18.8.23

Những suy nghĩ khác về các chính sách hành vi dựa trên biện pháp hích

Những suy nghĩ khác về các chính sách hành vi dựa trên biện pháp hích

Vào năm 2008, tức 15 năm trước, Cass Sunstein và Richard Thaler xuất bản một cuốn sách lọt vào danh mục sách bán chạy nhất có tên Biện pháp hích: Cải thiện những Quyết định về Sức khỏe, Giàu có và Hạnh phúc. Ý tưởng được xây dựng dựa trên nghiên cứu ở vài thập kỷ trước đó trong lĩnh vực kinh tế học hành vi chỉ ra rằng việc ra quyết định của con người thường phụ thuộc vào những thiên kiến ​​hoc các hn chế, khiến h phi đưa ra nhng la chn mà sau này khi ngm li, h s chn là không đưa ra. Ý tưởng v các chính sách hích đôi khi được gi là ch nghĩa gia trưởng tự do” (liberal paternalism) – là thay đổi cách trình bày chính sách và nhận thức (của đối tượng chính sách) về một vài quyết định có thể làm đối trọng với những thiên kiến ​​và các hn chế tn ti t trước, song vn để cho nhng cá nhân có quyn la chn sẽ tiếp tục đưa ra các quyết định tương tự như trước đây nếu họ muốn làm như vậy.

Nếu các chính sách “hích” diễn ra đúng như dự kiến, thì nhiều cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng khi được hích, vì chúng giúp họ đưa ra quyết định mà họ thực sự muốn chọn. Chẳng hạn như, mọi người sau này có lẽ cảm thấy khá hài lòng về những biện pháp hích khuyến khích họ bỏ hút thuốc lá, tiết kiệm nhiều tiền hơn hoặc ăn uống lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu năng nổ trong lĩnh vực kinh tế học hành vi hiện đang bày tỏ một số nghi ngờ về vai trò của “biện pháp hích” (nudge)[*] ở chính sách công. Nick Chater và George Loewenstein đã viết bài nghiên cứu “Định khung cá nhân và Định khung hệ thống: Việc tập trung vào các giải pháp ở cấp độ cá nhân đã khiến chính sách công về hành vi lạc lối ra sao” (Tạp chí Behavioral and Brain Sciences [Khoa học Não bộ và Hành vi], xuất bản trực tuyến ngày 5 tháng 9 năm 2022, vẫn sẽ xuất hiện trong số báo nào đó nay mai). Họ viết:

Một lối tư duy có sức ảnh hưởng trong ngành khoa học hành vi, mà hai tác giả tán thành từ lâu, đó là nhiều vấn đề cấp bách nhất của xã hội có thể được giải quyết với chi phí thấp và có hiệu quả ở cấp độ cá nhân mà không làm thay đổi hệ thống mà trong đó cá nhân hoạt động. Giờ đây, chúng tôi tin rằng đây là một sai lầm, cùng với việc chúng tôi nghi ngờ nhiều đồng nghiệp trong cả cộng đồng học thuật lẫn cộng đồng chính sách.

Lập luận về khái niệm của họ có hai phần chính. Một là những can thiệp về hành vi thường có một số tác động tích cực, và quy mô của tác động thường là nhỏ. Họ đề cập tới nhiều bài nghiên cứu về chủ đề này, nhưng với tư cách là một ví dụ minh họa, ta hãy xem xét những phát hiện của Stefano DellaVigna và Elizabeth Linos trong bài nghiên cứu “Những Thử nghiệm Đối chứng Ngẫu nhiên để mở rộng quy mô: Bằng chứng toàn diện từ hai Đơn vị tạo Hích” (Econometrica, 2022, 90:1, trang 81-116). Họ làm việc với dữ liệu từ hai “đơn vị tạo hích” (nudge units) – tức là các tổ chức làm việc với nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ về các chính sách hích. Một bên là hãng tư vấn có tên BIT North America [BIT Bắc Mỹ], bên còn lại là Office of Evaluation Sciences [OES - Văn phòng Đánh giá Khoa học], một bộ phận của US Government Services Administration [Cơ quan Quản lý Dịch vụ Chính phủ Hoa Kỳ]. Đây là cách DellaVigna và Linos mô tả về dự án của họ:

