28.4.17

Sự tạo tiền trong nền kinh tế hiện đại

 
SỰ TẠO TIỀN TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI
Michael McLeay, Amar Radia và Ryland Thomas thuộc Ban Giám đốc Phân tích Tiền tệ của Ngân hàng[1].
  • Bài viết này cho thấy đa số tiền trong nền kinh tế hiện đại được tạo ra thông qua việc cho vay của các ngân hàng thương mại như thế nào.
  • Việc tạo tiền trong thực tế khác với một vài quan niệm sai lầm phổ biến- các ngân hàng không chỉ đơn thuần là như những trung gian, cho vay tiền gửi mà người gửi tiền kí gởi cho nó, và nó cũng không “nhân” (“multiply up”) tiền ngân hàng trung ương lên để tạo ra các khoản vay mới và tiền gửi mới.
  • Lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế rốt cuộc phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Trong thời kỳ bình thường, điều này được thực hiện bằng cách thiết lập những mức lãi suất. Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động trực tiếp đến lượng tiền thông qua việc mua tài sản hay “nới lỏng định lượng” (“quantitative easing”).
Print Friendly and PDF

26.4.17

Liệu nền dân chủ có sống sót qua Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo không?

LIỆU NỀN DÂN CHỦ CÓ SỐNG SÓT QUA DỮ LIỆU LỚN VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KHÔNG?
Chúng ta đang ở giữa một cuộc biến động công nghệ sẽ làm thay đổi cách thức mà xã hội được tổ chức. Chúng ta phải có quyết định đúng đắn ngay bây giờ
Ảnh: Getty Images
Chú thích của biên tập viên: Bài viết này xuất hiện lần đầu trong Spektrum der Wissenschaft, một ấn phẩm khác của Scientific American, dưới tiêu đề Digitale Demokratie Statt Datendiktatur.
Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ một cách độc lập mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác.
 – Immanuel Kant, “What is Enlightenment? [Khai sáng là gì?]” (1784)
Print Friendly and PDF

24.4.17

Phỏng vấn Robert M. Solow


Robert Solow (1924-)

PHỎNG VẤN ROBERT M. SOLOW

(sinh năm 1924)
Brian SnowdonHoward R. Vane
Robert Solow hiện nay là Institute Professor Emeritus of Economics and Finance tại Masachusetts of Institute Technology. Ngoài những đóng góp có ảnh hưởng sâu xa về lí thuyết tăng trưởng, ông còn được biết đến nhiều nhờ việc phát triển và bảo vệ lí thuyết kinh tế tân keynesian. Năm 1987, ông được giải Nobel về kinh tế nhờ “những đóng góp cho lí thuyết tăng trưởng kinh tế”.
Chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Solow tại Chicago, trong phòng khách sạn của ông, ngày 4 tháng giêng 1998, trong thời gian tham gia hội nghị hàng năm của Hội kinh tế Mĩ.
Thông tin căn bản
Kể từ lúc nào giáo sư quyết định học kinh tế?
Có cả một câu chuyện đó. Tôi vào Harvard College năm 1940 như một sinh viên 16 tuổi không có ý định học kinh tế; ngay cả kinh tế tôi cũng không biết là gì nữa. Vào thời điểm đó tôi nghĩ là mình có thể trở thành một nhà sinh học nhưng do tôi không giỏi môn này nên tôi bắt đầu học môn chính là khoa học xã hội tổng quát. Tôi học những môn như kinh tế học sơ đẳng, tâm lí học, xã hội học và nhân loại học. Lí do khiến tôi quan tâm đến khoa học xã hội chỉ là do hoàn cảnh thời bấy giờ. Nhớ lại đó là năm 1940, cuộc Suy thoái vừa mới chấm dứt và chiến tranh vừa mới bắt đầu. Sau hai năm, năm 1942, tôi rời Harvard College và vào quân đội, lúc bấy giờ đối với tôi là quan trọng hơn. Năm 1945 tôi trở về đi học và nói với người bạn gái để lại trước khi ra đi và là vợ của tôi từ đó đến nay, “môn học chính của em là kinh tế, môn này có lí thú không?”. Khi nàng nói có, tôi quyết định học thử kinh tế. Lúc bấy giờ tôi bị áp lực phải lựa học một môn gì đó vì tôi được giải ngũ vào tháng tám và trường nhập học vào tháng chín. Tôi vẫn là một sinh viên chưa tốt nghiệp. Dù sao đi nữa mọi việc diễn ra tốt đẹp. Như vậy lí do vì sao tôi học kinh tế vừa liên quan đến mối quan tâm chung của tôi về những gì đã xảy ra -vì sao xã hội không hoạt động tốt trong thập niên 1930 và 1940- và để tránh tuyệt vọng vì tôi phải làm một điều gì trong lúc cấp bách.
Print Friendly and PDF

