29.6.17

Làm thế nào để làm cho thu nhập cơ bản phổ quát trở thành hiện thực


Stewart Lansley
Howard Reed

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LÀM CHO THU NHẬP CƠ BẢN PHỔ QUÁT TRỞ THÀNH HIỆN THỰC

Liệu việc chi trả một thu nhập thường xuyên cho mọi công dân có hoạt động hiệu quả không? Liệu đó có là một bước khả thi tiến tới việc cải cách hệ thống phúc lợi hiện tại không? Dựa vào một báo cáo gần đây, Stewart Lansley Howard Reed giải thích cách thức để làm cho một chương trình như vậy hoạt động hiệu quả.
Hỗ trợ cho một thu nhập cơ bản phổ quát – chi trả một thu nhập thường xuyên và có đảm bảo cho các công dân của một quốc gia như là một việc đương nhiên theo luật – đang bắt đầu tăng tốc. Các cuộc thử nghiệm đang được hoạch định tại nhiều quốc gia, trong khi vùng Silicon Valley đang thử nghiệm chương trình Y Combinator tại California. Tại Liên hiệp Anh (UK), ý tưởng nhận được sự ủng hộ của Đảng Xanh và Đảng SNP, đang được Công đảng xem xét một cách nghiêm túc, và nhận được sự ủng hộ của Hội Nghệ thuật Hoàng gia (Royal Society of Arts) và Viện Adam Smith (Adam Smith Institute), một viện chính sách theo trường phái thị trường.
Print Friendly and PDF

27.6.17

Trung Quốc: Khổng giáo kỹ thuật số



TRUNG QUỐC: KHỔNG GIÁO KỸ THUẬT SỐ
Các logo của giới truyền thông trực tuyến chính thức của Trung Quốc – “Nhân dân Nhật báo”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã – được đăng trên tường của trung tâm báo chí nhân phiên họp Quốc hội toàn quốc tại Bắc Kinh vào ngày 03/3/2014. (Ảnh: Jonathan Wu/EyePress/via AFP)
Bằng cách trở thành người ca ngợi toàn cầu hóa đồng thời là nhà vô địch của sự chuyển đổi kỹ thuật số, Trung Quốc dần dần vẽ ra một mô hình quản lý theo kiểu tự do-kỹ thuật. Huyền thoại của bộ máy quản lý của Hobbes [Thomas Hobbes, nhà triết học người Anh nổi tiếng với các tác phẩm về triết học chính trị – ND] từ nay hóa thân trong kỹ thuật số, đi kèm với thực tế xã hội để phục vụ các mục tiêu năng suất và hiệu quả tổng thể.
Print Friendly and PDF

25.6.17

SCHOLES Myron S., sinh năm 1941



Myron Scholes (1941-)