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả của một sự hợp tác riêng với hai “Trung tâm Hích” chính: BIT North America, đơn vị thực hiện các dự án với nhiều chính quyền địa phương và OES, đơn vị hợp tác với nhiều cơ quan Liên bang của Hoa Kỳ. Cả hai đơn vị đều lưu giữ toàn bộ hồ sơ về tất cả các cuộc thử nghiệm kể từ khi bắt đầu triển khai vào năm 2015. Tính đến tháng 7 năm 2019, họ tiến hành tổng cộng 165 cuộc thử nghiệm để kiểm nghiệm 347 biện pháp hích và đo lường sự tác động lên gần 37 triệu người tham gia. Trong một trường hợp đáng chú ý về sự minh bạch trong khu vực hành chính, mỗi cuộc thử nghiệm đều có một báo cáo về cuộc thử nghiệm, trong nhiều trường hợp còn bao gồm thêm một bản kế hoạch tiền-phân tích (PAP). Hai đơn vị làm việc với chúng tôi để truy xuất những kết quả của tất cả các cuộc thử nghiệm, 87% trong số đó chưa được ghi nhận trong các bài nghiên cứu hoặc công bố hàn lâm. Bằng chứng này khác với một cuộc phân tích tổng hợp (meta-analysis) truyền thống theo hai cách: (i) phần lớn những phát hiện này chưa từng xuất hiện trên các tạp chí học thuật; (ii) chúng tôi ghi nhận toàn bộ các cuộc thử nghiệm do các đơn vị này thực hiện, vốn không nhằm mục đích công bố có chọn lọc.

Các chương trình này hoạt động như thế nào? Chater và Loewenstein coi những biện pháp hích hành vi là những can thiệp “định khung cá nhân” (i-frame), nghĩa là các biện pháp tìm cách thay đổi những kết quả thông qua việc tập trung vào các cá nhân. Đây là bản tóm tắt của họ về những phát hiện từ DellaVigna và Linos:

Khả năng chỉ thực thi những can thiệp định khung cá nhân là không đủ để giải quyết vô số vấn đề mà nhân loại đang phải đối mặt. Quả đúng như thế, thật đáng thất vọng là chúng thường mang lại những kết quả có tác động nhỏ hoặc vô ích. DellaVigna và Linos (2022) phân tích tất cả các cuộc thử nghiệm do 2 Đơn vị tạo Hích lớn của Hoa Kỳ tiến hành: 126 cuộc Thử nghiệm Đối chứng Ngẫu nhiên (RCT) với 23 triệu người. Mặc dù tác động trung bình của những biện pháp hích được báo cáo trên các tạp chí học thuật là rất lớn – ở mức 8,7% – song phân tích của họ lại cho thấy tác động trung bình chỉ là 1,4%. Tại sao lại khác biệt như vậy? Họ kết luận rằng việc công bố có chọn lọc trên các tạp chí học thuật giải thích chừng 70% sự khác biệt. DellaVigna và Linos cũng khảo sát những người thực hiện biện pháp hích và cả các học giả, để dự đoán quy mô tác động mà cuộc đánh giá của họ sẽ khám phá ra. Những người thực hiện này tỏ ra bi quan và thực tế hơn nhiều so với các học giả, có lẽ do họ trải nghiệm trực tiếp với những can thiệp bằng biện pháp hích.

Tóm lại, những biện pháp hích dựa trên các nghiên cứu về kinh tế học hành vi có tác động tích cực, nhưng trong thế giới thực, tác động trung bình lại gần như bằng không.

