30.1.22

Amazon: phải làm gì?

AMAZON: PHẢI LÀM GÌ?

Quan điểm về thời sự kinh tế

Ít nhất 6 người đã thiệt mạng sau khi một nhà kho của Amazon ở bang Illinois bị sập trong trận lốc xoáy. Vì công nhân không được phép sử dụng điện thoại di động nên họ đã không thể được cảnh báo về sự xuất hiện của thảm họa. Khi những bê bối xung quanh Amazon và các điều kiện làm việc trong công ty chồng chất lên nhau, ta có thể làm gì?

Maria Enrica Virgillito[*] Andrea Roventini[**]

Công ty sử dụng lao động lớn thứ hai ở Hoa Kỳ, Amazon, đã bị chỉ trích nặng nề trong những năm gần đây vì các hoạt động và bản chất của mô hình kinh doanh của nó. Nói chung hơn, những thực tiễn này biểu lộ một sự khó chịu về nhiều triệu chứng đang tác động đến Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác. Quan điểm này phác họa ngắn gọn cách những thực tiễn này đã lan truyền từ thế giới lao động sang toàn xã hội, cũng như các đối sách chính trị có thể có.

Để bắt đầu với tổ chức nội bộ của lực lượng lao động, Amazon vượt trội với các phương pháp quản lý bằng thuật toán của mình. Nhân viên phải chịu sự giám sát và kiểm soát ở khắp nơi, vừa mang tính thể chất, dựa trên nhiều điểm kiểm tra nội bộ và vừa ảo, thông qua các thiết bị di động giám sát hiệu suất của nhân viên. Luôn luôn phải chịu áp lực, nhân viên của Amazon buộc phải làm việc với một nhịp độ kiệt sức, trong một số trường hợp buộc họ phải đi tiểu trong chai hoặc đại tiện trong túi[1]. Những hoạt động này vạch trần toàn bộ quy trình sản xuất và phân phối, liên quan đến rất nhiều loại công nhân, từ người lái xe đến người giữ kho. Để chống đối những điều kiện làm việc khắc nghiệt này, một số nhân viên tại trung tâm điều hành Amazon ở Bessemeir (bang Alabama), đã tự tổ chức và, lần đầu tiên trong lịch sử công ty, cùng nhau yêu cầu được công nhận là một công đoàn. Nhưng những nỗ lực chống công đoàn dữ dội của Amazon[2] đã thắng thế đối với nỗ lực này, với các phiếu bầu của nhân viên dường như đã bị tác động bởi các chính sách chống công đoàn của công ty trong bao nhiêu năm[3]. Việc tổ chức công đoàn ở Amazon là rất thích đáng khi mà sự quản lý bằng thuật toán và sự kiểm soát lực lượng lao động ngày càng phổ biến trong các công ty hậu cần khác[4].

Print Friendly and PDF

27.1.22

Cuộc trường chinh của các thương hiệu Trung Quốc sang thị trường phương Tây

 

CUỘC TRƯỜNG CHINH CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU TRUNG QUỐC SANG THỊ TRƯỜNG PHƯƠNG TÂY

Ni Gao, Trợ lý Giáo sư về Quản trị, Trường Kinh doanh Kedge

Dorra Yahiaoui, Giáo sư cấp cao, Trưởng Khoa Quản trị, Trường Kinh doanh Kedge

Nhà sản xuất thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin Huawei, công ty Trung Quốc đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng những "thương hiệu toàn cầu tốt nhất" năm 2020 của Interbrands, chỉ chiếm vị trí thứ 80

Các công ty Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào các thị trường quốc tế trong thập kỷ qua. Bất chấp cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển theo một nhịp độ ổn định. Theo các số liệu chính thức gần đây, số FDI của Trung Quốc lên tới 672,19 tỷ nhân dân tệ (100,74 tỷ US$) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2021, tượng trưng cho một mức tăng là 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư Trung Quốc đã thực hiện các đầu tư trực tiếp phi tài chính vào 4.454 công ty ở 161 quốc gia.

Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh vào các lĩnh vực viễn thông, trí tuệ nhân tạo, năng lượng xanh và công nghệ thông tin, và thậm chí đã thành công trong việc phát triển những công nghệ mang tính tiên phong ở cấp độ toàn cầu, chẳng hạn như mạng 5G. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc rất vất vả trong quá trình quốc tế hóa nhiều thương hiệu của họ và đương đầu với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh.

Print Friendly and PDF

25.1.22

FRISCH Ragnar, 1895-1973

FRISCH Ragnar, 1895-1973

Damien Gaumont

Ragnar Frisch (1895-1973)

Ragnar Anton Kittil Frisch sinh tại Oslo, Na Uy, năm 1895 (và mất tại đây năm 1973) trong một gia đình mà tổ tiên là những nhà kim hoàn nổi tiếng từ năm 1630. Để khỏi vi phạm truyền thống gia đình, Ragnar thực tập trong xưởng của David Andersen ở Oslo. Tuy nhiên chính chịu ảnh hưởng của bà mẹ (Kitteln Frisch) mà, song song với nghề kim hoàn của bố, ông tiến hành học kinh tế tại đại học Oslo. Ông tốt nghiệp cử nhân đại học này năm 1919. Lo tiếp tục bồi dưỡng về kinh tế và đào sâu hiểu biết về toán học, năm 1920 ông chọn đến Pháp để học trong vòng ba năm hai môn này. Mặc dù xem nước Pháp là quê hương văn hoá thứ hai song Ragnar quyết định theo một cách tiếp cận toàn cầu và năm 1923 đi nghiên cứu tại Anh. Từ 1927 đến 1928, ông liên tiếp đi đào tạo tại Mĩ, Đức và Italia. Giảng viên phụ đạo năm 1925, năm 1926 ông bảo vệ một luận án về vai trò của toán học và thống kê trong kinh tế học tại đại học Oslo. Được trang bị vững vàng nhờ những công trình nghiên cứu và nhờ những chuyến đi phong phú, ông quay về giảng dạy tại Oslo năm 1928 với cương vị phó giáo sư. Ông được phong giáo sư năm 1931 và trở thành giám đốc Viện kinh tế vừa mới được thành lập trong đại học này và giữ chức vụ này cho đến khi về hưu năm 1965. Sự thừa nhận cuối cùng cuộc đời nghiên cứu của ông sẽ là giải kinh tế học đầu tiên của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1969.

Frisch có được tầm vóc thế giới của một nhà kinh tế là do nhiều nguyên nhân.

Print Friendly and PDF

22.1.22

‘Don’t Look Up’: Ngòi nổ đầu tiên của Hollywood về việc phủ nhận biến đổi khí hậu minh họa 5 huyền thoại thúc đẩy sự bác bỏ khoa học

‘DON’T LOOK UP’: NGÒI NỔ ĐẦU TIÊN CỦA HOLLYWOOD VỀ VIỆC PHỦ NHẬN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MINH HỌA 5 HUYỀN THOẠI THÚC ĐẨY SỰ BÁC BỎ KHOA HỌC

Các tác giả: Gale Sinatra Barbara K. Hofer

Trong phim ‘Don’t Look Up’ (‘Đừng tìm tòi’), các nhà khoa học do các diễn viên Leonardo DiCaprio và Jennifer Lawrence thủ vai chứng kiến với sự kinh hoàng khi mọi người cố tình phớt lờ những cảnh báo về một thảm họa sắp xảy ra. Ảnh: Entertainment Pictures/Alamy Stock Photo

Mọi bộ phim về thảm họa dường như mở ra với việc một nhà khoa học bị phớt lờ. Phim “Don’t Look Up” (‘Đừng tìm tòi’) cũng không phải là ngoại lệ - trên thực tế, việc mọi người phớt lờ hoặc thẳng thừng phủ nhận bằng chứng khoa học chính là điểm mấu chốt.