SCHOLES Myron S., sinh năm 1941

Damien Gaumont
Myriam S. Scholes sinh tại Timmins (tỉnh Ontario, Canada) năm 1941, cha là một nha sĩ và mẹ là một thương gia giàu có. Là một học sinh giỏi, cuộc đời của ông thay đổi năm 16 tuổi một phần sau cái chết của người mẹ và phần khác do bị rách giác mạc làm thị lực của ông giảm nhiều. Do không đọc được nữa, ông có thói quen lí luận trừu tượng và khái niệm hoá để tìm giải pháp cho những vấn đề ông gặp phải, đặc biệt là ở cương vị thủ quĩ của nhiều câu lạc bộ thiếu niên. Để tìm hiểu xác suất và rủi ro ông đánh cược nhiều và đầu tư vào chứng khoán. Để tìm hiểu thế giới kinh doanh thương mại ông làm việc với cậu của ông. Năm 26 tuổi, việc ghép giác mạc trả lại cho ông thị lực. Ông quan tâm đến khoa học kinh tế và đặc biệt hơn đến tài chính để tưởng nhớ mẹ ông đã từng muốn ông cộng tác với cậu ông để viết một cuốn sách quảng bá kinh doanh thương mại. Đi tìm một phương thức nhiệm mầu làm cho ông trở nên giàu có, ông đam mê tìm hiểu những nhân tố quyết định giá cả các chứng khoán. Ông tốt nghiệp cử nhân đại học McMaster Hamilton ở Canada. Việc khám phá những công trình của Stigler (Nobel 1982) và của Milton Friedman (Nobel 1976) gây cho ông ấn tượng mạnh. Ông quyết định tiếp tục học tại đại học Chicago. Ông gặp Michael Jensen, Richard Roll và Jack Gould, những người hướng dẫn ông trong những khám phá về lí thuyết tài chính. Ông quyết định không trở về làm với doanh nghiệp của cậu ông. Theo đề nghị của Merton Miller (Nobel 1990) ông làm luận án tiến sĩ tài chính và tốt nghiệp năm 1968. Ông trở thành giáo viên phụ đạo tại Sloan School of Management tại Massachussetts Institute of Technology và trở thành đồng nghiệp của Franco Modigliani (Nobel 1985), Stewart Myes và Paul Cootner. Ông gặp Fischer Black và Robert Merton (Nobel 1987), người tiến hành cùng ông một sự hợp tác có kết quả. Giáo sư thỉnh giảng của đại học Chicago từ 1973 đến 1974, ông được một công việc thường xuyên ở đây cho đến 1980 bằng cách hoạt động nhiều cho Trung tâm nghiên cứu giá cả các chứng khoán. Là giáo sư thỉnh giảng của đại học Standford năm 1981, ông có một chân giảng dạy thường xuyên năm 1983. Ông làm việc với William Sharpe (Nobel 1990). Là nhà tư vấn cho Salomon Brother Incorporation năm 1990, ông trở thành giám đốc công ti này và đặc biệt phụ trách những giao dịch trên các chứng khoán có thu nhập cố định từ 1992 đến 1993 và vừa giảng dạy tại đại học Standford và tiến hành những nghiên cứu. Năm 1994, cùng với một số đồng nghiệp ông sáng lập một công ti quản lí vốn dài hạn trong đó ông áp dụng những lí thuyết của mình. Là tiến sĩ danh dự của đại học Paris-Dauphine năm 1989, của đại học McMaster năm 1990, của đại học công giáo Louvain năm 1998, ông được Viện hoàng lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1997.
Print Friendly and PDF

24.6.17

Ấn Độ, phòng thí nghiệm sinh thái của hành tinh



ẤN ĐỘ, PHÒNG THÍ NGHIỆM SINH THÁI CỦA HÀNH TINH
Antoine Ravignan
Ấn Độ, không bao lâu nữa là nước đông dân nhất thế giới, ngày nay đã 1,3 tỷ người, ngày càng có trọng lượng trong việc giải quyết vấn đề khí hậu toàn cầu. Ấn Độ bây giờ là nước phát thải khí nhà kính đứng hàng thứ 4 và các khí thải CO2 bùng nổ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Chắc chắn, Ấn Độ vẫn là một đất nước ở tình trạng cực nghèo, nghèo đói thường xuyên – một phần ba dân số sống dưới mức 1 euro một ngày – trong khi lượng khí thải bình quân đầu người của họ thì đang ở mức dưới cùng của thang đo. Đó là những lập luận mà các nhà lãnh đạo nước này tiếp tục giương cao không mệt mỏi trong hai thập kỷ qua để biện minh cho sự không hành động của họ trước cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu – với những cam kết ở mức rất thấp tại hội nghị COP 21 – và trước sự xuống cấp của môi trường ở tầm địa phương.
Print Friendly and PDF

21.6.17

Bất bình đẳng ở Châu Âu: Phức tạp và Đa chiều

BẤT BÌNH ĐẲNG Ở CHÂU ÂU: PHỨC TẠP VÀ ĐA CHIỀU
Nói về bất bình đẳng ở Châu Âu, chúng ta phải đối mặt với một hình mẫu phức tạp về các vấn đề và các chiều kích khả dĩ mà có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau. Như Bảng 1 cho thấy, bất bình đẳng hiện liên quan đến các khía cạnh khác nhau như thu nhập, sự thịnh vượng hay tuổi thọ giữa các đối tượng khác nhau như cá nhân, hộ gia đình, giới tính, lao động và vốn, vùng hay quốc gia. Kinh tế học và thống kê cung cấp các chỉ báo khác nhau để đo lường sự bất bình đẳng này và việc lựa chọn chỉ báo không phải là không bao hàm việc đánh giá giá trị.
Print Friendly and PDF

