31.3.17

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa thị trường cực đoan



CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA CHỦ NGHĨA THỊ TRƯỜNG CỰC ĐOAN

Anatole Kaletsky
LONDON – Điều ngạc nhiên lớn nhất về mặt chính trị của năm 2016 là việc mọi người đã rất đỗi ngạc nhiên. Tôi chắc chắn không có lý do gì để bị bất ngờ: ngay sau cuộc khủng hoảng năm 2008, tôi đã viết một cuốn sách gợi ý là một sự sụp đổ về niềm tin đối với các định chế chính trị sẽ tiếp diễn theo sau sự sụp đổ về kinh tế, với một độ trễ là năm năm hoặc ngần khoảng ấy.
Friedrich Engels (1820-1895)

Chúng ta đã thấy chuỗi sự cố này trước đây. Tiếp theo sự sụp đổ đầu tiên của toàn cầu hóa, được Karl Marx và Friedrich Engels mô tả vào năm 1848 trong Bản Tuyên ngôn Cộng sản, là những cải cách về pháp luật, tạo nên những quyền chưa từng có cho giai cấp lao động. Theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc Anh sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là chính sách kinh tế mới (New Deal) và nhà nước phúc lợi. Và cuộc cách mạng của Thatcher-Reagan đến sau sự sụp đổ của kinh tế học Keynesian sau năm 1968. Trong cuốn sách của tôi Capitalism 4.0 [Chủ nghĩa tư bản 4.0], tôi cho rằng những biến động chính trị tương tự sẽ tiếp diễn với sự sụp đổ thứ tư mang tính hệ thống của chủ nghĩa tư bản toàn cầu mà tín hiệu báo trước là cuộc khủng hoảng năm 2008.
Print Friendly and PDF

29.3.17

Chủ nghĩa duy lý cổ điển



Khoa học kỹ thuật và văn hoá ‒ 2

CHỦ NGHĨA DUY LÝ CỔ ĐIỂN 

Hàn Thuỷ
Vì phần đầu bài này đã xa (xem DÐ số 37, 1.95), xin nhắc lại: Lần trước đã điểm qua sự hình thành khoa học và kỹ thuật (KHKT) tại Âu châu thời kỳ 'tiền Galilei', và hứa sẽ tiếp theo bằng phần bàn về bản sắc văn hoá và khoa học kỹ thuật. Sở dĩ như vậy vì, sau khi đã có dàn bài và thu thập tạm đủ tài liệu, tưởng rằng có thể viết ngắn; nhưng hoá ra tài bất cập chí, viết ngắn khó hơn viết dài; đành phải xin đăng dần thành nhiều kỳ theo dòng lịch sử. Lần này (phần hai) xin giới thiệu tóm tắt những đặc thù cuả tinh thần KHKT cổ điển, đã hình thành trong hai thế kỷ 17 và 18. Tiếp theo là phần ba: ảnh hưởng hỗ tương của các cuộc cách mạng KHKT, cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng chính trị trong hai thế kỷ 18 và 19. Sau cùng sẽ đề cập tới những khủng hoảng trong khoa học kỹ thuật hiện đại kể từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, cũng như giới thiệu một vài nghiên cứu so sánh KHKT Ðông phương và Tây phương. Qua cái nền lịch sử quá ngắn ngủi đó người viết bài chỉ có tham vọng xới lên một số câu hỏi trong mối liên hệ phức tạp giữa KHKT và bản sắc văn hoá.
Print Friendly and PDF

27.3.17

Tiền tệ, vector liên kết và phản bác xã hội



TIỀN TỆ, VECTOR LIÊN KẾT VÀ PHẢN BÁC XÃ HỘI

Pepita OULD AHMED
Tiền tệ không chỉ là một công cụ trao đổi; nó còn là và đặc biệt là một kiến trúc xã hội nổi lên từ một sự thỏa hiệp chính trị.
Đối với cách tiếp cận thống trị trong kinh tế học, thì tiền tệ không gì khác hơn là một phương tiện trung gian trao đổi mang tính chức năng và trung lập thuần túy, có nghĩa là không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh tế. Tuy vậy, tiền tệ là một phương tiện mang khá nhiều chiều kích khác – có tính xã hội, văn hóa, lịch sử, đạo đức, đề chỉ nói đến những chiều kích chính mà thôi. Các ngành khoa học xã hội khác, đặc biệt là sử học, xã hội học và nhân học minh chứng cho điều này. Trào lưu (thiểu số) này của khoa học kinh tế được gọi là trào lưu phi chính thống, chủ trương một cách tiếp cận mang tính thể chế và đa ngành cho nền kinh tế. Từ các phương pháp và tra vấn bắt nguồn từ các chuyên ngành nguyên thủy của chúng, các cách tiếp cận đối chọn này gặp nhau ở điểm bác bỏ quan niệm về chế độ tiền tệ đang thống trị, trên ít nhất hai khía cạnh.
Print Friendly and PDF

