31.8.15

Grexit: ra hay không ra?



Hi Lạp và Vùng Euro

Grexit: ra hay không ra?

Từ lạ “Grexit” (kết hợp GRE ba chữ cái đầu của GREECE tên tiếng Anh của nước Hi Lạp, và tiếng Anh EXIT, nghĩa là ra), mới được tạo ra để chỉ việc Hi Lạp rút ra khỏi nhóm Euro, sẽ được ghi vào sử xanh của Châu Âu. Sau mấy tuần lễ căng thẳng và đột biến, vở kịch tâm lý “Grexit hay không Grexit” đã hạ màn, không phải bằng một thoả ước, mà bằng một thứ diktat (mệnh lệnh độc đoán) chưa từng có trong lịch sử chính trị thế giới: một nước dân chủ bị những nước dân chủ áp đặt chế độ giám hộ. Vì đâu nên nỗi?
Print Friendly and PDF

29.8.15

Động viên



Động viên

Incentives
® Giải Nobel: MIRRLEES, 1996 VICKREY, 1996
Lí thuyết động viên ra đời với việc ý thức, trong những năm 1970, tầm quan trọng của những thông tin không đối xứng trong sự phân tích những cơ chế kinh tế vi mô. Những công trình của Akerlof (1970) về cân bằng của một thị trường với thông tin không hoàn hảo, của Mirrlees (1971) về thuế khoá tối ưu và của Vickrey (1961) về lí thuyết đấu giá báo trước một tiến hoá đã làm thay đổi một cách sâu sắc việc phân tích các thị trường và các tổ chức. Việc phân tích những động viên chủ yếu được tiến hành trong khuôn khổ của mô hình người uỷ quyền-người đại diện với hành động bị che giấu hay với thông tin bị che khuất. Trường hợp đầu tương ứng với vấn đề rủi ro đạo đức và trường hợp sau tương ứng với lựa chọn nghịch. Có thể tìm định nghĩa của những khái niệm này trong các mục Thông tin không đối xứngHợp đồng của từ điển này.
Print Friendly and PDF

27.8.15

Sự đa nguyên của suy tưởng kinh tế là một tất yếu dân chủ



André Orléan, Chủ tịch AFEP, Giám đốc nghiên cứu CNRS

Sự đa nguyên của suy tưởng kinh tế là một tất yếu dân chủ

Sự đa nguyên của các ý tưởng kinh tế đang chết dần trong đại học. Và sau đó trong cuộc tranh luận công cộng và dân chủ. Vì sao ra đến nông nỗi này? Làm thế nào chấn chỉnh lại? Vào lúc mà Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP) công bố một tuyên ngôn về sự đa nguyên, André Orléan, chủ tịch AFEP trả lời phỏng vấn của AlterecoPlus.
Vì sao ông nói rằng sự đa nguyên trong tranh luận kinh tế đang chết dần ở Pháp?
Có thể thấy điều này qua việc ngày càng có ít nhà kinh tế phi chính thống trúng tuyển giáo sư đại học. Trong mười năm qua, tỉ số này rơi từ 10% xuống còn 5 % trong tổng số tuyển chọn. Ngày càng có ít nhà kinh tế phi chính thống được chọn làm giáo sư. Đây là sự kiện đã được chứng minh về mặt thống kê và không ai bác bỏ. Từ đó ta thấy là các master và ê-kíp nghiên cứu gặp khó khăn lớn để tìm những người thay thế cho làn sóng hiện nay của các nhà kinh tế phi chính thống đến tuổi về hưu.
Ở cấp độ tranh luận kinh tế ở Pháp, ta có gặp lại hiện tượng thiếu sự đa nguyên này không?
Print Friendly and PDF

Các nhà kinh tế cũng cần sự cạnh tranh



 
Charlie Chaplin trong Modern Times (1936)

