31.8.23

Trung Quốc: Tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ ở mức cao nhất, một quả bom hẹn giờ

TRUNG QUỐC: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TRONG GIỚI TRẺ Ở MỨC CAO NHẤT, MỘT QUẢ BOM HẸN GIỜ

Pierre-Antoine Donnet

Một thanh niên Trung Quốc mới tốt nghiệp “nằm bất động” theo “kiểu xác sống” để báo hiệu tình trạng thất nghiệp chực chờ ngay khi bước chân vào thế giới việc làm ở Trung Quốc. (Nguồn: Dao Insights)

Theo số liệu chính thức, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Trung Quốc đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, ở mức 20,8% đối với thanh niên trong độ tuổi 16-24. Trên thực tế, đây là một quả bom hẹn giờ xã hội, ảnh hưởng đến toàn thể dân số. Đồng thời, sự tăng trưởng kinh tế đang ở mức hụt hơi và làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy tiếp tục gia tăng.

Con số thất nghiệp chính thức trong giới trẻ trong tháng 4 rõ ràng đã bị đánh giá thấp rất nhiều. Tuy nhiên, nó đã tăng 0,4 điểm trong tháng 4, đánh dấu mức chưa từng thấy kể từ năm 2018, khi các số liệu thống kê này được công bố lần đầu tiên. Cần so sánh con số thất nghiệp này với tỷ lệ thất nghiệp 16,4% ở Châu Âu và 15% ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện tượng mới này ở Trung Quốc càng gây nên sự lo lắng gấp đôi cho chế độ bởi vì cùng với đó, là cả một thế hệ trẻ – đặc biệt là những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp – những người đang băn khoăn về tương lai của mình. Ngoài ra và trên hết, tính chính đáng duy nhất mà chính quyền cộng sản thực sự có thể tự hào đang trở nên mờ nhạt: mang đến cho người Trung Quốc hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Có một tục ngữ nổi tiếng ở Trung Quốc: “Tình hình hôm nay đã tốt, ngày mai sẽ còn tốt hơn nữa” (今天好,明天会更好 – jintian hao, mingtian hui genghao). Nhưng ở đây, nó đã bị bác bỏ mãnh liệt bởi một nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu của một thời kỳ suy thoái, hứa hẹn sẽ còn kéo dài: tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất kể từ hơn 40 năm qua, xuất nhập khẩu giảm sút, tiêu dùng trong nước thì ủ rũ, và làn sóng tháo chạy dường như ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài.

Print Friendly and PDF

30.8.23

Cuộc sống trong xã hội: một sự ngẫu hứng. Phỏng vấn Howard Becker

CUỘC SỐNG TRONG XÃ HỘI: MỘT SỰ NGẪU HỨNG

Phỏng vấn Howard Becker

Pauline Peretz, Olivier PilmisNadège Vezinat

PTKT: Howard Becker (1928-2023), nhà xã hội học Mĩ vừa qua đời hôm 16.8.2023. Chúng tôi đăng dưới đây bài phỏng vấn Howard Becker của tạp chí La vie des idées năm 2015.

Nhà xã hội học người Mỹ Howard Becker nổi tiếng vì ông bác bỏ lý thuyết và gắn bó với việc quan sát dân tộc học về các thế giới mà bản thân ông là một tác nhân. Hỏi “làm thế nào” thay vì “tại sao” là một trong những bài học chính của ông dành cho các nhà xã hội học.

Là giáo sư lâu năm tại Đại học Northwestern và Đại học Seattle, ông là một trong những nhà tư tưởng chủ chốt của thuyết tương tác. Dựa trên nghệ thuật, triết học và âm nhạc, trong cuộc phỏng vấn này, Howard Becker thể hiện lập trường chiết trung của mình và bộc lộ quan điểm phân tích độc đáo của ông: một cách tiếp cận đơn giản và thiết thực để nắm bắt các hiện tượng xã hội phức tạp, những ví dụ cụ thể để tạo nội dung cho những ý tưởng trừu tượng.

Sự hiểu biết được chia sẻ

La Vie des idées: Vấn đề về trật tự xã hội, các chuẩn mực và sự xuất hiện của các chuẩn mực là trọng tâm trong các công trình của ông. Ông đã quan tâm đến vấn đề này như thế nào?

