương, những người vay tiền quy mô lớn, đánh giá cao, do đã thấy một phần nợ của họ bị tình trạng lạm phát ăn bớt. Tiền tệ không mang tính trung lập trong sự vận hành thực của nền kinh tế.
Do tiền tệ là sự giàu có, nên một trong những mục tiêu của chính sách kinh tế là thu hút càng nhiều càng tốt các nguồn tiền thặng dư từ hải ngoại, được các nhà buôn ưa chuộng và các quân vương dùng làm cơ sở tính các loại thuế. Tiền tệ, năng động và sống động, được làm bằng thứ thịt ngon miệng, tự bản thân nó là một mục tiêu; do đó, việc gia tăng khối tiền tệ là điều đặc biệt có lợi.
Tuy nhiên, lý luận của trường phái trọng thương chứa đựng một khía cạnh nguy hại: sự phát triển các thặng dư thương mại, khi lượng tiền tăng lên sẽ làm cho giá cả tăng theo. Điều này làm cho việc cạnh tranh với bên ngoài thêm nặng gánh, góp phần làm giảm thặng dư từng mong muốn. Lý thuyết ngoại thương của trường phái trọng thương, trước khi bị trường phái tự do trao đổi thương mại phá bỏ, đã bị bào mòn bởi con sâu của lý thuyết định lượng.
Print Friendly and PDF

9.9.17

Dự kiến duy lí

DỰ KIẾN DUY LÍ

Rational Expectations
® Giải Nobel: ARROW, 1972 – DEBREU, 1983 – LUCAS, 1995
Người ta nói rằng bài viết công bố năm 1961 trong tạp chí Econometrica dưới ngòi bút của John Muth không có mấy tiếng vang. Thế mà đó lại là bài viết báo hiệu một trong những chuyển động phong phú nhất của tư tưởng đương đại. Thuật ngữ “dự kiến duy lí”, được tựa bài nêu bật, đã trở thành một trong những từ chủ của phân tích kinh tế. Nội dung của bài dưới đây, do chính ngay sự thành công của thuật ngữ này, có những lựa chọn không hiển nhiên và chắc chắn là chủ quan.
Trước hết phải nói ngay là bài này không nhằm trình bày toàn bộ những công trình qui chiếu rõ ràng hay ngầm ẩn đến khái niệm dự kiến duy lí. Thật thế làm như vậy sẽ phải điểm qua hầu hết lí thuyết kinh tế hình thức hoá đương đại. Sau đây là một vài ví dụ.
Print Friendly and PDF

7.9.17

Có phải cuối cùng vấn đề bất bình đẳng thu nhập đã đứng đầu trong chương trình nghị sự của IMF?



CÓ PHẢI CUỐI CÙNG VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐÃ ĐỨNG ĐẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA IMF?

Tổng thống Hoa Kỳ vừa rời nhiệm sở Barack Obama đã nêu đích danh việc giảm bất bình đẳng kinh tế như là “định rõ thách thức của thời đại chúng ta”. Cái này đúng không chỉ cho Hoa Kỳ - quốc gia giàu nhất và, cùng lúc, là nơi có sự bất bình đẳng của cải lớn nhất – mà còn cho phần lớn các nước khác trên khắp thế giới, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của họ. Vậy thì, ví dụ như, hệ số Gini trung bình của thu nhập hộ gia đình khả dụng trên toàn khối OECD chạm mức cao nhất của nó từ những năm giữa thập niên 1980, từ 0,315 năm 2010 lên 0,318 năm 2014 (OECD, 2016).
Sự bất bình đẳng kinh tế đến cực độ là không mong muốn vì nhiều lý do. Đầu tiên và chủ yếu, sự bất bình đẳng thu nhập và tài sản đến cực độ có khả năng gây nguy hại đến sự bình đẳng đạo đức (“mọi người được sinh ra đều bình đẳng”), làm suy yếu nền tảng của những xã hội dân chủ. Khi một phần lớn của cải nằm trong tay của vài người có đặc quyền, thì sự tiếp cận bình đẳng đến những hàng hóa công danh nghĩa như giáo dục hay hệ thống tư pháp độc lập có thể sẽ không được bảo đảm. Vì sự bất bình đẳng kinh tế có thể làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng về cơ hội, có khả năng củng cố sự phân tầng và chia rẽ xã hội trong một quốc gia, làm cho xã hội nước đó có xu hướng nghiêng hơn đến các phong trào chính trị cực đoan, như các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và những sự phát triển chính trị toàn cầu khác đã cho thấy. Và thứ hai, sự bất bình đẳng kinh tế rõ rệt có thể góp phần tạo ra sự bất ổn của hệ thống kinh tế vĩ mô toàn cầu thông qua việc tạo nên những sự mất cân bằng to lớn, kiểu như thông qua tiêu dùng bằng vay nợ quá mức, như ở Hoa Kỳ, hay thông qua tổng cầu nội địa yếu và thặng dư ngoại thương quá lớn, như ở Trung Quốc và Đức.
Print Friendly and PDF