22.4.17

Niết bàn của các nhà kinh tế học (3): Các định lý

Niết bàn của các nhà kinh tế học (3)

CÁC ĐỊNH LÝ

Định lý bất khả của Arrow

Kenneth Arrow, nhà kinh tế học người Mỹ (1921-2017), là một thiên tài. Ông có thể nhận mười lần “giải thưởng Nobel về kinh tế” khi mà những đóng góp của ông cho phân tích kinh tế là rất đa dạng và sâu sắc. Nhưng ông chỉ nhận giải thưởng Nobel về kinh tế có một lần, vào năm 1972. Là một nhà kinh tế học tự do (hiểu theo kiểu Mỹ, có nghĩa là có tư tưởng khuynh tả), tân cổ điển nhưng có một số xu hướng theo chủ nghĩa can thiệp, ông rất khó để phân loại. Định lý của ông mang tính chính trị thực sự. Định lý đó dựa nhiều vào những gì được gọi là nghịch lý Condorcet. Đó là việc ba người cùng ăn sáng với nhau. Họ chỉ có một cái thìa để phết một cái gì đó lên lát bánh mì. Ségolène thích mứt dâu tây, không ghét mứt Nutella [mứt sô-cô-la hạt dẻ] và không thể ngửi được mùi mật ong. François rất thích mứt Nutella, không ghét mật ong, nhưng đặc biệt lại không thích mứt dâu tây. Cuối cùng, Nicolas rất thích mật ong, nhưng không thích mứt dâu tây và ghét mứt Nutella. Đầu tiên, bà chủ nhà giới thiệu mứt Nutella: đương nhiên là Nicolas từ chối, nhưng hai người kia thì đồng ý, một người với tất cả sự thích thú, và người kia với tâm trạng tự nhủ “dù sao đi nữa, tại sao không thử? Hãy thử mứt Nutella vậy”. Nhưng bà chủ nhà cũng có thể giới thiệu mứt dâu tây: sẽ có hai người chấp nhận và một người từ chối. Và nếu bà ấy giới thiệu mật ong, thì kịch bản cũng giống vậy, nhưng khác người lựa chọn. Nói tóm lại, do sự đa dạng của sở thích, sự lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào thứ tự mà các đề xuất được giới thiệu để tán thành hay không. Điều mà mọi chủ tọa có tiếp xúc một ít với chuyện điều hành việc công đều phải biết rằng: chương trình nghị sự là điều quan trọng.
Print Friendly and PDF

