22.7.18

"Cuộc đình công", cuốn tiểu thuyết của chủ nghĩa tự do cực đoan

“CUỘC ĐÌNH CÔNG”, CUỐN TIỂU THUYẾT CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO CỰC ĐOAN

Năm 1957, Ayn Rand xuất bản cuốn La grève [Cuộc đình công].Cuốn sách này cung cấp cho những người tự do cực đoan lời biện minh về mặt đạo đức cho sự tích lũy tiền bạc vô độ, và như thế cũng bộc lộ bản chất ích kỷ sâu thẳm của họ.
Nếu bạn quan tâm đến các ý tưởng kinh tế tự do, thì bạn không tránh khỏi đã gặp cuốn Atlas Shrugged [Atlas nhún vai(La grève – Cuộc đình công – trong tiếng Pháp), cuốn tiểu thuyết hấp dẫn của nữ văn hào người Mỹ Ayn Rand. Đó là một công trình đồ sộ với hơn 1.000 trang mà bản dịch tiếng Pháp vừa mới xuất bản gần đây dưới khổ sách bỏ túi. Cơ hội để nhìn kỹ lại cuốn sách huyền thoại này, bán được hơn 11 triệu bản,  lý thú vì nó bộc lộ các cảm xúc sâu thẳm của những người tự do cực đoan.

Ở cội nguồn của một cuốn tiểu thuyết có thái độ rõ rệt về chính trị

Khi cuốn La grève [Cuộc đình côngđược phát hành vào năm 1957, Ayn Rand không phải là người vô danh. Một vở kịch (1933), cuốn tiểu thuyết đầu tiên (1936) và sự thành công của cuốn tiểu thuyết thứ hai (1943) đã đưa bà lên văn đàn. Nhưng chính việc xuất bản cuốn Atlas Shrugged đã đảm bảo cho bà một sự nổi tiếng lớn lao trong công chúng, bất chấp những phê bình có tính triệt hạ.
Chính bản chất đạo lý con người nằm trong thành ngữ của Mỹ “to make money”, “kiếm tiền”
Wendell Willkie (1892-1944)
Franklin D. Roosevelt (1882-1945)
Nữ tác giả cũng được biết đến với các quan điểm chính trị của bà. Năm 1940, bà ủng hộ ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa Wendell Willkie chống lại Franklin D. Roosevelt. Năm 1947, bà ra làm chứng trước “Ủy ban các hoạt động chống Mỹ” của Quốc hội để tố cáo “sự tuyên truyền của cộng sản” ẩn chứa trong các bộ phim do Hollywood sản xuất. Một ủy ban sẽ đưa mười người vào băng ghế thẩm phán của ngành công nghiệp (trong đó có đạo diễn Edward Dmytryc, đạo diễn bộ phim [cao bồi viễn tây] The Man with No Name trilogy [Tay súng Bá Vàng] hoặc nhà soạn kịch bản Dalton Trumbo, cho bộ phim Spartacus). Vào đầu những năm 1950, bà ủng hộ chủ nghĩa McCarthy [chống cộng triệt để - ND].
Trong cuộc chiến tranh lạnh, tác phẩm Atlas Shrugged đề xuất, một cách nghiêm túc, sự bảo vệ đơn thuần các phẩm hạnh của chủ nghĩa tư bản kinh doanh chống lại mô hình Xô-viết. Cần lưu ý rằng tên khai sanh của Rand là Alissa Zinovievna Rosenbaum, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1905 tại St. Petersburg. Thuộc một gia đình Do Thái với cha làm dược sĩ, bà đã chịu đựng trực tiếp chủ nghĩa bài Do Thái và cuộc cách mạng Nga. Lúc 20 tuổi, bà di cư đến Hoa Kỳ, làm việc một thời gian cho đạo diễn Cecil B. DeMille trước khi sống bằng những việc làm vặt vãnh. Năm 1929, bà kết hôn với Frank O'Connor, một diễn viên với vóc dáng nhà khắc tranh thời trang, trước khi dấn thân vào sự nghiệp văn chương.