Leonardo DiCaprio và Jennifer Lawrence vào vai các nhà thiên văn học, những người thực hiện một khám phá thật sự khủng khiếp về Trái đất và sau đó cố gắng thuyết phục tổng thống hành động để cứu nhân loại. Đó là tác phẩm châm biếm khám phá cách thức các cá nhân, nhà khoa học, giới truyền thông và chính trị gia phản ứng khi đối mặt với những sự thật khoa học gây khó chịu, đe dọa và phiền phức.

Bộ phim là một ngụ ngôn về biến đổi khí hậu, cho thấy cách thức những người có quyền lực để làm điều gì đó về sự nóng lên toàn cầu cố tình tránh hành động và những người đang hưởng lợi từ hiện trạng có thể đánh lừa công chúng như thế nào. Nhưng bộ phim cũng phản ánh sự phủ nhận khoa học một cách rộng rãi hơn, bao gồm cả những gì thế giới đã và đang chứng kiến ​​vi COVID-19.

Print Friendly and PDF

21.1.22

Trương Văn Tân: Lại lỡ một chuyến tàu

 LẠI LỠ MỘT CHUYẾN TÀU

Trương Văn Tân

(Úc, 2011)

(Viết cho Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 Năm)

Anh (…) thân mến,

Vũ Đình Hòe (1912-2011)

Nhân đọc những trao đổi của các anh chị hướng về quá khứ liên quan đến những ý tưởng và đóng góp to lớn của giáo sư Vũ Đình Hoè lúc sinh thời thì tôi lại có một bức xúc khác trong cái hướng ngược lại – hướng tương lai. Tôi đang đi công tác ở một đại học xa nhà. Lần này đại học có tổ chức một hội nghị chuyên ngành về các ứng dụng của vật liệu nano trong năng lượng, pin lithium, pin mặt trời và dụng cụ điện hóa. Vì là hội nghị không quá 100 người nên thời gian giao lưu cá nhân khá rộng rãi. Các nhóm Hàn Quốc và Trung Quốc rất trẻ, ở tuổi khoảng 35 – 45. Tôi đặc biệt chú ý vào nhóm Hàn Quốc, vì một số lớn người trẻ trong nhóm được đào tạo hoàn toàn tại Hàn Quốc trong suốt quá trình từ cử nhân/kỹ sư đến tiến sĩ. Tất cả đều nói tiếng Anh cực kỳ lưu loát, mạch lạc, rất tự tin, làm khoa học có chất lượng rất cao, tầm vóc quốc tế về cơ bản lẫn ứng dụng. Có nhiều người chưa đến 40 đã là phó giáo sư hay giáo sư lãnh đạo những nhóm nghiên cứu tại Seoul National University, Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST), các trường đại học hàng đầu Hàn Quốc, hay là nghiên cứu viên cao cấp tại các viện nghiên cứu khoa học công nghệ. Chính phủ Hàn Quốc có lẽ từ bỏ “chủ nghĩa trưởng thượng” phương Đông, bổ nhiệm những người ưu tú vào các chức vụ quan trọng ở các cơ quan nghiên cứu và đại học từ lúc còn rất trẻ. Sự kết hợp giữa khoa học và công nghệ, nghĩa là quá trình biến tri thức khoa học thành tiền, của Hàn Quốc cũng rất linh động. Điều này hiện rõ trong các bài báo cáo của các nghiên cứu viên làm việc tại “Samsung Advanced Institute of Technology” (Học viện công nghệ tiên tiến Samsung). Không gì ngạc nhiên khi doanh thu của Samsung trong tài khóa 2009 – 2010 vượt xa doanh thu của 9 công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản cộng lại.

Print Friendly and PDF

20.1.22

Các nền tảng đã thu hút nguồn lao động vi mô được trả lương thấp như thế nào?

