KHOA HỌC LUẬN CỦA CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI
Các cuộc tranh luận lớn
Theo nghĩa hẹp khoa học luận là lí thuyết những điều kiện hợp thức của những phát biểu khoa học. Nó thể hiện qua cái nhìn phản tư của nhà nghiên cứu về chính bộ môn của mình hay qua phân tích đặc thù của các triết gia về khoa học.
Auguste Comte (1798-1857) |
John Stuart Mill (1806-1873) |
Một mối liên hệ, đặc biệt và phức tạp, nối kết khoa học luận và các khoa học và các khoa học xã hội. Trong thế kỉ XIX, hai lĩnh vực này được liên kết được gắn kết chặt chẽ. J. S. Mill và Auguste Comte liên kết suy nghĩ chung của bản thân với một tham vọng can thiệp vào các khoa học vào các khoa học xã hội. Đối với tác giả thứ hai, tham vọng này là dưới dạng một sự sáng lập thật sự: tác phẩm Cours de philosophie positive (1830-1842) tự xác định dự án phác hoạ một bức tranh có hệ thống về khoa học thực chứng được bổ sung bằng việc phát triển một bộ môn còn thiếu: vật lí học xã hội. Trong thế kỉ XX, diễn ra một sự chia tay. Chủ nghĩa thực chứng logic của Câu lạc bộ Wien (Soulet, 1985) nhanh chóng hình thành trào lưu thống trị của khoa học luận đương đại, ưu tiên nghiên cứu tổng quát ý nghĩa và những điều kiện hợp thức của các phát biểu trong việc mô tả các bộ môn khoa học. Trào lưu này định nghĩa những tiêu chí chấp nhận có tính nguyên tắc làm dấy lên một cuộc tranh luận lâu dài – đặc biệt giữa kiểm (tra) chứng luận và khả phủ chứng luận – và đặt vấn đề áp dụng các tiêu chí này cho các khoa học xã hội. Nếu sự phát triển của kinh tế học, củng cố thêm những ai, từ Pareto đến Popper, ủng hộ một khoa học thống nhất, thuộc về một mô hình chung về tính khoa học, thì một phần của xã hội học, ngay từ cuối thế kỉ XIX, đòi hỏi một tính đặc thù thông diễn học sẽ nỗ lực tự khẳng định trong suốt thế kỉ này.
Tình trạng trên, khi các khoa học xã hội dao động giữa sự qui giản và sự độc lập, trở nên phức tạp hơn trong ba mươi năm qua. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa thực chứng logic, sự nổi lên trong triết học khoa học các luận đề về những bất liên tục (Kuhn, 1965) hay tương đối (Feyerabend, 1975), sự xuất hiện của những hình thức yêu sách xã hội mới tạo điều kiện thuận lợi, ở bên lề của khoa học, cho một chuyển động hỗn hợp, hậu hiện đại, chịu nhiều ảnh hưởng và theo nhiều phương hướng. Trái lại, sự phát triển đương đại của các khoa học sự sống và khoa học nhận thức đã hình thành một đối chọn dứt khoát có tính tự nhiên mà các chương trình, qua trung gian của những bộ môn như tập tính học hay tâm lí học, lan toả rộng rãi sang các khoa học xã hội. Các khoa học này, kinh tế học, sử học, địa lí học, ngôn ngữ học, xã hội học, dân tộc học, v.v. ngày nay là nơi diễn ra một sự đa dạng hoá trong nội bộ ngày càng tăng mà những tác động gắn với sự hình thành của hai cực đối kháng mang tính thông diễn và tự nhiên được nhân bội.
Trong suốt thế kỉ các tình huống trên thể hiện qua cơ chế của những đối lập lớn cấu trúc nên không gian khoa học luận của các khoa học xã hội. Dưới đây, chúng tôi chỉ ghi nhận các đối lập quan trọng nhất.