 Các nhà kinh tế cũng cần sự cạnh tranh

Trên báo Le Monde ngày 4 tháng bảy 2012, nhiều tên tuổi lớn trong các khoa học xã hội đã lên tiếng yêu cầu chính phủ đảm bảo tính đa nguyên trong các định chế nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học, mà nếu không có nó thì không thể có trong đất nước chúng ta, một sự tranh luận dân chủ, được thông tin đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề lúc bấy giờ là rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng đã cho thấy rằng một tư tưởng kinh tế quá thuần nhất và quá tự tin có thể có hiệu ứng ngược với chờ đợi đến nhường nào.
Thế mà ngày nay chúng tôi buộc phải nhận định rằng không có gì thay đổi, trong các chương trình nghiên cứu lẫn trong giảng dạy. Đó là do vị thế độc quyền mà các cách tiếp cận gọi là mainstream (“thống trị”) hiện đang nắm giữ.
Print Friendly and PDF

25.8.15

Người uỷ quyền - người đại diện



Người uỷ quyền - người đại diện

Principal - Agent
®  Giải Nobel: ARROW, 1972 MIRRLEES, 1976 SIMON, 1978

Một doanh nghiệp tuyển dụng một cán bộ không biết được, lúc kí hợp đồng lao động, nỗ lực mà người này sẽ thực sự bỏ ra cho công việc. Doanh nghiệp sẽ muốn động viên cán bộ này có nỗ lực tối ưu. Một doanh nghiệp trong thế độc quyền muốn bán cho người tiêu dùng một sản phẩm mà không biết được những đặc điểm của người này sẽ muốn áp dụng một sự phân biệt tối ưu. Doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên ở thế có thông tin không hoàn hảo về những hành động có thể của người này (còn được gọi là tình thế với rủi ro đạo đức). Doanh nghiệp bán một sản phẩm ở thế có thông tin không đầy đủ về những đặc điểm của người tiêu dùng vốn có ích để doanh nghiệp điều chỉnh giao dịch (tình thế còn được gọi là lựa chọn nghịch). Trong thực tiễn, thường tác động của hai kiểu thông tin không đối xứng này trộn lẫn nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ xem xét riêng biệt mỗi kiểu nhằm làm nổi lên những mất mát về phúc lợi có thể qui được cho mỗi kiểu thông tin không đối xứng. Để làm việc này chúng tôi sẽ giới hạn ở trường hợp một quan hệ hợp đồng giữa một người uỷ quyền đề nghị cho một người đại diện, người đại diện này có thể chấp nhận (hay từ chối) hợp đồng và thực hiện những điều khoản của hợp đồng đó. Nằm ở trung tâm của một quan hệ người uỷ quyền - người đại diện có một sự xung đột quyền lợi được thể hiện bằng sự khác biệt giữa những hàm mục tiêu và được củng cố bởi thông tin không hoàn hảo của các bên tham gia. Như thế hợp đồng là kết quả của một lựa chọn phức tạp.
Print Friendly and PDF

24.8.15

Thư của Jean Tirole gởi Geneviève Fioraso, Thứ trưởng phụ trách đại học và nghiên cứu



Jean Tirole (1953-)

Thư của Jean Tirole gởi Geneviève Fioraso, Thứ trưởng phụ trách đại học và nghiên cứu

Thưa bà Thứ trưởng,
Sự hiện diện của bà bên cạnh tôi trong tuần này ở Stockholm làm tôi rất cảm động. Sự hỗ trợ của bà và các ê-kíp của bà đối với Trường kinh tế Toulouse (TSE) từ hơn hai năm nay góp phần vào sự lạc quan tôi cảm nhận được về tương lai của những trung tâm chất lượng cao trong nghiên cứu kinh tế ở Pháp, điều mà tôi chia sẻ trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ ngày 13 tháng mười vừa qua.
Cho phép tôi bày tỏ mối lo âu trước một tin đồn dai dẳng liên quan đến việc thành lập một ban mới trong Hội đồng quốc gia đại học (CNU) mang tên là “Các thể chế, kinh tế học, các lãnh thổ và xã hội”. Nếu tin đồn này trở thành sự thật thì sẽ là một tai họa cho tầm nhìn rõ và tương lai của nghiên cứu kinh tế trong đất nước chúng ta.
Print Friendly and PDF

