7.11.24

Muốn chống lại bất bình đẳng giới? Một đánh giá dữ liệu từ 118 quốc gia cho thấy viện trợ phát triển có hiệu quả

MUỐN CHỐNG LẠI BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI? MỘT ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU TỪ 118 QUỐC GIA CHO THẤY VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CÓ HIỆU QUẢ

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng viện trợ có những tác động đặc biệt mạnh mẽ ở Tanzania. Wilpunt/E+ qua Getty Images

Bất bình đẳng giới không chỉ là bất công — mà còn là gánh nặng lâu dài của nền kinh tế thế giới. Một phân tích cho thấy việc trao cho phụ nữ những cơ hội kinh tế giống như nam giới sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu tăng thêm khoảng 12 nghìn tỷ đô la Mỹ trước năm 2025. Đó là mức tăng trưởng 11%.

Mối liên hệ giữa việc trao quyền cho phụ nữ và sự tăng trưởng kinh tế đã được xác lập rõ ràng. Khi phụ nữ được trao quyền về kinh tế, họ đầu tư nhiều hơn cho gia đình của họ, tạo ra một chu kỳ của những kết quả tích cực trải dài qua nhiều thế hệ. Sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động dẫn đến năng suất cao hơn và mang lại các góc nhìn đa chiều giúp tăng cường khả năng ra quyết định và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Nhận ra những lợi ích này, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng hướng viện trợ - nguồn vốn cấp cho các nước đang phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - vào việc thúc đẩy sự trao quyền cho phụ nữ.

Là một nhà kinh tế nghiên cứu về phát triển, tôi muốn biết: Liệu tất cả số tiền đó có thực sự tạo nên sự khác biệt không? Vậy nên, trong một nghiên cứu gần đây, các đồng nghiệp của tôi và tôi đã phân tích tác động của viện trợ có-liên-quan-đến-giới đến bất bình đẳng giới bằng cách sử dụng dữ liệu từ 118 quốc gia trong khoảng thời gian 13 năm, từ năm 2009 đến năm 2022.

Những phát hiện của chúng tôi là đáng khích lệ: Viện trợ có-liên-quan-đến-giới đã làm giảm bất bình đẳng ở hầu hết các quốc gia mà chúng tôi nghiên cứu.

Chúng tôi đã xem xét hai loại viện trợ có-liên-quan-đến-giới. Loại đầu tiên là cấp vốn cho các dự án trong đó gắn giới vào các mục tiêu kinh tế lớn hơn. Các chuyên gia về phát triển gọi đây là “viện trợ quan trọng có-liên-quan-đến-giới”. Ngoài ra còn có loại viện trợ cấp vốn cho các mục tiêu hẹp và rõ ràng nhắm đến bình đẳng giới. Các chuyên gia gọi đây là “viện trợ chủ yếu có-liên-quan-đến-giới”.

Chúng tôi phát hiện ra rằng cách tiếp cận đầu tiên đã làm giảm đáng kể và nhất quán bất bình đẳng giới ở 115 trong số 118 quốc gia mà chúng tôi nghiên cứu. Cách tiếp cận thứ hai có những tác động có ý nghĩa thống kê ở 85 quốc gia. Cách tiếp cận này cũng có vẻ hiệu quả hơn nhiều khi kết hợp với cách tiếp cận đầu tiên.

Các phát hiện của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng việc gắn viện trợ có-liên-quan-đến-giới vào các nỗ lực phát triển rộng hơn là tối quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới. Giới và phát triển liên kết chặt chẽ với nhau một cách phức tạp, một thực tế thường bị lờ đi. Nhận ra mối liên kết này là tối quan trọng để đạt được sự tăng trưởng bền vững và cho mọi người.

Những câu chuyện về sự thành công của sự trao quyền cho phụ nữ

Đó là những câu chuyện nghe có vẻ phi thực tế, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thế giới đã đạt được tiến bộ trong cuộc sống thực của con người qua hàng thập kỷ. Trường hợp của một số quốc gia cho thấy sự tiến bộ đó có thể đạt được đến mức độ nào:

Rwanda: Sau cuộc diệt chủng năm 1994, Rwanda đã thực hiện một nỗ lực chung để xây dựng lại xã hội của mình với bình đẳng giới là cốt lõi. Ngày nay, phụ nữ nắm giữ 61% số ghế trong quốc hộitỷ lệ cao nhất trên thế giới. Thành tựu phi thường này một phần là kết quả trực tiếp của các chính sách tập-trung-vào-giới và những đầu tư đáng kể vào việc trao quyền chính trị cho phụ nữ. Sự tiến bộ của Rwanda minh họa cho cách mà ý chí chính trị và viện trợ cống hiến liên-quan-đến-giới có thể chuyển đổi một xã hội.

Bangladesh: Bất chấp những vai trò của giới về mặt truyền thống, Bangladesh đã có những bước tiến dài đáng kể trong vấn đề bình đẳng giớiđặc biệt là trong giáo dục và sự tham gia kinh tế. Thông qua các chương trình mục tiêu như Chương trình Trợ cấp cho Nữ sinh Trung học và các sáng kiến tài chính vi mô của các tổ chức như Ngân hàng Grameen, Bangladesh đã chứng kiến nhng bước tiến đáng k trong giáo dc tr em gái và trao quyn kinh tế cho ph n. Nhng sáng kiến này đã góp phn làm gim các cách bit v gii và khuyến khích tăng trưởng kinh tế.

