29.2.24

Đọc lại Tư bản (V): Chương 4 - Sự sùng bái hình thái giá trị

Trần Hải Hạc

Đọc lại Tư bản (V)

LƯU Ý CỦA TÁC GIẢ - DỊCH GIẢ

Trần Hải Hạc (1945-)

Năm 2003, công trình nghiên cứu Pháp ngữ Relire Le Capital. Marx, critique de l’économie politique et objet de la critique de l’économie politique của Trần Hải Hạc ra mắt ở nhà xuất bản Page Deux (Lausanne, Thụy Sĩ) và gồm hai tập sách (t.1, 397 trang; t.2, 366 tr.). Từ đầu năm 2021, với nhan đề Đọc lại Tư bản. Marx, phê phán chính trị kinh tế học và đối tượng của phê phán chính trị kinh tế học, bản dịch tiếng Việt do tác giả tự thực hiện được công bố từng phần trên trang Phân tích kinh tế.

Phần thứ năm (V) bao gồm những nội dung như sau:

Chương 4: Sự sùng bái hình thái giá trị

Mục lục

Xem các phần trước:

-          Đọc lại Tư bản (I)

-          Đọc lại Tư bản (II)

-          Đọc lại Tư bản (III)

-          Đọc lại Tư bản (IV)

Do không có đầy đủ bản Việt ngữ các trước tác của Marx, dịch giả chọn sử dụng bản Pháp ngữ của các tác phẩm và tự chuyển ngữ. Trong thư mục, các văn bản của Marx được xếp theo thứ tự năm xuất bản tác phẩm gốc hoặc năm Marx biên soạn bản thảo, tiếp theo là nhan đề tiếng Việt của tác phẩm và quy chiếu của văn bản tiếng Pháp. Đặt ở phía sau mỗi chương, các chú thích trích dẫn tác phẩm của Marx gồm có tên của văn bản Việt ngữ và quy chiếu đến văn bản Pháp ngữ.

Khi chuyển ngữ một số thuật ngữ của Marx chưa được thông dụng, lần đầu chúng tôi kèm theo từ Pháp ngữ trong dấu ngoặc đơn, đồng thời phía sau đây chúng tôi gom các thuật ngữ đó trong một bảng đối chiếu Việt - Pháp. Khi cần thiết, chúng tôi bổ sung bảng thuật ngữ với những chú giải về chọn lựa cách chuyển ngữ.

Print Friendly and PDF

28.2.24

RSE, một “trò lừa lớn”: và nếu Elon Musk đúng?

RSE, MỘT “TRÒ LỪA LỚN”: VÀ NẾU ELON MUSK ĐÚNG?

Đối với tạp chí “The Economist”, chỉ cần xem xét một tiêu chí khách quan để đánh giá một công ty về vấn đề thách thức khí hậu: lượng phát thải CO2.

Olivier Ubertalli

Elon Musk là người có tính khí dễ nóng và bao giờ cũng sẵn sàng càu nhàu trên tài khoản Twitter của ông. Tháng 5 năm vừa qua, ông đã nổi giận chống lại S&P Dow Jones, một trong những nhà cung cấp hàng đầu về chỉ số tham chiếu thị trường chứng khoán. Công ty sản xuất ô tô điện Tesla, do ông làm Tổng giám đốc, vừa bị loại khỏi chỉ số S&P 500 ESG. ESG, vốn có ba cột trụ, E là chữ viết tắt của [Environnement] “Môi trường”, S [Social] “Xã hội” và G [Gouvernance] “Quản trị”, là một khái niệm gắn chặt với khái niệm RSE, trong tiếng Pháp là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [tiếng Anh, CSR – corporate social responsibility - ND]. Việc công ty Tesla bị loại khỏi S&P 500 ESG được thúc đẩy bởi các khiếu nại về phân biệt chủng tộc chống lại công ty, việc công ty phản đối thành lập tổ chức công đoàn trong các nhà máy của họ và việc xử lý cuộc điều tra của chính phủ Hoa Kì sau khi xảy ra các vụ tai nạn liên quan đến hệ thống tự lái của những chiếc ô-tô điện do họ sản xuất.