Howard Becker: Tôi không sử dụng khái niệm chuẩn mực mà là khái niệm “sự hiểu biết được chia sẻ”. Chuẩn mực giống như một quy tắc trong khi sự hiểu biết được chia sẻ là những gì bạn và tôi có thể cùng thống nhất để đạt được điều mình mong muốn. Đây không phải là một quy tắc mà chúng ta đã có thể chấp nhận. Đây là những gì chúng ta chấp nhận ngay bây giờ. Chúng ta muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn nên chúng ta sẽ làm như thế này, chúng ta có thể làm như thế kia. Khái niệm “sự hiểu biết được chia sẻ” không giả định trước sự tồn tại của một thỏa thuận - tuy nhiên, thỏa thuận này có thể tồn tại, nhưng chỉ về chủ đề (vâng, chúng ta sẽ thảo luận) - nhưng nói chung hơn thì đây không phải là trường hợp, chúng ta sẽ tìm thấy được trong quá trình thực hiện những gì chúng ta có thể đồng ý với nhau.

Print Friendly and PDF

28.8.23

Dẫn nhập cho sách Sự tiến hóa của Tri thức

Dẫn nhập cho sách

SỰ TIẾN HÓA CỦA TRI THỨC

The Evolution of Knowledge

Tác giả Jürgen Renn, Berlin

Nguyễn Xuân Xanh trình bày


Khoa học mà tôi muốn nói đến được sinh ra không phải trong cách mạng Copernic, hay trong thời Hy lạp hóa, mà trong giây phút Eva đưa tay hái trái táo. Đó là nhu cầu hiểu biết, phần của bản chất con người.

Francesca Vidotto (1980–)

Tiếng nói của trí tuệ (intellect) là một tiếng nói nhẹ nhàng, nhưng nó sẽ không ngừng cất lên cho đến khi được lắng nghe. Cuối cùng, sau vô số những lần bị chối bỏ, nó sẽ thành công. Đó là một trong rất ít điều mà ta có thể lạc quan về tương lai nhân loại, nhưng bản thân điều đó có tầm quan trọng không hề nhỏ.

Sigmund Freud

“The Future of an Illusion”, được trích dẫn trong sách, Chương 17

Cuốn sách này bao gồm một khoảng thời gian từ những khởi nguồn của tư duy nhân loại đến những thách thức hiện đại của Thế Nhân sinh (Anthropocene). Thế Nhân sinh ở đây được coi là một kỷ nguyên địa chất mới, được định nghĩa bởi tác động sâu sắc và lâu dài của các hoạt động do con người gây ra trên Trái đất. Thế Nhân sinh do đó là bối cảnh tối hậu cho một lịch sử của tri thức và là điểm hội tụ để nghiên cứu sự tiến hóa văn hóa từ góc nhìn toàn cầu. Từ góc nhìn đó, tôi đã cố gắng kết nối nhiều chân trời lịch sử và địa lý lại với nhau. Cuốn sách này viết về cả hai, những mặt diễn ra dài hạn (longue durée) của sự tiến hóa tri thức và những thay đổi tăng tốc trong sự phát triển của tri thức, những cái đã đưa chúng ta vào Thế Nhân sinh.

Jürgen Renn

 

Jürgen Renn (1956-)

Lời nói đầu. Tôi rất mừng Cty PhanBook đã xuất bản quyển sách dày công nghiên cứu này của GS Jürgen Renn, Berlin. Cuốn sách đúc kết nhiều thập niên nghiên cứu của ông và các nhóm nghiên cứu khác có quan hệ với Viện Max Planck về Lịch sử khoa học ở Berlin. Quyển sách có tính chất encyclopedia bao quát và sâu thẳm đến ngọn ngành về sự hình thành và tiến hóa của tri thức nhân loại. Một trong những chương thú vị (12) nói về tại sao sự du nhập khoa học phương Tây vào Trung Hoa đã thất bại. Nó bắt đầu từ thế kỷ XVI với các nhà truyền giáo Dòng Tên, đặc biệt Matteo Ricci. Họ cố gắng đặt quan hệ với giới quan lại-học giả Trung Hoa để truyền bá khoa học, kỹ thuật đồng thời truyền giáo, trùng hợp với sự khủng hoảng của lịch Trung Hoa dựa trên ảnh hưởng của Hồi giáo. Vì thế giới quan lại-học giả cũng rất quan tâm đến khoa học phương Tây. Nhiều tác phẩm phương Tây đã được dịch thuật thành công sang tiếng Trung, và giới tinh hoa Trung Hoa tiếp nhận thuận lợi. Tuy nhiên mọi nỗ lực đã không thành công để dẫn đến một cuộc “cách mạng khoa học” ở Trung Hoa, như từng diễn ra tương tự ở châu Âu.