23.8.15

Thư của Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP) gởi Jean Tirole



André Orléan

Thư của Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP) gởi Jean Tirole

Thưa ông,
Bản tin của thông tấn xã AFP ngày thứ năm 23 tháng giêng đề cập đến một lá thư ông gởi cho Bộ giáo dục quốc gia. Người ta cho rằng lá thư này đã có vai trò trong việc Bộ rút lại ý định thành lập một ban mới về kinh tế học.
Chúng tôi thấy cần phải trả lời vì những nhận định của ông minh họa cho những động cơ thúc đẩy chúng tôi mong muốn rời ban “các khoa học kinh tế” để tham gia vào một ban mới “Kinh tế học và xã hội”, rộng mở và liên ngành. Trên điểm này, ông nêu khả năng có “một tai họa cho tầm nhìn rõ và tương lai của nghiên cứu kinh tế trong đất nước chúng ta”. Ông viết rằng dự án này “khuyến khích tương đối luận về tri thức, một bước đệm chuẩn bị cho chính sách ngu dân”.
Ông viết rằng “những phê phán […] về sự thiếu tính liên ngành, tính khoa học và lợi ích xã hội của kinh tế học hiện đại là không có cơ sở” và thêm rằng khi tính đến các công trình của ông có cầu viện đến tâm lí học, ông xứng đáng là “thành viên của ban mới này”. Dường như ông không muốn nhân bội các tiêu chí đánh giá những nhà kinh tế trẻ và cho rằng điều “tối cần thiết là chất lượng nghiên cứu phải được đánh giá trên cơ sở của những bài được công bố” trên các tạp chí khoa học lớn, đặc biệt là các tạp chí Mĩ.
Print Friendly and PDF

21.8.15

Albert Hirschman, nhà tư tưởng không theo lề thói về chủ nghĩa tư bản

Albert Hirschman (1915-2012)

Albert Hirschman, nhà tư tưởng không theo lề thói về chủ nghĩa tư bản

Là người dấn thân, Albert Hirschman đã để lại dấu ấn của ông trên những lý thuyết về sự phát triển và trên những nghiên cứu về xã hội tư bản. Bác bỏ những diễn giải kinh tế từ một nguyên nhân độc nhất, ông tham khảo từ nhiều nguồn khoa học xã hội khác nhau để lý giải những thay đổi của thế giới.
Albert Hirschman khẳng định rằng kinh tế học và chính trị gắn kết chặt chẽ với nhau.
Từ thời rất trẻ, Albert Hirschman đã bắt đầu thấm nhuần nhiều nền văn hóa. Ông sớm tham gia vào hoạt động chính trị và đặc biệt, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã, với tư cách là công dân quốc tế, phục vụ dưới lá cờ của nhiều quốc gia. Ở tuổi 16, ông gia nhập tổ chức Thanh niên xã hội chủ nghĩa của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Đức và đôi lần xô xát với các băng nhóm quốc xã Đức. Đứng vào hàng ngũ cánh tả của phong trào, thường xuyên đọc sách của Marx và của những người theo Marx, kết bạn với những người cộng sản, tuy nhiên cậu trẻ Hirschman quyết định không theo những nhà li khai triệt để của Đảng SPD mà năm 1931 sáng lập ra Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa. Sau này ông viết: "Đây là lần đầu tiên (...) mà tôi phải lựa chọn giữa việc rút lui hoặc thể hiện sự bất đồng chính kiến, sự phê phán từ bên trong đảng" (Đạo đức riêng tư của nhà kinh tế, Les Belles lettres, 1997, trang 20).
Print Friendly and PDF

19.8.15

Công an tư tưởng kinh tế ở đại học

Jean Tirole (1953-)
PTKT: Từ hôm nay, chúng tôi lần lượt đăng nhiều bài trong hồ sơ “Ban “Thể chế, kinh tế, lãnh thổ và xã hội” và Jean Tirole”. Vượt lên trên tính đặc thù trong tổ chức tập quyền của đại học Pháp, vụ việc này liên quan đến vấn đề tính đa nguyên trong kinh tế học trên thế giới mà PTKT đã đề cập trong nhiều bài khác (xem các bài có liên quan ở cuối trang).
Sự thống trị của các nhà chính thống khiến cuộc tranh luận công cộng trở thành nghèo nàn.