Nếu hệ thống chỉ số S&P Dow Jones thừa nhận sự đóng góp của Tesla trong việc thúc đẩy một hệ thống vận tải bền vững, thì họ trừng phạt công ty này vì các vấn đề về điều kiện làm việc và thực hành quản trị tốt. Tình huống thật hài hước: trong khi S&P 500 ESG, vốn đưa ra nốt nhạc la để đánh giá xem công ty này hay công ty kia có phẩm chất đạo đức hay không, trừng phạt công ty tiên phong trong ngành sản xuất ô-tô điện, thì gã khổng lồ ExxonMobil của Mỹ, một trong những công ty gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, lại vẫn có mặt trên bảng chỉ số tham chiếu. Trên Twitter, Elon Musk kịch liệt phản kháng: “ESG là một trò lừa lớn, một trò bịp [“a scam” trong tiếng Anh, BBT Le Point]. Điều này đã được công cụ hóa bởi các chiến binh giả mạo về công bằng xã hội.”

Print Friendly and PDF

27.2.24

Phương Nam toàn cầu (Global South) là gì?

PHƯƠNG NAM TOÀN CẦU (GLOBAL SOUTH) LÀ GÌ?

JOSEPH S. NYE, JR.[*]

Khi chưa có thuật ngữ thay thế ngắn gọn, đa số các chính trị gia và nhà báo chắc sẽ vẫn tiếp tục sử dụng “Phương Nam Toàn Cầu/Global South” trong tương lai gần. Tuy nhiên, bất kỳ ai quan tâm đến một mô tả chính xác hơn về thế giới nên cảnh giác với thuật ngữ gây hiểu lầm và ngày càng càng mang nhiều nội dung.

-----------------------------------------------

CAMBRIDGE – Thuật ngữ “Phương Nam Toàn Cầu” ngày nay được sử dụng thường xuyên. Ví dụ, một số nhà bình luận cảnh báo rằng việc Israel xâm nhập vào Gaza đang làm cho “Phương Nam Toàn Cầu càng xa lánh họ” và chúng ta thường nghe rằng “Phương Nam Toàn Cầumuốn có ngừng bắn ở Ukraine. Nhưng những người này muốn nói đến cái gì khi họ sử dụng thuật ngữ này?

Về mặt địa lý, thuật ngữ này bao gồm 32 quốc gia nằm dưới đường xích đạo (ở Nam bán cầu), tương phản với 54 quốc gia nằm hoàn toàn ở phía bắc xích đạo. Tuy nhiên, nó thường bị sử dụng một cách sai lầm như cách viết tắt về đa số dân số toàn cầu, mặc dù phần lớn dân số toàn cầu nằm trên đường xích đạo (cũng như phần lớn diện tích đất liền trên thế giới). Ví dụ, chúng ta thường nghe nói rằng Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới và Trung Quốc, quốc gia đông dân thứ hai, đang tranh giành quyền lãnh đạo Phương Nam Toàn Cầu, gần đây đều đã tổ chức các hội nghị ngoại giao vì mục đích đó. Tuy nhiên, cả hai đều ở Bắc bán cầu.

Print Friendly and PDF

25.2.24

300 năm Adam Smith: hãy cứu lấy chủ nghĩa tân tự do!

300 NĂM ADAM SMITH: HÃY CỨU LẤY CHỦ NGHĨA TÂN TỰ DO!

Tác giả: Stefan Kolev

Người dịch: Nguyễn Phú Lộc

Triết gia đạo đức học người Scotland Adam Smith sinh năm 1723 và được coi là người sáng lập kinh tế học cổ điển. Ngày nay, “tân tự do” thường được dùng như một từ bẩn thỉu. Thế mà Adam Smith đã là một người theo chủ nghĩa tân tự do. Và chủ nghĩa tự do rất cần được đổi mới một lần nữa.