Print Friendly and PDF

27.8.23

Những ý tưởng rộng rãi của Daniel Cohen

NHỮNG Ý TƯỞNG RỘNG RÃI CỦA DANIEL COHEN

Là một nhân vật cởi mở và khoan dung, nhà kinh tế Daniel Cohen đã đề cập những vấn đề lớn của thời đại bằng sự uyên bác và sư phạm có một không hai.

Nhà kinh tế Daniel Cohen trong một cuộc tranh luận tại Paris, ngày 31 tháng tám 2022. PHOTO: Bruno LEVY/CHALLENGES-REA

Christian Chavagneux

Tôi gặp Daniel Cohen lần đầu tiên vào giữa những năm 1990, khi đang công tác tại Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Ba điều nơi ông ấy làm tôi ấn tượng: một trí tuệ nổi bật, một năng lực thể hiện bằng ngôn từ rõ ràng những kết quả mới nhất trong các nghiên cứu chính sách kinh tế và một nhân cách khoan dung.

Do đó, khi trở thành nhà báo, tôi không phải mất nhiều thời gian để khẩn khoản mời ông cộng tác. Lúc bấy giờ ông đang nghiên cứu vấn đề nợ của những nước phương Nam – và sẽ làm việc cho ngân hàng Lazard trên vấn đề này, điều khiến ông lãnh đủ nhiều lời phê phán – và bài báo đầu tiên ông công bố trên tạp chí chúng tôi là về những giải thích khác nhau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1998. Vào lúc mà mạng Internet vừa mới khởi đầu, Daniel Cohen đã đọc các nghiên cứu sẵn có ở Hoa Kì, biết đến những dự báo kinh tế vĩ mô mới nhất của IMF, v.v..

Nhiều nghiên cứu của ông mang dấu ấn của sự rộng mở đối với công trình của những nhà kinh tế khác mà ông trích dẫn rất nhiều: ông cung cấp một tổng hợp những cuộc tranh luận trong nghề nghiệp ông về những vấn đề kinh tế lớn đương thời. Và không quên suy nghĩ về những hậu quả của các diễn biến của chủ nghĩa tư bản trên các nước phương Nam.

Print Friendly and PDF

25.8.23

Cái giá thực sự của rào cản ngôn ngữ đối với những nhà khoa học mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ

CÁI GIÁ THỰC SỰ CỦA RÀO CẢN NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI NHỮNG NHÀ KHOA HỌC MÀ TIẾNG ANH KHÔNG PHẢI LÀ TIẾNG MẸ ĐẺ

Khảo sát định lượng thời gian bổ sung mà các nhà nghiên cứu có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh cần để đọc, viết và trình bày dữ liệu.

Mariana Lenharo

Một số người dùng thẻ ghi ký hiệu ngữ âm để hỗ trợ học tiếng Anh. Ảnh: Peng Song/Getty

Các nhà nghiên cứu có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh có thể tốn gấp đôi thời gian để đọc một bài báo khoa học bằng tiếng Anh so với người bản xứ. Đối với một nghiên cứu sinh đang làm luận án, điều này có thể đồng nghĩa với tốn thêm đến 19 ngày làm việc mỗi năm chỉ để đọc các bài báo.

Những thống kê này, được công bố trên PLoS Biology[1] hôm nay, có thể không gây sốc, nhưng điều quan trọng là phải đo lường tác động của rào cản ngôn ngữ đối với sự nghiệp của các học giả không thông thạo tiếng Anh. Tatsuya Amano, nhà nghiên cứu đa dạng sinh học tại Đại học Queensland ở Brisbane, Úc, đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Đây là bước đầu tiên để cộng đồng khoa học nỗ lực hơn nữa để giải quyết vấn đề này.”

Print Friendly and PDF

24.8.23

Daniel Cohen, nhà kinh tế học không cố thủ trong tháp ngà của mình

DANIEL COHEN, NHÀ KINH TẾ HỌC KHÔNG CỐ THỦ TRONG THÁP NGÀ CỦA MÌNH

Nhà kinh tế học đa năng, quân sư của các chuyên gia được công nhận ở nước ngoài, đã qua đời vào ngày 20 tháng 8. Ông để lại một di sản có tính quyết định đối với các nhà kinh tế học Pháp.