CÁC NỀN TẢNG ĐÃ THU HÚT NGUỒN LAO ĐỘNG VI MÔ ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG THẤP NHƯ THẾ NÀO

Antonio Casilli

Kỹ thuật số sẽ không đặt dấu chấm hết cho lao động con người. Ngược lại, còn có nguy cơ làm “vô sản hóa” mạnh lao động con người, bằng cách làm cho nó trở nên vô hình và bị giới hạn trong những việc làm nhỏ nhặt, mang tính lặp đi lặp lại, và ít đòi hỏi tay nghề cao. Trong mọi trường hợp, đây là luận đề được Antonio Casilli, nhà nghiên cứu xã hội học về kỹ thuật số, bảo vệ.

Lao động vi mô ở Pháp là ai?

Họ là những lao động được trả công theo chế độ khoán việc, những người làm việc tại nhà kết nối với các nền tảng, như nền tảng Mechanical Turk của Amazon, để hoàn thành những công việc được gọi là “trí tuệ con người”. Họ không phải lúc nào cũng biết đang làm việc cho ai và vì mục đích gì, bởi vì các công ty thường phát đi các bản tin tuyển lao động một cách ẩn danh. Việc làm, thường là bổ sung cho các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI), mang tính lặp đi lặp lại và ít đòi hỏi tay nghề cao: đặt những quả cà chua vây quanh trong một ảnh để hỗ trợ cho các ứng dụng về dinh dưỡng, ghi lại biên lai, hiệu chỉnh các kỹ thuật hỗ trợ ảo bằng cách ghi nhận chất lượng các giọng nói tổng hợp, sao chép và dán, phát âm từ ngữ, chỉ ra màu sắc của một nhân vật… Tất cả với một vài xu tiền công.

Print Friendly and PDF

19.1.22

Về mối nguy kinh khủng của việc đọc sách

Số đặc biệt Diễn Đàn 30 tuổi

VỀ MỐI NGUY KINH KHỦNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Voltaire

(Nguyễn Văn Khoa dịch và giới thiệu)

Mặc dù máy in được Johannes Gutenberg [Ả Rập: Aywan Kutanbark] phát minh từ năm 1440 tại Mainz, nó chỉ được phổ biến trên Đế Chế của Osman[1] từ khoảng 1727. Đây là một sự chậm trễ (khoảng 3 thế kỷ!) đã làm tốn khá nhiều giấy mực, nhưng giới sử gia không đạt được đồng thuận về nguyên nhân của hiện tượng. Có chăng một đạo luật ngăn cấm việc sử dụng và phổ biến máy in, nghề in trên lãnh thổ này?

Về sự kiện, một quyển sách đầu tiên bằng tiếng Ả Rập đã được in năm 1514, nhưng tại Fano, một thành phố Ý. Cũng đã có nhiều nhà máy in xuất hiện trên Đế Chế của Osman từ thế kỷ thứ XV, nhưng chủ nhân là người nước ngoài (Hy Lạp, Armenia, Do Thái), và chỉ in sách bằng ngôn ngữ của họ. Đến năm 1587, Sultan Murat III mới ký một sắc lệnh chính thức cho phép bán loại sách Ả Rập in ở nước ngoài trên lãnh thổ của Đế Chế. Ibrahim Müteferrika (kẻ cải đạo, gốc Hung) là người Hồi Giáo đầu tiên mở nhà in năm 1727 tại Istanbul để in sách bằng tiếng Ả Rập, nhưng ngoài lĩnh vực tôn giáo; sau khi xuất bản được khoảng 17 tác phẩm khoa học, nhà in phải đóng cửa năm 1742 vì sự phản đối bạo lực từ các phường hội của giới sao chép sách thủ công. Tuy nhiên, không có dấu vết nào về một đạo luật cấm đoán máy in và nhà in ban xuống từ Nhà Nước. Ý kiến trung dung, được cho rằng có xác suất đúng nhất, là nếu có sự chậm trễ, thì sự kiện này có thể được giải thích bằng các lý do tôn giáo, văn hoá, mỹ thuật (mỗi sách chép tay là một tác phẩm độc đáo có thể đem trưng bày, hợp với thị hiếu của các gia đình giàu sang, vốn là lượng độc giả chủ yếu trên Đế Chế), hơn là chính trị. Hơn nữa, nếu có sự cấm đoán chính thức bằng pháp luật, hẳn Voltaire đã không ngần ngại nêu tên kẻ đã ký đạo luật, thay vì phải đặt ra một nhân vật tưởng tượngJoussouf-Chéribi.[2]

