LIỆU COVID-19 CÓ DẪN ĐẾN VIỆC CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC XÉT LẠI CÁC ĐÁNH GIÁ, SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH, MÔ HÌNH CỦA HỌ HAY KHÔNG?
Jean-Hervé Lorenzi (1947-) |
Các
nhà kinh tế học André Cartapanis và Jean-Hervé Lorenzi, trong một diễn đàn trên
tờ “Monde”, cho rằng giới kinh tế học, mà sự xác tín vào bộ môn này, vốn đã bị
lung lay bởi cuộc khủng hoảng y tế, từ nay sẽ tập trung mô tả những cơ chế của
một sự thay đổi thực sự về hệ ý.
Diễn đàn. Trong suốt kỳ đại dịch, các nhà kinh tế học, bị các nhà dịch tễ học và virus học thế chỗ trong các chuyên mục của các báo đài đã không thất nghiệp trên các blog, trong các hội thảo trên web, các sách điện tử hoặc tạp chí điện tử chuyên ngành. Tuy không phải bao giờ cũng được giới chính trị lắng nghe, họ vẫn đánh giá các hiệu ứng của đại dịch và của việc phong tỏa đối với việc làm hoặc những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cú sốc cung, mà không quên lắng nghe các tin tức thời sự chính trị. Họ đã xem xét những tác động và chi phí của việc di dời nhà máy sản xuất một số loại dược phẩm. Họ đã nhấn mạnh đến những bất bình đẳng xã hội trong bối cảnh tiếp xúc với virus và tình trạng thất nghiệp. Phần lớn các nhà kinh tế học, bất kể vị trí nắm giữ trong giới học thuật hoặc chuyên môn, đã khuyến nghị hoặc chấp thuận các chính sách phản chu kỳ nằm ngoài các chuẩn mực của các Nhà nước và ngân hàng trung ương, khi từ bỏ những phản xạ giáo điều của chủ nghĩa bảo thủ trong lĩnh vực tiền tệ hoặc ngân sách.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, liệu cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19, do quy mô và bản chất của nó, có khiến các nhà kinh tế học xét lại các đánh giá, sơ đồ phân tích, mô hình của họ, và từ đó các chính sách kinh tế được suy ra từ các công cụ này không? Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để nói, khi con coronavirus mới xuất hiện chưa đầy một năm. Và phạm trù mà “các nhà kinh tế học” nghiên cứu tất nhiên bao phủ nhiều thực tế mang tính chuyên môn, học thuyết và lý thuyết rất khác nhau, và vì vậy các phân tích cũng mang tính rất tương phản.
Nhưng câu hỏi này có tầm quan trọng cho tương lai. Bởi vì, với việc tìm ra vắc-xin và triển vọng tiêu diệt đại dịch, đồng nghĩa với việc gỡ bỏ phong tỏa và hoạt động bình thường trở lại vào năm 2021, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp: đó sẽ không còn là vấn đề hạn chế đà sụt giảm tăng trưởng nữa so với tiềm năng sản xuất, mà là vấn đề làm tăng trở lại tiềm năng tăng trưởng, vốn đã bị đe dọa bởi sự mất giá của tư bản, sự sụt giảm đầu tư và những trở ngại về chính trị và xã hội đối với việc phân bổ lại các nhân tố sản xuất giữa những ngành nghề của tương lai với những ngành nghề sẽ không còn chỗ đứng trong tình hình mới về y tế và môi trường. Và thực thi điều này mà không gây hại đến đà tăng trưởng ngắn hạn, do đó cần phải tránh bằng mọi giá việc từ bỏ quá sớm các chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh tế. Đây là toàn bộ vấn đề của tiến trình “phục hồi”.