5.9.17

Trung Quốc mua lại hãng xe ô-tô quốc gia của Malaysia



TRUNG QUỐC MUA LẠI HÃNG XE Ô-TÔ QUỐC GIA CỦA MALAYSIA
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) đứng bên cạnh dòng xe sedan Perdana thế hệ thứ 4, nhân dịp ra mắt các nhãn hiệu xe ô-tô mới nhất của hãng xe ô-tô Malaysia tại Putrajaya vào ngày 14/6/2016. (Ảnh: AFP PHOTO / MOHD RASFAN)
Việc hãng sản xuất xe ô-tô Geely của Trung Quốc mua lại 49% cổ phần của Proton đánh dấu thời điểm kết thúc lịch sử của chiếc xe ô-tô quốc gia của Malaysia. Đây có thể là dấu hiệu báo trước sự khởi đầu cuộc tấn công của Trung Quốc vào thị trường ô tô của ASEAN.
Print Friendly and PDF

3.9.17

Tri thức bợm




TRI THỨC BỢM

(đọc Impostures Intellectuelles)
Hàn Thuỷ
Lại Sokal, anh chàng khó chơi và khó nói. Lần trước là một sự diễu cợt độc điạ, lần này là một bản cáo trạng nghiêm ngặt. Sau khi đăng bài báo dỏm trên nguyệt san Khoa học xã hội có tiếng Social text (xem Sokal cá tháng tư, DĐ số 64), Alan Sokal đã cùng bạn đồng nghiệp Jean Bricmont (sau đây sẽ viết tắt là S&B) viết cuốn “Impostures intellectuelles”, do NXB Odile Jacob vừa phát hành, nguyên bản tiếng Pháp. Cả hai lần đều gây sóng gió trong môi trường trí thức Pháp.
Nhưng nếu lần trước khó nói vì phải giới thiệu một tài liệu không cần (thậm chí không thể) đọc, sự kiện nằm chính ở chỗ nó hoàn toàn vô nghĩa; thì lần này làm sao nói về một quyển sách mà nếu bạn chưa đọc thì thực không thể tin. Vì một phần lớn nội dung cuốn sách "tri thức bợm” này (dịch sát là “những sự bịp bợm tri thức”) chủ yếu chứng minh rằng: có những người khác cũng dỏm, nhưng họ không nói ra. Khổ nỗi, những người này gồm một số trí thức Pháp đương đại đang có ảnh hưởng mạnh trong giới trí thức phái tả tạm gọi là “hậu hiện đại” tại Mỹ: nhà phân tâm học Lacan, nhà lý luận văn học Julia Kristeva, nữ triết gia Luce Irigaray, nhà xã hội học Bruno Latour, các triết gia Jean Baudrillard, Gilles Deleuze và Felix Guattari, kiến trúc sư chuyển sang lý luận về xã hội hiện đại Paul Virilio.
Print Friendly and PDF

1.9.17

Không, hiện tượng nhiệt độ khí hậu nóng lên đã không dừng lại vào năm 1998

KHÔNG, HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐỘ KHÍ HẬU NÓNG LÊN ĐÃ KHÔNG DỪNG LẠI VÀO NĂM 1998
Hiện tượng nhiệt độ khí hậu “tạm dừng” nóng lên từ năm 1998 đến năm 2012 gắn với sự ra đời của một kỹ thuật đo đạc mới. Cho dù những người hoài nghi về hiện tượng khí hậu nóng lên có chống đối kết luận này đi nữa.
Một tảng băng trôi ở bán đảo Nam Cực. Ảnh: EITAN ABRAMOVICH/AFP
Nếu không có sự xuất hiện sắp tới của Donald Trump tại Nhà Trắng và sự hình thành một chính quyền Mỹ thống trị bởi những người hoài nghi hiện tượng biến đổi khí hậu, thì thông tin có thể sẽ không được bình luận nhiều. Trong ấn bản ra ngày Thứ tư, 4 tháng 1 của tạp chí Science Advances [Khoa học tiến bộ], các nhà nghiên cứu Mỹ do Zeke Hausfather (Đại học California, Berkeley) dẫn đầu đã cho thấy, dựa trên việc phân tích lại toàn bộ các dữ liệu đã được dẫn chứng, rằng hiện tượng nhiệt độ khí hậu nóng lên đã không hề dừng lại vào năm 1998 – trái với sự huyễn hoặc của các mạng lưới những người hoài nghi về hiện tượng biến đổi khí hậu.
Print Friendly and PDF