Công an tư tưởng kinh tế ở đại học

Cội rễ của việc tự giam hãm mình trong ý thức hệ của các nhà lãnh đạo châu Âu nằm trong cuộc chiến, không chỉ diễn ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vì sự bá quyền tri thức. Hơn bao giờ hết, học thuyết kinh tế tân cổ điển thống trị ở đại học, bất chấp những bế tắc và thất bại của các chính sách lấy cảm hứng từ học thuyết này. Những người cổ xúy học thuyết trên, trong số đó Jean Tirole giữ vai trò đầu tàu, ngăn cản mọi quyết tâm đa nguyên.
Print Friendly and PDF

17.8.15

Tại sao kinh tế học cần đến lịch sử kinh tế



Tại sao kinh tế học cần đến lịch sử kinh tế

Cái đẹp của internet là cho phép bạn thỉnh thoảng lướt qua các bài viết như bài viết này mà bạn có thể bỏ lỡ (H/T Greg Mankiw). Như các bạn mong đợi, tôi đồng ý với Temin rằng lịch sử kinh tế đóng một vai trò cơ bản trong giáo dục kinh tế, và MIT là một ví dụ điển hình. Để lặp lại một điểm mà tôi đã viết trước đây trên blog, nhiều siêu sao từng tốt nghiệp từ trường này có một sự nhạy cảm lịch sử đã làm cho họ trở thành những nhà kinh tế giỏi hơn. Obstfeld và Rogoff nổi tiếng với công trình đột phá của họ về kinh tế học vĩ mô mở, nhưng cả hai đều đã viết nhiều cuốn sách quan trọng về lịch sử kinh tế (Obstfeld cùng với Taylor, và Rogoff cùng với Reinhart), và tôi không nghĩ đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng phong cách của Obstfeld-Rogoff trong kinh tế học vĩ mô mở có xu hướng dựa nhiều hơn vào thế giới thực so với một số tương đương trong kinh tế học đóng. Paul Krugman thường xuyên cho thấy một sự quan tâm và kiến ​​thức về lịch sử, mà ông ứng dụng một cách hiệu quả; thậm chí đừng để tôi bắt đầu nói về Ron Findlay, v.v.
Print Friendly and PDF

15.8.15

Thông tin và hiểu biết

Thông tin và hiểu biết

Information and knowledge
® Giải Nobel: ARROW, 1972 HARSANYI, 1994 LUCAS, 1995 SIMON, 1978
Các nhà kinh tế thường đồng ý để xem giả thiết về tính duy lí cá thể như là điểm mấu chốt của lí thuyết kinh tế vi mô trong nghĩa là giả thiết này rõ ràng nằm ở trung tâm của lí thuyết ra quyết định cũng như của lí thuyết trò chơi, những bộ môn thuần tuý, nằm ở đầu nguồn của hầu hết những đóng góp hiện đại cho lí thuyết những hành vi kinh tế, một lí thuyết làm chỗ dựa cho kinh tế học công nghiệp, cũng như cho kinh tế học vĩ mô mới, cho kinh tế học tài chính lí thuyết cũng như cho phân tích các tổ chức.
Việc thể hiện tính duy lí của một tác nhân dựa trên hai thuộc tính tâm lí, tức là những sở thích và tin tưởng của tác nhân này. Những sở thích trước tiên được nắm bắt bằng cách phát hiện: chúng được Borda khám phá năm 1781 độc lập với các tin tưởng hay được Bernoulli khám phá năm 1738 đồng thời với các tin tưởng. Phải đợi đến von Neumann và Morgenstern (1944) để trang bị cho hai thuộc tính này một cơ sở tiên đề (với những tin tưởng nhất định), trong lúc các tin tưởng đã được de Finetti tiên đề hoá năm 1937. Cuối cùng, Savage (1954) tổng hợp thành một hệ thống tiên đề cho phép đặt cơ sở đồng thời cho cả hai chiều kích.
Print Friendly and PDF

13.8.15

Kinh tế học được dùng vào việc gì?


Alan Kirman (1939-)

Kinh tế học được dùng vào việc gì?