20.4.17

Tăng trưởng kinh tế



TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Economic Growth
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 FRISCH, 1969 HAAVELMO, 1989 HAYEK, 1974 HICKS, 1972 KLEIN, 1980 KOOPMANS, 1975 LUCAS, 1985 MODIGLIANI, 1985 SAMUELSON, 1970 SEN, 1998 SOLOW, 1987 TOBIN, 1981
Tăng trưởng thường được định nghĩa như gia tăng liên tục, trong một hay nhiều thời kì dài, của một chỉ báo chiều kích, tổng sản phẩm thực tế. Khái niệm tăng trưởng là hạn hẹp hơn khái niệm phát triển, một khái niệm chỉ toàn bộ những thay đổi kĩ thuật, xã hội và văn hoá đi kèm với tăng trưởng của sản xuất. Hơn nữa, tăng trưởng, một khái niệm không tương đương với sự tiến bộ lẫn với việc cải thiện phúc lợi, dường như là một hiện tượng tương đối mới.
Những chỉ báo chính
Chỉ báo thường được chọn là hoặc GDP (tổng sản phẩm trong nước) hoặc là GNP (tổng sản phẩm quốc gia) hay còn có thể là GDP (hay GNP) trên đầu người. GDP danh nghĩa, còn được gọi là theo giá hiện hành, không phải là biến thích đáng; thật thế, ta có được biến này bằng cách nhân những sản lượng của năm hiện hành với những giá cả của năm hiện hành. Do đó một gia tăng của tổng sản phẩm danh nghĩa có thể là do một gia tăng của giá cả cũng như là do một gia tăng của sản xuất. Để phân biệt giữa hai hiệu ứng này, cần phân biệt GDP danh nghĩa với GDP thực tế. Trong lúc GDP danh nghĩa được tính từ những giá bán thật sự thì GDP thực tế lấy những giá quan trắc trong một năm đặc biệt gọi là năm gốc làm giá qui chiếu. Như thế, mọi gia tăng của GDP thực tế tương ứng với một gia tăng khối lượng.
Print Friendly and PDF

18.4.17

Tại sao Elon Musk nghĩ rằng thu nhập cơ bản phổ quát là điều không thể tránh khỏi



TẠI SAO ELON MUSK NGHĨ RẰNG THU NHẬP CƠ BẢN PHỔ QUÁT LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI
Giám đốc điều hành kiêm giám đốc thiết kế của SpaceX Elon Musk phát biểu tại hội nghị thường niên năm 2014 của Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EXIM) hôm 25 tháng 4 năm 2014 tại Washington, DC. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
Việc làm là một chủ đề lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 tại Hoa Kỳ và tiếp tục là một vấn đề nóng bỏng. Nạn thất nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến tại các tiểu bang nghèo miền Đông Bắc nước Mỹ (Rust Belt states) là một nguyên nhân lớn đã đẩy Donald Trump đến một chiến thắng bất ngờ. Là Tổng thống mới đắc cử, Trump đã tiếp tục thúc đẩy thông điệp về việc làm, thực hiện những thỏa thuận như sự can thiệp gần đây của ông về số phận của nhà máy Carrier tại Indiana để cho thấy ông sẽ mang lại việc làm cho những vùng có tỷ lệ thất nghiệp lớn. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực như trên, nhiều nhà tương lai học dự đoán một lượng lớn việc làm sẽ được thay thế bằng công nghệ tự động hóa và robot trong một tương lai thấy trước được. Giáo sư Moshe Vardi gần đây dự đoán rằng hơn một nửa số người lao động trên thế giới sẽ được thay thế bằng robot chỉ trong vòng 30 năm tới kể từ nay. Điều này phù hợp với một nghiên cứu của Đại học Oxford vào năm 2013 đã từng đưa ra một tỷ lệ là 47% việc làm sẽ bị thay thế bằng robot tại Mỹ trong tương lai.
Print Friendly and PDF