25.3.17

Trung Quốc: Jack Ma và "lời hứa" một triệu việc làm cho Trump



TRUNG QUỐC: JACK MA VÀ "LỜI HỨA" MỘT TRIỆU VIỆC LÀM CHO TRUMP
 Antoine Richard
Tổng thống đắc cử Donald Trump và Jack Ma, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Alibaba, một đại gia Trung Quốc về thương mại điện tử tại Tháp Trump vào ngày 09 tháng 1, năm 2017. (Ảnh: Reuters/Mike Segar; Nguồn: Quartz)
"Một cuộc họp tuyệt vời!” Hôm qua, Thứ Hai, ngày 9 tháng 1, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã gặp triệu phú người Trung Quốc, và là người sáng lập Tập đoàn Alibaba, Jack Ma tại Tháp Trump. Hai người đã tập trung thảo luận xung quanh hai điểm then chốt đối với ứng cử viên đảng Cộng hòa trước đây: "tạo ra việc làm tại Hoa Kỳ và thương mại với châu Á." Nếu cuộc thảo luận này được hai doanh nhân mô tả là "rất thú vị", thì ý kiến của các nhà bình luận và các chuyên gia kinh tế khác, từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, lại tinh tế hơn.
Cuộc gặp giữa tân Tổng thống Mỹ với một trong những người đàn ông giàu nhất Trung Quốc đã được dàn dựng một cách cẩn thận cho các phương tiện truyền thông. Trong thực tế, việc tạo ra việc làm ở Hoa Kỳ là một trong những lời hứa then chốt của Donald Trump, và đó là tất cả sự quan tâm của các cuộc thảo luận của ông với vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Alibaba, một đại gia người Trung Quốc về thương mại điện tử, người có thể "tạo ra một triệu việc làm ở Hoa Kỳ." Bằng cách nào? "Bằng cách cho phép một triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ bán sản phẩm của họ tại Trung Quốc và châu Á”, theo tường thuật của trang web tin tức của Singapore Channel News Asia.
Print Friendly and PDF

21.3.17

SHARPE William F., sinh năm 1934


William F. Sharpe (1934-)

SHARPE William F., sinh năm 1934

Damien Gaumont
William Forsyth Sharpe sinh tại Cambridge (bang Massachussetts), Hoa Kì năm 1934. Giáo sư ưu tú về tài chính tại Graduate School of Business của đại học Standford, là chủ tịch American Finance Association năm 1980, ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1990.
William F. Sharpe là tác giả của mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model hay CAPM) nổi tiếng. Đây là một mô hình cân bằng những tài sản tài chính (tiếng Pháp là modèle déquilibre des actifs financiers hay MEDAF) vốn là một phiên bản của mô hình chuẩn tắc của Markowitz (1964). Nguyên lí của mô hình này là một nhà đầu tư duy lí có thể lựa chọn trong một tổ hợp những chứng khoán có rủi ro và một tài sản không rủi ro (ví dụ một trái phiếu kho bạc). Cơ cấu tối ưu của danh mục rủi ro này tùy thuộc vừa vào đánh giá của nhà đầu tư về giá trị tương lai của tài sản không rủi ro vừa vào thái độ riêng của nhà đầu tư đối với rủi ro. Tầm quan trọng tương đối nhà đầu tư gán cho những tài sản rủi ro và những tài sản không rủi ro hay khoản vay nợ (trọng số âm) trong danh mục của mình phản ảnh mức độ ngại rủi ro của nhà đầu tư. Nếu không có được thông tin riêng tốt hơn thông tin của các nhà đầu tư khác thì không có lí do gì để nhà đầu tư giữ một danh mục khác với danh mục của các nhà đầu tư khác. Danh mục này được gọi là danh mục thị trường. Sharpe chứng minh rằng đường biên hiệu quả của các danh mục là một tổ hợp tuyến tính của tài sản không rủi ro và danh mục (duy nhất) thị trường. Kết quả đáng ngạc nhiên này được gọi là định lí tách. Nó có nghĩa là một cá nhân bàng quan giữa việc đu tư vào một danh mục gồm n tài sản rủi ro và một tài sản không rủi ro và đầu tư vào một danh mục gồm có danh mục thị trường và tài sản không rủi ro (1963).
Print Friendly and PDF