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đưa những bất cập của kinh tế học vĩ mô thành một sự kiện khắc nghiệt. Chuyên mục này cho rằng quan niệm hẹp về kinh tế học vĩ mô như là một hệ thống cân bằng là có vấn đề. Các nhà kinh tế nên từ bỏ các lý thuyết cố hữu và hiểu kinh tế học vĩ mô như là một môn học tự tổ chức. Tôi đề xuất một số gợi ý chi tiết về những ý tưởng thay thế, phản ánh tốt hơn bằng chứng thực nghiệm, để các nhà kinh tế có thể giảng dạy cho sinh viên sau này.
Câu hỏi đơn giản được nêu lên trong một hội thảo gần đây do Diane Coyle tổ chức tại Ngân hàng [trung ương -ND] Anh là công tác giảng dạy kinh tế học đã - hoặc nên - được sửa đổi đến mức nào dưới ánh sáng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay? Câu trả lời đơn giản là ngành kinh tế học không chắc sẽ thay đổi. Tại sao các nhà kinh tế sẵn sàng từ bỏ phần lớn vốn con người của họ, khó khăn lắm mới tồn tại được trong hơn hai thế kỷ qua? Đối với các nhà kinh tế học vĩ mô nói riêng, họ được gợi ý rằng việc điều chỉnh các mô hình hiện hữu phải xem xét đến những “ma sát” hoặc “sự không hoàn hảo” là đủ để giải thích sự diễn tiến hiện tại của nền kinh tế thế giới. Ý tưởng là một khi sinh viên hiểu được những vấn đề cơ bản, thì có thể giới thiệu cho họ các điều chỉnh trên.
Print Friendly and PDF

11.8.15

Thế lưỡng nan của người tù

Thế lưỡng nan của người tù

Prisoners dilemma
® Giải Nobel: NASH, 1994
Trò chơi đối xứng với hai đấu thủ và tổng không, được biết dưới tên thế lưỡng nan của người tù do A. W. Tucker đề xuất. Lúc đầu được biết đến như một phương thức biểu trưng một xung đột tượng trưng giữa răn đe và tin tưởng, trò chơi này cuối cùng được dùng để làm rõ tính không tương thích có thể của cân bằng theo nghĩa của Nash với tính tối ưu Pareto. Xét hai người tù, AB, từng phạm tội chung. Điều tra viên phụ trách vụ án không đủ yếu tố khách quan để truy tố họ tức thì khiến người này thiết kế một thủ tục đủ sức thuyết phục để hai người tù thú tội. Trước tiên, hai nghi can bị giam riêng nhằm tránh mọi liên lạc và như thế tránh mọi sự thông đồng giữa hai người. Tiếp đó, điều tra viên quyết định lần lượt thẩm vấn họ, trình bày chi tiết của mỗi hậu quả đặc thù (tính bằng năm tù giam) của hai chiến lược có thể (tự thú và tố cáo người kia hay không tự thú) trong mỗi trạng thái có thể do chiến lược của người tù kia xác định (người tù này tố cáo hay không). Tóm tắt thủ tục này tương ứng với ma trận sau (những con số in đậm in nghiêng là bản án, theo thứ tự của A và của B):
Print Friendly and PDF

9.8.15

Một cuộc đàm luận với Amartya Sen

Amartya Sen (1933-)