Thật ra, Đế Chế của Osman chỉ là bối cảnh bên ngoài của văn bản được dịch dưới đây. Ở Voltaire, bài văn là thuật mượn chuyện người để nói chuyện ta. Bối cảnh bên trong mới là đối tượng đả kích thực sự của tác giả. Đương thời, trong nhận thức của đại chúng, Đông phương vẫn là một đề tài hấp dẫn, còn đầy nét huyền bí, khác lạ, tuy đã có vẻ tụt hậu so với phương Tây, trừ trong hai lĩnh vực quan trọng còn tệ hại ngang nhau là tôn giáo và chính trị. Ở Pháp, bất chấp đối kháng Nhà Nước - Nhà Thờ (Giáo Hội), cả hai bắt tay nhau trước đe doạ chung là bọn người mà đời sau gọi là các triết gia (les philosophes)[3], trong đó Voltaire là một trong những ngôi sao sáng nhất.

Về tôn giáo, Voltaire quan niệm một Thượng Đế mà sự tồn tại được biểu lộ trong thế giới tự nhiên như nguyên lý tạo lập vũ trụ, hoàn toàn dựa trên tư tưởng thuần lý, chứ không phải trên sự tiết lộ của các tôn giáo mặc khải (Ki-tô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo), một Thượng Đế của lý tính chứ không phải của đức tin hay phụng thờ. Vì vậy: một mặt, ông căm ghét sự cuồng tín ở các thiết chế tôn giáo đương thời (giáo hội, giáo quyền, giáo điều…); mặt khác, không có lý do gì để tin rằng ông đánh giá Ki-tô Giáo cao hơn Hồi Giáo, hay ngược lại. Về chính trị, đời sau cho rằng Voltaire đã có thể chấp nhận một nền quân chủ ôn hoà và tự do hơn, được các triết gia soi sáng.

Dù sao, với tuyên bố “Tôi viết để hành động = J’écris pour agir” và mệnh lệnh “Nghiền nát sự bỉ ổi = Écrasez l'Infâme” (sự bỉ ổi = mê tín, cuồng tín, bất dung), ông bênh vực những nạn nhân của sự độc đoán tôn giáo và chính trị trên đất nước ông, bằng mọi hình thức (thơ, văn, kịch, kiến nghị, tố cáo, châm biếm, đả kích, phỉ báng…), với những cái giá không nhỏ từng phải trả (đòn hội chợ ngoài đường, đối tượng của vài chiếu tống giam, nằm ngục Bastille 11 tháng, phải tránh khỏi Paris, phải trốn ra nước ngoài, nhiều tác phẩm bị tịch thu, cấm hoặc đốt…

Khi mất năm 1778, Voltaire để lại hai dòng chữ này: “Tôi ra đi, trong sự sùng kính Thượng Đế, yêu thương bạn bè, không oán giận kẻ thù, và căm ghét mê tín”. Linh cữu của ông được đưa vào điện Panthéon năm 1791.

N.V.K.

*

Chúng tôi, Joussouf-Chéribi[2], Quyền Quảng diễn Thánh Luật[4] của Đế Chế Osman Thần thánh do ơn trên của Thượng Đế, ánh sáng của mọi ánh sáng, người được ân sủng trong số bao kẻ được ân sủng, gửi đến mọi tín hữu sẽ đọc những dòng này, ngu dại và phúc lành. Vì Saïd-Effendi[5], đại sứ của Thiên Môn[6] trước đây tại một tiểu quốc tên là Frankrom[7], nằm giữa Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi, đã báo cáo với chúng tôi về công dụng độc hại của máy in, và sau khi đã thỉnh ý các hàng Giáo phẩm anh em[8] ​​ca đế đô Stamboul[9] về vấn đề này, đặc biệt là những tu sĩ khổ hạnh mà lòng cuồng nhiệt chống báng trí tuệ của họ người người đều biết, thì đối với Tiên tri Muhammad[10] cũng như đối với Chúng Tôi, cần phải lên án, cấm chỉ, đưa vào sổ đen của quốc giáo[11] cái phát minh máy in quỷ quái nói trên, vì những lý do nêu ra dưới đây.