19.3.17

Vĩnh biệt Kenneth Arrow, một thiên tài hiền lành về kinh tế học




VĨNH BIỆT KENNETH ARROW, MỘT THIÊN TÀI HIỀN LÀNH VỀ KINH TẾ HỌC

Lawrence H. Summers tưởng nhớ đến người cậu của ông, nhà kinh tế học đoạt giải thưởng Nobel Kenneth Arrow
LAWRENCE H. SUMMERS
Cậu tôi, nhà kinh tế học đoạt giải thưởng Nobel Kenneth Arrow, đã qua đời vào tuần này ở tuổi 95. Ông là một người đáng yêu và là một người hùng đối với tôi và nhiều người khác. Tôi chưa từng biết một ai khác là hiện thân của một đời sống học thuật khá sống động như vậy.
Tôi nhớ như in thời điểm mà Kenneth nhận giải thưởng Nobel vào năm 1972. Paul Samuelson – một nhà kinh tế học khác cũng đoạt được giải thưởng Nobel, mà tình cờ, cũng là một người bác của tôi – đã tổ chức một bữa tiệc để vinh danh ông [Kenneth Arrow], mà tôi, khi đó mới học năm thứ hai tại trường MIT, đã được mời. Đó là một lễ hội nếu muốn nói hơi ngốc nghếch một chút.
Print Friendly and PDF

17.3.17

Năm câu hỏi của bà Janet Yellen đặt cho các nhà kinh tế



NĂM CÂU HỎI CỦA BÀ JANET YELLEN ĐẶT CHO CÁC NHÀ KINH TẾ
Bà Janet Yellen đã làm cho các nhà kinh tế phải quay trở lại các nghiên cứu quý báu của họ. Ảnh: THÔNG TẤN XÃ XINHUA
Bài phát biểu của bà Janet Yellen, nữ Chủ tịch của Fed, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, vào tháng 10 vừa qua đã không gây được sự chú ý. Nhưng nó đã làm cho các nhà kinh tế phải bị giày vò khá nặng. Bà Yellen mong muốn các nhà kinh tế làm việc về năm câu hỏi mà cho đến giờ bà chưa có câu trả lời.
Câu hỏi đầu tiên dựa trên quan sát cho rằng, trái với những gì được học trong các trường đại học, cung và cầu không hoạt động độc lập. Thực vậy, các nghiên cứu của Fed đã cho thấy rằng một tình trạng thiếu cầu kéo dài cuối cùng sẽ có những hiệu ứng cấu trúc đến cung: một số người sẽ rút khỏi thị trường lao động và các doanh nghiệp sẽ đầu tư ít lại trong thời gian dài. Lúc đó, liệu các chính sách tiền tệ và tài khóa có phải hỗ trợ một "nền kinh tế áp lực cao" trong nhiều năm để chống lại những diễn biến có hại không?
Print Friendly and PDF

15.3.17

Nữ kinh tế gia duy nhất được giải Nobel vinh danh cũng vạch trần kinh tế học chính thống



NỮ KINH TẾ GIA DUY NHẤT ĐƯỢC GIẢI NOBEL VINH DANH CŨNG VẠCH TRẦN KINH TẾ HỌC CHÍNH THỐNG
Sự thật về bi kịch của nguồn lực chung
David Bollier
“Mường tượng một đồng cỏ dành cho tất cả mọi người”.
Đối với ít nhất một thế hệ thì ý tưởng chính xác về nguồn lực chung này đã bị gạt sang bên lề và bị vứt bỏ như thể đó là lối quản lý nguồn tài nguyên sai lầm: cái gọi là bi kịch của tài nguyên chung. Trong một bài viết ngắn nhưng có tầm ảnh hưởng được công bố trên tạp chí Science vào năm 1968, nhà sinh thái học Garrett Hardin đã thổi vào câu chuyện này một luồng gió mới và câu khẩu hiệu dễ nhớ.
Print Friendly and PDF

13.3.17

Tại sao châu Âu không công nhận cho Trung Quốc quy chế kinh tế thị trường



TẠI SAO CHÂU ÂU KHÔNG CÔNG NHẬN CHO TRUNG QUỐC QUY CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại hội nghị G20 ở Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), ngày 04 tháng 9, năm 2016. (Ảnh: Stringer / Imaginechina / via AFP)
Bộ phim “Le cave se rebiffe! (“The Counterfeiters of Paris”, Những kẻ giả mạo của Paris – ND). Như WTO đã hứa, Trung Quốc phải được công nhận quy chế kinh tế thị trường vào ngày 11 tháng 12 năm 2016, có nghĩa là 15 năm sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn phản đối, nhưng cho đến gần đây, Liên minh châu Âu đã sẵn sàng với sự công nhận này. Cuối cùng, Liên minh châu Âu đã quyết định là không. Giải thích như thế nào về sự quay ngoặt này?
Print Friendly and PDF