17.6.17

R&D: khi châu Á nghiên cứu và triển khai thành công


R&D: KHI CHÂU Á NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG
Một khách tham quan người Hàn Quốc đang trải nghiệm một trò chơi thực tế ảo khi sử dụng sản phẩm Samsung Galaxy S7 Edge tại Hội chợ Hàng điện tử Hàn Quốc (KES2016) ở Seoul ngày 26/10/2016. (Ảnh: Seung-il Ryu/NurPhoto/via AFP)
Có những điệp khúc được hát để ru trẻ em ngủ, có những điệp khúc khác mà người lớn hát với nhau để tránh nhìn thẳng vào sự thật. Trong số những điệp khúc thuộc loại sau, có một điệp khúc liên quan đến Châu Á: người châu Á sao chép và không có khả năng phát minh. Điều đó ngụ ý nói đến người Nhật Bản, rồi đến người Hàn Quốc và giờ đây đến người Trung Quốc.
Ngoài chứng mất kí ức ở tâm điểm của những câu chuyện nói trên, người kể những câu chuyện đó quên rằng sao chép giúp tiến bộ khi bản thân có nhiều nỗ lực. Nếu không, bản sao là một đặc lợi phản tác dụng như một nghiên cứu về những hậu quả của hoạt động gián điệp công nghiệp của Stasi [Bộ An ninh Quốc gia Đức – ND] đã chứng minh: các gián điệp Đông Đức đã thành công trong việc thu thập được tất cả các công nghệ được Tây Đức sử dụng; thế mà, việc thu thập công nghệ đã không cho phép Đông Đức đuổi kịp Tây Đức, mà các bản sao còn có một hiệu ứng loại trừ R&D ở nước Cộng hòa Dân chủ Đức (DRG [Democratic Republic of Germany]). Đây không phải là trường hợp ở châu Á và càng không phải là trường hợp ở Trung Quốc. Như J. M. Howkins, tác giả của một cuốn sách về nền kinh tế sáng tạo[*], đã mỉa mai, nói rằng người Trung Quốc là người sao chép mới chỉ là một nửa sự thật: họ là những người sao chép xuất sắc! Nếu Baidu bắt đầu là một bản sao hoàn hảo của Google, thì công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc đã tiến hóa. Sự quan tâm đến bản sao không che giấu được điều cốt lõi. Đồng thời với việc sao chép, các nước châu Á đang đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và triển khai (R&D).
Print Friendly and PDF

15.6.17

Sức lao động phải chăng là hàng hóa?



Mác và kinh tế thị trường (II)
SỨC LAO ĐỘNG PHẢI CHĂNG LÀ HÀNG HOÁ?
Trần Hải Hạc
Giữa học thuyết Mác về chủ nghĩa tư bản và học thuyết tự do chủ nghĩa về kinh tế thị trường, mối tương quan thường được quan niệm như là đối kháng. Đó là xét tương quan về mặt chính trị và hệ tư tưởng.
Về mặt lý luận kinh tế, giữa học thuyết tự do kinh tế và học thuyết Mác – chí ít theo cách đọc chính thống của nó –, không phải không có những điểm tương đồng. Trước tiên là quan điểm duy kinh tế của những phân tích trong đó vai trò đấu tranh xã hội không có tính quyết định và nhà nước có chỗ đứng ở bên lề. Đồng quan điểm này đặc biệt thể hiện trong lý luận xem tiền tệ và sức lao động (hoặc lao động) như là những hàng hoá.
Tiền tệ phải chăng là hàng hoá? Bài đầu tiên (Diễn Đàn số 36, tháng 12 1994) đã thử phân tích tính nước đôi của lý luận mác xít, và những hệ luận mang tính thời sự ở những nước – như Việt Nam – đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bài thứ hai dưới đây sẽ xét câu hỏi và những vấn đề đặt ra đối với phạm trù sức lao động.
Sức lao động phải chăng là hàng hóa?
Câu trả lời dường như quá hiển nhiên: Đặc tính của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chính ở chỗ đã biến sức lao động thành hàng hoá, cho nên chế độ tư bản, theo Mác, đồng nghĩa với chế độ lao động làm thuê. Song, khi xây dựng lý luận về tiền công, bộ Tư bản đã không tránh khỏi một sự nhập nhằng, thiếu nhất quán, dẫn đến hai cách đọc Mác đối lập nhau.
Print Friendly and PDF