Nhưng miễn là các chính sách hích còn rẻ và tác động ít nhất là có tính tích cực nhẹ, thì tại sao ta lại không thực hiện chúng cơ chứ? Phần chính thứ hai trong lập luận Chater-Loewenstein áp dụng khái niệm kinh tế học hành vi về việc một vấn đề sẽ được định khung như thế nào để tạo động lực cho các lựa chọn chính sách công. Họ cho rằng kinh tế học hành vi tạo ra một biện pháp “định khung cá nhân”, nhấn mạnh vào việc thúc đẩy các cá nhân đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Một khi vấn đề và giải pháp được định khung theo cách đó, thì các chính sách “định khung hệ thống” [s-frame] vốn tập trung vào những thay đổi hệ thống sẽ khó được lựa chọn hay thậm chí được cân nhắc.

Về mặt lý thuyết, chẳng có gì mâu thuẫn giữa chính sách định khung cá nhân làm nản lòng việc hút thuốc bằng cách dán nhãn và in hình ảnh cảnh báo trên các bao bì thuốc lá và cũng có chính sách định khung hệ thống như thuế thuốc lá và cấm hút thuốc ở nơi làm việc và nhà hàng. Nhưng các tác giả trích dẫn bằng chứng nghiên cứu rằng, ví dụ, khi mọi người và các nhà hoạch định chính sách lần đầu tiên xem xét chính sách định khung cá nhân “thúc đẩy” hướng tới việc sử dụng năng lượng không carbon, thì khả năng họ ủng hộ biện pháp định khung hệ thống đối với thuế carbon sẽ thấp hơn. Khi đó, khả năng những người nông dân thực hiện những bước thích nghi với biến đổi khí hậu ủng hộ các bước đi của chính phủ nhằm giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ít hơn. Quả thật, Chater và Loewenstein cho rằng có một khuôn mẫu mà ở đó các công ty cố gắng hướng các cuộc thảo luận chính sách về những can thiệp định khung cá nhân, và các nhà kinh tế học hành vi và những cơ quan chính phủ chuẩn bị sẵn sàng để đánh giá các biện pháp hích tiềm năng. Chẳng hạn như, những công ty thực phẩm sản xuất các sản phẩm không tốt cho sức khỏe thường sẽ nhấn mạnh cách người tiêu dùng nên ăn uống điều độ. Các hãng năng lượng như tập đoàn BP thúc đẩy ý tưởng mỗi cá nhân xem xét lượng khí thải carbon của chính họ, trong đó nhấn mạnh những gì các cá nhân có thể làm mang lại nhiều lợi ích hơn là các bước đi chính sách của chính phủ.

Chater và Loewenstein minh họa cho lập luận của họ bằng các ví dụ từ những lĩnh vực chính sách khác nhau, bao gồm biến đổi khí hậu, béo phì, tiết kiệm hưu trí và ô nhiễm từ rác thải nhựa. Họ gợi ý rằng các nhà kinh tế học hành vi nên tập trung sự chú ý của họ theo một cách nhìn mới, tránh xa những biện pháp hích cá nhân và hướng tới những thay đổi hệ thống về sự điều tiết và thuế. Họ viết: “chúng tôi cho rằng cách quan trọng nhất mà các nhà khoa học hành vi có thể đóng góp cho chính sách công là sử dụng các kỹ năng của họ để phát triển và tiến hành sự thay đổi tạo giá trị ở cấp độ hệ thống.”