11.3.17

Lời giới thiệu của dịch giả cho lần tái bản cuốn Chính sách các số lớn


LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ CHO LẦN TÁI BẢN CUỐN CHÍNH SÁCH CÁC SỐ LỚN

Nguyễn Đôn Phước
Chính sách các số lớn được xuất bản lần đầu năm 1993, và nhanh chóng được dịch sang tiếng Anh (1998, Nxb Đại học Harvard), Tây Ban Nha (2004), Hi Lạp (2005) và Đức (2005, Nxb Springer-Verlag). Bản dịch tiếng Việt này dịch từ nguyên tác tiếng Pháp lần tái bản năm 2000. Tác giả Chính sách các số lớn, Alain Desrosières (1940-2013), được người học trò là Emmanuel Didier, trong lời đề dẫn cuốn sách cuối cùng của ông (Prouver et gouverner, une analyse politique des statistiques publiques, Nxb La Découverte, 2014) giới thiệu là “một nhân vật trung tâm thuộc thế hệ những nhà trí thức Pháp tiếp nối thế hệ của những Bourdieu, Deleuze hay Foucault, mà tầm quan trọng được thế giới thừa nhận kể từ những năm 2000”[1]. Tác phẩm kinh điển này tập trung vào khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XX. Hai mươi năm cuối trong sự nghiệp của mình, tác giả tiếp tục đào sâu, phát triển quan niệm về một “xã hội học lịch sử của sự lượng hóa” và “cai quản bằng con số” (tiểu tựa của hai quyển sách khác của ông) nên chúng tôi bổ sung, trong năm phụ lục, một số bài tiêu biểu ông viết về giai đoạn đương đại, trình bày tóm tắt những kết quả nghiên cứu mới nhất - chúng thường hướng đến đối tượng đại chúng của ông. Có lẽ bạn đọc nên làm quen dần với tư tưởng và cách tiếp cận của Desrosières qua các phụ lục này, trước khi đọc tác phẩm chính làm nên tên tuổi của tác giả.
Print Friendly and PDF

9.3.17

Kenneth Arrow, người đoạt giải thưởng Nobel kinh tế có tầm ảnh hưởng trong nhiều thập kỷ, đã qua đời ở tuổi 95

KENNETH ARROW, NGƯỜI ĐOẠT GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG TRONG NHIỀU THẬP KỶ, ĐÃ QUA ĐỜI Ở TUỔI 95
Kenneth J. Arrow nhận giải thưởng Nobel về Khoa học Kinh tế tại Stockholm vào năm 1972. Ảnh: Associated Press
Kenneth J. Arrow, một trong những nhà tư tưởng kinh tế thông minh nhất của thế kỷ 20 và là nhà kinh tế học trẻ tuổi nhất từng đoạt giải thưởng Nobel ở tuổi 51, đã qua đời vào hôm thứ Ba tại nhà riêng ở Palo Alto, California, hưởng thọ 95 tuổi.
Con trai của ông David đã xác nhận cái chết của cha mình.
Paul A. Samuelson, người Mỹ đầu tiên đoạt giải thưởng về Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, đã gọi giáo sư Arrow là “nhà lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20 về kinh tế học.” Khi Giáo sư Arrow nhận giải thưởng [Nobel kinh tế] vào năm 1972, Giáo sư Samuelson đã viết, “Kinh tế học về bảo hiểm, chăm sóc y tế, kiểm định thuốc theo toa – để không nói đến trò chơi lô tô và thị trường chứng khoán – sẽ không bao giờ giống vậy sau Arrow”.
Print Friendly and PDF

5.3.17

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel nói rằng, sự bất bình đẳng ở Mỹ đã không chỉ xảy ra tình cờ. Nó đã được tạo ra.