14.6.17

Những hậu quả từ quyết định của Trump đối với các doanh nghiệp là gì?



NHỮNG HẬU QUẢ TỪ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUMP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Franck Aggeri, chuyên gia về quản trị doanh nghiệp và đổi mới, là giáo sư về quản trị tại Đại học MINES ParisTech, Đại học PSL Research University và là nhà nghiên cứu tại CGS, Viện liên ngành về Đổi mới (i3), UMR CNRS 9217.
Cuộc họp báo của Donald Trump về việc Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Paris, ngày 01 tháng 6 năm 2017. Ảnh: AL DRAGO/The New York Times-REDUX-REA?
Quyết định của Donald Trump rút khỏi thỏa thuận Paris về khí hậu đã tạo ra một sự náo động đáng kể và những lời lên án nhận được sự nhất trí của quốc tế. Ngoài những tác động dây chuyền về mặt chính trị, hậu quả của quyết định này đối với các doanh nghiệp và đối với nền kinh tế là gì? Nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự biến đổi khí hậu và quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế [sử dụng năng lượng] carbon thấp như thế nào?
Trước tiên, hãy lưu ý rằng một quyết định như thế không phải là không có tiền lệ. Năm 2001, [tổng thống] George Bush Jr. đã không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto mà người tiền nhiệm của ông, [tổng thống] Bill Clinton, đã ủng hộ. Lựa chọn này dựa vào những lý do tương tự với những lý do của Donald Trump: lo ngại cho khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ, bãi bỏ một thỏa thuận đa phương làm suy yếu chủ quyền quốc gia, các điều không chắc chắn về thực tế biến đổi khí hậu, các đe dọa về việc làm trong các ngành công nghiệp có sử dụng carbon.
Print Friendly and PDF

11.6.17

Dẫn nhập vào sự nghiệp nghiên cứu của Marcel Mauss



DẪN NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU CỦA MARCEL MAUSS
Claude Lévi-Strauss
(Nguyễn Tùng dịch và chú giải)