Robert Philippine

Với tinh thần sôi nổi, Daniel Cohen đã để lại dấu ấn trên cả một thế hệ các nhà kinh tế học. © JACQUES DEMATHON/AFP

Daniel Cohen là một trong những người mà thời gian có vẻ như không ảnh hưởng gì đến ông. Với khí chất luôn trẻ trung, tinh thần luôn linh hoạt, thậm chí luôn xoay chuyển, nhà kinh tế học này liên tục nảy ra những ý tưởng không ngừng nghỉ. Là một người đa năng, ông yêu thích ngành học của mình cũng như văn học, xã hội học, lịch sử hay chính trị, thích xây dựng các lý thuyết về bóng đá hoặc các bộ phim của Almodovar, và để nhiều cảm hứng khác nhau này truyền vào tác phẩm của mình.

Rồi, với sự hào hiệp và nhiệt tình, ông trở thành người kể chuyện để chia sẻ sự hiếu kỳ tự nhiên này với người khác. “Một người ở vòng xoay các ngã đường”, như mô tả của người bạn ông và là Thống đốc Banque de France [Ngân hàng Trung ương Pháp] François Villeroy de Galhau, ông qua đời vào Chủ nhật ngày 20 tháng 8 ở tuổi 70, để lại một di sản có tính quyết định trong thế giới kín đáo các nhà kinh tế học Pháp.

Print Friendly and PDF

23.8.23

Chỉ là khởi đầu: 7 cách mà Giải vô địch bóng đá nữ thế giới có thể tác động đến ngành thể thao nữ mãi mãi

7 CÁCH MÀ GIẢI VÔ ĐỊCH BÓNG ĐÁ NỮ THẾ GIỚI CÓ THỂ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH THỂ THAO NỮ MÃI MÃI

Darren England/AAP

Vậy là xong. Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023, lần đầu tiên được tổ chức tại Úc và New Zealand, đã kết thúc vào tối Chủ Nhật khi Tây Ban Nha đánh bại Anh 1-0 trong trận chung kết, sau khi Matildas (biệt danh của đội tuyển Úc – ND)  thua 2-0 trước Thụy Điển vào hôm thứ Bảy và giành được vị trí thứ tư, kết quả tốt nhất từ ​​trước đến nay của họ.

Ngoài kết quả mang tính lịch sử này, Matildas còn chiếm được cảm tình của cả một quốc gia. Họ đã phá vỡ các kỷ lục phát trực tuyến trên truyền hình, với trận bán kết gặp Anh đã trở thành chương trình được xem nhiều nhất kể từ khi phương pháp xếp hạng hiện tại được thiết lập vào năm 2001.

Không khí tưng bừng tràn ngập các điểm xem trực tiếp, quán rượu và nhà riêng trên khắp đất nước. Thậm chí một video lan truyền với tốc độ chóng mặt còn ghi lại cảnh một chuyến bay chở đầy du khách quốc tế đang chỉnh kênh để xem loạt sút luân lưu của Matildas với Pháp.

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới cũng đã mang lại khoảng 7,6 tỷ đô la Úc cho nền kinh tế Úc.

Nhờ vô số minh chứng như thế này, chúng ta không chỉ được trải nghiệm một khoảnh khắc thể thao tuyệt vời mà còn là một khoảnh khắc văn hóa tuyệt vời.

Nhưng, như bất kỳ ai tham gia và quan tâm bóng đá nữ đều biết, Giải vô địch bóng đá nữ thế giới cần nhiều hơn là một lễ hội bóng đá kéo dài bốn tuần.

Giải đấu cần tạo tác động lên cách đối xử và đầu tư vào thể thao dành cho nữ giới, gồm cả những hạng mục “khủng” sau đây.

Print Friendly and PDF

22.8.23

Thích nghi với Siêu hạn chiến

THÍCH NGHI VỚI SIÊU HẠN CHIẾN

Học thuyết của Trung quốc thời đại Tập Cận Bình – Tập 39

Le Grand Continent

Có một số văn bản cũng nguy hiểm không thua gì vũ khí. Năm 1999, Cuốn sách giáo khoa nhỏ về chiến lược của Vương Tương Tuệ và Kiều Lương là một bước ngoặt: nhiều năm sau, Siêu hạn chiến vẫn còn đó. Nhưng phiên bản cập nhật của nó mở rộng hơn, tham vọng hơn: Trong thời đại thông tin, Trung Quốc phải hạ nước Mỹ bằng cách nắm quyền kiểm soát một tổ chức “đã thoát khỏi Đế chế” - Internet.