Chủ doanh nghiệp, người hùng

Tác phẩm Atlas Shrugged xoay quanh hình ảnh một hình mẫu lý tưởng, hình mẫu của chủ doanh nghiệp, mà sự mô tả được xây dựng trên một sự đối lập kép: một mặt, với những con người bình thường, mặt kia, với Nhà nước săn mồi.
Theo Ayn Rand, kĩ nghệ gia xông xáo là người duy nhất thúc đẩy tiến trình phát triển của thế giới
Kĩ nghệ gia xông xáo là người duy nhất thúc đẩy tiến trình phát triển của thế giới. Người đó có được khả năng đổi mới và điều hành công việc kinh doanh chỉ duy nhất bằng trí tuệ của mình. Người dân, về bản chất, là người không sinh lợi, là người sống bám vào sự giàu có của người khác. Ngược lại, chủ doanh nghiệp theo đuổi một cuộc sống vật chất tốt đẹp hơn cho bản thân, một tính ích kỷ dựa trên lòng tự trọng, hoàn toàn mang tính tự nhiên và đáng quý: người đó chỉ nghĩ đến lợi nhuận bản thân và không nghĩ đến phúc lợi cho nhân viên của mình.
Như vậy, trong một đoạn văn nổi tiếng của cuốn sách, một nhân vật bảo vệ cuộc tìm kiếm vô độ để tích lũy tiền bạc như là một nguyên tắc chủ yếu có tính tích cực. Tiền bạc chỉ là một đồng tiền trao đổi, liệu có gì sai khi muốn có được nó? Tiền bạc mà tôi có được là sự phản chiếu những gì mà người khác sẵn sàng trả để mua lại kết quả của sự sáng tạo của tôi, thứ chỉ thuộc về bản thân tôi mà thôi, điều đó có gì sai? Tiền bạc có được chỉ là phần thưởng của trí tuệ cá nhân, điều đó có gì sai? Chính bản chất đạo đức của con người đã nằm trong thành ngữ Mỹ “to make money”, “kiếm tiền”.
Trong thế giới của Rand, cá nhân là vua và chỉ chịu trách nhiệm với bản thân về sự thành công hay thất bại của mình. Và trong một cuộc trao đổi, mọi người đều giao dịch một cách tự do, bình đẳng với nhau. Không hề có mối quan hệ về quyền lực, tô tức, thiên đường thuế, bất bình đẳng bất công, người thất nghiệp không tự nguyện, v.v...
Tiểu thuyết của Rand là một sự tố giác ngầm về nước Mỹ của Roosevelt
John F. Kennedy (1917-1963)
Adolf Hitler (1889-1945)
Tất cả những gì thuộc về tập thể là một mối đe dọa. Tiểu thuyết của Rand là một sự tố giác ngầm nước Mỹ của Roosevelt. Năm 1963, bà đọc một bài diễn văn trước công chúng có tựa đề “La nouvelle frontière fasciste [Biên giới phát xít mới]”, trong đó bà đồng nhất Kennedy với Hitler... Như vậy, trong tác phẩm Atlas Shrugged, nhà nước là một thực thể theo kiểu Orwellian, độc tài và cưỡng đoạt. Nhà nước là kẻ ngăn cản sự đổi mới, một kẻ cướp, sống trên lưng của những người thông minh nhất. Thuế, tất nhiên, là sự trộm cắp và những người thu thuế là “một đám sâu bọ sống lúc nhúc trong nhiều thế kỷ qua. Dịch vụ công là sự rửa tiền trộm cắp, và sự giúp đỡ những người nghèo nhất là sự cưu mang những ký sinh như tệ quan liêu, các nhà hoạt động nghiệp đoàn và các chính trị gia. Ý tưởng cho rằng nhu cầu, chứ không phải là sự nỗ lực,cho phép có được quyền đoàn kết là điều không thể chịu đựng được, và Robin Hood chính là dạng phản người hùng, “người cung cấp những người nghèongười bảo vệ tình trạng tối cần thiết.