16.4.17

Hệ thống hiểu biết khoa học

Khoa học kỹ thuật và văn hoá ‒ 3

HỆ THỐNG HIỂU BIẾT KHOA HỌC

Hàn Thuỷ
Hai thế kỷ 18 và 19 là thời hoàng kim của khoa học kỹ thuật tại Âu châu, hiểu biết khoa học từ lãnh vực cơ học lan tràn sang những lãnh vực khác của tự nhiên và trở thành có hệ thống. Các nhà tư tưởng thuộc tôn giáo hay triết học đủ mọi phía đều không một mảy may nào nghi ngờ cái sứ mạng dùng khoa học kỹ thuật để “làm chủ và chủ sở hữu của tự nhiên”. Cũng phải nói thêm đối với đại bộ phận trí thức Châu Âu thời ấy, con người làm chủ đây là con người châu Âu, và các dân tộc khác nằm trong cái gọi là thế giới tự nhiên cần chinh phục và khai hóa.
Cái tiến trình dẫn đến sự ưu việt tuyệt đối về sức mạnh vật chất của châu Âu kéo dài từ cuối Trung cổ cho đến nay là sự tác động qua lại, quyện chặt lấy nhau trong nhiều thế kỷ của nhiều yếu tố: nền tảng tinh thần Hy Lạp cộng Do thái - Thiên chúa giáo, sự phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp, chủ nghĩa tư bản, sự phát triển khoa học kỹ thuật. Dòng lịch sử đa diện này khi thì tiệm tiến, khi thì bùng nổ thành các cuộc cách mạng như cách mạng tư sản Pháp, cách mạng công nghệ và kỹ thuật Anh. Thêm vào đó còn chiến tranh, còn sự giao lưu với các nền văn hoá lớn khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Vì vậy khó có thể xác quyết đâu là nguyên nhân và đâu là hậu quả như nhiều đại triết gia, đại trường phái đã và còn đang suy luận, tranh cãi. Duy có một điều rằng, trong không biết bao nhiêu các thứ chủ nghĩa đã ra đời, không có chủ nghĩa nào tự cho rằng mình phản khoa học. Vậy có lẽ có thể giới hạn ở đây trong việc tìm hiểu thế nào là khoa học thực sự, còn bảo vệ hay phê phán các triết thuyết này khác thì không phải chỗ.
Print Friendly and PDF

14.4.17

Niết bàn của các nhà kinh tế học (2): Các định luật



NIẾT BÀN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC (2): CÁC ĐỊNH LUẬT

Định luật sắt của tiền lương
Người ta thường gán định luật này cho Marx, trong khi nó được phát biểu (và được sử dụng rộng rãi trong các cuộc mít tinh của những nhà xã hội chủ nghĩa) bởi Ferdinand Lassalle (1825-1864), một chính trị gia người Đức thuộc cánh cực tả. Ông cho rằng, trên thị trường lao động, sự cạnh tranh giữa người lao động với nhau sẽ không tránh khỏi việc kéo tiền lương trở về mức lương tối thiểu, một mức lương chỉ đủ đảm bảo tái tạo sức lao động. Trong thực tế, lập luận này đã được David RicardoThomas Malthus sử dụng, nhưng đã được biện minh bằng các quan điểm nhân khẩu học: dân số, do đó là số lượng người lao động, được cho là sẽ tăng nhanh hơn năng lực sản xuất nông nghiệp, do lợi tức giảm dần của đất khi lần lượt đưa vào canh tác những vùng đất kém mầu mỡ. Về phần mình, Lassalle đặt định luật của ông trên cơ sở ngưỡng của tương quan sức mạnh: các chủ sử dụng lao động có nhiều quyền lực hơn so với người làm công ăn lương, vì vậy người lao động cần phải phối hợp với nhau và lật đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa để thay thế nó bằng hệ thống của các nghiệp đoàn lao động.
Print Friendly and PDF

12.4.17

Trí thức và không gian công cộng trong xã hội hiện đại


TRÍ THỨC VÀ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Trần Hữu Quang
Mục tiêu của bài này là bàn luận về vai trò của trí thức trong không gian công cộng xét trong bối cảnh xã hội hiện đại. Nội dung bài viết chủ yếu dựa trên những tư tưởng và luận điểm của một số tác giả khoa học xã hội trên thế giới mà chúng tôi cho là quan trọng và mang tính gợi mở cho tiến trình suy tư về những vấn đề của xã hội Việt Nam đương đại. Bài này bao gồm ba phần: trước hết là một vài đặc trưng của người trí thức; kế đến, những đặc trưng của không gian công cộng nói chung và của báo chí nói riêng; và cuối cùng, sứ mệnh của người trí thức trong xã hội hiện đại.