Alexandre Antonio[*]

-------------------------------------------------------

Kiều Lương (1955-)
Vương Tương Tuệ (1954-)

Kiều Lương/Qiao Liang (乔良, 1955-), là một nhà lý luận quân sự Trung Quốc và là thiếu tướng đã nghỉ hưu của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân. Ông cũng là Phó Tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia và là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc.

Kiều Lương chủ yếu được biết đến qua việc xuất bản vào năm 1999 một cuốn sách quan trọng để hiểu chiến lược chính trị của Trung Quốc, Siêu Hạn Chiến (超限), đồng tác giả với Vương Tương Tuệ (Wang Xiangsui). Trong tác phẩm của mình, hai tác giả đề xuất một tầm nhìn mới về cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện vượt ra ngoài lĩnh vực quân sự đơn thuần, bằng cách khẳng định rằng “chiến trường chiến tranh ngoài giới hạn mới này không giống như trong quá khứ kể từ khi nó bao gồm tất cả các không gian tự nhiên” và còn là chân trời mới của cuối thế kỷ 20 được thể hiện bởi “không gian đang phát triển mạnh mẽ của công nghệ”. Đối với hai tác giả, như các công trình của họ được xuất bản sau đó chứng nhận, “cuộc chiến tranh ngoài giới hạn” này vẫn còn mang tính thời sự và, đối với Trung Quốc, có nghĩa là phải sử dụng các phương tiện phi quân sự - tất cả các không gian tài chính, pháp lý và công nghệ - để vượt lên trên Hoa Kỳ.

Mười bảy năm sau cuốn Siêu hạn chiến, trong bối cảnh không gian kỹ thuật số đã mở rộng, Kiều Lương mở rộng suy nghĩ này trong cuốn sách Đế Quốc Chi Hồ (帝国之弧)/[Arc of Empire], xuất bản năm 2016. Trong phần cuối của cuốn sách, Kiều Lương cung cấp một tóm tắt về chiến lược mà Bắc Kinh có thể áp dụng “để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu các mối đe dọa” trong thế kỷ 21. Kiều Lương giờ đây coi chiến tranh thông tin - được tượng trưng bởi sự ra đời của Internet - là không gian mới đang biến đổi bản chất của chiến tranh, đặc biệt bằng cách thúc đẩy, thông qua các giao dịch tài chính và các thanh toán bằng các loại tiền tệ thay thế, sự tăng cường các chính sách chống đồng đô la. Đối với cựu tướng Không quân, Internet, sinh ra ở Hoa Kỳ, “không còn tuân theo đế chế đã khai sinh ra nó” và được mô tả là “một tổ chức tự trị tự phát triển, thường xuyên tham gia vào cuộc chiến không giới hạn chống lại thế giới”. Cuối cùng, Kiều Lương bày tỏ sự xác thực về không gian kỹ thuật số này: bằng cách tham gia, theo cách diễn đạt của tác giả, vào “sự phi tập trung hóa thế giới”, Internet sẽ góp phần làm sụp đổ quyền bá chủ tài chính của Hoa Kỳ và của đồng đô la.

Như vậy, theo Kiều Lương, khi thế giới không đế chế xuất hiện, cơ hội sẽ dành cho Trung Quốc - vốn không có đế chế bá quyền vào đầu thời đại Internet – “và những người bạn” để tận dụng sự phân mảnh này nhằm định hình một thế giới đa cực mà Bắc Kinh muốn thấy nổi lên trong cái khung của thuyết toàn cầu của họ. Lần đầu tiên chúng tôi dịch phần kết của cuốn sách sang tiếng Pháp. Những bình luận in nghiêng trong bản dịch là của chúng tôi.

Print Friendly and PDF

20.8.23

Adam Smith, người cha của chủ nghĩa tư bản tự do

ADAM SMITH, NGƯỜI CHA CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO

Trong tác phẩm “An Inquiry into the Nature and Causes of the Weath of Nations”, xuất bản năm 1776, Adam Smith phân tích sự phân công lao động đồng thời nhấn mạnh đến thị trường. Nhìn như thế ông là người đặt nền móng của kinh tế chính trị học.