* * *

Adam Smith được sinh ra cách đây 300 năm. Kể từ đó, hai truyền thống gần gũi nhau đã định hình thế giới của chúng ta một cách đáng kể: chủ nghĩa tự do và người bà con của nó, là tư duy kinh tế. Adam Smith hiểu chủ nghĩa tự do là sự tự tổ chức của con người trong khuôn khổ các quy tắc không tạo nên đặc quyền. 300 năm trước, đây là một ý tưởng giải phóng. Nhưng giờ đây nó đã bị mang tiếng xấu trong một số bộ phận của xã hội. Ai là người chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng ngày nay? Đối với nhiều người, câu hỏi nhanh chóng được trả lời: chủ nghĩa tân tự do. Trong các cuộc thảo luận về chính sách kinh tế, Smith hầu như phải chịu trách nhiệm hàng ngày về mọi sai sót. Đó là một định kiến cần được xem xét lại.

Thế giới hiện đại tự do không cần xóa bỏ chủ nghĩa tân tự do, mà điều ngược lại: một sự đổi mới. 300 năm sau Adam Smith, đã đến lúc xuất hiện một chủ nghĩa tân tự do mới dựa trên những thành công cũ của nó để thích ứng với kỷ nguyên mới.

Print Friendly and PDF

24.2.24

Nền kinh tế Nga được Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cứu

NỀN KINH TẾ NGA ĐƯỢC TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ THỔ NHĨ KỲ CỨU

Hubert Testard[*]

Mỏ than ở vùng Krasnoyarsk thuộc Siberia. Kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, lượng than xuất khẩu của Nga sang Liên Minh Châu Âu, Mỹ và Anh đã giảm xuống mức 0. Ngày nay, Châu Á mua gần như toàn bộ số đó. (Nguồn: CNN)

Gần hai năm sau khi cuộc chiến bắt đầu ở Ukraine, chiến lược xoay trục sang Châu Á của Nga đã phát triển rất mạnh. Các biện pháp trừng phạt của Phương Tây đã không làm cho nền kinh tế Nga phải suy sụp. Lý do chính: Trung Quốc, Ấn Độ và, gần Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia cùng với Phương Tây. Ngược lại, họ đang được hưởng lợi từ sự rút lui của Phương Tây. Tuy nhiên, sự “thay thế vĩ đại” này chưa phải là hoàn toàn. Xuất khẩu khí đốt của Nga vẫn phải chịu nhiều áp lực, dầu được bán với giá thấp và hợp tác quân sự của Moscow với Châu Á đang phát triển bắt đầu rạn nứt, ngoại trừ liên minh với Triều Tiên và nguồn cung cấp hàng hóa lưỡng dụng của Trung Quốc.

--------------------------------------------------

Một điều đã được chứng minh. Nếu không có sự tán thành từ Châu Á đang phát triển, Phương Tây không thể khiến chế độ trừng phạt cứng rắn nhất trong lịch sử có hiệu quả. Tuy nhiên, Nga đang bị trói buộc trong thế tam giác với Trung Quốc và Ấn Độ. Và Nga phải trả giá.

Print Friendly and PDF

23.2.24

Angela Davis: “Âm nhạc có thể dạy chúng ta cảm giác được tự do”

NGHỆ THUẬT

ANGELA DAVIS: “ÂM NHẠC CÓ THỂ DẠY CHÚNG TA CẢM GIÁC ĐƯỢC TỰ DO”

Thứ bảy 16/12/2023

Tác giả: Elvan Zabunyan

Nhà sử học nữ về nghệ thuật đương đại

Trong khuôn khổ của Lễ hội Mùa thu, ngày 19 tháng 11 vừa qua, chúng ta đã có thể nghe Elvan Zabunyan và Angela Davis cùng thảo luận về cách Angela nhìn nhận tầm quan trọng của nghệ thuật và các nghệ sĩ trong đấu tranh cho tự do, công bằng, bình đẳng. Cuộc đối thoại này, gần đúng năm năm sau, nằm trong phương hướng tương tự như cuộc phỏng vấn đã được đăng tải trên các cột báo của chúng tôi vào tháng 11 năm 2018.