Một cuộc đàm luận với Amartya Sen

Lý do ban đầu khiến tôi thực hiện các cuộc đàm luận với các kinh tế gia là nhằm đối chiếu cách hiểu của bản thân về công việc của họ (Klamer, 1983). Tuy nhiên, các cuộc đàm luận hóa ra đã tác động đến cách hiểu đó của tôi. Có vẻ như kinh tế học không những hữu ích và thách thức, mà còn khá thú vị. Đáng lẽ ra tôi phải dự đoán trước được điều này. Rốt cuộc, còn lý do nào khác khiến các kinh tế gia thường làm gián đoạn việc đọc những bài viết của nhau và tụ tập trong phòng làm việc, quán cà phê và phòng hội thảo để thảo luận về những điều họ đang trăn trở, ngoại trừ lý do họ có được lợi ích từ những cuộc thảo luận không chính thức này? Các cuộc đàm luận dường như hé lộ các chiều kích của diễn ngôn mà phần nào thiếu vắng trong kinh văn. Do vậy, tôi đã tìm ra một lý do hay hơn khiến tôi thực hiện các cuộc đàm luận với các kinh tế gia; ấy là, tìm hiểu ngụ ý của văn bản đằng sau nguyên bản viết.
Vào tháng 12/1985, tôi đã quyết định tận dụng cơ hội lưu lại Oxford và đàm luận cùng Amartya Sen, người thực hiện xuất sắc nhiều vai trò khác nhau như một triết gia trong số các kinh tế gia, một người tiên phong trong lý thuyết lựa chọn xã hội, một nhà phê bình đối với các giả định cơ bản trong lý thuyết phúc lợi và lựa chọn tân cổ điển, một kinh tế gia đã có nhiều đóng góp đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu về nạn đói và tình trạng nghèo khổ, một chuyên gia thống kê phát minh ra các phương pháp lượng hóa tình trạng nghèo khổ. Ông đã đảm nhiệm vai trò Chủ Tịch Hội Kinh Trắc và hiện là Chủ Tịch Hiệp Hội Quốc Tế Về Kinh Tế Học.
Print Friendly and PDF

7.8.15

Michio Morishima, Khổng Tử, Marx và thuyết tăng trưởng



Michio Morishima (1923-2004)
Michio Morishima, Khổng Tử, Marx và thuyết tăng trưởng
Là nhà kinh tế toán học, Michio Morishima đã đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng bằng một phân tích trạng thái động. Nghiên cứu tổng hợp độc đáo của ông dung hòa tư tưởng của Marx và của Walras, được xem cho đến lúc đó là mang tính đối kháng.
Michio Morishima phê phán lý thuyết kinh tế hiện đại đã tự thu mình thành một bộ xương toán học.
Michio Morishima đã có những đóng góp lớn cho ngành kinh tế toán học, nhưng ông không chỉ giới hạn mối quan tâm của mình vào lĩnh vực duy nhất này. Vả chăng, ông phê phán lý thuyết kinh tế hiện đại đã tự thu mình thành một bộ xương toán học. Ông quan tâm đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác, như xã hội học, sử học, triết học, lịch sử văn hóa và lịch sử các tôn giáo. Tất cả những chiều kích đó của kiến ​​thức con người dường như đều cần thiết để hiểu được bản chất và sự phát triển của các nền kinh tế, "Vì vậy, để hiểu được lý thuyết kinh tế, thì việc quen thuộc với khung toán học của lý thuyết là chưa đủ, mà còn cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về các nền tảng xã hội, lịch sử và thể chế của lý thuyết đó" (The Economics of Industrial Society, 1984, trang 9).
Print Friendly and PDF

5.8.15

Giới thiệu cuộc tranh luận "Kinh tế học được dùng vào việc gì?"


Giới thiệu cuộc tranh luận "Kinh tế học được dùng vào việc gì?"

Năm năm sau sự sụp đổ của công ti tài chính toàn cầu Lehman, kinh tế học đang bị chỉ trích cả từ bên ngoài lẫn bên trong giới kinh tế về tính không xác đáng, ngạo mạn và nhiều điều khác nữa. Chuyên mục này giới thiệu một cuộc tranh luận mới của Vox tập trung vào hai câu hỏi: Kinh tế học được sử dụng vào mục đích gì, và giảng dạy kinh tế học như thế nào cho thế hệ kế tiếp?
Nếu kinh tế học nổi lên từ cuộc khủng hoảng toàn cầu không thay đổi, thì nó sẽ mất mọi sự tín nhiệm. Đó chắc chắn không phải là quan điểm của tất cả các nhà kinh tế, nhưng có nhiều người nghĩ như vậy. Có rất nhiều ví dụ phê phán về chủ đề của chúng ta từ bên trong lẫn bên ngoài. Một số phê phán mang tính cường điệu thiếu thông tin, nhưng một số khác – chẳng hạn như bài viết gần đây “Economics in Denial (Khi kinh tế học bị phủ nhận)” của Howard Davies (2012), Chủ tịch sáng lập Cơ quan Dịch vụ Tài chính (cơ quan điều tiết mọi nhà cung cấp dịch vụ tài chánh của Vương quốc Anh – ND) – phải được xem xét nghiêm túc.
Print Friendly and PDF