Một vài đặc trưng của người trí thức

Trí thức là một từ khá thông dụng trong đời sống xã hội, nhưng thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và dưới những góc độ khác nhau, ngay cả nơi giới nghiên cứu khoa học xã hội, đến mức mà John Peter Nettl (1970, tr. 59) từng nêu câu hỏi như sau: “Trí thức là một định chế, một tập thể, một vai trò, một loại người, hay là gì?”
Print Friendly and PDF

10.4.17

Niết bàn của các nhà kinh tế học



NIẾT BÀN CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC

Denis Clerc
Một trong những cách tốt nhất đối với một nhà kinh tế học để lưu danh hậu thế là gắn tên mình với một "định luật, một hiệu ứng hay một định lý khác. Xin điểm lại một số vấn đề.
Giống như tất cả các nhà trí thức khác, các nhà kinh tế học cũng mơ lưu danh hậu thế. Không phải là một danh tiếng thật sự, vĩ đại, danh tiếng của những nhà trí thức chân chính, những triết gia hay tiểu thuyết gia mà mọi người đều biết đến ít nhất qua tên tuổi. Trong danh sách 350 thiên tài mà Claude Thélot đã tập hợp trong cuốn L’origine des génies [Nguồn gốc của các thiên tài] (Le Seuil, 2003), thì chỉ xuất hiện có ba nhà kinh tế học – Marx, KeynesPareto – trong đó Marx và Pareto được lưu danh nhờ vào những lĩnh vực khác với kinh tế học. Chắc chắn là để quản lý tính nhạy cảm – và thuộc tính này rất sắc nét khi liên quan đến việc tiếp cận vinh quang – tác giả chỉ giới hạn vào những người đã qua đời và chúng ta biết rằng có rất nhiều nhà kinh tế học còn sống hơn là đã chết. Nhưng ngay cả khi tính đến tình huống giảm nhẹ này, chúng ta phải thừa nhận là các nhà kinh tế học hầu như không tỏa sáng trong con mắt của công chúng: họ quá buồn tẻ và không dễ tiếp cận.
Print Friendly and PDF

6.4.17

Thời chạng vạng của các 'cú hích'

THỜI CHẠNG VẠNG CỦA CÁC 'CÚ HÍCH'
Mục tiêu nhằm giữ kinh tế học hành vi ở lại trong chính sách của Mỹ sau nhiệm kỳ tổng thống Obama.
DAVID V. Johnson

Câu đầu tiên của quyển sách mới nhất của Cass Sunstein, The Ethics of Influence (tạm dịch: Đạo đức của sự Ảnh hưởng), ghi rằng: "Chúng ta đang sống trong thời đại của tâm lí học và kinh tế học hành vi các ngành khoa học hành vi". Đối với ông Sunstein, một giáo sư luật Harvard và cựu quan chức của chính quyền Obama, đây là một câu nói quan trọng chẳng kém câu ‘chúng ta đang sống trong thời đại của thuốc kháng sinh, động cơ hơi nước, hoặc mạng internet’. Nhưng chỉ nói rằng ‘các 'cú hích' (nudges) luôn có mặt ở đây’ thì không làm cho nó trở nên như thế. Thực tế, nếu tương lai của chúng không bị nghi ngờ, thì tại sao lại cần ra thêm một quyển sách cùng chủ đề nữa — ra ngay sau món quà trong ‘Ngày của Cha’ quyển sách về Chiến tranh các Vì sao (Star Wars) của ông — để nói lên rằng chúng phải có mặt ở đây? Cũng giống như ngài tổng thống [Obama] mà ông phục vụ, Sunstein hiện đang tập trung vào việc củng cố di sản của mình.
Print Friendly and PDF

4.4.17

Chuyển sang kinh tế thị trường và chuyên chế chính trị: đọc lại học thuyết Trọng nông



Đọc lại học thuyết Trọng nông
... bài viết dưới đây thử đề nghị một cách đọc mới, khả dĩ soi sáng một số đặc điểm tư tưởng của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường tại những xã hội - như ở Trung Quốc hay Việt Nam hiện nay - vừa có chủ trương tự do kinh tế, vừa chuyên chế chính trị... Bài này đã được đăng lần đầu trong tập TỪ ĐÔNG SANG TÂY, nxb Đà Nẵng, 2005, mừng thọ giáo sư Lê Thành Khôi.

CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CHUYÊN CHẾ CHÍNH TRỊ: ĐỌC LẠI HỌC THUYẾT TRỌNG NÔNG

Trần Hải Hạc[*]
Từ ngữ “trọng nông” phiên dịch thuật ngữ tiếng Pháp ‘Physiocratie’, đúng nghĩa từ nguyên là “quyền lực của tự nhiên” (pouvoir de la nature), “chế độ cai trị của tự nhiên” (gouvernement de la nature). Lịch sử tư tưởng kinh tế thường ghi nhận nó như là một học thuyết Pháp thuộc thế kỷ thứ 18 và có “quỹ đạo sao băng” [Schumpeter 1954: I, 321]: trước năm 1750, không ai biết đến nó; giữa các năm 1760 và 1770, trở thành từ ngữ thời thượng của giới thượng lưu và triều đình vương quốc Pháp, không ai không nói đến nó; sau năm 1780, và ngoài các sử gia tư tưởng kinh tế, không còn ai nhắc đến nó nữa. Suốt thế kỷ thứ XIX - thời kỳ của kinh tế học cổ điển ngự trị - trường phái trọng nông hầu như rơi vào lãng quên. Duy chỉ có Karl Marx thừa nhận đóng góp của nó: Marx xác lập vị trí của François Quesnay - giáo chủ của học phái và tác giả năm 1758 của Biểu kinh tế - như là “người cha đẻ thực sự của kinh tế học hiện đại”, và xác định tầm quan trọng của Biểu kinh tế là “sáng kiến cực kỳ thiên tài, không thể chối cãi là thiên tài nhất cho đến nay trong chính trị kinh tế học” [Marx 1862-1863: I, 31; 399].
Print Friendly and PDF

2.4.17

MILLER Merton H., sinh năm 1923



Merton H. Miller (1923-2000)

MILLER Merton H., sinh năm 1923

Damien Gaumont
Merton Howard Miller sinh tại Boston (bang Massachussetts), Hoa Kì, năm 1923. Giáo sư của Graduate School of Business ở Chicago, chủ tịch của American Finance Association năm 1976, ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1990.
Cộng tác cùng với Franco Modigliani (Nobel 1985), Merton Miller xác lập một quan hệ lí thuyết một mặt, giữa cơ cấu vốn tài chính và chính sách cổ tức của những doanh nghiệp công nghiệp (1961 và 1963) và mặt khác, giữa giá trị tài chính trên thị trường của một doanh nghiệp và chi phí vốn (1958). Lí thuyết này dựa trên giả thiết là những người nắm giữ những chứng khoán tài chính tiếp cận được cùng một thị trường vốn như các doanh nghiệp. Điều này kéo theo là, do cơ cấu của danh mục đầu tư của họ, các nhà đầu tư có khả năng đánh đổi giữa lợi tức và rủi ro. Kết quả là các doanh nghiệp không cần phải điều chỉnh những quyết định của mình tuỳ theo những sở thích khác nhau đối với rủi ro của các nhà sở hữu chứng khoán. Các nhà quản lí có thể tối đa hóa sự thoả mãn của những người sở hữu chứng khoán đơn giản bằng cách tối đa hóa của cải thuần của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp không có lợi khi tối thiểu hóa những rủi ro bằng cách đa dạng hóa những chứng khoán của mình, vì chính những nhà sở hữu chứng khoán đã làm điều này khi lựa chọn cơ cấu danh mục đầu tư của họ.
Print Friendly and PDF