Angela Davis (1944-)

Vì cuộc gặp gỡ với Angela Davis ngày 19 tháng 11 vừa qua diễn ra tại Nhà hát Thành phố (Théâtre de la Ville - Paris), trong khuôn khổ của Lễ hội Mùa thu, một lễ hội văn hóa luôn cổ súy cho vị trí của những người tiên phong, tôi cảm thấy thú vị để tiếp tục cuộc trao đổi của chúng tôi vào mùa hè năm 2020[1] lúc toàn thế giới vừa sống trong đại dịch vừa chứng kiến một phong trào phản đối kỳ thị chủng tộc sau cái chết của George Floyd. Angela Davis đã kết thúc cuộc đàm thoại của chúng tôi bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của nghệ thuật và các nghệ sĩ “trong sự phát triển các cuộc đấu tranh của các dân tộc vì dân chủ, công bằng, tự do và bình đẳng”. Những cuộc đấu tranh này cũng là những cuộc đấu tranh phản đối những bất bình đẳng xã hội, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái, chủ nghĩa phân biệt giới tính, chống đồng tính và chuyển giới. Angela Davis tranh đấu trong lĩnh vực này từ gần 60 năm nay, những ý tưởng của bà còn và sẽ mãi mãi ăn sâu trong thời sự và trong công việc của bà như một triết gia và trí thức, bà nhìn những sức mạnh của quá khứ để nêu rõ ảnh hưởng của chúng trong hiện tại, đồng thời xác nhận những lỗ hổng giữa các thời kỳ và nhiều di sản vốn lặp lại những tương quan quyền lực và thống trị.

Print Friendly and PDF

21.2.24

Châu Âu giữa hai cuộc chiến

CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN

Từ Ukraine tới Gaza, bom rơi xuống một thế giới đang rạn nứt. Năm 2023 là năm xảy ra hai cuộc chiến tranh; Năm 2024 sẽ là năm của các cuộc bầu cử. Một chẩn đoán về Châu Âu ở bước ngoặt được Josep Borrell[*] đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh của tạp chí Le Grand Continent.

LE GRAND CONTINENT

-------------------------------------------------------------

© Nhóm nghiên cứu địa chính trị

Josep Borrell - Hai cuộc chiến tranh chết chóc đang phát triển ở biên giới của chúng ta và thống trị lịch trình của Châu Âu: cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga và cuộc chiến lại bùng lên ở Trung Đông. Ở đây tôi sẽ tập trung vào hậu quả của những cuộc chiến này đối với Châu Âu và do đó sẽ không đề cập đến các chủ đề chính khác trong chính sách đối ngoại của chúng ta như quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, tác động của biến đổi khí hậu hoặc căng thẳng ở Sahel.

Khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình (Phó Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu – Đại diện Cao Cấp của Ủy Ban Châu Âu về các vấn đề ngoại giao và an ninh - ND) vào năm 2019, tôi đã có trực giác rằng các vấn đề an ninh sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Đây là lý do tại sao chúng tôi bắt tay vào phát triển La bàn chiến lược/Strategic Compass, một chiến lược mới cho chính sách an ninh và quốc phòng chung của chúng ta. Khi trình bày chiến lược này, vào tháng 11 năm 2021, tôi đã nói rằng “Châu Âu đang lâm nguy”.

Print Friendly and PDF

19.2.24

Klaus Krickeberg: Một đời gắn bó với Việt Nam

KLAUS KRICKEBERG

MỘT ĐỜI GẮN BÓ VỚI VIỆT NAM

Nguyễn Xuân Xanh

(2017)

[1]

Klaus Krickeberg (1929-) thuộc thế hệ tinh hoa của CHLB Đức thời hậu chiến. Ông sinh năm 1929 tại Ludwigslust, thành phố lâu đài trung tâm của bang Mecklenburg-Vorpommern, Bắc Đức. Ngoài dòng máu Đức, ông còn mang dòng máu của những người Hugenot Pháp định cư lâu đời ở Đức để tránh đàn áp tôn giáo. Ở tuổi 29, và là một trong những người trẻ nhất, ông được phong hàm giáo sư thực thụ (full professor) tại Đại học Heidelberg (1958). Đại học Heidelberg là một đại học rất cổ xưa và nổi tiếng châu Âu, với rất nhiều alumni tên tuổi, như Max Weber, Hermann von Helmholtz, Karl Jaspers, Wilhelm Wundt, Hannah Arendt, Fritz Haber, Max Born, và những người nước ngoài như Dmitri Mendeleev, Sofia Kovalevskaya. Ông là nhà toán học làm về xác suất đầu tiên thời hậu chiến, cùng giúp xây dựng ngành xác suất từ con số không sau khi Quốc xã phá tan nền khoa học đỉnh cao của nước Đức. Ông là người nổi tiếng đầu tiên ở nước ngoài và được mời đi diễn thuyết, ở Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Liên Xô… Năm 1968, ông đã được bầu làm “Fellow” của “Institute of Mathematical Statistics” của Hoa Kỳ, một vinh dự rất lớn. Sự công nhận lớn nhất dành cho ông là từ 1977-1979, ông được bầu làm Chủ tịch của “Bernoulli Society for Mathematical Statistics and Probability”, tổ chức quốc tế trong lãnh vực này. Ngoài ra, 1983, ông được bầu làm viện sĩ của “Hàn lâm viện Khoa học Đức Leopoldina”, viện hàn lâm hoạt động lâu đời nhất thế giới, nơi mà Albert Einstein và David Hilbert cũng từng là thành viên. Còn rất nhiều vinh dự khác dành cho ông.