3.8.15

Maurice H. Dobb, một người marxist được giới học thuật đánh giá cao



Maurice Dobb (1900-1976)

Maurice H. Dobb, một người marxist được giới học thuật đánh giá cao

Là sử gia về tư tưởng kinh tế, đảng viên Đảng Cộng sản Anh từ năm 1922 cho đến khi qua đời, Maurice Dobb là nhà kinh tế marxist duy nhất được chấp nhận và kính trọng trong giới học thuật Anh.
Maurice Dobb là "một trong những nhà kinh tế chính trị lỗi lạc nhất của thế kỷ", theo Amartya Sen.
Maurice Dobb, vào thế kỷ XX, có một vị trí đặc biệt trong giới kinh tế học ở Anh. Là người marxist, đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 1922 cho đến khi qua đời, ông chắc chắn là nhà kinh tế marxist duy nhất được chấp nhận và kính trọng trong giới học thuật Anh, cho dù vua George V bày tỏ sự quan ngại về sự hiện diện của một người Bolshevik tại một trường đại học có khả năng đón nhận các thành viên của hoàng gia. Việc tích cực tham gia hoạt động cách mạng khiến ông bị một số người nghi ngờ là làm công tác tuyển dụng cho các cơ quan mật vụ Xô viết, ông duy trì các mối quan hệ thân mật nhất với những đồng nghiệp thuộc mọi xu hướng, có thể là những người theo phái tự do vô điều kiện, phái Keynes hoặc đảng viên đảng lao động. Keynes, trong số những nhà kinh tế khác, quý mến ông và thậm chí thỉnh thoảng bảo vệ ông.
Print Friendly and PDF

1.8.15

Xã hội học có phải là một khoa học không?

Xã hội học có phải là một khoa học không?

Xã hội học hoàn toàn là một khoa học, nhưng là một khoa học khó. Trái ngược với các khoa học được xem là cứng (thuần túy), xã hội học thật sự tiêu biểu cho khoa học bị nghi ngờ không phải là một khoa học. Có một lý do cho sự việc này: xã hội học làm cho người ta sợ. Chính vì nó vạch trần những điều bị che dấu, thậm chí bị dồn nén.
La Recherche: Chúng ta hãy bắt đầu với những câu hỏi hiển nhiên nhất: khoa học xã hội, và đặc biệt xã hội học, có thật sự là những khoa học không? Tại sao ông lại cảm thấy cần phải khẳng định tính khoa học?
Pierre Bourdieu: Tôi nghĩ xã hội học có đầy đủ những đặc tính của một khoa học. Nhưng ở mức độ nào? Câu trả lời có thể có tùy thuộc rất nhiều vào các nhà xã hội học. Tôi chỉ xin nói rằng có nhiều người tự cho mình hay nghĩ rằng mình là nhà xã hội học, nhưng riêng tôi rất khó công nhận điều này, và đây cũng là trường hợp ở tất cả các khoa học, ở những mức độ khác nhau. Dù sao thì xã hội học cũng đã thoát khỏi thời tiền sử từ lâu rồi, thời của những chủ thuyết triết lý xã hội mà những người ngoại đạo thường hay đồng nhất hóa với nó. Toàn thể các nhà nghiên cứu xứng đáng được gọi là nhà xã hội học đều nhất trí về một vốn chung đã được xây dựng bao gồm những khái niệm, những phương pháp, những thủ tục kiểm tra. Tuy nhiên, vì nhiều lý do xã hội học rõ ràng, và đặc biệt vì xã hội học thường đảm nhiệm vai trò của một môn để trú ẩn, nó là một môn học rất bị phân tán theo nghĩa thống kê của từ này và trên nhiều phương diện khác nhau. Chính điều này giải thích vì sao ta có cảm tưởng xã hội học là một môn học bị chia rẽ, gần với triết học hơn các khoa học khác. Nhưng vấn đề không nằm ở đó: nếu người ta tỉ mẩn như thể về tính khoa học của xã hội học là vì nó quấy rầy.
Print Friendly and PDF