Ethiopia: Trong những thập kỷ gần đây, Ethiopia đã đầu tư mạnh vào giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em gái. Các chương trình nhằm tăng tỷ lệ nhập học và giảm tỷ lệ bỏ học ở trẻ em gái đã dẫn đến việc cải thiện tỷ lệ biết chữ và các kết quả sức khỏe. Những tiến bộ về giáo dục này đã trao quyền cho phụ nữ về mặt kinh tế và xã hội, làm giảm bất bình đẳng giới.

Bất chấp tiến bộ đã đạt được, những thành tựu này là không chắc chắn. Sự bất ổn có thể nhanh chóng làm đảo ngược nhiều năm tiến bộ. Sự thoái lui chính sách gần đây ở AfghanistanBrazil và Hoa Kỳ cho thấy cần thiết phải thận trọng.

Trao quyền cho phụ nữ cũng là trao quyền cho nam giới

Các cuộc thảo luận về tầm quan trọng của việc làm giảm bất bình đẳng giới thường xoay quanh những lợi ích trực tiếp cho phụ nữ và trẻ em gái. Nhưng tất cả mọi người, bao gồm cả nam giới, đều hiển nhiên giành phần thắng trong một xã hội bình đẳng giới nhiều hơn.

Đầu tiên, trao quyền kinh tế cho phụ nữ làm cho nền kinh tế mạnh hơn, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Nghiên cứu cho thấy bình đẳng giới thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh hơn, làm giảm bạo lực và nuôi dưỡng những cộng đồng gắn kết hơn và tương trợ hơn. Tương tự như vậy, những nơi làm việc ưu tiên bình đẳng giới có khuynh hướng tồn tại các động lực làm việc nhóm tốt hơn, sự hài lòng của nhân viên cao hơn và năng suất tăng lên. Đây là những lợi ích cho tất cả mọi người, bất kể giới tính.

Và bình đẳng giới có những lợi ích rõ rệt cho nam giới. Điều này là do nó làm dịu đi những áp lực liên quan đến tính nam truyền thống, làm cho sức khỏe tinh thần tốt hơn. Ví dụ, trong các xã hội bình đẳng giới hơn, nam giới báo cáo rằng họ hạnh phúc hơn với cuộc sống, ít căng thẳng và ít trầm cảm hơn.

Điều này cho thấy lợi ích của bình đẳng giới không chỉ giới hạn ở phụ nữ và trẻ em gái; các lợi ích này còn mở rộng đến tất cả các thành viên trong xã hội. Mỗi người đều có một quyền lợi trong việc giúp thúc đẩy sự tiến bộ.

Những thực hành tốt nhất được hỗ trợ bởi nghiên cứu

Các chính phủ và các chuyên gia về viện trợ nên thực hiện năm bước để đạt được thành công trong việc bảo vệ những bước tiến đã đạt được về bình đẳng giới và tiếp tục tiến bộ:

1. Duy trì dòng viện trợ: Tiếp tục hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các sáng kiến bình đẳng gii là rt quan trng. Nghiên cu ca chúng tôi cho thy các nhà hoch định chính sách nên tp trung vào vic tích hp các cân nhc v gii vào tt c các d án phát trin.

2. Thu hút mọi người: Thu hút nam giới và trẻ em trai tham gia vào các nỗ lực bình đẳng giới giúp thách thức và thay đổi các chuẩn mực giới có hại, thúc đẩy một xã hội cho mọi người.

3. Chiến lược phù hợp: Mặc dù viện trợ có tác động trên diện rộng, các sáng kiến bình đẳng gii phi xem xét bi cnh chính tr xã hi và văn hóa riêng bit ca tng quc gia. Vic điu chnh chiến lược phù hp vi các bi cnh này đảm bo rng các can thip là xác đáng và thiết thực.

4. Tăng cường các thể chế: Các thể chế và sự quản trị hiệu quả là tối quan trọng để thực hiện và duy trì các sáng kiến bình đẳng gii mt cách thành công. Nhng n lc cải thiện quản trị và làm giảm tham nhũng sẽ tăng cường tác động của viện trợ.

5. Thúc đẩy giáo dục: Trường học là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy bình đẳng giới. Đầu tư vào các chương trình giáo dục trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái và nâng cao nhận thức về các vấn đề giới là điều cần thiết để tạo ra sự thay đổi trong dài hạn.

Bình đẳng giới là nền tảng của một xã hội công bằng và thịnh vượng. Các lợi ích của việc trao quyền cho phụ nữ vượt ra khỏi những người trực tiếp nhận viện trợ liên quan đến giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và gắn kết xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những nỗ lực trao quyền cho phụ nữ thực sự có hiệu quả — theo nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tác giả

Bedassa Tadesse

Bedassa Tadesse

Giáo sư Kinh tế, Đại học Minnesota Duluth

Bedassa Tadesse là giáo sư kinh tế tại Đại học Minnesota-Duluth. Ông đã lấy bằng Thạc sĩ Nghệ thuật và Tiến sĩ Triết học về kinh tế ứng dụng tại Đại học Western Michigan. Ông đã hoàn thành bằng Cử nhân Khoa học về kinh tế nông nghiệp và có bằng Thạc sĩ Khoa học về kinh tế phát triển.

Nghiên cứu học thuật của ông chủ yếu khám phá các lĩnh vực kinh tế quốc tế, đặc biệt chú trọng đến di cư và thương mại quốc tế, cũng như kinh tế phát triển. Công trình của ông tìm cách hiểu sự phức tạp của phát triển kinh tế và các tương tác kinh tế toàn cầu định hình thế giới của chúng ta.

Nguyễn Thị Thanh Trúc dịch
Print Friendly and PDF