Marcel Mauss (1872-1950)
PTKT: “Introduction à l’œuvre de Marcel Mauss” [Dẫn nhập vào sự nghiệp nghiên cứu của Marcel Mauss][1] là một bài viết quan trọng của Claude Lévi-Strauss, trong đó ông vừa giới thiệu những đóng góp to lớn của Marcel Mauss cho môn nhân học, vừa trình bày nhiều ý kiến mới mẻ của chính ông về nền tảng lý thuyết và phương pháp luận của môn. Bản dịch này của Nguyễn Tùng đã được đăng trong cuốn “Luận về biếu tặng” cũng do ông dịch và do NXB Tri thức phát hành năm 2011. Do đề nghị của chúng tôi, NT đã đọc kỹ lại bản dịch, sửa nhiều lỗi, thêm một số chú thích và nhất là dịch thêm vài đoạn ngắn mà trước đây ông đã bỏ qua vì thấy không cần thiết, để cho bản dịch được đầy đủ.
Ít có những giảng dạy nào vừa bí hiểm và vừa ít ỏi mà lại có một ảnh hưởng sâu sắc như của Marcel Mauss. Tư tưởng của ông mà chính sự súc tích làm cho trở thành khó hiểu, nhưng lại được nhiều tia chớp xuyên qua, các lối tiếp cận vòng vo của ông dường như làm lạc đường đúng ngay vào lúc chúng chỉ ra lộ trình ít chờ đợi nhất nhưng lại dẫn đến cốt lõi của các vấn đề, chỉ những ai đã quen biết và đã nghe ông nói mới đánh giá trọn vẹn sức sáng tạo dồi dào của chúng và mới có thể tổng kết được món nợ của họ đối với ông. Chúng tôi không bàn nhiều ở đây về vai trò của ông trong tư tưởng dân tộc học và xã hội học Pháp. Nó đã được xét đến nơi khác[2] Chỉ cần nhắc lại rằng ảnh hưởng của Mauss không phải chỉ giới hạn vào các nhà dân tộc chí mà không người nào có thể nói rằng mình thoát khỏi ảnh hưởng đó, mà còn tác động đến các nhà ngữ học, tâm lý học, sử học về tôn giáo và các nhà Đông phương học, đến mức trong lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn, cả một nhóm nhà nghiên cứu Pháp nổi tiếng, vì lẽ này hay lẽ khác, thọ ân ông đã định hướng cho họ. Đối những người khác, sự nghiệp trước tác của ông là quá tản mát và thường rất khó tiếp cận. Do tình cờ được gặp hay được đọc ông, nhiều người còn giữ được những âm vang lâu bền: ta nhận ra vài âm vang như thế nơi Radcliffe-Brown, Malinowski, Evans-Pritchard, Firth, Herkovits, Lloyd Warner, Redfield, Kluckhohn, Elkin, Held và nhiều người khác. Nói chung, họ đã chịu ảnh hưởng tác phẩm và tư tưởng của Mauss thông qua các đồng nghiệp và môn đệ tiếp xúc đều đặn hay thỉnh thoảng với ông hơn là trực tiếp nghe ông nói hay đọc các bài viết của ông. Chính tình trạng mâu thuẫn này mà một sưu tập các báo cáo khoa học và các bài giảng hy vọng sẽ khắc phục được, dù chúng không giới thiệu đầy đủ tư tưởng của Mauss; và nên hy vọng rằng sưu tập này mở đầu cho một loạt các cuốn sách trong đó toàn bộ sự nghiệp của Mauss (đã xuất bản hay chưa được in, do ông viết một mình hay viết chung với người khác) rốt cuộc sẽ được nắm bắt trong tổng thể của nó.
Nhiều lý do thực tiễn đã chủ trì sự chọn lựa các nghiên cứu tập hợp trong cuốn sách này. Tuy nhiên, sự tuyển chọn ngẫu nhiên này đã cho phép rút ra vài khía cạnh của một tư tưởng mà nó thành công, dù còn khiếm khuyết, trong việc minh hoạ cho sự phong phú và đa dạng.
Print Friendly and PDF

9.6.17

Khi kinh tế học có đạo đức

KHI KINH TẾ HỌC CÓ ĐẠO ĐỨC
Tưởng nhớ Kenneth Arrow
Ảnh: Foundation for Economic Education [Quỹ Giáo dục Kinh tế]
Kenneth Arrow, một trong những nhà kinh tế học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã qua đời hồi tháng trước ở tuổi 95. Ông thuộc thế hệ những nhà kinh tế học có những ý tưởng được hình thành từ sự xáo trộn và hỗn loạn của cuộc Đại suy thoái và Thế Chiến II, một thế hệ bao gồm John Nash, Paul Samuelson, Harold Hotelling và Milton Friedman. Ngày nay, khi có quá nhiều phần của kinh tế học bị bó hẹp vì không xem xét đến tính đạo đức, thì các công trình của Arrow đã chứng minh rằng kinh tế học về cơ bản là một khoa học đạo đức. Đối với Ken, bất luận là xử lí sự biến đổi khí hậu, an ninh quốc tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bất bình đẳng hay thành kiến ​​chng tc, thì kinh tế hc trước hết và trên hết là một phương tiện để giúp cải thiện phúc lợi của con người. Thật vậy, trọng tâm của ông về vấn đề phúc lợi đã khiến ông xem xét đến tầm quan trọng của sự tin tưởng và các quy tắc đạo đức, cũng như các quy định của chính phủ, đối với hành vi của thị trường. Con người kinh tế [homo economicus] không thể chỉ biết có bản thân mình không thôi.
Print Friendly and PDF