Năm 1965 một cử chỉ đã đưa ông vào một cuộc dấn thân có tính “định mệnh” mà có lẽ ông cũng chưa hình dung hết, là góp tiền cho Vietnam Hilfsaktion, một tổ chức nhân đạo ở Cộng Hòa Liên Bang Đức quyên góp giúp Việt Nam. Đó là một việc làm nhân đạo trước nhất, nhưng cũng hàm chứa tính chất chính trị nhất định. Mối liên hệ với Việt Nam hình thành từ đó, và ngày càng sâu sắc.

Print Friendly and PDF

16.2.24

Hai ý nghĩa của đánh giá: những thử nghiệm ngẫu nhiên

HAI Ý NGHĨA CỦA ĐÁNH GIÁ: NHỮNG THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN[1]

Alain Desrosières

Làm thế nào kiến giải phong trào mới đây về việc đánh giá các chính sách công bằng những cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên nhằm lượng hoá những hiệu ứng của chúng, theo một quan điểm kép, quan điểm của xã hội học về các khoa học và quan điểm của lịch sử những hình thái cai quản. Một mặt, ta có thể quan sát là có những phê phán, nhưng những phê phán này ít có tác động. Vì sao? Mặt khác, những cơ chế tân tự do khuyến khích mỗi người “đảm nhận trách nhiệm” bằng cách tự mình trở thành “doanh nhân về chính bản thân”. Làm thế nào tư duy những quan hệ giữa hai hình thái định lượng hoá, mà một hình thái khách quan hoá các cá nhân, trong khi hình thái kia dựa trên việc nội tâm hoá và khách thể hoá các kỉ lục được chỉ định?

Đặc biệt, các phê phán nhắm vào những quy giản và đơn giản hoá mà các thử nghiệm “hành động đơn giản” này kéo theo, được giả định là ở xa những nhận định lớn về các “hệ thống phức tạp”, vào những tương tác và feedback có thể vào những khó khăn để khái quát hoá những kết quả thu được trên những mẫu từng phần và địa phương, khi tìm cách tách biệt những “hiệu ứng thuần tuý của các biến, mọi điều khác là không đổi” (vấn đề “hợp thức bên ngoài”)[2]. Thế mà các phê phán này ít có tiếng vang. Vì sao? Đây mới là câu hỏi thú vị. Tất cả diễn ra như thể những kẻ tân tòng các thử nghiệm này ở đâu khác chứ không trong những vấn đề khoa học luận của các khoa học xã hội. Đây không phải là một lời trách, đúng hơn là một suy nghĩ về tư thế của người kĩ sư mà trong thực tế là tư thế của họ (Armate, 2010). Kiến thức của kĩ sư tiến từng bước một, những xấp xỉ liên tiếp, với những “kết quả thực nghiệm đơn giản” có tham vọng mở rộng cụ thể và khái quát hoá, và nhất là vì lợi ích và hiệu quả, mà không đặt lại vấn đề những nền tảng nhận thức và chính trị của hành động. Những giả thiết xuất phát bị chôn vùi: đó có thể là một điều kiện cần thiết cho việc theo dõi việc mở rộng này. Có lẽ cũng vì cùng những lí do đó mà các khoa học xã hội, ngoại trừ kinh tế học, đã không có mặt.