(trang bìa của ấn bản London 1776)

Denis Clerc

Ông thường được gọi là “người cha của kinh tế chính trị học”: quả thật là có nhiều tác giả trước Adam Smith (từ Aristote đến Turgot) đã có nỗ lực viết những nhận định kinh tế nhưng không một ai nhấn mạnh đến thị trường bằng ông. Khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu nhân bội các vật dụng và sản sinh sự tăng trưởng kinh tế, Adam Smith cùng với việc xuất bản năm 1776 tác phẩm Của cải của các dân tộc[1] đặt nền móng cho một lí thuyết về chủ nghĩa tư bản tự do. Từ lí thuyết này, người ta giữ lại ẩn dụ nổi tiếng nhất của phân tích kinh tế, ẩn dụ “bàn tay vô hình”: người đứng đầu doanh nghiệp “bằng cách lãnh đạo [doanh nghiệp] tạo ra cho sản phẩm của mình một giá trị cao nhất; ở đây, cũng như trong nhiều trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình để thực hiện một mục đích hoàn toàn không có trong ý đồ của mình (...) Tôi chưa bao giờ thấy những ai, trong sự nghiệp kinh doanh của họ, làm việc vì lợi ích chung lại làm được nhiều điều tốt[2]”.

Adam Smith (1723-1790)

Chắc chắn rằng Adam Smith là một nhà tự do. Dưới mắt ông, miếng mồi của món lợi và sự kích thích của cạnh tranh là những nguyên tắc tổ chức tốt nhất có thể hình dung. Ông viết trong một đoạn nổi tiếng khác: “Ta không chờ đợi buổi cơm tối của mình từ lòng tốt của người bán thịt, bán bia hay bán bánh mì mà từ sự chăm chút họ dành cho quyền lợi của họ. Ta không kêu gọi lòng nhân từ của họ nhưng đến tính ích kỉ của họ và ta không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của mình mà luôn luôn về điều có lợi cho họ[3]”. Do đó có sự nghi ngờ của ông đối với những gì có khả năng làm giảm sự cạnh tranh. “Hiếm khi những người cùng ngành nghề gặp gỡ nhau, cho dù vì một thú vui hay để giải trí, mà cuộc trao đổi giữa họ với khau không dẫn đến một âm mưu chống công chúng hay mưu mô nào đó để làm tăng giá cả[4]”.

Print Friendly and PDF

18.8.23

Những suy nghĩ khác về các chính sách hành vi dựa trên biện pháp hích

Những suy nghĩ khác về các chính sách hành vi dựa trên biện pháp hích

Vào năm 2008, tức 15 năm trước, Cass Sunstein và Richard Thaler xuất bản một cuốn sách lọt vào danh mục sách bán chạy nhất có tên Biện pháp hích: Cải thiện những Quyết định về Sức khỏe, Giàu có và Hạnh phúc. Ý tưởng được xây dựng dựa trên nghiên cứu ở vài thập kỷ trước đó trong lĩnh vực kinh tế học hành vi chỉ ra rằng việc ra quyết định của con người thường phụ thuộc vào những thiên kiến ​​hoc các hn chế, khiến h phi đưa ra nhng la chn mà sau này khi ngm li, h s chn là không đưa ra. Ý tưởng v các chính sách hích đôi khi được gi là ch nghĩa gia trưởng tự do” (liberal paternalism) – là thay đổi cách trình bày chính sách và nhận thức (của đối tượng chính sách) về một vài quyết định có thể làm đối trọng với những thiên kiến ​​và các hn chế tn ti t trước, song vn để cho nhng cá nhân có quyn la chn sẽ tiếp tục đưa ra các quyết định tương tự như trước đây nếu họ muốn làm như vậy.

Nếu các chính sách “hích” diễn ra đúng như dự kiến, thì nhiều cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng khi được hích, vì chúng giúp họ đưa ra quyết định mà họ thực sự muốn chọn. Chẳng hạn như, mọi người sau này có lẽ cảm thấy khá hài lòng về những biện pháp hích khuyến khích họ bỏ hút thuốc lá, tiết kiệm nhiều tiền hơn hoặc ăn uống lành mạnh hơn.

Print Friendly and PDF