7.6.17

Thỏa thuận Paris: Sự rút lui của Washington sẽ có những tác động tài chính ngay lập tức



KHÍ HẬU: TRUMP MUỐN “ĐẠI DIỆN CHO NGƯỜI DÂN PITTSBURGH” VÀ TỰ RƯỚC LẤY MỘT ĐÁP TRẢ NGHIÊM KHẮC CỦA THÀNH PHỐ
Tổng thống Mỹ đã viện dẫn thành phố để biện minh cho sự rút lui khỏi Hiệp định Paris vào hôm thứ Năm. Trừ phi thành phố khẳng định việc họ tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn của Hiệp định Paris.
Le Monde.fr với AFP

Tôi được bầu để đại diện cho người dân Pittsburgh, chứ không phải của Paris”, tổng thống Mỹ Donald Trump đã giải thích, vào hôm Thứ năm ngày 1 tháng 6, khi sử dụng thành phố công nghiệp của miền đông nước Mỹ (Pennsylvania) để biện minh cho sự rút lui khỏi thỏa thuận Paris về khí hậu. Một khẩu hiệu sốc, nhưng việc chọn thành phố là điều không ổn. Trong những phút tiếp sau đó, thị trưởng thuộc đảng Dân chủ Bill Peduto, đã phản đòn lại vị đứng đầu Nhà nước trên Twitter.
Print Friendly and PDF

5.6.17

Khí hậu: Các đại gia Mỹ thất vọng với sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận Paris



KHÍ HẬU: CÁC ĐẠI GIA MỸ THẤT VỌNG VỚI SỰ RÚT LUI CỦA HOA KỲ KHỎI THỎA THUẬN PARIS
Le Monde.fr với AFP
Các doanh nghiệp sản xuất ô-tô hoặc dầu hỏa đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với thỏa thuận khí hậu Paris. CEO của Tesla và CEO của Disney cho biết họ đã rút lui khỏi khỏi hội đồng cố vấn của ông Trump.
Từ ngành công nghiệp dầu hỏa đến ngành công nghiệp ô-tô, nhiều tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, vào hôm Thứ năm 1 tháng 6, đã bày tỏ sự thất vọng của họ sau việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận Paris và sự quyết tâm của họ trong việc tiếp tục những nỗ lực làm giảm lượng khí thải CO2.
Print Friendly and PDF

3.6.17

Vài ngộ nhận về Albert Einstein



Albert Einstein (1879-1955)

VÀI NGỘ NHẬN VỀ ALBERT EINSTEIN

Nguyễn Xuân Xanh
Có nhiều ngộ nhận về Albert Einstein. Trên mạng, nhiều sự gán ghép, nhái giọng văn ông, và được lan truyền mà không ai biết rõ nguồn gốc, như thể do chính Einstein nói. Vào các quán chay Việt Nam, người ta thấy trong danh sách các danh nhân ăn chay trường có cả Einstein. Hoặc Einstein là người thuận tay trái. Những chuyện đó không đúng sự thật. Einstein chỉ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ trong những lúc ông bệnh cần kiêng cữ, chứ không ăn chay trường, không có quyển sách nào viết về điều đó, cũng như viết về sự thuận tay trái của Einstein cả. Ngược lại có những tấm ảnh tư liệu cho thấy Einstein cầm bút tay phải, như một minh họa dưới đây.
Nhưng trong bài này, có hai sự ngộ nhận lớn mà chúng tôi muốn đề cập đến, một liên quan đến khoa học, về nghi vấn Hilbert là người đến đích trước, hay cùng lúc với Einstein, trong cuộc chạy đua thiết lập các phương trình trường của thuyết tương đối rộng vào năm 1915. Và thứ hai, liên quan đến tôn giáo, đến một phát biểu “rất Einstein” về Phật giáo từ lâu được lưu truyền và cho là của Einstein. Thiết tưởng đã đến lúc chúng ta cần làm sáng tỏ.
Print Friendly and PDF