Đối với một nghiên cứu gần đây về những lối nghĩ này, tôi quan tâm tới cuốn sách “Đánh giá biện pháp hích: Tìm hiểu những tác động lên phúc lợi của biện pháp hích so với thuế,” của John A. List, Matthias Rodemeier, Sutanuka Roy, Gregory K. Sun (Bài nghiên cứu của Viện Becker-Friedman, ngày 15 tháng 5 năm 2023). Những tác giả này xem xét các chính sách trong 3 lĩnh vực mà cả hai biện pháp hích và thuế hoặc trợ cấp đều được sử dụng: thuốc lá, tiêm phòng cúm và năng lượng hộ gia đình. Họ tóm lại như sau: “mặc dù những biện pháp hích có hiệu quả trong việc thay đổi hành vi ở cả ba thị trường, song chúng không nhất thiết lại là chính
sách hiệu quả nhất. Chúng tôi nhận thấy rằng biện pháp hích hiệu quả hơn trên thị trường thuốc lá, trong khi thuế lại hiệu quả hơn trên thị trường năng lượng. Đối với việc tiêm phòng cúm, các khoản trợ cấp tối ưu lại vượt trội hơn so với những biện pháp hích. … Việc kết hợp các biện pháp hích và thuế không phải lúc nào cũng mang lại những bước tiến đáng kể về mặt định lượng đối với việc thực thi một công cụ chính sách đơn thuần.”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Timothy Taylor

Timothy Taylor là…

Quản lý biên tập của Tạp chí Các Quan điểm Kinh tế, đặt trụ sở tại trường đại học Macalester ở St. Paul, bang Minnesota, có thể đọc trực tuyến miễn phí với sự hỗ trợ của Hội Kinh tế Mỹ.

Tác giả của cuốn Nhà kinh tế tức thời: Mọi điều bạn cần biết về cách nền kinh tế vận hành, Penguin Books xuất bản vào tháng 1/2012. Có trang Amazon và trang Barnes and Noble.

Tác giả của cuốn Những nguyên tắc Kinh tế: Kinh tế học và nền kinh tế, một cuốn sách giáo khoa đại cương ở bậc đại học có ở SGK Media, Inc. Ấn bản lần 5 được xuất bản vào năm 2020.

Giảng viên cho một vài khóa học của The Teaching Company bao gồm Kinh tế học không kỳ vọng, Kinh tế học: Một dẫn nhập, Nước Mỹ và nền kinh tế toàn cầu mới.

Để biết thêm nhiều thông tin cơ bản hơn, hãy xem trang web chuyên nghiệp của Timothy Taylor tại địa chỉ: http://timothytaylor.net

 Nguyễn Việt Anh dịch

Nguồn: Second Thoughts about Nudge-based Behavioral Policies, Conversable Economist, July 21, 2023.


Chú thích:

[*] Biện pháp hích (nudge) là một sự can thiệp nhằm định hướng các hành vi của cá nhân mà không tạo nên mặc cảm tội lỗi hay ép buộc cá nhân đó, trong khi vẫn duy trì quyền tự do riêng tư của họ, với mục đích là mang lại nhiều phúc lợi cho họ. Chúng ta có thể tìm thấy một minh họa hoàn hảo của khái niệm nudge trong một sự kiện ở metro ở Stockholm: các cầu thang được sơn lại như là một chiếc đàn piano to lớn đã thấy việc sử dụng chúng tăng 70% so với cầu thang máy (xem hình đính kèm): khi ta thay đổi các đặc tính về môi trường của người sử dụng (trong trường hợp này là sự thêm vào một khía cạnh trò chơi và độc đáo), người thiết kế biện pháp hích đã khuyến khích người sử dụng có một hành vi nhất định được xem như là tốt cho sức khỏe của họ.

Biện pháp hích là một khái niệm chính trong lý thuyết của Thaler (giải Nobel kinh tế 2017) và Sunstein, những nhà kinh tế học tâm lý. Họ trình bày lý thuyết của họ như là một triết lý mới về sự can thiệp công cộng nằm giữa chính sách tự do kinh doanh và sự quy định mang tính ràng buộc, với định đề xuất phát là việc tác động đến hành vi của con người để giúp họ sống lâu hơn và có nhiều sức khỏe hơn, có được nhiều phúc lợi hơn là hoàn toàn chính đáng. Để có một trình bày chi tiết và những phê phán về lý thuyết của Thaler, xem Phân Tích Kinh Tế tháng 10 năm 2017.

Print Friendly and PDF