Print Friendly and PDF

17.1.22

Liệu Trung Quốc có thể giành lại dư luận toàn cầu trước Thế vận hội Mùa đông? Thậm chí họ còn muốn giành lại không?

LIỆU TRUNG QUỐC CÓ THỂ GIÀNH LẠI DƯ LUẬN TOÀN CẦU TRƯỚC THẾ VẬN HỘI MÙA ĐÔNG? THẬM CHÍ HỌ CÒN MUỐN GIÀNH LẠI KHÔNG?

Người biểu tình phản đối Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 ở Los Angeles vào tháng 12. Ảnh: Damian Dovarganes/AP

Tác giả: Jennifer Y.J. Hsu

Chỉ còn vài tuần nữa là diễn ra Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh và Trung Quốc đã buộc phải phòng thủ trước một cuộc tẩy chay ngoại giao do Mỹ, Anh, Úc và các nước phương Tây khác kêu gọi.

Peng Shuai (1986-)

Đã có áp lực buộc các chính phủ phương Tây tuyên bố tẩy chay trong nhiều tháng cách đối xử của đảng-nhà nước Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, cũng như các luật sư nhân quyền và những cá nhân dám lên tiếng chống lại chính phủ.

Sự thúc đẩy đã đạt được động lực mới sau sự biến mất của ngôi sao quần vợt Trung Quốc, cô Bành Soái (Peng Shuai) sau khi cô cáo buộc một cựu quan chức hàng đầu của Bộ Chính trị đã tấn công tình dục đối với cô. Hiệp hội Quần vợt Nữ đã đình chỉ tất cả các giải đấu của Hiệp hội ở Trung Quốc - lập trường mạnh mẽ nhất chưa từng có để chống lại Trung Quốc bởi một tổ chức thể thao phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Print Friendly and PDF

15.1.22

Tuyên ngôn cho khoa học xã hội

TUYÊN NGÔN CHO KHOA HỌC XÃ HỘI

Bernard Lahire[*]

Bernard Lahire (1963-)

Ngày nay, các khoa học xã hội là chủ đề của những tranh chấp vô bổ, nửa khoa học, nửa chính trị. Để lánh xa điều này, các nhà nghiên cứu phải quay trở lại tham vọng sáng lập mà họ đã có xu hướng bỏ qua: xác định các quy luật, các bất biến, các nguyên tắc, các điều cơ bản... Chỉ có sự thiết lập một chương trình làm việc tập thể và liên ngành mới cho phép tiến thêm một bước, một cách tập thể, hướng tới một ngành khoa học xã hội xứng đáng với tên gọi, bằng cách thiết lập một khung có tính tích hợp và hợp nhất, vượt lên trên các ngành, như các khoa học về sự sống đã làm được.

Thật thú vị khi quan sát một sườn dốc chằng chịt, bị nhiều loài thực vật đủ loại phủ kín, trong khi chim hót trong bụi rậm, nhiều loại côn trùng khác nhau bay tứ tung, và những con sâu bò qua mặt đất ẩm ướt, và nghĩ rằng những hình dạng này với sự thiết kế công phu, vốn rất khác nhau, và phụ thuộc vào nhau theo một cách thật sự phức tạp, đều được được tạo ra bởi các quy luật vận hành xung quanh chúng ta. (Charles Darwin, Nguồn gốc các loài, 1859)[1].