NHÀ KINH TẾ HỌC ĐOẠT GIẢI NOBEL NÓI RẰNG, SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở MỸ ĐÃ KHÔNG CHỈ XẢY RA TÌNH CỜ. NÓ ĐÃ ĐƯỢC TẠO RA. 
Duy trì quyền lực của tốp trên cùng như thế nào?
Sự bất bình đẳng ở Mỹ đã không chỉ xảy ra tình cờ. Nó đã được tạo ra. Các tác lực thị trường đã đóng một vai trò, nhưng không phải chỉ có các tác lực thị trường. Ở một góc độ nào đó, nên được nói rõ ràng rằng: các qui luật kinh tế phổ quát, nhưng sự bất bình đẳng của chúng ta ngày càng tăng -đặc biệt là giá trị được nắm giữ bởi nhóm 1% người có thu nhập cao nhất- là một “thành tựu” nổi bật của Mỹ. Sự bất bình đẳng quá mức đó không phải là định mệnh và cung cấp lý do để hy vọng, nhưng trong thực tế nó có thể sẽ tồi tệ hơn. Các tác lực đóng vai trò trong việc tạo ra những kết quả này có khả năng tự củng cố.
Mức độ bất bình đẳng của Mỹ hiện nay không bình thường. So với các nước khác và thậm chí so với những gì xảy ra trong quá khứ ở Mỹ, nó lớn bất thường, và đang tăng nhanh bất thường. Người ta thường nói rằng theo dõi sự thay đổi trong bất bình đẳng giống như nhìn cỏ mọc: thật khó để nhìn thấy những thay đổi trong bất kỳ khoảng thời gian ngắn nào. Nhưng bây giờ điều đó không còn đúng nữa.
Print Friendly and PDF

3.3.17

Anthony B. Atkinson đã mất


Anthony B. Atkinson (1944-2017)

ANTHONY B. ATKINSON ĐÃ MẤT

Thomas Piketty
Anthony B. Atkison đã qua đời vào sáng ngày 01 tháng 01 năm 2017 ở tuổi 72, sau một cơn bệnh dai dẳng. Ông để lại một khoảng trống vô biên.
Anthony "Tony" Atkinson giữ một vị trí đặc biệt trong số các nhà kinh tế học. Đây là một nhà nghiên cứu đã thành công trong nửa thế kỷ qua, trước sóng gió phong ba, đặt vấn đề bất bình đẳng ở ngay trung tâm phương pháp tiếp cận của ông, và chứng minh cho thấy kinh tế học trước hết là một khoa học xã hội và đạo đức. Tony sinh năm 1944 và xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình vào năm 1969. Từ năm 1969 đến năm 2016, ông đã công bố gần năm mươi tác phẩm và hơn 350 bài báo khoa học, đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ các nghiên cứu quốc tế về vấn đề phân phối của cải, bất bình đẳng và nghèo đói. Ông cũng là tác giả của nhiều đóng góp chính về mặt lý thuyết được công bố từ những năm 1970, đặc biệt là lý thuyết đánh thuế tối ưu.
Nhưng những công trình quan trọng nhất và sâu sắc nhất của ông đề cập đến việc phân tích sự bất bình đẳng về mặt lịch sử và thực nghiệm, tất nhiên có liên kết với các mô hình lý thuyết, mà Atkinson nắm vững một cách hoàn hảo, và sử dụng vừa phải và có chừng mực.
Print Friendly and PDF

1.3.17

Tìm hiểu Claude Lévi-Strauss


Claude Lévi-Strauss (1908-2009)
TÌM HIỂU CLAUDE LÉVI-STRAUSS
                                                                Nguyễn Tùng
PTKT: Chúng tôi cho đăng sau đây bài “Lời giới thiệu” của Nguyễn Tùng cho cuốn “Định chế tôtem[1] hiện nay”[2] của Claude Lévi-Strauss (Nguyễn Tùng dịch, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2017) với sự đồng ý của tác giả bài viết sau khi đã sửa đổi nhiều chi tiết.

Claude Lévi-Strauss là một nhà nhân học Pháp có ảnh hưởng lớn lên các ngành khoa học xã hội và nhân văn thế giới trong nửa sau của thế kỷ 20 với phương pháp phân tích cấu trúc mà ông đã chủ yếu dựa vào âm vị học cấu trúc (phonologie structurale) để lập ra rồi áp dụng vào nghiên cứu nhân học. Do sự nghiệp khoa học đồ sộ của ông (với hơn hai mươi cuốn sách và hơn hai trăm bài viết!), do sự đa dạng của các chủ đề nghiên cứu, do các giả thuyết và các phương pháp vô cùng mới lạ mà ông đề xuất, từ cuối những năm 1940, Lévi-Strauss đã không ngừng làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận và nhiều phê phán ở nhiều c trên thế giới, đc biệt ở Pháp và Mỹ. Các công trình của ông đã được mổ xẻ, phân tích trong vô vàn cuốn sách và bài viết của nhiều nhà nhân học, xã hội học, triết học, ngữ học, sử học… nghiêm túc trên thế giới.
Print Friendly and PDF