Print Friendly and PDF

13.2.24

Nhiều thế giới trên chỉ một hành tinh

Các văn bản về lý thuyết – Năng lượng và môi trường

NHIỀU THẾ GIỚI TRÊN CHỈ MỘT HÀNH TINH

Trên một trái đất đang sôi sục, làm thế nào để không phải đối đầu nhau về những gì chúng ta cùng chia sẻ?

Tạp chí Le Grand Continent và UNESCO cùng hợp tác mời nhà sử học Dipesh Chakrabarty trình bày bài giảng khai mạc Hội nghị toàn thể của UNESCO. Chúng tôi là nơi đầu tiên công bố bài giảng của ông, cùng liên kết với tạp chí le Courrier de l’UNESCO.

Tác giả: Dipesh Chakrabarty[*]

Hình ảnh: Balaji Srinivasan

Với tư cách một giảng viên đại học, tôi hiểu tầm quan trọng khi trình bày trước quý vị trong khuôn khổ của một diễn đàn thế giới như UNESCO[**], một tổ chức được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai trên cơ sở thừa nhận rằng những thỏa thuận chính trị và kinh tế giữa các quốc gia không đủ để tạo lập một nền hòa bình bền vững giữa người với người. Rằng nền hòa bình này cần một công trình văn hóa và giáo dục để tăng cường “sự đoàn kết trí tuệ và tinh thần của nhân loại qua sự hiểu biết lẫn nhau và đối thoại giữa các nền văn hóa”. Bài trình bày của tôi sẽ dựa vào những thành tựu của tổ chức UNESCO trong khuôn khổ của chương trình “Con người và sinh quyển” của UNESCO, được phát động cách đây chừng 50 năm, năm 1971. Tôi xin nói lên những nhận xét của tôi trong tinh thần của UNESCO, vốn cố gắng tìm kiếm những sự thật khách quan có khả năng tập hợp được nhân loại, mặc dù có những khác biệt về tôn giáo và chính trị. Tất cả những thời khắc khủng hoảng đều được đánh dấu bởi câu hỏi sau đây: “Chúng ta còn chia sẻ với nhau điều gì trong một thế giới không phải của chúng ta? Chúng ta còn có điểm gì chung trong một thế giới đôi khi dường như bị phân mảnh?”

Print Friendly and PDF

10.2.24

Chúc mừng Tết nguyên đán Giáp Thìn

 

Print Friendly and PDF

8.2.24

COP28: một thoả thuận chưa từng có, nhưng lại thiếu vắng ý chí hành động khẩn cấp

COP28: MỘT THỎA THUẬN CHƯA TỪNG CÓ, NHƯNG LẠI THIẾU VẮNG Ý CHÍ HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP

Các tác giả:

Alexandre Lillo

Giáo sư Khoa Pháp Lý, Đại Học Quebec ở Montréal (UQAM)

Lynda Hubert Ta

Giáo sư Khoa Luật, Đại Học Ottawa

Nessan Akemakou

Nghiên cứu hậu tiến sĩ, Đại Học Ottawa

Rachel Nadeau

Nghiên cứu tiến sĩ, Đại Học Laval

Giám đốc khí hậu Liên Hợp Quốc Simon Stiell, bên trái, cùng Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber và Hana Al-Hashimi, trưởng đoàn đàm phán COP28 của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, vào cuối hội nghị thượng đỉnh, vào ngày 13 tháng 12 năm 2023, tại Dubai. (Ảnh AP/Peter Dejong)

Trong COP28 vừa kết thúc tại Dubai, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm nặng nề đưa ra bản tổng kết về việc thực hiện Thỏa thuận Paris, 8 năm sau khi được thông qua.

Mục đích của bản tổng kết này là đánh giá các tiến bộ chung, cập nhật và tăng cường các biện pháp được thực hiện để chống biến đổi khí hậu.

Quyết định được cộng đồng quốc tế thông qua tại Dubai là một sự thỏa hiệp. Đó là một COP đã tránh được thất bại tuy không công bố những thay đổi đáng kể cần thiết để tránh điều tồi tệ nhất.