Charles Darwin (1809-1882)

Sau hơn một trăm năm mươi năm tồn tại, rõ ràng các khoa học được gọi là “nhân văn” và “xã hội[2]” gặp khó khăn để trở thành những khoa học giống như các khoa học khác, khiến cho nhiệm vụ áp đặt sự hiển nhiên của các kết quả hay những thành tựu chính của chúng trở nên khó khăn. Ta có thể quy một phần của trách nhiệm về tình trạng này cho việc xử lý chính trị (xấu) các khoa học xã hội hay cho tính chất muộn màng và rất hạn chế của việc giảng dạy chúng, và ta sẽ không sai. Nhưng vấn đề trước hết nằm bên trong lĩnh vực kiến ​​thức này.

Nếu nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội tin chắc về sự cần thiết phải chặt chẽ trong lập luận và trong cách xử lý bằng chứng và tạo ra những công trình vững mạnh đáng được quan tâm, rất ít người tin rằng một ngày nào đó các khoa học xã hội có thể trở thành các khoa học giống các khoa học khác (đặc biệt các khoa học về vật chất và sự sống), có khả năng tạo ra sự tích lũy khoa học và xây dựng các quy luật chung của sự vận hành của xã hội. Liệu tri thức không có đức tin (khoa học) hay quy luật có thể thực sự mang tính khoa học không?

Print Friendly and PDF

14.1.22

Tại sao cuộc tranh luận về việc hồi sức những người không chích ngừa lại phức tạp hơn ta tưởng

TẠI SAO CUỘC TRANH LUẬN VỀ VIỆC HỒI SỨC NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHÍCH NGỪA LẠI PHỨC TẠP HƠN TA TƯỞNG

Trong lúc các thuốc chích ngừa là vũ khí tốt nhất chống lại coronavirus, những người chăm sóc lại phải ưu tiên chăm sóc những người từ chối sự bảo vệ này. Xuất hiện những tình thế lưỡng nan.

Tác giả: Paul Guyonnet

Được liên tục yêu cầu từ gần hai năm nay, nhân viên chăm sóc hứng chịu trực diện làn sóng Covid thứ năm liên quan đến biến thể Omicron. Đến mức một cuộc thảo luận về đạo đức chung quanh trách nhiệm của những người từ chối chích ngừa bắt đầu được đặt ra (Hình minh họa chụp vào tháng 12/2021 trong phòng săn sóc đặc biệt tại các bệnh viện dân sự ở Colmar, tỉnh Haut-Rhin, Pháp). YVES HERMAN / REUTERS

CORONAVIRUS – Dưới nhiều hình thức khác nhau, cuộc tranh luận vốn đã kéo dài dai dng từ đầu đại dịch Covid, lại được tăng cường vào đầu năm nay (2022) bởi tuyên bố gây sốc của Emmanuel Macron về những người không chích ngừa. Đứng trước sự quá tải của các dịch vụ cấp cứu và hồi sức, từ gần hai năm nay những nhân viên chăm sóc buộc phải có sự lựa chọn: hủy bỏ kế hoạch của một cuộc giải phẫu nào đó, cố gắng cứu một bệnh nhân này thay vì một bệnh nhân khác, dành hay không dành những phương tiện nhân lực và kỹ thuật cho một trường hợp vô vọng…

André Grimaldi (1944-)

Những câu hỏi này mang một chiều kích mới khi tỷ lệ những người không chích ngừa luôn luôn cao trong số những bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt. Đến nỗi một số nhân viên chăm sóc phải đặt câu hỏi: có nên tiếp tục giúp cho những người không chích ngừa được hưởng những chăm sóc ưu tiên so với những bệnh nhân đang chịu đựng những bệnh lý khác - không phải coronavirus -?

Một tình thế lưỡng nan đã được tóm lược bởi giáo sư André Grimaldi, người sáng lập collectif inter-hôpitaux (tập thể liên bệnh viện) đã báo động từ nhiều năm nay về sự suy sụp của bệnh viện công. Trong một mục diễn đàn công bố trên báo Le JDD (Le Journal du Dimanche - Tuần báo chủ nhật) ngày 2 tháng 1/2022, ông đặt câu hỏi: Những người không chích ngừa có phải tự giác chấp nhận không được hồi sức không?” Một cách để nói rằng khi từ chối chích ngừa coronavirus, hẳn nhiên là các công dân thực hiện một sự tự do lựa chọn, nhưng đừng quên rằng đồng thời họ phải ý thức về sự gia tăng nguy cơ phát triển một dạng bệnh nặng.