Một cuốn sách quyến rũ

Khi còn trẻ, Ayn Rand giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. Là người ham đọc sách, bà nói v Victor Hugo rằng ông ấy là “tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của nền văn học thế giới. Bà sớm bị thuyết phục rằng những ý tưởng được diễn đạt trong các tiểu thuyết xã hội vĩ đại có thể làm thay đổi tiến trình của thế giới. Và đúng là tác phẩm đã truyền bá thông điệp chính trị từ một câu chuyện hấp dẫn giữa, một mặt, là những cuộc chiến giữa hai người chủ doanh nghiệp để giành được thắng lợi cho dự án của mình và, mặt khác, là sự biến mất bí ẩn, ngày càng tăng, của các chủ doanh nghiệp lớn khác.
Độc giả cũng phải trải qua những cảnh đa cảm theo kiểu Harlequin (Arlequin, một vai hề – ND), trong đó phụ nữ không được xem trọng
Nhưng độc giả cũng phải trải qua những cảnh đa cảm theo kiểu Harlequin, trong đó phụ nữ không được coi trọng. Một trong các chủ doanh nghiệp được lý tưởng hóa là một người thực sự bị ức chế tình dục, một người lo ngại cho vai trò thống trị nam giới của mình. Người đó sẽ tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của vị nữ anh hùng của cuốn sách, một phụ nữ quyết liệt đứng đầu doanh nghiệp, với tất cả niềm vui phục tùng người hùng ấy mà mình đã quyến rũ thành công bằng tình dục, thêm một dấu hiệu cho thấy bà thực sự là một người chiến thắng! Một sự non nớt về cảm xúc, phản chiếu sự non nớt của tác giả, mà sau khi bà mất, chúng ta biết được rằng bà rất nhạy cảm với sự lôi cuốn của những chàng trai trẻ và rằng bà đã sống trong rất nhiều năm trong một mối tình tay ba, được chấp nhận và chia sẻ cùng với chồng và một chàng trai trẻ hơn 25 năm tuổi hâm mộ bà. Chúng ta cũng tìm thấy một chương rất dài viết về một cách tiếp cận “triết học” về thế giới với các lập luận nghèo nàn mà các triết gia chưa bao giờ xem trọng.
Alan Greenspan (1926-)
Sau thành công nổi bật của tác phẩm La grève [Cuộc đình công], Ayn Rand thay đổi giữa sự trầm cảm và sự tham gia cộng đồng. Bà thu mình về một nhóm nhỏ những người ủng hộ, tôn sùng bà là thần tượng, trong số đó có Alan Greenspan, chủ tịch tương lai của ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Là người nóng tính, bà không còn chấp nhận lời chỉ trích. Bà qua đời vào ngày 6 tháng 3 năm 1982.

Chủ nghĩa tự do cực đoan bị phơi bày

Tác phẩm Atlas Shrugged đảm bảo cho bà sự lưu danh hậu thế. Nó cung cấp cho tất cả những người tự do cực đoan lời biện minh về mặt đạo đức việc theo đuổi sự tích lũy tiền bạc cá nhân vô độ. Hiệu ứng khác là nó cũng chính đáng hóa sự tố cáo tất cả các hình thức tổ chức xã hội và hành động kinh tế công như là bước đầu tiên hướng tới một chủ nghĩa tập thể độc tài.
Đây là một cuốn sách hấp dẫn, bởi vì nó đưa độc giả đến mặt trái chiếc gương của chủ nghĩa tự do cực đoan để tiết lộ, mà không cần rào trước đón sau, bản chất ích kỷ sâu thẳm của những người bảo vệ chủ nghĩa tự do cực đoan. Kể cả bằng bạo lực. Vào cuối cuốn sách, nhân vật nữ chính, có vũ trang, đối mặt với một người lính bị bối rối một chút, bởi vì anh ta không biết liệu nhân vật nữ đó có được phép vào tòa nhà nơi mà nhân vật chính của câu chuyện bị bắt giam hay không. Vì thế, khi đối mặt với người lính canh này đang còn lưỡng lự về quyết định phải đưa ra, nữ tác giả để cho nhân vật nữ chính, “với thái độ bình tĩnh và không do dự, “bóp cò, nhắm ngay tim [của người lính].” Như thế, bà đã “giết chết tên đàn ông đó, người tự cho quyền tồn tại mà không đảm nhận một trách nhiệm nào cảChào mừng đến với thế giới của Ayn Rand.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn“La grève”, le roman de l’ultralibéralismeAlternatives Economiques17/07/2017 
Print Friendly and PDF