Làm công tác nghiên cứu tại các trường đại học UQAM (Montréal), Đại học Ottawa và Đại học Laval, chúng tôi là quan sát viên của Trung tâm Luật Môi trường Québec/Centre québécois du droit de l’environnementTrung tâm Luật Môi trường và Tính bền vững trên toàn thế giới/Centre du droit de l’environnement et de la durabilité mondiale. Chúng tôi đã theo dõi COP28 từ xa và trực tiếp. Dưới đây là những yếu tố chính chúng tôi ghi nhận được.

Print Friendly and PDF

6.2.24

Tại sao chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa tự do vô chính phủ lại hợp nhất? Cái nhìn của một nhà tâm lý học chính trị về ‘tính dễ bị tổn thương của cái ngã hiện đại’

TẠI SAO CHỦ NGHĨA ĐỘC TÀI VÀ CHỦ NGHĨA TỰ DO VÔ CHÍNH PHỦ LẠI HỢP NHẤT? CÁI NHÌN CỦA MỘT NHÀ TÂM LÝ HỌC CHÍNH TRỊ VỀ ‘TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CÁI NGÃ HIỆN ĐẠI’

Đã xuất bản: 4 giờ 50 chiều ngày 2 tháng 1 năm 2024 theo giờ GMT


Người được gọi là pháp sư Qanon, Jacob Chansley, tại cuộc bạo loạn ở Điện Capitol. Shutterstock/Johnny Silvercloud

Về mặt logic, chủ nghĩa độc tài (authoritarianism) và chủ nghĩa tự do vô chính phủ (libertarianism) là trái ngược nhau. Những người ủng hộ các nhà lãnh đạo độc tài có chung một trạng thái tinh thần trong đó họ nhận sự chỉ đạo từ một người đứng đầu được lý tưởng hóa và đồng nhất hóa mật thiết với nhóm mà nhà lãnh đạo đó đại diện. Còn chủ nghĩa tự do vô chính phủ là thứ chủ nghĩa coi tự do của cá nhân là nguyên tắc tối cao của chính trị. Nó là phần lõi của kinh tế học và chính trị học của chủ nghĩa tân tự do, cũng như của một số giá trị văn hóa phi chính thống như sự phóng túng.

Là một trạng thái tinh thần, chủ nghĩa tự do vô chính phủ đối lập một cách hời hợt với chủ nghĩa độc tài. Việc đồng nhất hóa với người lãnh đạo hoặc với nhóm là điều đáng ghét và mọi hình thức quyền lực đều bị coi là đáng ngờ. Thay vào đó, lý tưởng hóa là trải nghiệm bản thân như một tác nhân tự do, tự chủ.

Tuy nhiên, có một giai đoạn lịch sử cho thấy hai cái nhìn này đan xen nhau. Hãy xem xét Donald Trump, mà việc có thể tái đắc cử vào năm 2024 sẽ được nhiều người coi là góp phần vào sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc tài trên bình diện quốc tế.

Print Friendly and PDF

4.2.24

Cuộc chiến của các đế chế kỹ thuật số, trò chuyện với Anu Bradford

CUỘC CHIẾN CỦA CÁC ĐẾ CHẾ KỸ THUẬT SỐ, TRÒ CHUYỆN VỚI ANU BRADFORD

Ba đế chế kỹ thuật số đối đầu với nhau: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu. Trong cuộc chiến phi vật chất này, quy chế là chìa khóa dẫn đến chiến thắng. Trong một cuộc phỏng vấn phong phú, Anu Bradford[1], giáo sư tại đại học Columbia, bàn về các logic, sự khác biệt và điểm hội tụ của ba mô hình đang chia nhau thế giới. Đó là cuộc chiến giành lấy linh hồn của nền kinh tế kỹ thuật số đang diễn ra.

Tác giả: Vasile Rotaru[*], Anda Bologa[**]

Trong cuốn sách mới nhất của bà, Đế chế kỹ thuật số/Digital Empires (Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2023), bà mô tả ba mô hình quy chế cạnh tranh cho nền kinh tế kỹ thuật số: Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Những mô hình này là gì và chúng phản ánh các giá trị cơ bản của từng khu vực pháp lý như thế nào? “Đế chế kỹ thuật số” mà bà đề cập đến trong tiêu đề là gì?