Print Friendly and PDF

12.1.22

Nông nghiệp của tương lai

NÔNG NGHIỆP CỦA TƯƠNG LAI

Nông nghiệp 4.0 là biên giới mới của ngành nông nghiệp để đối phó với những thách thức đang đe dọa hành tinh chúng ta: tình trạng gia tăng dân số, khan hiếm tài nguyên và biến đổi khí hậu. Mặc cho sự hoài nghi thực sự và mức độ đầu tư kinh tế thấp vẫn còn tách biệt thế giới của người canh tác với thế giới số hóa và thế giới hệ gen học (đặc biệt ở châu Âu), nông nghiệp 4.0 đang đơm hoa kết trái dưới hình thức những kỹ thuật sản xuất lương thực được tối ưu hóa và sáng tạo đổi mới ở nhiều nơi trên thế giới.

Tác giả: Francesca Carlotta Brusa

Hướng tới nông nghiệp của tương lai?

Tình trạng lãng phí thực phẩm, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu và gia tăng dân số. Đó là bốn mảnh của trò chơi ghép hình, mà khi ghép lại với nhau, sẽ cho chúng ta một bức tranh tổng quát về vai trò mà nông nghiệp đang đóng và sẽ đóng trong xã hội chúng ta trong tương lai. Trên cơ sở những dự báo nhân khẩu học mới nhất, người ta ước tính sẽ có 9 tỷ cư dân trên hành tinh vào năm 2050, câu hỏi đặt ra là: “Liệu chúng ta, 9 tỷ cư dân, có thể ăn no mà vẫn giữ được thói quen ăn uống hiện nay hay không?” Trong nỗ lực trả lời câu hỏi này, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, do Đại học Humboldt điều phối, đã đưa ra kết luận rằng hệ thống lương thực thực phẩm hiện tại chỉ đủ mức đảm bảo một nguồn lương thực thực phẩm lâu bền và cân bằng cho hơn 3 tỷ người mà thôi[1]. Có quá nhiều giới hạn về cách thức sản xuất lương thực và thói quen ăn uống của chúng ta, và những giới hạn đó sẽ không cho phép chúng ta đối phó với những thay đổi triệt để, mà tình trạng nhiệt độ khí hậu toàn cầu tăng cao đang gây ra. Các mô hình được Đại học Humboldt công bố cũng chỉ ra cho thấy cần can thiệp từ đâu: cải thiện công tác quản lý mùa màng, bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước và các chất dinh dưỡng đất, điều chỉnh chế độ ăn uống của chúng ta, bằng cách từ bỏ một phần quan trọng lượng thịt tiêu thụ – riêng ngành chăn nuôi thôi đã chiếm khoảng 15% lượng phát thải khí nhà kính, và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính lượng tiêu thụ thịt trên thế giới sẽ tăng 76% trong 20 năm tới[2] – và giảm thiểu rác thải. Ngày nay, đã có khoảng 30% nguồn lương thực thực phẩm được sản xuất bị vứt bỏ trước khi đến bàn ăn, và người ta đã tính toán rằng nếu sự lãng phí lương thực thực phẩm là một quốc gia, thì đó sẽ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.[3] Thế nên, trên cơ sở các dự phóng nói trên, người ta đã quay sang chú ý đến lãnh vực nông nghiệp, nguồn cung ứng tất cả (hoặc gần như tất cả) các tài nguyên lương thực của hành tinh, tiêu thụ 70% lượng nước bị rút trên thế giới, chủ đề của các cuộc tranh luận chính về tính lâu bền và sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ dịch hại và phân bón, một cách bất trị.

Print Friendly and PDF