Anu Bradford

ANU BRADFORD - Trong bối cảnh kỹ thuật số đương đại, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Minh Châu Âu là những “đế chế kỹ thuật số” kinh khủng. Phép ẩn dụ này phản ánh vai trò của họ là sức mạnh công nghệ, kinh tế và quy chế, mỗi đế chế định hình trật tự kỹ thuật số toàn cầu theo các giá trị và hệ tư tưởng riêng của họ. Giống như các đế chế lịch sử, họ mở rộng ảnh hưởng xuyên biên giới, xuất khẩu các mô hình cai quản riêng biệt và do đó thu hút các quốc gia khác vào phạm vi ảnh hưởng tương ứng của họ. Những mô hình này, bắt nguồn sâu xa từ cơ cấu văn hóa và tư tưởng của mỗi đế chế, thể hiện sự mở rộng quyền lực và ảnh hưởng hiện đại sang lĩnh vực kỹ thuật số.

Print Friendly and PDF

2.2.24

Điều tra về những lệch hướng của kinh doanh các tạp chí khoa học với lợi nhuận lớn

ĐIỀU TRA VỀ NHỮNG LỆCH HƯỚNG CỦA KINH DOANH CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC VỚI LỢI NHUẬN LỚN

Các nhà xuất bản tạp chí khoa học lợi dụng vai trò quan trọng của họ trong phổ biến tri thức để làm giàu, gây thiệt hại cho các đại học và cơ quan nghiên cứu vốn đang gần kiệt sức. Những lệch hướng gia tăng nhiều và đe dọa niềm tin dành cho khoa học và cho chính nghiên cứu.

Tác giả: Pauline Fricot1

“Đó chính là sự tống tiền”, “điều đó làm tôi phát điên lên”, nhà nghiên cứu kinh tế về giảm tăng trưởng Timothée Parrique nổi giận trên mạng X (Twitter cũ) vào đầu tháng 11. Để tham khảo một nghiên cứu khoa học mà ông muốn có, nhà nghiên cứu này phải trả không ít hơn 30 euro. Ông phản đối: “Không truy cập được các văn bản vì chúng được đặt dưới bức tường phí (paywall: độc giả phải đóng một mức phí để có thể đọc được (trực tuyến) các bài của tờ báo – ND), bởi các nhà xuất bản mà họ vốn không có đóng góp gì vào việc tạo ra bài báo”.

Thực vậy, các nhà xuất bản các tạp chí không tài trợ cho hoạt động nghiên cứu, cũng không trả thù lao cho tác giả. Các nhà khoa học được trả thù lao từ các cơ quan sử dụng họ và ngân sách nghiên cứu do Nhà Nước hỗ trợ là chính.

Ngay cả giai đoạn “bình duyệt”, giai đoạn quan trọng theo đó các nhà khoa học kiểm tra tính thích đáng và sự chặt chẽ của một nghiên cứu trước khi công bố, thì các nhà xuất bản cũng không tốn gì cả: những “người bình duyệt” làm việc với các tạp chí trên cơ sở tự nguyện.

Các đại học sản xuất ra nghiên cứu… và sau đó trả những món tiền khổng lồ để được truy cập các công bố. Chỉ riêng năm 2020, các cơ sở của Pháp đã trả 87,5 triệu euro tiền đặt mua các tạp chí khoa học.

“Chi phí đặt mua báo đã bùng nổ từ những năm 1980, cái mà ta gọi là khủng hoảng tạp chí: các nhà xuất bản lớn đã gia tăng giá đặt mua báo cao hơn mức lạm phát rất nhiều [từ 1986 đến 2004, giá các tạp chí đã tăng nhanh gấp 2,5 lần chi phí sinh hoạt đời sống], theo giải thích của Margaux Lara-Perrez, nhà tư vấn về khoa học mở của Dadactivist, một công ty hợp danh chuyên môn hóa trong việc mở các dữ liệu. Các tạp chí này tự cho phép làm như vậy vì họ có một uy tín và đáp ứng một nhu cầu. Do đó, các đại học chịu trả tiền.”

Print Friendly and PDF